Cách xác định 24 tiết khí



tải về 70.24 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích70.24 Kb.
#17346
http://www.informatik.uni-leipzig.de

Cách xác định 24 tiết khí

Tiết khí là các thời điểm mà kinh độ mặt trời (KĐMT) có các giá trị 0°, 15°, 30°, 45°, 60°, ..., 345°. (0° là Xuân Phân, 15° là Thanh Minh v.v.). Như vậy để xác định tiết khí ta cần tìm xem vào khoảng thời gian nào thì kinh độ mặt trời có các giá trị này.



Tìm ngày chứa tiết khí

Thường thì ta chỉ quan tâm tới tiết khí rơi vào ngày nào chứ không cần chính xác tới giờ/phút. Ngày chứa một tiết khí nhất định có thể được xác định như sau:



  • Chọn một ngày có khả năng chứa tiết khí cần xác định. Ngày có tiết khí chỉ xê dịch trong khoảng 1-2 ngày nên ta có thể chọn khá sát.

  • Tính kinh độ mặt trời lúc 0h sáng ngày hôm đó và 0h sáng ngày hôm sau

  • Nếu kinh độ mặt trời tương ứng với tiết khí cần xác định nằm giữa hai giá trị này thì ngày đã chọn chính là ngày chứa tiết khí, nếu không ta lặp lại việc tìm kiếm này với ngày trước hoặc sau đó.

Tìm thời điểm tiết khí

Để tìm thời điểm chính xác của một tiết khí, sau khi xác định được ngày chứa tiết khí đó ta có thể thực hiện một phép tìm kiếm nhị phân đơn giản để tìm ra ngày giờ của tiết khí này.



  • Chọn mốc trên và dưới là 0h và 24h (tức 0h sáng ngày hôm sau). Tính điểm giữa 2 mốc (12h trưa) và tính KĐMT tại điểm đó.

  • Nếu KĐMT này nhỏ hơn KĐMT của tiết khí, tìm tiếp trong khoảng từ 0h đến 12h, nếu không sẽ tìm trong khoảng từ 12h đến 24h.

  • Lặp lại việc tìm kiếm đến khi KĐMT của hai điểm mốc cách nhau không quá 0.001 độ.

Bước tính toán quan trọng nhất trong việc xác định tiết khí là tìm kinh độ mặt trời tại một thời điểm bất kỳ. Việc tính toán này được thực hiện với 2 bước:

  • Tính niên kỷ Julius của thời điểm đã cho

  • Tính kinh độ mặt trời cho thời điểm đó

Ngày và niên kỷ Julius

Số ngày Julius (Julian Day Number) của một ngày trong lịch Gregory có thể tính bởi các công thức sau, sử dụng năm thiên văn (1 TCN là 0, 2 TCN là −1, 4713 TCN là −4712):

a = [(14 - tháng)/ 12]

y = năm + 4800 - a

m= tháng + 12a - 3

JDN = ngày + [(153m + 2)/5] + 365y + [y/4] - [y/100] + [y/400] - 32045

Trong các công thức trên [x/y] là phần nguyên của phép chia x/y.

Để tính niên kỷ Julius (Julian date), thêm giờ, phút, giây theo UT (Universal Time):

JD = JDN + (giờ - 12)/24 + phút/1440 + giây/86400

Nếu giờ, phút, giây được tính theo giờ Hà Nội (UTC+7:00) thì kết quả phải trừ đi 7/24 ngày.



Tính kinh độ mặt trời tại một thời điểm

Để tính kinh độ mặt trời tại thời điểm, trước hết tìm niên kỷ Julius JD của thời điểm đó theo phương pháp trên. Sau đó thực hiện các bước sau:

T = (JD - 2451545.0) / 36525

L0 = 280°.46645 + 36000°.76983*T + 0°.0003032*T2

M = 357°.52910 + 35999°.05030*T - 0°.0001559*T2 - 0°.00000048*T3

C = (1°.914600 - 0°.004817*T - 0°.000014*T2) * sin M + (0°.01993 - 0°.000101*T) * sin 2M + 0°.000290 * sin 3M

theta = L0 + C

lambda = theta - 0.00569 - 0.00478 * sin(125°.04 - 1934°.136*T)

lambda = lambda - 360 * [lambda/360]

Kết quả lambda là kinh độ mặt trời cần tìm. Đó là một góc (tính bằng độ) trong khoảng (0,360).



Ví dụ

Chọn ngày giờ (giờ Hà Nội, UTC+7:00) và nhấn OK để tính kinh độ mặt trời tại thời điểm đó:

Top of Form


  Ngày:   tháng   năm    

Bottom of Form

Kết quả:

Tìm ngày Đông Chí năm 2008. Kinh độ mặt trời ứng với Đông Chí là 270°. Ngày Đông Chí thường rơi vào khoảng 20/12-22/12 hàng năm. Như vậy trước hết ta thử ngày 20/12/2008. KĐMT lúc 0h sáng ngày 20/12/2008 là 268°.17811 và lúc 0h sáng 21/12/2008 là 269°.19634. Góc 270° nằm sau cả hai giá trị này, như vậy ta phải thử ngày hôm sau. KĐMT lúc 0h sáng ngày 22/12/2008 là 270°.21471, như thế điểm Đông Chí nằm trong ngày 21/12/2008.



Để xác định thời điểm Đông Chí, ta tính KĐMT lúc 12h ngày 21/12/2008, được kết quả 269°.70551, nhỏ hơn 270°, như vậy điểm Đông Chí nằm trong khoảng từ 12h đến 24h. Chọn 18h00 ngày 21/12/2008 sẽ tìm thấy KĐMT 269°.96010, như vậy ta phải tìm tiếp trong khoảng 18h đến 24h. Vào lúc 21h, KĐMT là 270°.08741, như thế khoảng tìm kiếm bây giờ là 18h đến 21h. Lặp lại việc tìm kiếm này thêm khoảng 7 bước nữa sẽ tìm được thời điểm Đông Chí là 18h56. (Kết quả 'chính xác' tính theo lý thuyết VSOP87 là 19h04).

Âm lịch Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

Hồ Ngọc Đức


Âm lịch dùng tại Việt Nam (mà đúng hơn phải gọi là âm-dương lịch) là loại lịch có nguồn gốc tại Trung Quốc. Các hệ thống âm lịch đều được tính dựa trên những nguyên tắc cơ bản giống nhau [2, 6]: tháng âm lịch bắt đầu vào ngày Sóc; tháng Nhuận đặt vào tháng không có Trung khí. Trong lịch sử có nhiều giai đoạn người Việt sử dụng lịch của Trung Quốc nhưng cũng có nhiều thời kỳ chúng ta tự tính âm lịch cho mình dùng. Tuy dựa vào các nguyên tắc chung nhưng vì cách áp dụng nguyên tắc khi tính lịch có thể khác nhau (chẳng hạn, xác định Sóc và Trung khí dựa trên chuyển động thực hay chuyển động trung bình; hoặc tính lịch theo các múi giờ khác nhau) nên âm lịch Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm khác biệt. Khi đọc các tác phẩm lịch sử Việt Nam cổ chúng ta có thể nhận thấy nhiều khi ngày tháng ghi trong đó khác với ngày tháng trong âm lịch Trung Quốc. Nhiều tháng trong sử ta ghi là tháng nhuận nhưng trong lịch Tàu thì tháng đó không nhuận. Có tháng theo lịch ta là tháng thiếu nhưng theo lịch Tàu lại là tháng đủ và ngược lại.

Âm lịch dùng tại Việt Nam là lịch nào?


Dựa vào kết quả của một công trình nghiên cứu công phu về lịch và lịch Việt Nam của giáo sư Hoàng Xuân Hãn [2], chúng ta biết được trước năm 1945 tại Việt Nam dùng lịch nào và lịch đó khác với lịch Trung Quốc ở những giai đoạn nào.

Thời Bắc thuộc: Lịch Trung Quốc được sử dụng tại Việt Nam.

Từ nhà Ngô đến đầu nhà Lý (khoảng 939-1078): Có lẽ các vương triều đầu tiên của nước Việt Nam độc lập vẫn dùng lịch Tàu.

Nhà Lý và nhà Trần (1080-1300): Việt Nam tự tính lịch riêng (theo một phép lịch thời nhà Tống bên Trung Quốc). Có nhiều điểm khác biệt giữa lịch ta và lịch Trung Quốc trong giai đoạn này. Đáng tiếc là không có đủ tài liệu lịch sử để phục hồi lịch này.

Nhà Trần, Hồ và Lê (1306-1644): Thời kỳ này Việt Nam sử dụng lịch giống như lịch nhà Nguyên và Minh dùng tại Trung Quốc (có thể người Việt đã học được phép lịch Thụ Thời khi đi sứ nhà Nguyên khoảng 1300 và sau đó có thể tự tính lịch). Ngay cả trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh (1627 trở đi), các chúa Nguyễn ở miền Nam vẫn dùng lịch giống nhà Lê-Trịnh. Năn 1384 nhà Minh ở Trung Quốc đổi tên lịch Thụ Thời thành Đại Thống nhưng vẫn giữ nguyên cách tính. Cho đến hết đời Minh (1644) lịch ta và lịch Tàu không khác nhau.

Từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh đến đầu nhà Nguyễn (1645-1812): Việt Nam dùng lịch riêng, tính theo phép lịch Đại thống. Tại Trung Quốc, năm 1644 nhà Thanh lên đã dùng phép lịch mới (lịch Thời Hiến). Lịch ta và lịch Tàu khác nhau nhiều.

Thời Tây Sơn (1789-1801): Không rõ nhà Tây Sơn dùng lịch gì vì các văn kiện thời Tây Sơn sau bị phá hủy hết. Có lẽ Tây Sơn đã chuyển sang dùng lịch giống lịch nhà Thanh bên Trung Quốc (theo [2], tr. 949). Tại vùng chúa Nguyễn kiểm soát trong giai đoạn này vẫn sử dụng lịch của nhà Lê (tính theo phép lịch Đại Thống). Sau khi Gia Long lên ngôi vẫn duy trì lịch cũ (tên là lịch Vạn Toàn) đến 1812.

Thời nhà Nguyễn và thuộc Pháp (1813-1945): Dùng lịch Hiệp Kỷ (tính theo phép lịch Thời Hiến của nhà Thanh). Không có sự khác biệt giữa lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc.

Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946-1954): Có lẽ Việt Nam không còn cơ quan tính lịch riêng nên làm lịch theo sách Vạn niên thư của Trung Quốc. Như thế lịch ta và lịch Tàu không khác nhau.

Thời kỳ hai miền chia cắt (1955-1975): Âm lịch tại hai miền Bắc Nam có chỗ khác nhau (và khác với lịch Trung Quốc) do sử dụng các múi giờ khác nhau cho việc tính toán. Ở miền Bắc dùng múi giờ thứ 8 tới năm 1967 và múi giờ thứ 7 từ 1968 trở đi. Tại miền Nam sử dụng múi giờ thứ 8.

Từ 1976 trở đi: Cả nước Việt Nam tính lịch âm theo múi giờ thứ 7. Do khác múi giờ nên có nhiều điểm lịch ta và lịch Tàu khác nhau.

Ghi chú: Từ 1943 đến 1967 có vài lần thay đổi múi giờ chính thức, tuy nhiên có lẽ việc thay đổi múi giờ chỉ liên quan tới việc tính giờ chứ không làm ảnh hưởng tới việc tính ngày tháng âm lịch. Từ 01/01/1943 theo múi giờ thứ 8 (GMT+8, sớm hơn 1h so với giờ chuẩn). Từ 1/4/1945 theo giờ Nhật Bản dùng múi giờ thứ 9. Từ 1/4/1947 quay trở lại dùng múi giờ thứ 8. Ở miền Nam từ 1/7/1955 sử dụng múi giờ thứ 7, sau đó từ 1/1/1960 quay lại dùng múi giờ thứ 8. Ở miền Bắc thì từ 8/8/1967 trở đi dùng múi giờ thứ 7 (trước đó theo múi giờ thứ 8). Phải từ 1968 trở đi âm lịch tại miền Bắc và từ 1976 trong cả nước mới được tính dựa theo múi giờ chuẩn của Việt Nam.

Chương trình tính âm lịch VNCal


Chương trình tính âm lịch VNCal mà tôi thiết kế (http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/) có chức năng tính lịch pháp định ("Official calendar"). Đây là lịch được chính quyền đương thời phát hành và cho sử dụng. Lịch này cũng có thể gọi là lịch chính thức, lịch hành chính hay lịch lịch sử.

  • Từ 900 đến 1300, chương trình hiển thị ngày tháng âm lịch của lịch Trung Quốc [5]. Những dữ liệu này thật ra không hoàn toàn phù hợp với lịch Việt Nam trong khoảng 1080-1300 như ta đã biết, nhưng vì không có đủ tài liệu để tái tạo lịch nên chưa thể khắc phục được.

  • Từ 1301 đến 1945 âm lịch pháp định của Việt Nam được tính dựa theo nghiên cứu của Hoàng Xuân Hãn [2]. Trong khoảng này có một thời gian dài (1645-1812) lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc khác nhau.

  • Từ 1946 trở đi lịch được tính theo các qui tắc hiện đại, áp dụng cho múi giờ chính thức được dùng tại Việt Nam. (Cách tính lịch được miêu tả cụ thể tại [6]).

  • Trong những thời kỳ mà ở hai miền dùng hai loại âm lịch khác nhau (Tây Sơn-Nguyễn 1789-1802 và Bắc-Nam 1968-1975) thì chương trình hiển thị ngày tháng của cả 2 lịch chính thức nếu như những ngày tháng này khác nhau. Trong giai đoạn 1955-1975, ngày âm theo lịch miền Bắc được hiển thị ở góc phải bên dưới (nơi bình thường vẫn in ngày âm lịch) và ngày tháng âm theo lịch miền Nam được in trong ngoặc vuông ở góc phải bên trên (VD: [28/1]). Trong giai đoạn 1789-1802, ngày tháng theo lịch Trung Quốc (mà có thể là nhà Tây Sơn dùng -- điều này còn là nghi vấn) được hiển thị trong ngoặc vuông ở góc phải bên trên.

Tài liệu tham khảo


[1] La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, Tập I, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1998

[2] Hoàng Xuân Hãn, Lịch và lịch Việt Nam, trong [1] trang 851--

[3] Bách trúng kinh (bản in, lưu tại thư viện Viện Hán Nôm, Hà Nội). Có lịch Lê - Trịnh từ năm 1624 đến năm 1785. (Trong [2], tr. 940, Hoàng Xuân Hãn nhắc tới việc năm 1945 ông "... thấy một sách viết cũ, mang tên Bách-trúng-kinh, có chép tháng đủ thiếu và tháng nhuận của những năm từ Lê Thần-tông Vĩnh-tộ thứ 6 (1624) đến Tây-sơn Cảnh-thịnh thứ 7 (1799)..." Phải chăng hai bản Bách trúng kinh này khác nhau?)

[4] Khâm định vạn niên thư (bản in, lưu tại Thư viện Quốc gia, Hà Nội). In lịch Lê - Trịnh từ năm 1554 đến năm 1630, lịch của Chúa Nguyễn Đàng trong từ năm 1631 đến năm 1801 và lịch nhà Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1903

[5] http://www.sinica.edu.tw/~tdbproj/sinocal/luso.html (Âm lịch dùng tại Trung Quốc qua các thời đại)

[6] Hồ Ngọc Đức, Thuật toán tính âm lịch (http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/calrules.html)



Thời tiết, khí hậu và vật hậu

Khí hậu thời tiết nắng mưa, nóng lạnh, gió, bão... đều tuân theo quy luật vận chuyển của vũ trụ, cụ thể là chuyển động của hệ mặt trời. Vật hậu như thiên nhiên, cây cỏ, côn trùng, thú vật và mọi sinh vật khác, kể cả con người và các vi sinh vật, vi trùng các loại... đều phát triển hay tàn lụi... một phần lớn cũng lệ thuộc theo quy luật khí hậu thời tiết của môi trường.

Trong khi chuyển động quanh mặt trời, quả đất của chúng ta luôn giữ trục của nó chếch nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc không đổi là 6606 hoặc 2303 so với trục thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo (của quả đất quanh mặt trời). Hậu quả là có lúc trái đất hướng nửa bán cầu Bắc, lúc nửa bán cầu Nam về hướng mặt trời nhiều hơn. Đối với nửa bán cầu Bắc (Việt Nam nằm về phía này) ngày 21 tháng 6 dl nó soi về hướng mặt trời nhiều nhất. Đó là ngày hạ chí (giữa mùa hạ theo âm lịch) đối với các nước bắc bán cầu nhưng gần xích đạo, hoặc đầu mùa hạ đối với các nước vùng bắc bán cầu gần bắc chí tuyến, theo dương lịch. Trong tiết hạ chí, mặt trời gần và chiếu thẳng góc xuống vùng bắc chí tuyến. Ngược lại, ngày 22/12 dl hàng năm, nửa bán cầu bắc cách xa mặt trời nhất (lúc đó nó thẳng góc và gần nam chí tuyến nhất). Đó là ngày đông chí (giữa mùa đông theo âm lịch hoặc đầu mùa đông theo dương lịch). Trong tiết này, nửa bắc bán cầu vì xa mặt trời nên khí hậu trở nên lạnh nhất (các tỉnh phía nam nước ta lạnh ít, nhưng các tỉnh phía bắc rất lạnh), trong khi đó ở nam bán cầu lại là mùa hạ nóng nực. Đông chí có ngày ngắn nhất/đêm dài nhất thì hạ chí có ngày dài nhất/đêm dài nhất...

Vào ngày 21/3 dl mặt trái đất ở vào vị thế mà mặt trời gần nhất và chiếu thẳng góc xuống xích đạo nên phân bố ánh sáng đều cho hai bán cầu, nên ngày và đêm ở hai vùng bắc và nam bán cầu đều dài bằng nhau. Đó là ngày xuân phân (21/3 dl). Tại các tỉnh phía nam, tuy thuộc bắc bán cầu nhưng vì nằm gần xích đạo hơn phía bắc, nên từ 21/3 dl đến tháng 5 dương lịch, năm nào chúng ta cũng bị nắng nóng nhất. Sau đó cái nắng chạy dần ra miền Trung (tháng 7), rồi miền Bắc, cho đến 23/8 là tiết Xử thử: kết thúc những ngày nắng nóng. Thế nhưng cũng trong cái mùa nắng nóng này, không khí bị nóng lên rồi nguội đi bất thường, cộng thêm với gió mùa Tây Nam, có thể gây ra áp thấp nhiệt đới, gió bão, mưa lũ bất thường ở miền Trung và miền Bắc.

Rồi đến 23/9 dl, tiết Lập thu, gió Đông Bắc lại về, mang theo cái lạnh và mưa dầm gió bấc cho miền Trung, miền Bắc...

Như vậy, trong khi di chuyển quanh mặt trời, do độ chếch 2303 nói trên, nên quả đất lần lượt có lúc ngã bắc bán cầu, có lúc nam bán cầu về phía mặt trời, khiến tạo ra các mùa xuân, hạ, thu, đông và tùy theo vĩ độ, cao độ của mỗi vùng mà mức độ thay đổi thời tiết khí hậu sẽ khác nhau ít nhiều, thậm chí còn đối nghịch nhau ở hai nửa bán cầu. Khi nửa bán cầu này ngã về phía mặt trời thì nó nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt độ cao. Đó là mùa nóng hay mùa hạ, trong khi đó ở bán cầu kia là mùa lạnh hay mùa đông vì lúc đó ở xa mặt trời hơn. Như vậy các mùa nóng và lạnh trái ngược nhau ở hai bán cầu. Cùng một bán cầu, có khi là cùng một quốc gia nhưng khác nhau về vĩ độ thì thời tiết khí hậu cũng khác nhau, như giữa các tỉnh phía bắc và phía nam nước ta chẳng hạn. Giữa hai mùa nóng, lạnh là mùa chuyển tiếp mà rõ nét nhất là vào các ngày xuân phân (21/3 dl) và thu phân (23/9 dl): lượng ánh sáng và nhiệt độ nhận được ở hai bán cầu đều bằng nhau. Đó là mùa ấm áp xuân và thu (không kể các tỉnh phía nam nước ta như đã nói trên). Như vậy bốn mùa xuân, hạ, thu, đông ở hai nửa bán cầu trái ngược nhau.

Các tỉnh phía nam và TP. Hồ Chí Minh tuy cũng thuộc bắc bán cầu, nhưng ở gần xích đạo hơn nên khi nửa cầu bắc hay nửa cầu nam ngã về phía mặt trời thì lượng ánh sáng và nhiệt độ nhận được trong hai thời kỳ này đều chênh lệch không rõ lắm nên khí hậu, thời tiết quanh năm nóng đều, bốn mùa không rõ rệt. Ở đây chúng ta chỉ có hai mùa: mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 11 dl) và mùa nắng (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Thế nhưng từ miền Trung trở ra miền Bắc nước ta nằm gần đường bắc chí tuyến nên bốn mùa xuân, hạ, thu, đông khí hậu thời tiết phân biệt rất rõ rệt và vật hậu, cây cỏ thay hình đổi dạng rất rõ...

Người Trung Quốc cách đây hàng ngàn năm, đã dựa vào những thời tiết, khí hậu và vật hậu ở vùng hạ lưu sông Hoàng Hà và Trường Giang để lập ra “lịch 24 tiết” (xem bảng 1). Các nhà thiên văn Trung Quốc cổ đại đã chia hoàng đạo (đường đi biểu kiến của mặt trời trong năm giữa các chòm sao, ra làm 24 cung bằng nhau, mỗi cung 15 độ, tương ứng với khoảng 15 ngày) kể từ điểm xuân phân (21/3). Hàng năm, mặt trời lần lượt đi ngang qua các điểm đó và ứng với mỗi điểm là ngày chính của tiết, người ta dựa theo thời tiết, khí hậu và vật hậu quan sát được để đặt tên cho tiết tương ứng. Lịch 24 tiết này được xác định ngày theo dương lịch và rất cố định từ năm này qua năm khác (chỉ xê xích 1 ngày, vì cứ 4 năm có một năm nhuận tháng giêng có 29 ngày thay vì 28). Nhưng các nhà làm lịch thường quy kết lịch 24 tiết vào ngày âm lịch nên luôn thay đổi khiến người dân không nhớ được. Nhà nông mà không nhớ được lịch 24 tiết thì nông lịch gieo trồng sẽ không thuận hợp được!

Như trên đã nói, tên tiết và các ý nghĩa của khí hậu, vật hậu trong lịch 24 tiết là do các quan sát tại Trung Quốc hàng ngàn năm trước, nhưng có rất nhiều điểm trùng hợp với nước ta, nhất là từ miền Trung trở ra Bắc. Dù là những loài cỏ dại chúng cũng biết trướng hạt, mọc lên trong những tiết nhất định để được phát triển tốt, mặc dù củ, hạt của chúng nằm sẵn trong đất từ lâu. Dù là côn trùng, sâu bọ, chúng cũng biết thu mình, ẩn trứng trong những tháng không thuận lợi và chỉ nở ra, phát triển lúc nào có sẵn thức ăn và thời tiết thích hợp. Phần lớn các cây to, sống đa niên thường bắt đầu đâm chồi nảy lộc trong mùa xuân, phát triển cành lá sum suê trong mùa hè để rồi trổ hoa, đậu hột, tích củ, sau đó se cành, úa lá trong mùa thu, trụi lá trơ cành trong mùa đông... Côn trùng mang truyền mầm bệnh và vi trùng cũng sẽ phát triển và tàn lụi theo quy luật này, do đó ta thấy mùa nắng nóng thì bọ chét, chuột gây dịch hạch, ruồi mang truyền dịch tả, kiết lỵ, tiêu chảy... Mùa mưa thì sốt xuất huyết, sốt rét gia tăng vì muỗi phát triển nhiều, mùa mưa lạnh ở miền Trung, miền Bắc thì ho, viêm họng, cảm lạnh, thậm chí người già, súc vật già yếu cũng ra đi trong mùa giá rét...



Quả đất quay quanh Mặt trời nhưng người xưa cho rằng Mặt trời quay quanh Quả đất trên đường hoàng đạo, ngang qua các chòm sao ứng với các tiết xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí
Thời tiết, khí hậu, vật hậu và sức khỏe

Con người cũng là một vật hậu, phát triển theo những quy luật chung của tạo hóa thiên nhiên. Chính vì thế mà mọi thay đổi về khí hậu, vật hậu như nắng mưa, nóng lạnh, gió bão, độ ẩm, sức hút của mặt trăng, mặt trời (thủy triều), cũng như sự phát triển của côn trùng, vi sinh vật... đều có ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển, sức khỏe, bệnh tật của con người ở vùng theo môi trường nhất định...

Trong phạm vi bài này chúng tôi không có ý định nêu lên những ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu đối với sức khỏe con người như thế nào, mà chỉ muốn nêu lên sự kiện hiển nhiên này nhằm nhắc nhở chúng ta cần lưu ý đến lịch 24 tiết, để lập ra bảng nhận xét, so sánh giữa thời tiết khí hậu, vật hậu địa phương với sức khỏe và bệnh tật bản thân, hay tập thể, cộng đồng, hầu có kế hoạch phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Chỉ cần một cuốn sổ đơn sơ, bất cứ ai cũng có thể lập được cho mình những nhận xét thời tiết, khí hậu và vật hậu tại địa phương theo lịch 24 tiết. Thí dụ mồng một tết Kỷ Sửu năm nay nhằm ngày 26/1 dl nằm vào cuối tiết đại hàn nên là cái “tết lạnh” ở các tỉnh phía nam sẽ cảm thấy mát mẻ trong khi du xuân vì ngày 11 tháng giêng mới là chính tiết Lập xuân (5/2 dl)... Bạn hãy bắt đầu ghi: hoa mai nở (đa số các cây mai) có đúng tết không? Tiết trời có mưa, nắng, nóng, lạnh thế nào? Ngoài vườn, ngoài đường, thậm chí ngoài ruộng, rừng có cây gì đang trổ hoa, có quả, chim gì xuất hiện? Sức khỏe bạn và gia đình có gì lạ không? (huyết áp, suyễn, dạ dày, bón, trĩ, nhức đầu, cảm, ho...)... Nếu chúng ta thay những trang nhật ký “vô bổ” bằng những chi tiết trên, hết tết này đến tết khác, ngày này sang tháng khác... bạn sẽ có rất nhiều việc để làm, để vui và giúp đời. Ngày xưa ở bên Tàu, đã có rất nhiều người bỏ công nghiên cứu và nghiên cứu như vậy suốt một thiên can (60 năm) và họ đã trở thành những nhà “thông thiên văn, hiểu địa lý” hơn ai hết. Đối với ngành y tế, khí tượng thủy văn, nông nghiệp vốn đã có sẵn những thống kê hàng năm rồi. Chỉ cần người nào đó chịu khó hồi cứu lại là đã có những nhận xét đáng kinh ngạc. Các bạn trẻ biết vi tính và có sẵn phương tiện trong tay hãy nên tham gia vào trận chứ đừng có chơi game hoài phí lắm!

Sau cùng, mỗi người chúng ta nên bắt tay vào việc, bằng cách ghi thêm vào các tờ lịch đang treo (vốn không được các nhà xuất bản lịch biết đến) 24 tiết lịch (bảng 1) để dễ nhớ tiết mà quan sát.



Bảng 1: Lịch 24 tiết
Tên tiết Ngày dl Ý nghĩa theo tên tiết

Tiểu hàn 5 (6)/1 Bắt đầu tiết lạnh nhất trong năm

Đại hàn 20 (21)/1 Rất lạnh, tiết lạnh nhất trong năm

Lập xuân 5/2 Bắt đầu mùa xuân

Vũ thủy 20/2 Bắt đầu có mưa, lượng mưa tăng dần

Kinh trập 5/3 Bắt đầu có sấm, nhiệt độ tăng, côn trùng nảy nở

Xuân phân 21/3 Ngày dài bằng đêm, mặt trời chiếu vuông góc

với xích đạo

Thanh minh 5/4 Trời trong sáng, ấm áp, cỏ mọc xanh tươi

Cốc vũ 20/4 Bắt đầu mùa mưa, lượng mưa tăng nhanh,

lúa mọc tốt

Lập hạ 5/5 Bắt đầu mùa hè

Tiểu mãn 21/5 Hạt trướng, mưa hạt nhỏ ở miền Trung

và miền Bắc

Mang chủng 5/6 Lúa trổ

Hạ chí 21/6 Giữa mùa hè, mặt trời thẳng góc bắc chí tuyến,

ngày dài nhất

Tiểu thử 7/7 Bắt đầu tiết nắng trong năm

Đại thử 22/7 Tiết nóng nhất trong năm

Lập thu 7/8 Bắt đầu mùa thu

Xử thử 23/8 Kết thúc những ngày nóng nực của mùa hè

Bạch lộ 7/9 Nhiệt độ giảm nhanh, sương nhiều

Thu phân 23/9 Giữa thu, ngày dài bằng đêm

Hàn lộ 8/10 Đêm nhiệt độ giảm nhiều, sương lạnh

Sương giáng 23/10 Đêm giá lạnh, có sương muối

Lập đông 7/11 Bắt đầu mùa đông

Tiểu tuyết 22/11 Bắt đầu có tuyết (ở Trung Quốc), ở ta bắt đầu lạnh

Đại tuyết 7/12 Tuyết nhiều nhất (ở Trung Quốc), ở ta khá lạnh



(Trung, Bắc)

Đông chí 22/12 Giữa đông, đêm dài nhất, mặt trời thẳng góc
Каталог: upload -> tam-tai
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
tam-tai -> BÍ Ẩn tỉ LỆ VÀng ф – MẬt mã CỦa vũ trụ (I)

tải về 70.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương