Chương 3 ĐẢng lãnh đẠo cả NƯỚc quá ĐỘ LÊn chủ nghĩA



tải về 252.5 Kb.
trang1/20
Chuyển đổi dữ liệu18.12.2022
Kích252.5 Kb.
#53995
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20
Chương III


Chương 3
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CẢ NƯỚC QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC,
THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 – 2018)
I. Lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975-1986)

1. Đặc điểm của cách mạng Việt Nam, đường lối xây dựng, bảo vệ Tổ quốc


Với đại thắng mùa Xuân năm 1975, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, Tổ quốc hoàn toàn độc lập thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Đất nước bước vào thời kỳ mới trong bối cảnh có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn.
Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III (81975) chủ trương: Hoàn thành thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội; miền Bắc phải tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; miền Nam phải đồng thời tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 27-10-1975, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa họp phiên đặc biệt để bàn chủ trương, biện pháp thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước.
Ngày 5 và 6-11-1975, tại Sài Gòn, Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Hội đồng cố vấn Chính phủ và đại biểu các nhân sĩ, trí thức đã họp hội nghị liên tịch và cử đoàn đại biểu miền Nam gồm 25 thành viên do đồng chí Phạm Hùng dẫn đầu để hiệp thương với đoàn đại biểu miền Bắc.
Từ ngày 15 đến 21-11-1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị của hai đoàn đại biểu Bắc, Nam họp tại Sài Gòn. Hội nghị khẳng định: Nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam là một, nước nhà cần được sớm thống nhất về mặt
Nhà nước. Hội nghị chủ trương tổ chức tổng tuyển cử trên toàn lãnh thổ Việt Nam bầu ra Quốc hội chung cho cả nước vào nửa đầu năm 1976 theo nguyên tắc dân chủ, phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Ngày 3-1-1976 Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 228CT/TW nêu rõ tầm quan trọng của cuộc Tổng tuyển cử và giao trách nhiệm cho các cấp ủy lãnh đạo cuộc bầu cử.
Thực hiện chủ trương thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước của
Đảng, ngày 25-4-1976 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất được tiến hành. Thực hiện trọn vẹn di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”.
Từ ngày 24-6 đến ngày 3-7-1976, kỳ họp thứ Nhất của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất đã họp tại Thủ đô Hà Nội.
Đại hội lần thứ IV của Đảng, đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước
Đại hội lần thứ IV của Đảng họp từ ngày 14 đến 20-12-1976 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 1.008 đại biểu, thay mặt cho hơn 1,5 triệu đảng viên cả nước, có 29 đoàn đại biểu của các Đảng và tổ chức quốc tế.
Đại hội đã tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, khẳng
định thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có ý nghĩa quốc tế quan trọng, có tính thời đại sâu sắc.
Thành công của Đại hội đã cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân bước vào công cuộc lao động sáng tạo để “Xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong ước.
Nội dung đường lối chung đã phản ánh đúng mục tiêu, phương hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện nội dung cuộc đấu tranh dân tộc, giai cấp gay go, phức tạp nhằm giải quyết vấn đề ai thắng ai giữa con đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa.
Về đường lối xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa, Đại hội lần thứ IV của Đảng nêu rõ: Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công-nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; kết hợp kinh tế với quốc phòng; tăng cường quan hệ phân công, hợp tác, tương trợ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền và các bên cùng có lợi; làm cho nước Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa có kinh tế công-nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học-kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh, hạnh phúc.
Trên cơ sở đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới, Đại hội đã xác định các nội dung về: Phương hướng và nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 1976 -1980 là phát triển và cải tạo kinh tế, văn hoá, phát triển khoa học, kỹ thuật; Đẩy mạnh cách mạng tư tưởng và văn hoá, xây dựng và phát triển nền văn hoá mới; Tăng cường Nhà nước xã hội chủ nghĩa, phát huy vai trò của các đoàn thể, làm tốt công tác quần chúng; Coi trọng nhiệm vụ quốc tế và chính sách đối ngoại của Đảng; Nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Đại hội lần IV của Đảng là đại hội toàn thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, khẳng định và xác định đường lối đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, con đường lịch sử mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Tuy nhiên, Đại hội lần thứ IV của Đảng còn bộc lộ một số hạn chế như: Chưa tổng kết kinh nghiệm 21 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nên chưa phát hiện những khuyết tật của chủ nghĩa xã hội thời chiến, chưa đề xuất được con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam một cách thích hợp.
Đại hội chưa nhận thức được việc bức thiết phải làm sau chiến tranh là khắc phục hậu quả chiến tranh; dự kiến thời gian phấn đấu để hoàn thành về cơ bản quá trình đưa nền kinh tế của đất nước từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa trong khoảng 20 năm để kết thúc thời kỳ quá độ là một chủ trương nóng vội; trong kế hoạch kinh tế đã thiên về ưu tiên công nghiệp nặng với quy mô lớn ngay từ đầu, mở rộng quy mô hợp tác xã quá mức, đề ra các chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp và công nghiệp vượt quá khả năng thực tế.
Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
Thách thức lớn nhất đối với cách mạng Việt Nam là từ năm 1975 đến
năm 1979 phải tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây-Nam đồng thời giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt
(7-1-1979) và giúp đỡ dân tộc Campuchia hồi sinh đất nước. Từ ngày 17-21979 phải chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ở biên giới phía Bắc.
Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội
Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội IV, Ban Chấp hành Trung ương đã có nhiều hội nghị chuyên bàn về kinh tế, trong đó tập trung chủ yếu vào chỉ đạo phát triển nông nghiệp, giải quyết vấn đề lương thực. Hội nghị lần thứ 2 (7-1977) bàn về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Hội nghị lần thứ 3 (12-1977) bàn về kế hoạch kinh tế năm 1978, về khắc phục sự trì trệ trong sản xuất và quản lý kinh tế. Hội nghị lần thứ 5 (12-1978) đề ra ba nhiệm vụ lớn của năm 1979 là ổn định và đảm bảo đời sống, bảo đảm an ninh, bảo vệ Tổ quốc; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt; đồng thời chuẩn bị điều kiện phát triển cho những năm sau.

  • Kinh tế, chúng ta đã ra sức phấn đấu khắc phục những hậu quả nặng nề do chiến tranh xâm lược và thiên tai liên tiếp gây ra. Những cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải bị giặc đánh phá về cơ bản đã được khôi phục; sản xuất trên một số mặt phát triển.

  • Về cải tạo xã hội chủ nghĩa, đối với các tỉnh phía Nam, thực hiện chủ trương: “Xóa bỏ triệt để quyền chiếm hữu phong kiến về ruộng đất và những tàn tích bóc lột phong kiến; quốc hữu hóa những cơ sở công thương nghiệp của tư sản mại bản, bọn phản quốc và bọn tư sản chạy ra nước ngoài; tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với tư bản tư doanh; hợp tác hóa nông nghiệp, tổ chức lại thủ công nghiệp và thương nghiệp nhỏ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn gay gắt. Mô hình hợp tác xã quy mô lớn tập trung ở miền Bắc thời điểm đó không phù hợp nên nhanh chóng bộc lộ những nhược điểm: ruộng đất bị bỏ hoang, xã viên không thiết tha với ruộng đồng, các ngành nghề làm ăn thua lỗ, thu nhập của xã viên ngày càng thấp. Từ cuối năm 1979, ở một số địa phương miền Bắc đã xuất hiện hiện tượng “khoán chui”. Ở miền Nam, tình hình ruộng đất rất phức tạp, việc làm thí điểm hợp tác xã ở miền Trung và Tây Nguyên diễn ra thuận lợi, nhưng thiếu vững chắc, ở Nam Bộ diễn ra phức tạp và lúng túng, sản xuất nông nghiệp có chiều hướng suy giảm.
Tình hình nêu trên đặt ra yêu cầu tất yếu đối với Đảng ta là phải tìm tòi đổi mới, khắc phục những sai lầm khuyết điểm, đưa đất nước tiến lên theo mục tiêu con đường đã chọn. Từ năm 1979 đến tháng 8 năm 1986 là thời kỳ đổi mới từng phần, có vị trí rất quan trọng đối với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam.

tải về 252.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương