Chương 3 ĐẢng lãnh đẠo cả NƯỚc quá ĐỘ LÊn chủ nghĩA


Quá trình tìm tòi, khảo nghiệm con đường đổi mới đất nước



tải về 252.5 Kb.
trang2/20
Chuyển đổi dữ liệu18.12.2022
Kích252.5 Kb.
#53995
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20
Chương III

2. Quá trình tìm tòi, khảo nghiệm con đường đổi mới đất nước


Trước những đòi hỏi bức xúc của cuộc sống, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khoá IV (8-1979) lúc đầu định bàn về kinh tế địa phương và sản xuất hàng tiêu dùng, nhưng sau đã chuyển sang bàn về những vấn đề kinh tế-xã hội cấp bách có liên quan đến đường lối và chính sách kinh tế-xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Trước hết, Hội nghị xác định phải coi nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là động viên cao độ và tổ chức toàn dân đẩy mạnh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhằm đảm bảo lương thực, thực phẩm, cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp, tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu.
Về cải tạo xã hội chủ nghĩa, Hội nghị cho rằng: phải tận dụng các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể để phát triển sản xuất; phải tuỳ từng ngành nghề, từng mặt hàng và xuất phát từ hiệu quả kinh tế mà vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức sản xuất cho thích hợp. Hội nghị xác định: phải nắm vững phương châm tích cực và vững chắc, hiện nay phải nhấn mạnh vững chắc; chống tư tưởng nóng vội, chủ quan, cưỡng ép, mệnh lệnh, làm ồ ạt gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống nhân dân.
Tư tưởng nổi bật của Hội nghị Trung ương sáu là “làm cho sản xuất bung ra”, nghĩa là phải khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, điều chỉnh những chủ trương, chính sách kinh tế, phá bỏ những rào cản để cho lực lượng sản xuất phát triển. Đó là bước đột phá đầu tiên trong quá trình tìm tòi, đổi mới của Đảng ta.
Rút kinh nghiệm qua khoán thí điểm cây lúa trong các hợp tác xã nông nghiệp, ngày 13-1-1981, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 100/CT-TW về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp. Chỉ thị ra đời được nhân dân cả nước hồ hởi đón nhận. Chưa có hình thức kinh tế nào khi xuất hiện lại được nhiều người bàn luận sôi nổi và được mở rộng nhanh chóng, biến thành một phong trào quần chúng sâu rộng, thu hút hàng triệu nông dân, không những đem lại hiệu quả kinh tế lớn mà còn mở ra triển vọng tốt đẹp cho việc cải tiến quản lý nông nghiệp như Chỉ thị 100. Với hình thức khoán ấy, tuy còn ở trình độ thấp nhưng đã tạo nên không khí phấn khởi trong nông dân.
Trong lĩnh vực công nghiệp, trên cơ sở tổng kết các hiện tượng “xé rào” và làm thí điểm nhằm phát triển công nghiệp, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh và Long An, ngày 21-1-1981, Chính phủ đã ban hành Quyết định 25-CP về quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh. Quyết định nêu rõ: Cần lấy kế hoạch làm chính, đồng thời sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hoá, thị trường, kinh doanh có lãi; cho phép các xí nghiệp quốc doanh có nhiều nguồn cân đối và kế hoạch ba phần (phần Nhà nước giao, phần tự làm, phần sản xuất phụ).
Cùng ngày 21-1-1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 26-CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, bước phát triển mới về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Đại hội lần thứ V của Đảng tiến hành từ ngày 27-3 đến ngày 31-31982 tại Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 1.033 đại biểu thay mặt cho hơn 1,7 triệu đảng viên trong cả nước, có 47 đoàn đại biểu các đảng cộng sản và công nhân, các tổ chức cách mạng trên thế giới.
Thứ nhất, Đại hội đưa ra quan niệm mới về chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Theo quan điểm của Đại hội V, thời kỳ qua độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là khó khăn, phức tạp, lâu dài, phải trải qua nhiều chặng đường, hiện nay nước ta đang ở chặng đường đầu tiên, đồng thời chỉ ra nội dung kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của chặng đường đầu.
Thứ hai, Đại hội xác định cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới có hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ mật thiết với nhau. Xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt những kết quả thiết thực làm cho đất nước ta mạnh lên về mọi mặt và trong mọi hoàn cảnh thì mới có đủ sức đánh thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược của địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Thứ ba, Đại hội đã có những điều chỉnh về nội dung, bước đị, cách làm của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên.
Nội dung đó phản ánh đúng bước đi của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, phù hợp với thực tiễn nước ta; nhằm khai thác, phát huy thế mạnh, tiềm năng của đất nước về lao động, đất đai, ngành nghề... giải quyết đúng đắn mối quan hệ công nghiệp với nông nghiệp làm cơ sở để thực hiện nhiệm vụ chủ yếu của chặng đường đầu tiên, tạo ra những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, Hội nghị Bộ Chính trị tháng 8-1986 đưa ra bản “Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế”. Đây là bước đột phá thứ ba, đồng thời cũng là bước quyết định cho sự ra đời của đường lối đổi mới.
Về cơ cấu sản xuất, Hội nghị cho rằng, chúng ta đã chủ quan, nóng vội đề ra một số chủ trương quá lớn về quy mô, quá cao về nhịp độ xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất.
Về cải tạo xã hội chủ nghĩa, Hội nghị cho rằng, do chưa nắm vững quy luật đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nên chúng ta đã phạm nhiều khuyết điểm trong cải tạo xã hội chủ nghĩa.
Về cơ chế quản lý kinh tế, Hội nghị cho rằng, bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, làm cho hai mặt ăn khớp với nhau tạo ra động lực mới thúc đẩy sản xuất phát triển

tải về 252.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương