Chương 3 ĐẢng lãnh đẠo cả NƯỚc quá ĐỘ LÊn chủ nghĩA


Lãnh đạo đẩy mạnh công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế (1996-2018)



tải về 252.5 Kb.
trang7/20
Chuyển đổi dữ liệu18.12.2022
Kích252.5 Kb.
#53995
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   20
Chương III

2. Lãnh đạo đẩy mạnh công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế (1996-2018)


- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và quá trình thực hiện (1996-
2001)
Đại hội VIII của Đảng thay mặt cho hơn 2,1 triệu đảng viên cả nước
họp tại Hà Nội (12-1986) đã thông qua các văn kiện chính trị quan trọng và bầu Đỗ Mười tiếp tục làm Tổng Bí thư Đảng.
Báo cáo chính trị của Đại hội đánh giá công cuộc đổi mới trong 10 năm (1986-1996) thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng được xác định rõ hơn.
Đại hội tổng kết 10 năm đổi mới và nêu ra sáu bài học chủ yếu:
Một là, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới.
Hai là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị; lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.
Ba là, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân phát huy sức mạnh của cả dân tộc.
Năm là, mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại.
Sáu là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.
Quan điểm chỉ đạo công nghiệp hoá, hiện đại hoá :
Giữ vững độc lập, tự chủ, đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước chính là đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định.
Lấy hiệu quả kinh tế làm chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ.
Kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh.
Sau Đại hội VIII, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp nhiều lần, chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ cụ thể, nổi bật là:

  • Những chủ trương đổi mới kinh tế với quan điểm chỉ đạo của Đảng:

Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm; phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, ra sức cần kiệm, nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế.

  • Những chủ trương đổi mới hệ thống chính trị

Một là, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh với quan điểm chỉ đạo :
Hai là, Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu.
Ba là, giải quyết một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng. Yêu cầu đảng viên phải nói và làm theo nghị quyết, thực hiện đúng Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và pháp luật Nhà nước. Kiên định những quan điểm có tính nguyên tắc sau: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta, dân tộc ta. Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
Bốn là, tiếp tục xây dựng và củng cố tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị của Đảng từ Trung ương đến cơ sở. Xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ và tổ chức các ban của Đảng ở các cấp; cải tiến cách làm của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, nâng cao trách nhiệm và chất lượng hoạt động của các đại biểu Quốc hội; rà soát và điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức cơ quan Chính phủ và chính quyền địa phương, tinh giản hợp lý tối đa các cơ quan thuộc Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, tinh giản các đơn vị thuộc các Bộ; chỉ đạo và sắp xếp tổ chức của hai ngành kiểm sát và toà án; xây dựng quy chế làm việc, đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội.
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương