CÔng ưỚc quốc tế VỀ buôn bán các loạI ĐỘNG, thực vật hoang dã nguy cấP (cites) KÝ TẠi washington d. C ngàY 01 tháng 3-1973



tải về 1.96 Mb.
trang1/13
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích1.96 Mb.
#32831
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ

VỀ BUÔN BÁN CÁC LOẠI ĐỘNG, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP (CITES)


KÝ TẠI WASHINGTON D.C NGÀY 01 THÁNG 3-1973


Nhận thức được rằng những loài động vật và thực vật hoang dã với vẻ đẹp phong phú và đa dạng của chúng là một phần không thể thay thế của những hệ sinh thái tự nhiên của Trái đất, chúng phải được bảo vệ cho thế hệ hôm nay và những thế hệ mai sau.

Ý thức được giá trị to lớn của động và thực vật hoang dã về mặt thẩm mỹ, khoa học, văn hoá, giải trí và kinh tế.

Nhận thức được rằng các dân tộc và các Chính phủ phải là những người bảo vệ tốt nhất hệ động, thực vật cần thiết khỏi hiện tượng khai thác quá mức thông qua buôn bán quốc tế.

Ý thức được rằng phải có những biện pháp thích hợp cho các mục tiêu trên là cấp bách, các nhà nước thành viên đi đến nhất trí như sau:

Điều1. Định nghĩa

Những định nghĩa sau đây chỉ phù hợp với phạm vi của Công ước:

a. " Loài " có nghĩa là bất kỳ loài nào, các loài phụ hoặc các chủng quần địa lý của các loài và loài phụ đó.

b. " Vật mẫu " có nghĩa:

i. Bất ký một thực vật hay động vật nào dù sống hay chết.

ii. Trong trường hợp của một động vật là những loài thuộc phụ lục I và II, bộ phận được chế biến cho nhận biết, hoặc chế phẩm của chúng được ghi trong phụ lục III có liên quan đến các loài đã nêu và

iii. Trong trường hợp của I thực vật: là những loài buộc phụ lục I, bất kỳ những bộ phận đã được chế biến về nhận biết hoặc chế phẩm của chúng và là những loài thuộc phụ lục II và III, bất kỳ những bộ phận đã được chế biến dễ nhận biết hoặc chế phẩm của chúng được ghi trong phụ lục II và III có liên quan đến những loài đã nêu.

c. " Buôn bán " nghĩa là xuất khẩu, tái xuất khẩu, nhập khẩu và nhập nội từ biển.

d. " Tái xuất khẩu " có nghĩa là xuất khẩu bất kỳ một mẫu vật nào mà chúng đã được nhập khẩu trước đó.

e. " Nhập nội từ biển " nghĩa là vận chuyển đến một quốc gia những mẫu vật của bất kỳ loài nào mà chúng được khai thác từ môi trường biển không thuộc quyền quản lý của bất kỳ nước nào.

g. " Thẩm quyền khoa học " nghĩa là một cơ quan khoa học Nhà nước được chỉ định theo Điều IX của Công ước.

h. " Thẩm quyền quản lý " là một cơ quan quản lý Nhà nước được chỉ định theo Điều IX của Công ước.

i. " Thành viên " nghĩa là một quốc gia mà bản Công ước đã có hiệu lực.

Điều II. Những nguyên tắc cơ bản

1. Phụ lục I bao gồm những loài bị đe doạ tuyệt diệt do hoặc có thể do buôn bán. Việc buôn mẫu vật của những loài này phải tuân theo những quy chế nghiêm ngặt để không tiếp tục đe doạ sự tồn tại của chúng và chỉ có thể thực hiện được trong những trường hợp ngoại lệ.

2. Phụ lục II bao gồm:

a. Tất cả những loài mặc dù hiện chưa bị đe doạ tuyệt diệt nhưng có thể dẫn đến đó nếu việc buôn bán những mẫu vật của những loài đó không tuân theo những quy chế nghiêm ngặt nhằm tránh việc sử dụng không phù hợp với sự tồn tại của chúng, và

b. Những loài khác cũng phải tuân theo quy chế để cho việc buôn bán mẫu vật của một số loài có liên quan đến mục (a) có thể phải được kiểm soát hữu hiệu.

3. Phụ lục III bao gồm tất cả các loài mà mỗi nước thành viên quy định theo luật pháp của họ nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế việc khai thác và cần thiết phải có sự hợp tác với các nước thành viên khác để kiểm soát việc buôn bán.

4. Những nước thành viên không cho phép buôn bán mẫu vật của những loài thuộc phụ lục I, II, III không phù hợp với những điều khoản của Công ước này.

Điều III. Quy chế về buôn bán mẫu vật của những loại thuộc phụ lục I

1. Tất cả các hoạt động buôn bán mẫu vật của những loài thuộc phụ lục I phải phù hợp với những điều khoản của Điều III.

2. Việc xuất khẩu bấy kỹ mẫu vật của một loài thuộc phụ lục I đòi hỏi phải được cho phép trước và phải xuất trình 1 giấy pháp xuất khẩu. Một giấy phép xuất khẩu chỉ có thể được cấp khi thoả mãn được những yêu cầu sau:

a. Cơ quan thẩm quyền khoa học của nước xuất khẩu đã được xác nhận rằng việc xuất khẩu này không đe doạ sự tồn tại của loài đó.

b. Cơ quan thẩm quyền quản lý Nhà nước của nước xuất khẩu phải được giải trình đầy đủ là mẫu vật được thu nhập phù hợp với luật pháp của nhà nước về bảo vệ hệ động và thực vật.

c. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước xuất khẩu phải được giải trình đầy đủ là bất kỳ một mẫu vật sống nào đó đều phải được chuẩn bị và vận chuyển theo cách nhằm giảm tối đa về tổn thương, tổn hại sức khoẻ hoặc bị đối xử thô bạo, và

d. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước xuất khẩu phải được giải trình đầy đủ giấy nhập khẩu đã được cấp cho mẫu vật đó.

3. Việc nhập khẩu bất kỳ mẫu vật của 1 loài thuộc phụ lục I đòi hỏi phải được cho phép trước và phải xuất trình 1 giấy phép nhập khẩu và một giấy phép xuất khẩu hoặc 1 chứng chỉ tái xuất. một giấy phép nhập khẩu chỉ được cấp khi thoả thuận những điều kiện sau:

a. Cơ quan thẩm quyền khoa học của nước nhập khẩu đã xác nhận là việc nhập khẩu dùng cho mục đích không làm tổn hại đến sự tồn tại của loài có liên quan.

b. Cơ quan thẩm quyền khoa học của nước nhập khẩu phải được giải trình đầy đủ sẽ nhận một mẫu vật sống đã chuẩn bị tốt về điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc. và

c. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước nhập khẩu phải được giải trình đầy đủ là mẫu vật không được dùng cho mục đích thương mại.

4. Việc tái xuất bất kỳ một mẫu vật của một loài thuộc phụ lục I đòi hỏi phải được phép trước và xuất trình một chứng chỉ tái xuất. Một chứng chỉ được tái xuất chỉ được cấp khi thoả mãn những điều kiện sau:

a. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước tái xuất phải được giải trình đầy đủ là việc nhập mẫu vật vào nước họ là phù hợp với các điều khoản của Công ước CITES.

b. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước tái xuất phải được giải thích đầy đủ là bất kỳ mẫu vật sống nào đều phải được chuẩn bị và vận chuyển theo cách nhằm giảm tối đa về tổn thương, tổn hại sức khoẻ hoặc bị đối xử thô bạo, và

c. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước tái xuất phải được giải trình đầy đủ là một giấy phép nhập khẩu đã được cấp cho bất kỳ 1 mẫu vật sống nào.

5. Việc nhập nội bất kỳ 1 mẫu vật nào từ biển thuộc 1 loài trong phụ lục I đòi hỏi phải được phép trước dưới dạng 1 chứng chỉ của cơ quan Thẩm quyền quản lý của nước nhập. Một chứng chỉ chỉ có thể được cấp khi thoả mãn các điều kiện sau:

a. Cơ quan thẩm quyền khoa học của nước nhập đã xác nhận việc nhập nội không đe doạ sự tồn tại của loài có liên quan.

b. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước nhập phải được giải trình đầy đủ sẽ nhận một mẫu vật sống đã có đủ điều kiện để nuôi dưỡng và chăm sóc cho mẫu vật, và

c. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước nhập nội là mẫu vật sẽ không được dùng cho mục đích thương mại.

Điều IV. Quy chế về buôn bán những mẫu vật của những loài thuộc phụ lục II

1. Tất cả hoạt động buôn bán mẫu vật của những loài thuộc phụ lục II phải tuân thủ những điều khoản của Điều IV.

2. Việc xuất khẩu bấy kỳ mẫu vật nào của những loài thuộc phụ lục II đòi hỏi phải được phép trước và trình một giấy phép xuất khẩu. Một giấy phép xuất khẩu chỉ có thể được cấp khi những điều kiện dưới đây được thoả mãn:

a. Cơ quan thẩm quyền khoa học của nước xuất khẩu đã xác nhận là việc xuất khẩu này không đe doạ sự tồn tại của loài đó;

b. Cơ quan thẩm quyền quản lý xuất khẩu phải được giải trình đầy đủ là mẫu vật được thu thập phù hợp với luật pháp của Nhà nước và bảo vệ hệ động vật và thực vật, và

c. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước xuất khẩu phải được giải trình đầy đủ một mẫu vật sống nào cũng đã được chuẩn bị và chuyển theo cách có thể giảm tối đa về tổn thương, tổn hại sức khoẻ hoặc bị ngược đãi.

3. Cơ quan thẩm quyền khoa học của mỗi nước thành viên sẽ theo dõi cả giấy phép xuất khẩu do Nhà nước cấp cho các mẫu vật thuộc phụ lục II và cả việc xuất khẩu thực tế của những mẫu vật của một số loài cần phải được hạn chế để duy trì những loài đó trong khu phân bố của chúng đang tồn tại và phải ở trên mức mà ở đó chúng có thể phải được liệt vào phụ lục I thì cơ quan thẩm quyền khoa học góp ý với cơ quan quản lý để thực hiện những biện pháp thích hợp nhằm hạn chế việc cấp giấy phép xuất khẩu cho mẫu vật của những loài đó.

4. Việc nhập khẩu bất kỳ mẫu vật nào của một loài thuộc phụ lục II đều đòi hỏi phải xuất trình trước một giấy phép xuất khẩu hoặc 1 chứng chỉ tái xuất:

a. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước tái xuất phải được giải trình đầy đủ là mẫu vật được nhập vào nước họ phù hợp với những điều khoản của CITES, và

b. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước tái xuất phải được giải trình đầy đủ là bất kỳ mẫu vật sống nào cũng đã được chuẩn bị và vận chuyển theo cách có thể giảm tối đa về tổn thương, tổn hại đến sức khoẻ hoặc bị ngược đãi.

5. Việc nhập nội từ biển bất kỳ mẫu vật của một loài thuộc phụ lục II đòi hỏi phải có trước một chứng chỉ do cơ quan thẩm quyền quản lý của nước nhập nội cấp. Một chứng chỉ chỉ được cấp khi những điều kiện sau đây được thoả mãn:

a. Cơ quan thẩm quyền khoa học của nước nhập nội xác nhận là việc nhập nội sẽ không đe doạ sự tồn tại của loài có liên quan, và

b. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước nhập nội phải được giải trình đầy đủ là bất kỳ mẫu vật sống nào đều được chuẩn bị để giảm tối đa sự tổn thương, tổn hại sức khoẻ hoặc ngược đãi với vật.

6. Chứng chỉ nêu trong mục 6 của Điều này có thể được cấp dựa vào ý kiến đóng góp của Cơ quan thẩm quyền khoa học có tham khảo ý kiến của các cơ quan khoa học có tham khảo ý kiến của các cơ quan khoa học trong nước khác hoặc nếu thuận lợi thì thảm khảo với cơ quan khoa học quốc tế, nhưng phải xem xét tổng số lượng mẫu vật được nhập nội trong thời gian không quá một năm.

Điều V. Quy chế về buôn bán mẫu vật của những loài thuộc phụ lục III

1. Tất cả việc buôn bán mẫu vật của những loài thuộc phụ lục II phải tuân theo điều khoản của Điều V.

2. Việc xuất khẩu bất kỳ mẫu vật của những loài thuộc phụ lục III của bất kỳ nước nào mà nước đó cũng liệt những loài đó vào phụ lục III đòi hỏi phải có phép trước và xuất trình một giấy phép xuất khẩu. Một giấy phép xuất khẩu chỉ có thể được cấp khi những điều kiện sau đây được thoả mãn:

a. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước xuất khẩu phải được giải trình đầy đủ là mẫu vật được thu thập phù hợp với luật pháp của nước đó về bảo vệ động và thực vật, và

b. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước xuất khẩu phải được giải trình đầy đủ là bất kỳ mẫu vật sống nào đều được chuẩn bị và vận chuyển theo cách có thể giảm tối đa về tổn thương, tổn thất đến sức khoẻ và ngược đãi đối với mẫu vật.

3. Việc nhập khẩu bất kỳ mẫu vật nào của những loài thuộc phụ lục III đòi hỏi xuất trình trước giấy chứng nhận xuất khẩu của nước có mẫu vật mà nước này đã liệt loài đó vào phụ lục III và một giấy phép xuất khẩu trừ trường hợp áp dụng quy định trong mục 4 của Điều này.

4. Trường hợp tái xuất đòi hỏi 1 chứng chỉ do cơ quan thẩm quyền quản lý của nước tái xuất cấp xác nhận rằng mẫu vật đã được xử lý tại nước đó hoặc đang được tái xuất sẽ được nước nhập khẩu tiếp nhận đó là bằng chứng xác nhận rằng Công ước hiện hành được tuân thủ đối với các loài liên quan.

Điều VI. Giấy phép và chứng chỉ

1. Giấy phép và chứng chỉ được cấp theo điều khoản của Điều III, IV, V sẽ phải phù hợp với những điều khoản của Điều VI.

2. Một giấy phép xuất khẩu phải có những thông tin được liệt kê mẫu trong phụ lục IV và có thể chỉ được dùng trong khoảng thời gian là 6 tháng kể từ ngày cấp.

3. Mỗi giấy phép hoặc chứng chỉ phải mang tên của Công ước CITES, tên và dấu của cơ quan thẩm quyền quản lý đã cấp giấy phép và một số kiểm soát do cơ quan thẩm quyền quản lý định ra.

4. Bất kỳ một bản sao nào của giấy phép hoặc chứng chỉ do cơ quan thẩm quyền quản lý cấp phải đóng dấu bản sao và bản sao không được dùng thay cho bản gốc trừ trường hợp có ký xác nhận gia hạn giá trị.

5. Mỗi một lần gửi mẫu vật đi phải có một giấy phép hoặc 1 chứng chỉ riêng.

6. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước nhập khẩu sẽ huỷ hoặc giữ lại giấy phép xuất khẩu hoặc chứng chỉ tái xuất hoặc bất kỳ một giấy phép xuất khẩu nào qua đường bưu điện liên quan đến việc nhập khẩu những mẫu vật đó sau khi đã dùng xong.

7. Ở đâu có điều kiện và thuận lợi thì cơ quan thẩm quyền quản lý nên đánh dấu lên mẫu vật để tiện việc nhận biết mẫu vật. Để thực hiện mục đích này "đánh dấu" có nghĩa là in bằng bất kỳ thứ gì không thể tẩy xoá được mẫu vật miễn là trách được làm giả của những người ngoài chức trách. Nói chung là càng khó bắt chước càng tốt.

Điều VII. Các trường hợp miễn trừ và những điều khoản đặc biệt khác liên quan đến buôn bán

1. Những điều khoản của Điều III, IV và V sẽ không được áp dụng cho việc chuyển tải hoặc quá cảnh những mẫu vật qua hoặc vào lãnh thổ của nước thành viên trong khi mẫu vật còn nằm dưới sự kiểm soát của hải quan.

2. Ở đâu mà cơ quan thẩm quyền quản lý của nước về xuất khẩu và tái xuất được chứng minh rằng mẫu vật đã có được trước khi những điều khoản của Công ước CITES được áp dụng cho mẫu vật đó, thì những điều khoản của các Điều III, IV, V không được áp dụng cho những mẫu vật đó ở nơi mà cơ quan thẩm quyền cấp chứng chỉ cho loại mẫu vật đó.

3. Những điều khoản của Điều III, IV, V không áp dụng cho mẫu vật là tài sản cá nhân hoặc gia đình. Sự miễn trừ này không áp dụng cho những trường hợp sau:

a. Trong trường hợp mẫu vật thuộc 1 loại trong phụ lục I, chứng được thu thập làm của riêng bên ngoài nước mà người sở hữu thường cư trú mà chúng được nhập vào nước đó, hay là

b. Trong trường hợp mẫu vật thuộc về 1 loài trong phụ lục II:

• Những mẫu vật có được của người sở hữu từ bên ngoài nước mà anh ta cư trú thường xuyên và trong một nước mà ở đó mẫu vật được thu thập từ thiên nhiên.

• Mẫu vật được nhập vào nước mà người sở hữu cư trú thường xuyên, và ở nước mà mẫu vật được thu thập từ ngoài thiên nhiên cần phải có một giấy phép xuất khẩu được cấp trước khi xuất khẩu những mẫu vật đó trừ khi cơ quan thẩm quyền quản lý phải được giải trình đầy đủ là mẫu vật đã có được trước khi những điều khoản của Công ước được áp dụng đối với mẫu vật.

4. Mẫu vật của một loài động vật thuộc phụ lục I được tạo ra trong điều kiện nuôi nhằm mục đích thương mại, hoặc của một loài thực vật được nhận nuôi một cách nhân tạo nhằm mục đích thương mại sẽ được coi mà mẫu vật của những loài thuộc phụ lục II.

5. Ở đâu mà cơ quan thẩm quyền quản lý của nước xuất khẩu phải được giải trình đầy đủ là bất kỳ một mẫu vật của một loài động vật được tạo trong điều kiện nuôi hoặc mẫu vật của một loài thực vật được nhận nuôi một cách nhân tạo hoặc là một bộ phận được lấy từ một loài động vật hoặc thực vật nào đó, thì một chứng chỉ được cơ quan thẩm quyền quản lý cấp có thể được chấp nhận như là giấy phép hoặc chứng chỉ cần phải có theo điều khoản của Điều III, IV và V.

5. Những điều khoản của Điều III, IV và V không được áp dụng cho trường hợp mượn mẫu không mang tính chất thương mại, quà biếu hoặc trao đổi giữa các nhà khoa học hoặc các cơ quan khoa học đã được đăng ký tại cơ quan thẩm quyền quản lý của nước họ. Đó là những tiêu bản thực vật sống mang nhãn do cơ quan thẩm quyền quản lý xuất ra hoặc phê duyệt.

6. Cơ quan thẩm quyền quản lý của bất kỳ quốc gia nào có thể bỏ qua những đòi hỏi của các Điều III, IV cho phép di chuyển những mẫu vật là bộ phận của vườn thú không cấp giấy phép hoặc chứng chỉ miễn là :

7. Người nhập khẩu hay người xuất khẩu đăng ký đầy đủ chi tiết của những mẫu vật thuộc loại trên với cơ quan thẩm quyền quản lý.

a. Những mẫu vật được liệt vào những thứ hạng đặc biệt thuộc mục 2 hoặc 5của Điều III, và

b. Cơ quan thẩm quyền quản lý phải được giải trình đầy đủ là những mẫu vật sống sẽ được vận chuyển và chăm sóc theo cách có thể giảm tối đa tổn thương, tổn hại đến sức khoẻ hoặc bị ngược đãi.

Điều VIII. Những biện pháp của quốc gia thành viên cần thực hiện

1. Các nước thành viên sẽ tiến hành những biện pháp thích hợp để thi hành có hiệu lực các điều khoản của Công ước này và để cấm buôn bán các mẫu vật vi phạm Công ước. Đó là những biện pháp sau:

2. Phạt việc buôn bán hoặc lưu giữ các mẫu vật; hoặc cả hai.

a. Tịch thu hoặc trả lại cho nước xuất khẩu các mẫu vật đó.

b. Bên cạnh các biện pháp như đã nêu trong mục I của Điều này, khi thấy cần thiết, nước thành viên có thể bằng phương pháp thanh toán nội bộ để chi trả cho những chi phí do hậu quả của việc tịch thu mẫu vật kinh doanh vi phạm những biện pháp sử dụng để thực hiện các điều khoản của CITES.

3. Trong chừng mực có thể nhất trí, mọi nước thành viên cần bảo đảm rằng các mẫu vật sẽ được thông qua các thủ tục buôn bán cần thiết với mức chậm trễ tối thiểu. Để tạo điều kiện cho điều này, nước thành viên cần định rõ cảng xuất và nhập cho các mẫu vật để hoàn tất thủ tục hải quan. Các quốc gia cũng cần bảo đảm rằng mọi mẫu vật sống, trong thời kỳ giao chuyển quá cảnh hoặc chuyển tải sẽ được chăm sóc thích hợp nhằm hạn chế tối thiểu mọi thương tổn về sức khoẻ và các đối xử thô bạo.

a. Ở nơi mà mẫu vật bị tịch thu theo biện pháp như đã nêu trong mục 1 của Điều này thì:

Mẫu vật sẽ được giao cho cơ quan thẩm quyền quản lý của nước tịch thu;

b. Sau khi trao đổi ý kiến với quốc gia xuất, cơ quan thẩm quyền quản lý trên sẽ trả lại mẫu vật cho quốc gia đó và quốc gia này sẽ chịu tiền phí tổn, hoặc mẫu vật sẽ được trả lại cho trung tâm cứu nạn hay một nơi nào đó mà cơ quan thẩm quyền quản lý cho là thích hợp và phù hợp với mục tiêu của Công ước này, và Cơ quan thẩm quyền quản lý có thể xin ý kiến cơ quan thẩm quyền khoa học, hoặc tốt hơn cả là xin ý kiến Ban thư ký để quyết định theo mục (b) được dễ dàng, kể cả việc chọn các trung tâm cứu nạn hoặc địa điểm khác.

4. Trung tâm cứu nạn, như đã nêu trong mục 4 của Điều này là một cơ sở do cơ quan thẩm quyền quản lý chọn lựa nhằm trông nom, chăm sóc các mẫu vật sống, đặc biệt là những mẫu vật bị tịch thu.

5. Mỗi nước thành viên sẽ duy trì những số liệu về buôn bán các loài nêu trong phụ lục I, II và II, mà những số liệu này sẽ gồm:

a. Tên và địa chỉ của người xuất, người nhập.

b. Số lượng và kiểu giấy phép, chứng chỉ; những nước tham gia buôn bán: số lượng và chất lượng và hình thức của mẫu vật; tên loài như trong phụ lục I, II và III; và khi thích hợp bao gồm cả kích thước và giới tính của mẫu vật.

6. Mỗi nước thành viên sẽ chuẩn bị các báo cáo thường kỳ về việc thực thi Công ước này và sẽ gửi tới ban thư ký.

a. Một báo cáo hàng năm, nội dung bao gồm tóm tắt các thông tin như đã nêu trong điển (b) của mục 6 điều này; và

b. Một báo cáo định kỳ 2 năm về các biện pháp hành chính, quy tắc, luật lệ đã tiến hành để thực thi các điều khoản của Công ước.

7. Những thông tin đã nêu trong mục 7 của Điều này sẽ được phổ biến rộng rãi ở nơi mà Điều này phù hợp với luật của nước thành viên đó.

Điều IX. Các cơ quan thẩm quyền quản lý và thẩm quyền khoa học

1. Vì mục đích của Công ước này, mỗi nước thành viên sẽ bổ nhiệm:

• Ít nhất một cơ quan thẩm quyền quản lý có đủ thẩm quyền cấp giấy phép hoặc chứng chỉ thay mặt cho quốc gia thành viên đó; và ít nhất một cơ quan thẩm quyền khoa học

2. Một quốc gia vừa phê chuẩn Công ước, chấp thuận hoặc đã nộp đủ thủ tục gia nhập Công ước sẽ đồng thời thông báo cho cơ quan bảo lưu tên và địa chỉ của cơ quan thẩm quyền quản lý được phép liên hệ với các nước thành viên khác và Ban thư ký.

3. Mọi thay đổi trong việc bổ nhiệm hay uỷ quyền nằm trong các điều khoản của Điều này cần được quốc gia đó thông báo cho Ban thư ký để Ban thư ký báo cho các nước thành viên khác.

4. Mọi cơ quan quản lý như đã nêu trong mục 2 của Điều này, khi được Ban thư ký hay cơ quan thẩm quyền quản lý của các nước khác yêu cầu, cần thông báo về mẫu in của con tem, con dấu hoặc các dạng khác dùng để xác thực giấy phép hoặc chứng chỉ.

Điều X. Buôn bán với các nước không tham gia Công ước

Ở những nơi mà xuất khẩu tới hoặc nhập khẩu từ một nước không tham gia Công ước, những văn bản thích hợp được xuất ra từ các cơ quan có thẩm quyền của nước đó phù hợp với các yêu cầu của Công ước, sẽ có thể được chấp thuận thay cho các giấy phép và chứng chỉ.

Điều XI. Hội nghị của các nước thành viên

1. Ban thư ký sẽ triệu tập Hội nghị của các nước thành viên không muộn hơn hai năm sau khi Công ước này có hiệu lực.

2. Sau đó Ban thư ký sẽ triệu tập các phiên họp thường kỳ 2 năm một lần, trừ khi Hội nghị có quyết định khác, và các phiên họp bất thường vào mọi thời điểm trên cơ sở những đề nghị bằng văn bản của ít nhất là 1/3 số nước thành viên.

3. Tại cuộc họp, dù những thường kỳ hay bất thường, các nước sẽ kiểm điểm việc thực thi Công ước và có thể:

a. Đưa ra những điều khoản cần thiết để tạo điều kiện cho Ban thư ký thực thi nhiệm vụ, chấp nhận và thực hiện các điều khoản về tài chính.

b. Xem xét, chấp nhận các sửa đổi của phụ lục I và II phù hợp với Điều XV.

c. Kiểm điểm thành quả đã đạt được trong việc hồi phục và bảo vệ các loài thuộc phụ lục I, II và III.

d. Tiếp nhận và xem xét mọi báo cáo do ban thư ký hoặc bất kỳ nước thành viên nào đưa ra; và

e. Nơi nào thích hợp thì đưa ra các kiến nghị nhằm tăng cường hiệu lực của Công ước.

4. Tại mỗi phiên họp thường kỳ, các nước thành viên có thể xác định thời gian và địa điểm cho phiên họp tiếp theo, phú hợp với những điều khoản của mục 2 trong Điều này.

5. Tại bất cứ phiên họp nào, các nước thành viên có thể đề xuất và thông qua các nội quy thủ tục cho phiên họp.

6. Liên Hợp Quốc, các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc và cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế, cũng như các phiên họp của Hội nghị với tư cách quan sát viên - đó là những người có quyền tham dự nhưng không có quyền bỏ phiếu.

7. Bất kỳ một cơ quan, tổ chức nào có đủ tiêu chuẩn kỹ thuật trong việc bảo vệ, bảo tồn hoặc quản lý động, thực vật hoang dại, theo như các loài dưới đây, mà những tổ chức này đã thông báo cho Ban thư ký về nguyện vọng được tham dự các phiên họp của Hội nghị với tư cách quan sát viên, sẽ được chấp nhận trừ khi có ít nhất là 1/3 các quốc gia thành viên có mặt phản đối:

a. Các tổ chức, cơ quan quốc tế - Chính phủ hoặc phi Chính phủ, và các thẩm quyền tổ chức, cơ quan quốc gia.

b. Các tổ chức, cơ quan phi Chính phủ đóng tại một nước mà đã được Nhà nước đó phê chuẩn (đồng ý) về ý định này.

8. Khi đã được chấp nhận, các quan sát viên này sẽ có quyền tham dự nhưng không có quyền biểu quyết.

Điều XII. Ban thư ký

1. Ngay khi Công ước này có hiệu lực, Giám đốc điều hành chương trình môi trường Liên Hợp Quốc sẽ chọn ra một Ban thư ký. Trong phạm vi và theo cách hoạt động mà ban thư ký cho là thích hợp, Ban thư ký có thể được các tổ chức hoặc cơ quan quốc gia hoặc quốc tế, liên Chính phủ hay phi Chính phủ và các tổ chức có đủ tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo vệ, bảo tồn và quản lý đọng, thực vật hoang dã giúp đỡ.

2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban thư ký sẽ là:

a. Thu xếp và tổ chức phục vụ các phiên họp của các quốc gia thành viên.

b. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ như đã nêu trong các điều khoản của Điều XV và XVI của Công ước này.

c. Tiến hành các nghiên cứu khoa học - kỹ thuật theo các chương trình đã được Hội nghị của các nước thành viên cho phép để góp phần vào thực thi Công ước này, bao gồm cả các nghiên cứu có liên quan tới các tiêu chuẩn để chuẩn bị và vận chuyển một cách thích hợp các mẫu vật sống, cũng như các phương tiện để nhận biết mẫu vật.

d. Nghiên cứu xem xét các báo cáo của các nước thành viên, yêu cầu các thành viên cấp những thông tin cụ thể hơn khi cần thiết để đảm bảo cho việc thực thi Công ước này.

e. Hướng các nước thành viên quan tâm tới những vấn đề có liên quan đến các mục tiêu của Công ước.

f. Xuất bản định kỳ và cung cấp cho các nước thành viên những tài liệu cập nhật nhất của phụ lục I, II và III cùng mọi thông tin giúp cho việc nhận biết mẫu vật của loài thuộc các phụ lục này.

g. Chuẩn bị các báo cáo hàng năm về các công việc và những sửa đổi, bổ sung của Công ước đối với từng nước thành viên và chuẩn bị các báo cáo khác kiểu như vậy khi các phiên họp yêu cầu.

h. Đưa ra các khuyến nghị cho việc thực hiện mục tiêu và các điều khoản của Công ước này, bao gồm cả sự trao đổi thông tin có tính chất khoa học hay kỹ thuật.

Thực hiện mọi chức năng, nhiệm vụ khác khi được các nước thành viên giao phó.

Điều XIII. Các biện pháp quốc tế

1. Qua những thông tin tiếp nhận được, khi chứng minh được rằng bất kỳ một loài thuộc phụ lục I hoặc II bị ảnh hưởng bất lợi do buôn bán hoặc khi biết rằng các điều khoản của Công ước không được thực thi có hiệu lực, Ban thư ký sẽ thông báo cho các cơ quan thẩm quyền quản lý của một hoặc nhiều nước thành viên có liên quan.

2. Mọi quốc gia khi nhận được thông tin như đã nêu ở mục I của Điều này đều phải thông báo càng sớm càng tốt cho ban thư ký về những sự việc liên quan mà trong chừng mực luật pháp của quốc gia đó cho phép, và nơi nào thích hợp thì đề xuất biện pháp sửa chữa. ở những nơi mà quốc gia thành viên này thấy cần thẩm tra, thì việc thẩm tra sẽ do một hoặc vài người được quốc gia đó uỷ quyền tiến hành.

3. Mọi thông tin do một nước thành viên cung cấp hoặc do yêu cầu đã nêu trong mục 2 của Điều này sẽ được xem xét lại trong Hội nghị gần nhất của các nước thành viên đồng thời Hội nghị này cũng có thể đề xuất những khuyến nghị nếu được coi là thích hợp.

Điều XIV. Ảnh hưởng đến pháp chế trong nước và các Công ước quốc tế

1. Các điều khoản của Công ước này sẽ không hề ảnh hưởng đến quyền của các nước thành viên chấp nhận và thực hiện:

a. Các biện pháp trong nước chặt chẽ hơn có liên quan tới các điều kiện buôn bán, lấy mẫu hoặc sở hữu mẫu vật, vận chuyển của các loài thuộc phụ lục I, II và III, hoặc nghiêm cấm các hoạt động đó.

b. Các biện pháp trong nước nhằm hạn chế hoặc cấm buôn bán, lấy mẫu, sở hữu mẫu vật hoặc vận chuyển các loài không thuộc phụ lục I, II và III.

2. Các điều khoản của Công ước này sẽ không hề ảnh hưởng đến các điều khoản của bất kỳ một biện pháp nội bộ nào hoặc một nghĩa vụ nào của quốc gia thành viên liên quan tới các Hiệp ước, Công ước hoặc thoả thuận quốc tế có liên quan tới các khía cạnh khác của việc buôn bán, lấy và sở hữu hoặc vận chuyển các mẫu vật mà những văn bản này đang có hiệu lực hoặc sẽ có hiệu lực cho mọi nước thành viên, bao gồm cả các biện pháp có liên quan tới hải quan, y tế, thú y và kiểm dịch thực vật.

3. Các điều khoản của Công ước này sẽ không hề ảnh hưởng tới các điều khoản hoặc các nghĩa vụ liên quan tới bất kỳ một Hiệp ước, Công ước hay Thoả thuận quốc tế đã được thông qua, hoặc những văn bản này có thể được ký kết giữa các quốc gia để tạo ra một hiệp hội hoặc một thoả thuận buôn bán khu vực để hình thành hoặc duy trì kiểm soát hải quan chung ngoài biên giới và trong chừng mực nào đó loại bỏ các kiểm soát hải quan giữa các quốc gia thành viên khi các kiểm soát hải quan này có liên quan tới việc buôn bán giữa các quốc gia thành viên của Thoả thuận Hiệp hội.

4. Một quốc gia thành viên của Công ước này, mà là thành viên của các Hiệp ước, Công ước hoặc Thoả thuận quốc tế khác đã có hiệu lực trong thời điểm Công ước này cũng đã có hiệu lực và theo các điều khoản của các Công ước đó các loài thuộc động, thực vật biển nằm trong phụ lục I cũng đã được bảo vệ thì nghĩa vụ thuộc điều khoản của Công ước này về vấn đề buôn bán các mẫu vật thuộc phụ lục II mà tầu biển dùng thu thập mẫu đã đăng ký ở quốc gia đó sẽ được giảm nhẹ.

5. Mặc dù có các điều khoản của Điều III, IV và V, việc xuất khẩu một mẫu vật phù hợp với mục 4 của Điều này sẽ chỉ đòi hỏi một chứng chỉ từ cơ quan thẩm quyền quản lý của nước nhập nội giới thiệu rằng mẫu vật được lấy phù hợp với các điều khoản của các Hiếp wóc, Công ước hoặc Thoả thuận quốc tế có liên quan.

6. Công ước này không có điều khoản nào làm tổn hại đến sự soạn thảo và xây dựng Luật biển của hội nghị Liên Hợp Quốc về Luật biển được triệu tập theo Nghị quyết số 2750C (XXV) của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và cũng không có điều khoản nào làm tổn hại đến việc xác nhận hiện tại và trong tương lai và các quan điểm pháp lý của mọi quốc gia có liên quan đến Luật biển và đặc tính hoặc phạm vi của quyền tài phán đối với bờ biển và chủ quyền quốc gia.

Điều XV. Các sửa đổi, bổ sung đối với phụ lục I và II

1. Các điều khoản dưới đây có liên quan tới việc sửa đổi, bổ sung phụ lục I và II sẽ được áp dụng tại các phiên họp của Hội nghị các nước thành viên.

a. Mọi quốc gia thành viên đều có thể dự kiến sửa đổi, bổ sung cho phụ lục I hoặc II để xem xét tại phiên họp tiếp theo. Nội dung sửa đổi dự kiến cần được báo cho ban thư ký tối thiểu là 150 ngày trước phiên họp. Ban thư ký sẽ hỏi ý kiến các quốc gia khác cũng như các điều khoản của điểm (b) và (c) của mục 2 trong Điều này, và sẽ phúc đáp các nước thành viên không chậm hơn 30 ngày trước phiên họp.

b. Các sửa đổi, bổ sung sẽ được chấp nhận với 2/3 số các nước có mặt và bỏ phiếu. Tức là tính các quốc gia có mặt bỏ phiếu thuận hoặc phiếu chống. Các nước bỏ phiếu trắng sẽ không được tính đến trong tỷ lệ 2/3 cần có để chấp nhận sửa đổi này.

c. Các sửa đổi, bổ sung đã được chấp thuận tại phiên họp sẽ có hiệu lực sau kỳ họp 90 ngày trừ các sửa đổi, bổ sung cần được bảo lưu phù hợp với khoản 3 của Điều này.

2. Các điều khoản dưới đây có liên quan tới việc sửa đổi, bổ sung phụ lục I và II sẽ được áp dụng giữa các phiên họp của Hội nghị các quốc gia thành viên:

a. Mọi quốc gia đều có thể dự kiến sửa đổi, bổ sung cho phụ lục I hoặc II để xem xét giữa các phiên họp, thông qua các thủ tục bưu điện.

b. Đối với các loài ở biển, Ban thư ký sau khi nhận được nội dung bổ sung dự kiến, sẽ lập tức thông tin cho các nước thành viên. Ban thư ký cũng sẽ hỏi ý kiến các cơ quan liên Chính phủ có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến các loài này, đặc biệt để lấy những số liệu khoa học mà các cơ quan này có thể cung cấp cũng như để bảo đảm kết hợp các biện pháp bảo vệ mà các cơ quan này thi hành. ban thư ký sẽ thông tin các quan điểm và các số liệu do các cơ quan này cung cấp, cũng như các khuyến nghị và khám phá của chính Ban thư ký tới các nước thành viên một cách sớm nhất.

c. Đối với các loài không ở biển, sau khi nhận được những bổ sung dự kiến, Ban thư ký sẽ lập tức thông tin đến các nước thành viên và sau đó sẽ thông báo các khuyến nghị của Ban thư ký trong khả năng nhanh nhất.

d. Trong vòng 60 ngày tính từ ngày Ban thư ký thông báo các khuyến nghị đến các nước thành viên như đã nêu trong điểm (b) hoặc (c) của mục này, mọi thành viên đều phải chuyển cho ban thư ký những ý kiến của mình về các bổ sung dự kiến cùng với mọi thông tin và số liệu khoa học thích hợp.

e. Ban thư ký sẽ thông báo những khuyến nghị của mình và các phúc đáp nhận được từ các nước thành viên tới các nước một cách sớm nhất.

Nếu trong vòng 30 ngày tính từ ngày ban thư ký trả lời và khuyến nghị theo như điểm (e) của mục này mà ban thư ký không nhận được ý kiến phản đối nào thì việc bổ sung sẽ có hiệu lực cho mọi thành viên sau 90 ngày, trừ những nước bảo lưu phù hợp với mục 3 của Điều này.

g. Nếu Ban thư ký nhận được phản đối từ bất kỳ một thành viên nào, sửa đổi, bổ sung dự kiến sẽ được trình để bỏ phiếu qua bưu điện, theo như các điều khoản của điểm (h), (i) và (j) của mục này.

h. Ban thư ký sẽ thông báo cho các nước thành viên rằng đã nhận được ý kiến phản đối.

i. Trừ khi ban thư ký nhận được phiếu thuận, phiếu chống hoặc phiếu trắng, ít nhất một nửa số thành viên trong vùng 60 ngày tính từ ngày thông báo như đã nêu trong điểm (h) của mục này, bổ sung dự kiến sẽ được chuyển sang phiên họp tiếp theo của Hội nghị để xem xét thêm.

k. Trường hợp Ban thư ký nhận được các phiếu bầu từ ít nhất một nửa số thành viên, các sửa đổi, bổ sung sẽ được chấp thuận bởi 2/3 số phiếu tính theo phiếu thuận và phiếu chống.

l. Ban thư ký sẽ thông báo cho tất cả các nước thành viên về kết quả bỏ phiếu.

m. Nếu sửa đổi, bổ sung dự kiến được chấp thuận, chúng sẽ có hiệu lực sau 90 ngày tính từ ngày thông báo của ban thư ký về sự chấp thuận này tới mọi thành viên, trừ những quốc gia thành viên bảo lưu theo khoản 3 của Điều này.

n. Trong thời kỳ 90 ngày như đã nêu trong điểm (c) của mục 1 hoặc điểm (I) của mục 2 trong Điều này, mọi thành viên đều có thể thông báo cho Chính phủ đăng cai để yêu cầu bảo lưu về vấn đề sửa đổi, bổ sung. Chỉ tới khi sự bảo lưu này được rút bỏ, quốc gia thành viên này sẽ chỉ được coi là một quốc gia chứ không phải là một thành viên của Công ước này về vấn đề buôn bán các loài có liên quan.

Điều XVI. Phụ lục II và các bổ sung

1. Mọi thành viên vào mọi thời điểm đều có thể trình cho Ban thư ký một danh sách các loài được xem là đối tượng của những quy chế đã nêu trong mục 3 của Điều II, Phụ lục III sẽ bao gồm tên của các thành viên đã trình danh sách loài, tên khoa học của các loài đã trình và bất kỳ một bộ phận hoặc các chế phẩm nào từ các động, thực vật mà những loài này đã được xác định là có liên quan tới các loài trong mục tiêu của điểm (b) Điều I.

2. Mỗi danh sách đệ trình theo như các điều khoản của mục 1 trong Điều này sẽ được ban thư ký báo cáo cho các nước thành viên một cách sớm nhất. Danh sách này được coi như là một phần của phụ lục III sẽ có hiệu lực sau 90 ngày tính từ ngày thông náo trên của Ban thư ký. Bất kỳ lúc nào sau khi thông báo danh sách loài, mọi thành viên đều có thể thông báo bằng văn bản cho quốc gia đăng cai để giành quyền bảo lưu các loài, các bộ phận hoặc chế phẩm cho tới khi sự bảo lưu đó được rút bỏ. Quốc gia này sẽ được coi như là một quốc gia chứ không phải là một thành viên của Công ước này về buôn bán các loài, các bộ phận hoặc các chế phẩm có liên quan.

3. Mỗi nước thành viên đã trình bày một loài để bổ sung thêm vào phụ lục III có thể huỷ bỏ quyết định vào bất kỳ thời điểm nào bằng cách thông báo cho Ban thư ký biết và Ban thư ký sẽ bảo cho các thành viên về sự huỷ bỏ này. Việc huỷ bỏ sẽ có hiệu lực sau 30 ngày tính từ ngày thông báo đó của ban thư ký.

4. Một thành viên khi đệ trình 1 danh sách như các điều khoản của mục 1 của Điều này sẽ trình cho Ban thư ký một bản sao của tất cả các điều luật và quy chế trong nước áp dụng trong việc bảo vệ các loài đó, cùng với mọi dẫn giải mà quốc gia đó cho là thích hợp hoặc thể theo yêu cầu của ban thư ký. Khi các loài có liên quan đã được đưa vào phụ lục III, quốc gia thành viên sẽ đệ trình những sửa đổi, bổ sung của các điều luật hoặc quy chế hoặc những giải trình mới khi chúng đã được thông qua.

Điều XVII. Sửa đổi, bổ sung của Công ước

1. Một phiên họp bất thường của Hội nghị các nước thành viên sẽ được Ban thư ký triệu tập theo yêu cầu của tối thiểu 1/3 số thành viên để xem xét và thông qua các sửa đổi, bổ sung cho bản Công ước này. Các sửa đổi, bổ sung sẽ được thông qua với 2/3 số các nước có mặt và tham gia bỏ phiếu. Chỉ những phiếu thuận và phiếu chống là được tính. Các thành viên bỏ phiếu trắng sẽ không được tính vào tỷ lệ 2/3 cần thiết này.

2. Nội dung của mọi sửa đổi, bổ sung dự kiến sẽ được ban thư ký thông báo cho mọi thành viên ít nhất là 90 ngày trước phiên họp.

3. Một sửa đổi, bổ sung sẽ có hiệu lực đối với các thành viên đã chấp thuận sau 60 ngày sau khi 2/3 số quốc gia thành viên nộp văn bản chấp thuận việc sửa đổi, bổ sung cho Chính phủ đăng cai. Sau đó, các sửa đổi, bổ sung cũng sẽ có hiệu lực đối với những nước thành viên khác sau 60 ngày tính từ khi quốc gia đó nộp văn bản chấp thuận bổ sung.

Điều XVIII. Giải quyết tranh cãi

1. Mọi tranh cãi nảy sinh giữa hai hoặc một số thành viên về vấn đề giải trình và áp dụng các điều khoản của Công ước này sẽ là chủ đề để thương lượng giữa các bên có liên quan tới việc tranh cãi.

2. Nếu tranh cãi không thể giải quyết được theo như mục 1 của Điều này đã nêu, các bên liên quan do thoả thuận chung sẽ đệ trình vấn đề tranh cãi lên trọng tài để phân xử, đặc biệt là Toà án trọng tài thường trực tại The Hague và các quốc gia đệ trình các vấn đề tranh cãi sẽ phải tuân theo quyết định của trọng tài.

Điều XIX. Ký kết

Công ước này để ngỏ cho việc ký kết tại Washington tới ngày 30 tháng 4 năm 1973 và sau đó là tại Berne cho tới ngày 31 tháng 12 năm 1974.

Điều XX. Phê chuẩn, chấp thuận, tán thành

Công ước này sẽ phải được phê chuẩn, chấp thuận, tán thành. Các văn kiện phê chuẩn, chấp thuận hoặc tán thành sẽ được nộp cho Chính phủ Thuỵ Sĩ mà Chính phủ này sẽ là Chính phủ đăng cai Công ước.

Điều XXI. Gia nhập

Công ước này sẽ mở rộng cho tất cả các quốc gia tham gia. Văn bản sẽ được nộp cho Chính phủ đăng cai.

Điều XXII. Hiệu lực

1. Công ước này sẽ có hiệu lực sau 90 ngày tính từ ngày các văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, tán thành hoặc văn bản gia nhập thứ 10 được nộp cho Chính phủ đăng cai.

2. Đối với những quốc gia phê chuẩn, chấp thuận hoặc tán thành

• Công ước này, hoặc gia nhập Công ước, sau khi các văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, thông qua hoặc tán thành thứ 10 đã được nộp cho Chính phủ đăng cai. Công ước sẽ có hiệu lực chỉ sau 90 ngày tính từ ngày quốc gia đó nộp các văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, tán thành hoặc gia nhập của mình.

Điều XXIII. Bảo lưu

1. Các khoản của Công ước này sẽ không phải là đối tượng bảo lưu chung. Các bảo lưu đặc biệt có thể được ghi vào theo các điều khoản của Điều này và Điều XV và XVI.

2. Mọi quốc gia, khi nộp văn bản phê chuẩn, chấp thuận, tán thành hay gia nhập đều có thể đưa ra một bảo lưu đặc biệt có liên quan tới:

a. Bất kỳ loài nào thuộc phụ lục I, II và III; hoặc

b. Bất kỳ một bộ phận hoặc chế phẩm đặc trưng nào có liên quan đến loài thuộc phụ lục III.

3. Chỉ tới khi một quốc gia rút bỏ sự bảo lưu theo như các điều khoản của Điều này, nước này sẽ được coi như là một quốc gia chứ không phải là thành viên của Công ước này về những vấn đề có liên quan tới việc buôn bán các loài, các bộ phận hoặc chế phẩm đã được đưa ra bảo lưu.

Điều XXIV. Bãi ước

Mọi thành viên đều có thể bãi ước với bản Công ước này bằng cách thông báo bằng văn bản cho Nhà nước đăng cai vào bất kỳ thời điểm nào. Sự bãi ước sẽ có hiệu lực sau 12 tháng tính từ ngày Nhà nước đăng cai nhận được thông báo.

Điều XXV. Lưu chiểu

1. Công ước này được làm bằng 5 thứ tiếng: Trung Quốc, Anh, Pháp Nga, và Tây Ban Nha đều có giá trị pháp lý như nhau, và sẽ được lưu tại nước đăng cai. Nước này sẽ chuyển các bản sao xác thực của Công ước tới các nước đã tham gia ký kết đã nộp các văn bản tham gia Công ước cho các nước đăng cai.

2. Nhà nước đăng cai sẽ thông báo cho mọi quốc gia thành viên và Ban thư ký về chữ ký, việc nộp lưu chiểu các văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, tán thành hoặc than gia Công ước, hiệu lực của Cong ước, các sửa đổi, bổ sung, ghi bảo lưu và bãi bỏ bảo lưu và các thông báo bãi ước.

3. Ngay khi Công ước có hiệu lực, một bản sao xác thực sẽ được Nhà nước đăng cai chuyển tới Ban thư ký của Liên Hợp Quốc để đăng ký và phát hành theo như Điều 102 của Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Với bằng chứng là những người đại diện toàn quyền ký tên dưới đây, được uỷ nhiệm trọng trách này đã ký vào Công ước CITES.

Phần A.

NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ DÂY SỐNG/PHYLUM CHORDATA



I. LỚP ĐỘNG VẬT CÓ VÚ XE "MAMMALIA" /CLASS MAMMALIAS




Phụ lục I

Phụ lục II

Phụ lục III

1

MONOTREMATA/ BỘ THÚ HUYỆT XE "MONOTREMATA"

1.1

Tachyglossidae XE "Tachyglossidae" / Echidnas, spiny anteaters / Họ nhím mỏ vịt XE "anteaters" XE "anteaters" XE "spiny anteaters"







Zaglossus spp. / các loài thú ăn kiến




2

DASYUROMORPHIA/BỘ CHUỘT TÚI XE "DASYUROMORPHIA"

2.1

Dasyuridae/ XE "Dasyuridae" Dunnarts/ Họ chuột túi XE "dunnarts"




Sminthopsis longicaudata/ Laniger Planigale/ Chuột túi Bông

 

 




Sminthopsis psammophila /Long tailed marsupial-mouse, Long-tailed dunnart/ Chuột túi đuôi dài

 

 

2.2

Thylacinidae XE "Thylacinidae" / Tasmanian wolf, thylacine / Họ sói túi XE "thylacine"




Thylacinus cynocephalus / Tasmanian wolf, thylacine /Chó Sói Tát ma ni (Có khả năng tuyệt chủng)

 

 

3

PERAMELEMORPHIA/ PARAMELLEMORS/BỘ CHUỘT LỚN XE "PERAMELEMORPHIA"

3.1

Peramelidae/ XE "Peramelidae" Bandicoots/ Họ chuột lợn XE "bandicoots"




Chaeropus ecaudatus / Pig Footed Bandicoot / Chuột chân lợn (có khả năng tuyệt chủng)

 

 




Macrotis lagotis / Rabbit Bandicoot / Chuột lợn hình thỏ

 

 




Macrotis leucura /Lesser Rabbit Bandicoot / Chuột lợn nhỏ

 

 




Perameles bougainville /Western barred-bandicoot or Long-nosed bandicoot / Chuột lợn mũi dài

 

 

4

DIPROTODONTIA/ DIPROTODONT MARSUPIALS /BỘ HAI RĂNG CỬA XE "DIPROTODONTIA"

4.1

Phalangeridae XE "Phalangeridae" / Cuscuses/ Họ cáo túi XE "cuscuses"




 

Phalanger orientalis / Grey cuscus / Cáo túi xám

 




 

Spilocuscus maculatus / Spotted cuscus / Cáo túi đốm

 

4.2

Vombatidae XE "Vombatidae" / Northern hairy-nosed wombat / Họ Thú lông mũi XE " northern hairy-nosed wombat "




Lasiorhinus krefftii / Queenland hairy-nosed wombat / Thú lông mũi

 

 

4.3

Macropodidae XE "Macropodidae" / Kangaroos XE "kangaroos" , wallabies/ Họ Kangaru XE "wallabies"




 

Dendrolagus inustus /Grizzled tree kangaroo / Kangaru gai

 




 

Dendrolagus ursinus / Black tree kangaroo / Kangaru đen

 




Lagorchestes hirsutus/Western hare-wallaby / Kangaru chân to

 

 




Lagostrophus fasciatus/ Banded hare-wallaby / Kangaru chân to sọc

 

 




Onychogalea fraenata /Bridled nail-tailed wallaby / Kangaru chân vuốt

 

 




Onychogalea lunata / Crescent Nail tailed wallaby / Kangaru vuốt bán nguyệt

 

 

4.4

Potoroidae / XE "Potoroidae" Rat-kangaroos/ Họ Kang ga ru chuột XE "rat-kangaroos"




Bettongia spp / Rat-kangaroo / Kangaru chuột

 

 




Caloprymnus campestris / Desert rat-kangaroo / Kangaru chuột (có khả năng tuyệtchủng)

 

 

5

SCANDENTIA/ BỘ CHUỘT CHÙ XE "SCANDENTIA"

5.1

Tupaiidae XE "Tupaiidae" /Tree shrews/ Họ chuột chù cây XE "tree shrews"




 

Tupaiidae spp / Tree shrews / Nhóm loài chuột chù cây

 

6

CHIROPTERA/ BATS / BỘ DƠI XE "CHIROPTERA"

6.1

Phyllostomidae XE "Phyllostomidae" / Broad-nosed bat/ Họ dơi lá mũi XE "bats" XE "broad-nosed bat" rộng




 

 

Platyrrhinus lineatus / White-line bat / Dơi sọc trắng ( quần thể ở Uruguay)

6.2

Pteropodidae XE "Pteropodidae" / Fruit bats XE "bats" XE "fruit bats" , flying foxes/ Họ dơi ăn quả XE "flying foxes"






Acerodon spp. /Các loài dơi (Trừ các loài quy định trong Phụ lục I)

 




Acerodon jubatus / Flying Foxes / Dơi quả A-xe

 

 




Acerodon lucifer / Golden capped fruit bat /Dơi quả A-xe jubatus (có khả năng tuyệt chủng)

 

 




 

Pteropus spp / Flying foxes / Các loài dơi ngựa (Trừ các loài quy định trong Phụ lục I)

 




Pteropus insularis / Truk flying fox /Dơi ngựa In-su

 

 




Pteropus mariannus / Manana Flying fox / Dơi ngựa Mana

 

 




Pteropus molossinus / Ponape flying fox / Dơi ngựa Pon

 

 




Pteropus phaeocephalus Mortlock flying fox / Dơi ngựa Vít

 

 




Pteropus pilosus / Palau flying fox/Dơi ngựa Palau

 

 




Pteropus samoensis / Samoan flying fox / Dơi ngựa Sa-mô

 

 




Pteropus tonganus / Ínsular Flying fox / Dơi ngựa Tonga

 

 

7

PRIMATES XE "PRIMATES" / APES, MONKEYS / BỘ LINH TRƯỞNG XE "monkeys"




 

PRIMATES spp / Các loài linh trưởng (Trừ các loài quy định trong Phụ lục I)

 

7.1

Lemuridae XE "Lemuridae" / Large lemurs/ Họ vượn cáo XE "lemurs" XE "large lemurs"




Lemuridae spp. / Lemur and Gentle lemur / Các loài Vượn Cáo

 

 

7.2

Megaladapidae XE "Megaladapidae" / Sportive lemurs/ Họ vượn triết XE "lemurs" XE "sportive lemurs"




Megaladapidae spp. / Sportive and weasel lemur / Các loài vượn triết. (có khả năng tuyệt chủng)

 

 

7.3

Cheirogaleidae / XE "Cheirogaleidae" Dwarf lemurs/ Họ vượn lùn nhỏ XE "lemurs" XE "dwarf lemurs"




Cheirogaleidae spp. / Dwarf and mouse lemur /Nhóm loài vượn lùn nhỏ

 

 

7.4

Indridae XE "Indridae" / Avahi XE "avahi" , indris XE "indris" , sifakas XE "sifakas" , woolly lemurs/ Họ vượn lông mượt XE "lemurs" XE "woolly lemurs"




Indridae spp. / Avahi XE "avahi" , indris XE "indris" , sifakas XE "sifakas" ,woolly lemurs / Các loài vượn lông mượt

 

 

7.5

Daubentoniidae XE "Daubentoniidae" / Aye-aye/ Họ vượn khôn XE "aye-aye"




Daubentonia madagascariensis /Aye-aye/ Vượn Madagasca

 

 

7.6

Callitrichidae XE "Callitrichidae" / Marmosets XE "marmosets" , tamarins/ Họ khỉ đuôi sóc XE "tamarins"




Callimico goeldii / Goeldi Marmoset/ Khỉ sóc Goeldi

 

 




Callithrix aurita / White-eared Marmoset / Khỉ sóc tai trắng

 

 




Callithrix flaviceps /Buff Headed Marmoset / Khỉ sóc đầu vàng

 

 




Leontopithecus spp / Golden Lion Marmoset / Khỉ đuôi sóc vàng

 

 




Saguinus bicolor / Pied marmoset / Khỉ sóc nhiều màu

 

 




Saguinus geoffroyi / Cotton top tamarin / Khỉ sóc Pana

 

 




Saguinus leucopus / White Footed Marmoset / Khỉ sóc chân trắng

 

 




Saguinus oedipus / Cotton- headed tamarin / Khỉ sóc đầu trắng

 

 

7.7

Cebidae / XE "Cebidae" New World monkeys / Họ khỉ Xe-bi XE "New World monkeys"




Alouatta coibensis / Manted Howler/ Khỉ rú Coiben

 

 




Alouatta palliata /Manted Howler/ Khỉ rú Pa-li

 

 




Alouatta pigra / Guatemalan howler / Khỉ rú Pi-ga

 

 




Ateles geoffroyi frontatus / Black handed spider monkey/ Khỉ nhện tay đen

 

 




Ateles geoffroyi panamensis /Black handed spider monkey/ Khỉ nhện tay đen Pa-na

 

 




Brachyteles arachnoides /  Wooly spider monkey / Khỉ nhện lông mượt

 

 




Cacajao spp / Uakaris / Các loài khỉ rú Uaka

 

 




Chiropotes albinasus / White- nosed saki / Khỉ mũi trắng

 

 




Lagothrix flavicauda / Yellow tailed wooly monkey / Khỉ đuôi vàng

 

 




Saimiri oerstedii / Red-baked squirrel monkey / Khỉ sóc đỏ

 

 

7.8

Cercopithecidae XE "Cercopithecidae" / Old World monkeys / Họ khỉ đuôi dài XE "Old World monkeys"




Cercocebus galeritus galeritus/ Tana river mangabey/ Khỉ xồm

 

 




Cercopithecus diana/ Diana monkey/Khỉ di-a-na

 

 




Macaca silenus/ Lion – tailed macaque/Khỉ đuôi sư tử

 

 




Mandrillus leucophaeus/ Drill/ Khỉ mặt đen Tây phi

 

 




Mandrillus sphinx/ Mandrill/ Khỉ mõm Chó

 

 




Nasalis concolor/ Mentawi Islands snub-nosed langur/ Voọc mũi hếch đảo men-ta

 

 




Nasalis larvatus/ Proboscis monkey/ Khỉ mũi dài bo-sit

 

 




Presbytis potenziani/ Mentawi leaf monkey/ Khỉ lá Men-ta

 

 




Procolobus pennantii kirkii/ Zanzibar red colobus/ Khỉ đỏ Zan-zi

 

 




Procolobus rufomitratus/ Tana river red colobus/ Khỉ đỏ Ta-na

 

 




Pygathrix spp./ Snub-nosed monkey/ Khỉ mũi hếch

 

 




Semnopithecus entellus/ Grey langur/Khỉ ấn độ

 

 




Trachypithecus geei/ Golden langur/Voọc vàng

 

 


tải về 1.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương