Chương 3 ĐẢng lãnh đẠo cả NƯỚc quá ĐỘ LÊn chủ nghĩA


Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết, đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế



tải về 252.5 Kb.
trang20/20
Chuyển đổi dữ liệu18.12.2022
Kích252.5 Kb.
#53995
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20
Chương III

3. Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết, đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế


Đoàn kết là nguyên tắc của Đảng chân chính cách mạng. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848), Karl Marx và Friedrich Engels đã nêu rõ khẩu hiệu chiến lược: Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại. Đầu thế kỷ XX, V.I.Lenin và Quốc tế Cộng sản bổ sung: Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại. Đối với dân tộc Việt Nam, đoàn kết là truyền thống quý báu, là cội nguồn sức mạnh trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng nêu cao ngọn cờ dân tộc, lợi ích quốc gia, dân tộc. Đại đoàn kết dân tộc là điểm căn bản và nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thành công. Người coi giữ gìn đoàn kết trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Người cũng là hiện thân của tinh thần đoàn kết quốc tế.

4. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế


Chủ nghĩa Mác-Lênin mang bản chất quốc tế, cách mạng của giai cấp vô sản không chỉ giải phóng giai cấp lao động trong một nước mà giải phóng toàn nhân loại. Đoàn kết và ủng hộ lẫn nhau giữa các cuộc cách mạng và nhân dân các nước là yêu cầu khách quan tất yếu. Trong thế giới hiện đại, nhiều vấn đề không thể giải quyết trong phạm vi một nước mà cấn đến sự hợp tác quốc tế. Hồ Chí Minh là lãnh tụ dân tộc, lãnh tụ của Đảng đồng thời là chiến sĩ quốc tế. Người thấy rõ sự cần thiết phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. “Nhưng muốn người ta giúp cho, thì trước minh phải tự giúp lấy mình đã”. Quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đã kết hợp đúng đắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, tạo nên nhân tố quyết định thắng lợi.

5. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam


Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đặc biệt chú trọng xây dựng Đảng Cộng sản-đội tiền phong của giai cấp vô sản. Đảng Cộng sản phải được trang bị lý luận tiền phong, khoa học, có Cương lĩnh chính trị rõ ràng, được tổ chức theo những nguyên tắc cơ bản và với kỷ luật chặt chẽ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, cách mạng trước hết phải có Đảng cách mạng để tổ chức phong trào cách mạng của quần chúng, Đảng phải có chủ nghĩa làm cốt, Đảng không có chủ nghĩa (lý luận) cũng giống như người không có trí khôn. Đảng phảo hoàn thành sứ mệnh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước vì hạnh phúc của nhân dân. Người nhấn mạnh, Đảng và từng cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần đạo đức cách mạng. Năm 1927, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đề ra 23 điều về tư cách người cách mệnh. Năm 1947, Người đề ra 12 điều về tư cách của một Đảng chân chính cách mạng.



1 Theo Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị.

2 Theo Kết luận của Hội nghị Trung ương 6, khóa XI (10-2012).

3 Theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa XI (1-2012).

4 Theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa XI (5-2013).

5 Theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa XI (5-2012).


tải về 252.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương