Chương 3 ĐẢng lãnh đẠo cả NƯỚc quá ĐỘ LÊn chủ nghĩA


III. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh 1991 và Bổ sung, phát triển năm 2011)



tải về 252.5 Kb.
trang17/20
Chuyển đổi dữ liệu18.12.2022
Kích252.5 Kb.
#53995
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20
Chương III

III. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh 1991 và Bổ sung, phát triển năm 2011)

1. Hoàn cảnh lịch sử và cơ sở hoạch định, phát triển Cương lĩnh


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam hoạch định Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Sau đây gọi tắt là Cương lĩnh năm 1991). Trải qua 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, nhiều vấn đề mới về thực tiễn và lý luận đặt ra trong công cuộc đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi. Vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam (1-2011) đã tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận và thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011).
- Qua 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội theo Cương lĩnh năm 1991 với đường lối đổi mới, chiến lược và chính sách phù hợp, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, kinh tế phát triển, chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững, đối ngoại, hội nhập quốc tế được mở rộng, đời sống nhân dân được cải thiện. Nhiều vấn đề thực tiễn được tổng kết làm sáng tỏ nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đó là cơ sở quan trọng để bổ sung, phát triển Cương lĩnh tại Đại hội XI của Đảng (1-2011).

2. Nội dung và ý nghĩa của Cương lĩnh


Cương lĩnh năm 1991 đã tổng kết hơn 60 năm Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam với những thành công và có cả khuyết điểm, sai lầm và nêu rõ những bài học lớn. Đó là bài học nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; sự lãnh đạo dúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Cương lĩnh nêu rõ xã hội xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam xây dựng là một xã hội:
“- Do nhân dân lao động làm chủ.

  • Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.

  • Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

  • Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.

  • Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.

  • Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới”.

Cùng với 6 đặc trưng của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nêu trên, Cương lĩnh đề ra 7 phương hướng cơ bản về xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa; về phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa; về thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, phát triển các thành phần kinh tế, kinh tế hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa làm cho thế giới quan MácLênin, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội; thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc; thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Cương lĩnh đề ra những định hướng lớn về chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng-an ninh, đối ngoại. Nêu rõ quan điểm về xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân; xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân; Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hệ thống chính trị.
Mục tiêu tổng quát phải đạt tới, khi kết thúc thời kỳ quá độ là xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hóa phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh”.
Cương lĩnh đã trình bày khái quát quá trình cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam-Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện và nêu bật những bài học kinh nghiệm lớn:

tải về 252.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương