Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-cp ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính



tải về 41.76 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích41.76 Kb.
#21087


BỘ TÀI CHÍNH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM




Số: 443 /QĐ-BTC

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc





















Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2010





QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy trình xây dựng,

ban hành và công bố chuẩn mực kiểm toán Việt Nam



BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

- Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

- Căn cứ Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập;

- Căn cứ Quyết định số 1053/QĐ-BTC ngày 13/05/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc “Uỷ quyền cho Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) thực hiện nghiên cứu, soạn thảo, cập nhật Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam phù hợp với chuẩn mực kiểm toán quốc tế hiện hành”;

Để thống nhất việc nghiên cứu, xây dựng, ban hành và công bố hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán,


QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy trình xây dựng, ban hành và công bố chuẩn mực kiểm toán Việt Nam".
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký và thay thế các quy định của Bộ Tài chính đã ban hành về xây dựng, công bố, ban hành chuẩn mực kiểm toán.
Điều 3: Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán, Chủ tịch Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và các đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng, ban hành và công bố chuẩn mực kiểm toán Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.







KT. BỘ TRƯỞNG

Nơi nhận:

- Như Điều 3

- VACPA

- Vụ Pháp chế



- Vụ KHTC

- Lưu VT, Vụ CĐKT;



THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)

Trần Xuân Hà



BỘ TÀI CHÍNH




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM







Độc lập - Tự do - Hạnh phúc











QUY TRÌNH XÂY DỰNG, BAN HÀNH VÀ CÔNG BỐ

CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 443/QĐ-BTC

ngày 01/3/2010 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính)
1. Nguyên tắc xây dựng, ban hành và công bố chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

a) Dựa trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế về kiểm toán do Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) công bố (như số hiệu, kết cấu, nội dung, cách phân loại chuẩn mực,...);

b) Phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam, phù hợp với hệ thống luật pháp, trình độ, kinh nghiệm kiểm toán của Việt Nam;

c) Đơn giản, rõ ràng và tuân thủ các quy định về thể thức ban hành văn bản pháp luật Việt Nam;

d) Kế thừa kinh nghiệm áp dụng Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã ban hành từ năm 1999 đển năm 2005.

2. Các bước công việc

Việc xây dựng và công bố chuẩn mực kiểm toán phải tuân thủ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Quy trình này, gồm các bước sau:

a) Xây dựng nguyên tắc chung về phạm vi, đối tượng áp dụng và cơ sở soạn thảo hệ thống chuẩn mực kiểm toán phù hợp với quy trình này; xây dựng danh mục hệ thống chuẩn mực và sắp xếp, phân loại các chuẩn mực;

b) Tổ chức dịch chuẩn mực kiểm toán quốc tế ra Tiếng Việt (nếu cần) làm cơ sở nghiên cứu, soạn thảo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam;

c) Dự thảo nội dung từng chuẩn mực, tổ chức thảo luận trong nhóm và Ban soạn thảo;

d) Tổ chức hội thảo và lấy ý kiến các kiểm toán viên, các công ty kiểm toán, chuyên gia kế toán, kiểm toán, các cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học, các doanh nghiệp, các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán về nội dung dự thảo chuẩn mực;

đ) Thu thập và tổng hợp ý kiến tham gia qua các cuộc trao đổi để bổ sung, thống nhất và hoàn thiện theo từng nội dung đã dự thảo đối với từng chuẩn mực;

e) Gửi xin ý kiến các Cục, Vụ, Viện, Tổng cục thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan có liên quan, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam và Hội nghề nghiệp;

g) Đưa dự thảo lên website Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân sau khi được Lãnh đạo Bộ chấp thuận;

h) Sau khi có ý kiến tham gia của các cơ quan, đơn vị, hoàn thiện lấy ý kiến thẩm định trước khi trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, công bố;

i) Phổ biến, triển khai thực hiện các chuẩn mực kiểm toán sau khi ban hành.
3. Số hiệu, ký hiệu chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

a) Số hiệu: Từng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có tên gọi và số hiệu riêng biệt. Số hiệu của mỗi chuẩn mực được đánh theo số hiệu của chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Trường hợp phải ban hành chuẩn mực kiểm toán Việt Nam riêng thì dánh số hiệu theo thứ tự lô gíc cho phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán đã được ban hành.

b) Ký hiệu: Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam ký hiệu là VSA (gồm các chữ cái đầu của tên gọi Tiếng Anh Vietnamese Standards on Auditing).

4. Bố cục của một chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Mỗi chuẩn mực kiểm toán đều có tên gọi, số hiệu, bố cục theo phần, mục, đoạn, có tiêu đề của phần, mục và có số thứ tự “đoạn”. Mỗi chuẩn mực bao gồm 2 phần: Quy định chung và Nội dung chuẩn mực.


a) Quy định chung gồm: Phạm vi áp dụng, Mục đích và Giải thích thuật ngữ.

Mỗi chuẩn mực chỉ giải thích các thuật ngữ liên quan trực tiếp, sử dụng nhiều lần trong chuẩn mực đó và thuật ngữ phải giải thích để hiểu thống nhất; không giải thích lại các thuật ngữ đã giải thích ở chuẩn mực đã ban hành trước.


b) Nội dung chuẩn mực gồm: Yêu cầu và Hướng dẫn áp dụng.

- Phần yêu cầu: Gồm các công việc hoặc thủ tục mà kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải áp dụng hoặc thực hiện đối với các vấn đề trọng yếu khi thực hiện công việc kiểm toán. Mỗi nội dung được lập thành đoạn riêng và ghi số liên tục từ 01, 02 cho đến hết tương đương với các đoạn của chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Đối với các đoạn Việt Nam cần quy định thêm thì ghi thêm chữ a, b... bên cạnh số đoạn tương đương với chuẩn mực quốc tế.

- Phần hướng dẫn áp dụng: Gồm các giải thích, hướng dẫn để kiểm toán viên và công ty kiểm toán thực hiện các công việc hoặc thủ tục đã quy định trong phần yêu cầu. Mỗi nội dung được lập thành đoạn riêng và ghi số liên tục từ A1, A2 cho đến hết tương đương với các đoạn của chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Đối với các đoạn cần hướng dẫn thêm thì thực hiện như phần yêu cầu trên đây.

Phần ghi chú để liên kết với các chuẩn mực kiểm toán khác hoặc liên kết từ phần yêu cầu với phần hướng dẫn, từ phần hướng dẫn đến phần yêu cầu được ghi trong ngoặc đơn (...).

Đối với các nội dung mà chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có quy định hoặc hướng dẫn mới, khác với chuẩn mực kiểm toán quốc tế thì in chữ nghiêng để thuận tiện cho việc theo dõi, áp dụng.
5. Sửa đổi, bổ sung chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
Trong quá trình thực hiện chuẩn mực kiểm toán nếu xét thấy cần sửa đổi, bổ sung từng chuẩn mực hoặc một số chuẩn mực thì Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (hoặc Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán thấy cần thiết) đề xuất nội dung sửa đổi trình Bộ Tài chính. Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán có trách nhiệm xem xét sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung; nội dung, kế hoạch sửa đổi, bổ sung chuẩn mực và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định. Việc sửa đổi, bổ sung cũng thực hiện theo Quy trình này.
6. Nhiệm vụ của các đơn vị liên quan
a) Nhiệm vụ của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)
- Thành lập Ban soạn thảo hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và nhóm soạn thảo từng chuẩn mực;

- Tổ chức dịch các chuẩn mực kiểm toán quốc tế ra Tiếng Việt làm cơ sở nghiên cứu, soạn thảo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam;

- Nghiên cứu, soạn thảo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam theo chương trình kế hoạch đã được Bộ Tài chính phê duyệt;

- Tổ chức thảo luận trong Ban, nhóm về nội dung dự thảo các chuẩn mực;

- Phản ánh về Bộ Tài chính những khó khăn, vướng mắc trong quá trình soạn thảo để có sự chỉ đạo kịp thời;

- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến tham gia của các kiểm toán viên, các công ty kiểm toán, các nhà chuyên môn đối với từng chuẩn mực;

- Hoàn chỉnh dự thảo chuẩn mực trình Bộ Tài chính xem xét, quyết định;

- Phổ biến, triển khai thực hiện các chuẩn mực kiểm toán sau khi Bộ Tài chính ban hành.


b) Nhiệm vụ của Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán
- Tham gia cùng Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam trong việc xây dựng kế hoạch, đề cương nghiên cứu và xác định các nguyên tắc chung về phạm vi, đối tượng áp dụng và cơ sở soạn thảo hệ thống chuẩn mực kiểm toán cũng như danh mục hệ thống chuẩn mực;

- Cử cán bộ tham gia vào Ban soạn thảo hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam do VACPA thành lập;

- Cử cán bộ tham dự các cuộc thảo luận nhóm, tổ các chuẩn mực kiểm toán;

- Chủ trì xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ý kiến về dự thảo chuẩn mực kiểm toán do VACPA soạn thảo;

- Phối hợp với VACPA tổ chức hội thảo và lấy ý kiến các đơn vị trong và ngoài Bộ (gồm các cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học, các doanh nghiệp, các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán) về nội dung dự thảo chuẩn mực;

- Đưa dự thảo lên Website của Bộ để lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân;

- Tổng hợp các ý kiến tham gia và phối hợp với VACPA hoàn thiện nội dung đã dự thảo của mỗi chuẩn mực;

- Gửi xin ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành và công bố;

- Hỗ trợ VACPA phổ biến, triển khai thực hiện các chuẩn mực kiểm toán sau khi ban hành.

\c) Nhiệm vụ của Vụ Pháp chế

- Tham gia quá trình nghiên cứu, xây dựng chuẩn mực kiểm toán;

- Tham gia ý kiến vào dự thảo các chuẩn mực kiểm toán;

- Thực hiện thẩm định việc ban hành các chuẩn mực kiểm theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật


d) Nhiệm vụ của các đơn vị có liên quan trong Bộ

- Tham gia ý kiến vào dự thảo các chuẩn mực kiểm toán;



- Trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình tạo điều kiện cho quá trình triển khai xây dựng, ban hành và công bố chuẩn mực kiểm toán được thuận lợi.
Quy trình này được áp dụng thống nhất cho quá trình nghiên cứu, soạn thảo, ban hành và công bố chuẩn mực kiểm toán Việt Nam./.






KT. BỘ TRƯỞNG




THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)






Trần Xuân Hà









Каталог: upload -> lawdata
lawdata -> Điều Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2008/NĐ-cp ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp như sau
lawdata -> Căn cứ Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2012
lawdata -> Công văn số 14635 tc-cđkt ngµy 13/12/2004
lawdata -> Của Chính phủ số 133/2005/NĐ-cp ngày 31 tháng 10 năm 2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-cp ngày 30 tháng 3 năm 2004 về Kiểm toán độc lập
lawdata -> BỘ TÀi chính số: 143/2001/QĐ-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
lawdata -> QuyếT ĐỊnh của thủ TƯỚng chính phủ SỐ 155/2004/QĐ-ttg ngàY 24 tháng 8 NĂM 2004 VỀ ban hành tiêu chí, danh mục phân loại công ty nhà NƯỚc và CÔng ty thành viên hạch toáN ĐỘc lập thuộc tổng công ty nhà NƯỚC
lawdata -> Căn cứ Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/3/2011
lawdata -> Căn cứ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008
lawdata -> QUỐc hội cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
lawdata -> BỘ TÀi chính số: 219/2013/tt- btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 41.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương