Chương 3 ĐẢng lãnh đẠo cả NƯỚc quá ĐỘ LÊn chủ nghĩA



tải về 252.5 Kb.
trang6/20
Chuyển đổi dữ liệu18.12.2022
Kích252.5 Kb.
#53995
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20
Chương III

Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000 do Đại hội VII thông qua xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2000 là ra khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế-xã hội, phấn đấu vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển. GDP năm 2000 tăng gấp đôi so với năm 1990.
Quan điểm chỉ đạo của Đảng: Phát triển kinh tế-xã hội theo con đường củng cố độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình thực hiện dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hoá, có kỷ cương, xoá bỏ áp bức, bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Báo cáo chính trị do Đại hội VII thông qua đã đánh giá tình hình, nêu năm bài học kinh nghiệm bước đầu về đổi mới:
Một là, phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới, kết hợp sự kiên định về nguyên tắc và chiến lược cách mạng với sự linh hoạt trong sách lược, nhạy cảm nắm bắt cái mới.
Hai là, đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để, nhưng phải có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.
Ba là, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế, xã hội.
Bốn là, tiếp tục phát huy sâu rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhưng phải được lãnh đạo tốt, có bước đi vững chắc phù hợp.
Năm là, trong quá trình đổi mới phải quan tâm dự báo tình hình, kết hợp phát hiện và giải quyết đúng đắn những vấn đề mới nảy sinh trên tinh thần kiên định thực hiện đường lối đổi mới.
Điều lệ Đảng (sửa đổi), lần đầu tiên khẳng định: Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
Sau Đại hội VII, Trung ương Đảng họp nhiều lần, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, giải quyết cụ thể nhiều vấn đề quan trọng:

  • Những chủ trương đổi mới kinh tế

Một là, chủ trương đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội nông thôn đến năm 2000 với ba mục tiêu chủ yếu: Xây dựng nông thôn mới có kinh tế phát triển, đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh có cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của nông dân. Xác định quan điểm, nhiệm vụ xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện.
Hai là, chủ trương phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới phát triển về số lượng, giác ngộ về giai cấp, vững vàng về chính trị, tư tưởng, có trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực tiếp thu và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, vươn lên làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình.

  • Những chủ trương đổi mới hệ thống chính trị

Một là, đổi mới và chỉnh đốn Đảng
Nguyên tắc đổi mới và chỉnh đốn Đảng là quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên trì đường lối đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, củng cố mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân.
Yêu cầu và phương châm đổi mới, chỉnh đốn Đảng: xây dựng Đảng về chính trị và tư tưởng; chỉnh đốn Đảng về tổ chức, tạo bước chuyển biến quan trọng về công tác cán bộ; đổi mới và tăng cường công tác dân vận; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Hai là, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng (1-1994)
Trước mắt, nhân dân ta có những thách thức lớn là: Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới do điểm xuất phát thấp, nhịp độ tăng trưởng chưa cao và chưa vững chắc, lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh gay gắt; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa nếu không khắc phục được những lệch lạc trong chủ trương, chính sách và chỉ đạo thực hiện; nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu; nguy cơ "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch. Các nguy cơ đó có liên quan mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau.
Những cơ hội lớn là: Đảng ta có đường lối đúng đắn, đoàn kết nhất trí, nhân dân ta cần cù, thông minh, giàu lòng yêu nước, có bản lĩnh và ý chí cách mạng kiên cường, tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, các lực lượng vũ trang tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân, những thành tựu của công cuộc đổi mới đang tạo ra thế và lực mới, sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật, xu thế mở rộng quan hệ hợp tác phát triển trên thế giới và khu vực mang đến cho chúng ta thêm những nguồn lực quan trọng.
Mục tiêu đến hết nhiệm kỳ Đại hội VII phải thúc đẩy nhanh hơn nhịp độ thực hiện những mục tiêu của Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2000, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Hội nghị đã bầu bổ sung vào Trung ương Đảng 20 uỷ viên mới để thay thế cho các ủy viên vì lý do sức khoẻ hoặc bị kỷ luật.
Ba là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cải cách một bước nền hành chính nhà nước với quan điểm chỉ đạo:
Bốn là, chủ trương đổi mới, phát triển văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội
Năm là, chủ trương đổi mới về quốc phòng, an ninh, đối ngoại
Củng cố quốc phòng và giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trong đó các lực lượng vũ trang bao gồm quân đội nhân dân và công an nhân dân là lực lượng nòng cốt.
Nhiệm vụ đối ngoại bao trùm trong thời gian tới là giữ vững hoà bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Những chủ trương trên đã góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận. Tháng 11-1991, hai Đảng, Nhà nước Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ. Tháng 7-1995, Việt Nam và Hoa Kỳ đặt quan hệ ngoại giao và Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

tải về 252.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương