Các quy định liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của Anh



tải về 159.07 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích159.07 Kb.
#35690
Các quy định liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của Anh
Vương Quốc Anh là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối các nước Liên minh châu ÂU (EU). Năm 2008, tổng kim ngạch hai chiều đạt 920 triệu Bảng. Năm 2009, tổng kim ngạch hai chiều đạt 1,26 tỷ bảng, trong đó Anh nhập khẩu từ Việt Nam 1,05 tỷ bảng (tăng 1,9%), xuất khẩu sang Việt Nam 209 triệu bảng (tăng 19%) so cùng kỳ 2008.
Với mục đích giúp các doanh nghiệp Việt Nam nắm được những thông tin cơ bản về thị trường tiềm năng này, hiểu rõ các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu làm cơ sở để tiếp cận thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, Thương vụ Việt Nam tại Vương Quốc Anh đã hòan thành việc biên soạn cuốn sách “Thị trường Anh và những điều cần biết”.
Trong khi chưa có điều kiện in thành sách, chúng tôi xin trích lược, đăng những thông tin cơ bản trên trang “Thị trường nước ngoài” để các doanh nghiệp có thể tra cứu khi cần thiết.
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC NHẬP KHẨU

Phần I
Biểu thuế của Anh
Qua trang Web của Business Link, bạn có thể tham khảo biểu thuế của Anh ( áp dụng chung cho các nước EU). Chi tiết gồm những thông tin mô tả hàng hóa, mức thuế, thuế chống phá giá, hạn ngạch, thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt, các thỏa thuận ưu đãi, những chú thích và kiểm tra của Chính phủ đối với bất kỳ hàng hóa nào trong biểu thuế của Anh. Có số liệu cập nhật hàng ngaỳ từ cơ sở dữ liệu TARIC của EU và Hệ thống thu thập cước phí hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu ( CHIEF) . Có hệ thống e-mail cảnh báo để bạn biết khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong biểu thuế. Thêm vào đó biểu thuế thương mại của Anh cho phép bạn xác định nhanh những loại giấy phép liên quan áp dụng đối với mỗi code hàng.
Tại sao cơ quan thuế vụ và hải quan Anh quan tâm đến hàng hóa của tôi?
Do 1 số lý do sau:

  • Thanh toán đủ bất kỳ loại thuế / hoặc VAT còn nợ

  • Thống kê thương mại cả ở Anh và ở EU

  • Thống kê cán cân về số liệu xuất nhập khẩu của Anh

  • Cấm và hạn chế hiện hành theo luật Anh và quy định của EC


Văn bản hành chính thống nhất( SAD) – C88
Chi tiết xuất nhập khẩu thường được thu thập qua sự đệ trình điện tử đến HMRC, theo mẫu của SAD. Văn bản này theo cùng một mẫu được áp dụng trên toàn EU, mỗi nước EU in theo ngôn ngữ của chính nước họ.

Ở UK nó được biết như mẫu C88 dưới đây.


Thủ tục hải quan khi nhập khẩu
Hiện tại 99% chi tiết về nhập khẩu được thu thập qua việc đệ trình lên HMRC qua hệ thống khai báo điện tử ( C88). Bạn có thể tự khai hoặc nhờ đại lý của bạn khai giúp.
Khai nhập khẩu cho biết thông tin cần thiết về những hàng hóa gì được nhập vào và điều gì sảy ra đối với chuyến hàng. Hai yếu tố thông tin quan trọng nhất là mã hàng hóa và mã thủ tục hải quan ( CPC). Cả hai có ảnh hưởng đáng kể đến thuế còn nợ và chuyến hàng được sử lý.
Nếu tôi thuê Đại lý khai tờ khai hộ tờ khai nhập khẩu thì sao?
Bạn có thể chỉ định đại lý giúp bạn khai tờ khai nhập khẩu. Nếu bạn sử dụng Nhà vận tải khai hộ tờ khai thì họ chỉ là đại diện cho bạn. Nhưng nếu có vấn đề cần thẩm tra liên quan đến tờ khai thì hải quan vẫn liên hệ với bạn vì bạn là người chủ hợp pháp của hàng nhập khẩu. Do đó, trách nhiệm của bạn vẫn phải đảm bảo nội dung tờ khai chính xác.
Nếu bạn thuê đại lý đại diện cho bạn thì có 2 loại đai diện : trực tiếp và gián tiếp.
Đại diện trực tiếp sẽ hoạt động dưới tên của người khác và đại diện cho người khác đó. Còn đại diện gián tiếp thì hoạt động dưới tên của chính mình nhưng đại diện cho người khác.
Nếu 1 đại lý đại diện trực tiếp cho bạn tức là khai tờ khai hải quan cho bạn (thân chủ) thì bạn sẽ được coi là người khai tờ khai và chịu trách nhiệm với mọi loại thuế hải quan.
Nếu đại lý đại diện gián tiếp tức là khai tờ khai hải quan cho bạn nhưng dưới tên của đại lý thì cả bạn và đại lý sẽ chịu chung trách nhiệm về các khỏan thuế hải quan.
Do đó, chúng tôi khuyên bạn kiểm tra kỹ các chứng từ nhập khẩu. Thông thường bạn nên yêu cầu đại lý gửi cho bạn copy của tất cả các chứng từ để bạn có thể củng cố hồ sơ xin miễn áp dụng thuế VAT và hoàn thiện các thủ tục miễn thuế nhập khẩu.
Giấy chứng minh đăng ký với nhà vận hành kinh tế ( EORI) là gì  ( tên gọi cũ là Hệ thống Số tham chiếu riêng của thương gia ( TURN) ?
Số EORI là một số duy nhất do Hải quan ở mỗi nước thành viên EU cấp và mỗi nhà vận hành kinh tế ( EO) có thể đạt được một số duy nhất có giá trị khắp các nước EU. EO sẽ dùng số này trong tất cả các cuộc liên lạc với bất kỳ cơ quan hải quan nào của EU khi cần nhận diện. Hệ thống EORI thay thế hệ thống TURN từ 1/4/2009 và có hiệu lực từ 1/7/2009.

Cấu trúc của số EORI

Tất cả các số EORI ở Anh sẽ bắt đầu với chữ GB. hầu hết sẽ tiếp theo bằng 12 chữ số trên cơ sở số VAT của EO ; ví dụ GB 123 4567 89 000.

Cấu trúc của số EORI ở Anh cũng sẽ cùng với số của người của EO không đăng ký VAT ở Anh và không được thiết lập trong cơ quan hải quan ở bất kỳ nước nào trong Cộng đồng.


Làm sao để đạt được số EORI ở Anh ?
Để nộp đơn xin số EORI, bạn phải nộp đơn khai theo mẫu. Có 2 cách bạn có thể xin, bằng văn bản hoặc bằng e-mail. Bất kỳ cách nào thì bạn vẫn phải khai đủ và ký tên bởi ngưuời có trách nhiệm trong doanh nghiệp của bạn , ví dụ giám đốc, đối tác hoặc người chủ độc quyền.
Đơn xin bằng bản điện tử và các giấy tờ hỗ trợ sẽ được scan gửi đến Cơ quan phụ trách EORI ở Caddiff sử lý qua email. Email : turn@hmrc.gis.gov.uk
Bản hard copy sẽ được gửi qua bưu điện cùng các giấy tờ hỗ trợ đến cơ quan cấp EORI theo địa chỉ sau :
HM Revenue & Customs

TURN Team

13th floor

Government Buidings

Ty Glas

Llanishen



Cardiff

CF 14 5YA

Tel: Via the National Advice Service +44(0) 845 010 9000.

Fax: + 44 (0) 2920 326546

Email: turn@hmrc.gsi.gov.uk
Khi nào tôi có thể nhận được thông báo về số EORI của mình ?
Trong hầu hết các trường hợp đơn xin cấp EORI sẽ được xử lý trong 1 ngày khi cơ quan EORI nhận được đơn của bạn. Họ cần thêm 1 ngày để cập nhật ở CHIEF và hệ thống EORI của EU. Sau đó bạn sẽ được thông báo bằng văn bản số EORI của bạn và bạn sẽ có thể dùng trong vòng 24 giờ sau khi nhận được thông báo.

Chúng tôi khuyên bạn nên đăng ký số EORI của mình để tránh bị trì hoãn trong xuất khập khẩu hàng hóa của bạn.


Mã số (Code) hàng hóa là gi?
Mã số (Code) hàng hóa nhập khẩu là dãy 10 chữ số để mô tả hàng hóa đó. Mỗi loại hàng hóa sẽ có 1 code tương ứng dù hàng hóa đó có đa dạng và phức tạp đến đâu.
Mỗi code hàng hóa tương ứng với một dòng thuế hoặc sẽ phải chịu những hạn chế ví dụ như phải có giấy phép nhập khẩu của Bộ Kinh doanh Sáng kiến và Kỹ năng ( BIS). Việc phân loại hàng hóa của bạn theo đúng code hàng hóa là rất quan trọng vì code hàng hóa:


  • Mô tả hàng hóa và

  • Xác định mức thuế.

Đa số các hàng nhập khẩu phải chịu thuế nhập khẩu. Do đó, quan trọng là xác định đúng mức thuế phải nộp. Nếu bạn nộp quá mức bạn sẽ bị thiệt hại tài chính. Nếu bạn nộp quá ít thì có thể bạn sẽ bị truy thu thuế sau khi đã bán hàng. Do đó, việc xác định đúng mức thuế cho hàng hóa của bạn là việc quan trọng hàng đầu. Code hàng hóa được ghi trong tập 2 của biểu thuế và có khoảng 16 ngàn dòng thuế. Biểu thuế được điều chỉnh hàng tháng vì code hàng hóa có thể được thay đổi, bỏ đi hoặc thêm vào. Cũng có thể xem bảng code hàng hóa chế bản điện tử từ trang chủ Business Link được cập nhật hàng ngày. Thông tin thêm về vấn đề này xem ở phần đầu của Phần 2 của Bản hướng dẫn này trong mục Biểu thuế của Anh.


Nếu như sau khi bạn đã nghiên cứu biểu thuế mà bạn vẫn không xác định được code hàng hóa của Bạn thì Cơ quan Dịch vụ Phân loại thuế sẽ giúp bạn. Nếu cần thiết Cơ quan này có thể cung cấp Văn bản quyết định về Thông tin mức thuế bắt buộc (BTI). Bạn có thể liên hệ với Cơ quan này ở: +44 (0) 1702 366 077 từ 9h-17h00 Thứ 2 đến thứ 5. 9h00-16h30 Thứ 6 (trừ các ngày nghỉ của Ngân hàng), hoặc hòm thư thoại tự động ngoài giờ. Hãy xem Thông tư 600- Phân loại hàng nhập khẩu của Bạn.
Chú ý: nếu không xác định đúng code hàng hóa bạn sẽ trả thuế quá mức hoặc trả ít hơn và sẽ bị Hải quan truy thu sau này.
Mã số Thủ tục hải quan (CPC) là gì?
Mã số CPC mô tả mục đích hàng hóa được vận chuyển và thông báo cho Hải quan về mức thuế phải nộp dù dưới hình thức:

  • Đặt cọc, hoặc sẽ được hoàn trả khi tái xuất,

  • Được miến hoàn toàn vì thuộc Diện hàng được miễn thuế (xem Phần V) hoặc

  • Được đưa ngay tới khách hàng.

Ví dụ, hàng nhập vào chỉ là hàng mẫu, hoặc theo Đơn đặt hàng cụ thể hoặc chỉ để kiểm tra chất lượng, phần ngoài v.v. trước khi quyết định nhập khẩu toàn bộ hàng hóa? Các mẫu hàng thương mại và Hàng hóa để kiểm duyệt, phân tích và Thử nghiệm được miễn thuế và thuế VAT theo qui định đặc biệt của CPC. Hãy xem Thông tư 367 về Nhập khẩu hàng mẫu có giá trị không đáng kể được miễn thuế và thuế VAT.


Tập 3 Biểu thuế có toàn bộ danh mục của CPC về các mục đích nhập khẩu khác nhau. Một khi bạn đã chọn đúng loại thì nó sẽ không thay đổi trong suốt năm.
Trả thuế nhập khẩu và thuế VAT.
Khi Tờ khai nhập khẩu (thường là theo mẫu C88 SAD) đã được nộp và được Hải quan chấp nhận nhưng hàng hóa vẫn sẽ không được thông quan cho đến khi nào đã nộp đủ thuế. Phương pháp thông dụng là Tài khoản nộp chậm (xem giải thích ở phần dưới) của bạn hoặc của Đại lý của bạn. Bạn cũng có thể trả bằng séc bảo đảm (sử dụng mẫu bảo đảm C&E 307 hoặc Giấy bảo lãnh của Ngân hàng riêng), Chứng từ Ngân hàng, BACS, hoặc CHAPS. Các phương thức thanh toán này sẽ được chấp nhận bằng tiền Euro.
Trị giá nhập khẩu là gì?
Khi Bạn nhập khẩu hàng hóa, bạn phải xác định giá trị của nó (tức là giá trị hải quan) theo mẫu C88. Việc xác định chính xác giá trị này là rất quan trọng vì nó sẽ quyết định mức thuế nhập khẩu và thuế VAT. Giá trị hải quan còn quan trọng trong việc thống kê thương mại.
Tôi sẽ xác định trị giá hải quan hàng của tôi như thế nào?
Khi hàng của bạn nhập vào để bán, thì giá trị hải quan sẽ dựa vào giá CIF cộng với các chi phí khác như phí môi giới, bản quyền, giấy phép và thậm chí cả giá trị vật liệu đã cung cấp miễn phí cho nhà sản xuất). Phương pháp này gọi là giá trị giao thương và được áp dụng cho phần lớn hàng nhập khẩu.
Khi không có giao thương (ví dụ bạn nhập hàng cho vay) thì sẽ có cả 1 hệ thống các phương pháp tính giá trị. Bạn có thể tìm hiểu về việc này ở Thông tư 252 về xác định giá trị hải quan hàng hóa nhập khẩu với các mục đích khác nhau, VAT và thống kê thương mại.
Tờ khai về trị giá hải quan:
Nếu bạn nhập khẩu hàng hóa phải chịu thuế nhập khẩu với giá trị (trên 6500 bảng Anh) bạn sẽ phải khai Tờ khai giá trị hải quan và tờ khai theo mẫu C88. Nếu bạn mua hàng và dựa vào giá bán hàng của các lần nhập trước đây thì bạn sẽ phải đăng ký Tờ khai dài hạn về Tuyên bố Giá trị hải quan (GVS) với Cơ quan đăng ký GVS ở Lonđon. Tờ khai này sẽ có giá trị trong 3 năm nếu như các chi tiết không thay đổi. Sau 3 năm sẽ phải đăng ký lại. Các chi tiết được qui định trong Thông tư 252 về xác định giá trị hải quan hàng hóa nhập khẩu với các mục đích khác nhau, VAT và thông kê thương mại.
Tỷ giá chuyển đối ngoại tệ
Nếu bạn nhập khẩu hàng hóa được tính giá trị bằng ngoại tệ khác Bảng Anh thì bạn sẽ phải qui đối sang Bảng Anh để tính giá trị hải quan và nộp thuế.
Tỷ giá chuyển đối các ngoại tệ có thể xem trong trang chủ của cơ quan HM thuế và hải quan. Bảng tỷ giá này được cập nhật hàng tháng và được kiểm tra hàng tuần và được điều chỉnh nếu dao động lớn hơn 5% so với lần công bố mới nhất. Hoặc có thể tra cứu tỷ giá từ Cơ quan tư vấn quốc gia hoặc từ tờ báo Financial Time.
Tôi cần nộp hồ sơ gì khi nhập khẩu?
Khi nào có thể và đối với mọi hàng hóa nhập khẩu bạn phải có bản sao tờ khai C88. Cũng nên có bản sao Chứng từ hóa đơn của người bán họăc trong trường hợp không có giao dịch mua bán thì phải có Giấy tờ chứng nhận về tình trạng hàng hóa.
Nếu bạn nhập khẩu qua Đại lý thì Tờ khai C88 không phải là mẫu phù hợp ở cuối Phần này. Các đại lý có thể cung cấp trực tiếp các thông tin chi tiết về hàng hóa tới Hệ thống thông tin điện tử của Cơ quan thuế và Hải quan và in ra « Bản trắng » có đầy đủ các thông tin như trong tờ khai C88. Bản này gọi là  « Bản trắng thông tin thương mại C88 ».

Nếu Hải quan nhận được tờ khai C88, họ sẽ đóng dấu Hải quan và chứng nhận hàng nhập khẩu. Nếu các thông tin được nhập qua hệ thống thông tin điện từ CHIEF thì Hải quan sẽ cấp Tờ thông báo chấp nhận thông quan (EAA). Đó là cách Hải quan ghi nhận hàng đã thông quan.


Nếu như bạn nhận được Bản trắng C88 thì Bạn cũng phải có Tờ thông báo chấp nhận thông quan (EAA). Đó là bằng chứng hàng đã vào sổ hải quan.
Tất cả mọi loại hàng nhập khẩu dù khai báo thông qua hệ thống điện tử hoặc tờ khai C88 khi đã được Hải quan cho thông quan đều sẽ được gắn với 1 số Thông quan riêng. Dù hàng được nhập qua Hải cảng hay Sân bay nào thì số thông quan này đều gồm 3 chữ số (thông tin về Cảng, Sân bay của khẩu), tiếp theo là 6 chữ số (cả số 0), tiếp theo là chữ cái, tiếp theo là ngày được thông quan. Ví dụ như: 120-112034B 190302.
Kiểm tra Hải quan là gi?
Khi hàng hóa được nhập khẩu đến CPC thì nó sẽ phải được xác định giá trị để nộp thuế hoặc miễn thuế. Do đó, hàng hóa sẽ được Hải quan kiểm tra và người nhập khẩu phải chịu trách nhiệm về mục đích sử dụng hàng này hoặc là nó phải tái xuất hoặc sẽ phải tiêu hủy hoàn toàn và nó sẽ ở trong EU hay Anh bao nhiêu lâu. Bất cứ công ty bảo hiểm nào cũng có thể kiểm tra hồ sơ và thực trạng hàng hóa. Nếu các điều kiện nhập khẩu không đảm bảo đúng giấy phép, HMRC sẽ bắt nộp tiền đặt cọc tương đương mức thuế nhập khẩu, thuế VAT hoặc bắt nộp phạt hoặc tịch thu hàng. Thông tư 999 sẽ cung cấp thông tin chi tiết.
Tài khoản trả chậm là gì và nó vận hành thế nào ?
Nếu bạn thường xuyên nhập khẩu thì việc mở Tài khoản trả chậm là biện pháp hữu hiệu để trả tiền thuế nhập khẩu và thuế VAT. Bạn có thể nộp đơn mở tài khoản trả sau tới Cơ quan Thuế vụ và Hải quan để thanh toán tiền thuế khi đến ngày phải nộp (nếu không có Tài khoản này thì bạn sẽ phải trả ngay khi hàng nhập vào).
Để mở Tài khoản bạn phải cung cấp Bảo lãnh tài chính (của 1 Ngân hàng hoặc 1 công ty bảo hiểm được Cơ quan Thuế vụ và Hải quan chấp nhận) để thanh toán từng khoản thuế phải nộp tổng cộng trong vòng 1 tháng. Đây là định mức tháng của bạn và bạn không được tiêu vượt định mức đó. Bạn cũng phải làm ủy quyền chi trực tiếp từ Tài khoản thanh tóan của Bạn ở Ngân hàng đối với tất cả các khoản nộp thuế trả sau.
Ghi chú : Bảo lãnh tài chính phải đủ cho tòan bộ các khoản thuế nhập khẩu, thuế VAT, phí hải quan và các lệ phí khác bạn sẽ trả chậm. Thuế VAT có thể không cần tính vào khoản này nếu bạn được hưởng qui chế SIVA (Cách tính thuế VAT đơn giản đối với hàng nhập khẩu).
Ngoài ra, các lệ phí khác có thể được loại trừ nếu bạn xin hưởng qui chế EPPS (Hệ thống thanh toán các lệ phí khác). Thông tin chi tiết về SIVA và EPPS có thể lấy từ Trang chủ của chúng tôi.
Sau khi đã mở thành công Tài khoản trả chậm, bạn sẽ có 1 số tài khoản trả chậm của bạn (DAN) để ghi vào trong Tờ khai Hải quan nếu muốn trả các khoản thuế, phí từ tài khoản trả chậm.
Tất cả các khoản nợ trong vòng 1 tháng sẽ phải được thanh toán vào ngày 15 của tháng sau nếu đó là ngày làm việc hoặc vào ngày làm việc ngay sau đó nếu ngày 15 là ngày nghỉ. Như vậy bạn có thể trả chậm từ 2-6 tuần- tín dụng trung bình khoảng 30 ngày. Đối với các lệ phí khác bạn có thể trả chậm 30 ngày nhưng thời hạn trả chậm là từ ngày 15 đến ngày 14 của tháng tiếp theo. Thanh toán vào ngày 29 của tháng trước (hoặc ngày 28 tháng 2 năm thiếu), hoặc nếu ngày 29 (hoặc nếu ngày 28 tháng 2 của năm thiếu) là ngày nghỉ thì thanh toán vào ngày làm việc trước ngày đó.
Thông tư 101 về Trả chậm các khoản thuế, thuế VAT và các loại phí cung cấp thêm thông tin về việc này.
Các mức thuế ưu đãi là gì ?
EU có Thỏa thuận ưu đãi thuế với 1 số nước không phải là thành viên EU. Tác động cuả các thỏa thuận naỳ là hàng hóa nhập khẩu từ các nước này được hưởng ưu đãi về thuế quan. Để được hưởng ưu đãi này, bạn phải có chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ các nước này (hoặc Chứng từ, hóa đơn của nước xuất khẩu phát hành). Các thông tin thêm về vần đề này có trong Thông tư 826 về Ưu đãi thuế quan nhập khẩu. Tập 1, phần 7 của Biểu thuế này có thông tin bổ sung về các nước được hưởng ưu đãi này.
EU cũng đã ký Thỏa thuận Thuế quan với Thổ Nhĩ Kỳ theo đó đa số hàng hóa của Thổ Nhĩ kỳ (trừ hàng nông nghiệp, than đá và thép phải theo qui định ưu đãi truyền thống như nói ở trên) còn lại là được miễn thuế nhập khẩu. Để được hưởng ưu đãi này, hàng hóa phải được sản xuất tại EU hoặc Thổ Nhĩ Kỳ hoặc nếu nó được nhập khẩu từ các nước khác thì nó chỉ đựơc lưu thông tự do khi đã nộp đủ mọi khoản thuế hải quan và các lệ phí khác. Giấy tờ chứng minh hàng hóa được tự do lưu thông là Chứng chỉ lưu hành ATR. Bạn có thể tìm thêm thông tin về ưu đãi thuế quan giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ tại Thông tư số 812.
Có các biện pháp kiểm tra để đảm bảo hàng hóa nhập khẩu được hưởng ưu đãi không đúng. Nếu chứng từ về hàng nhập khẩu được ưu đãi thuế quan bị phát hiện gian lận thì sẽ phải nộp thuế bổ sung hoặc bị phạt. Do đó, để đảm bảo lợi ích của mình, bạn nên kiểm tra và xuất trình đầy đủ chứng từ xác minh nguồn gốc hàng hóa được hưởng ưu đãi. Thông tư 826 về ưu đãi thuế quan cung cấp thông tin cho bạn về vấn đề này.
Thủ tục đơn giản hóa hàng vận chuyển qua Hải quan (CFSP) là gì ?
CFSP là phương thức khai báo hải quan điện tử 2 giai đọan. Nó cho phép nhà nhập khẩu nhiều cách để khai báo hải quan. Nó cho phép nhà nhập khẩu đẩy nhanh quá trình thông quan hàng hóa bằng cách cung cấp thông tin tối thiểu cần thiết tại cửa khẩu.
Tòan bộ thông tin về hàng hóa sẽ được bổ sung đầy đủ sau trong thời hạn cho phép qua hệ thống điện tử. Tuy nhiên, hàng nhập theo CFSP sẽ vẫn phải chịu kiểm soát về hàng buôn lậu và giấy phép cho nhập khẩu vào Vương quốc Anh. Các đặc điểm khác của CFSP như hưởng lợi về tiền mặt và thủ tục đơn giản hóa khi nhập hàng vào kho cũng phù hợp với nhu cầu của bạn.
Bạn phải nộp đơn xin phép Hải quan cho áp dụng thủ tục đơn giản từng loại hàng hoặc toàn bộ. Thông tin chi tiết xem trong Thông tư 760.
Tôi có được phép mang hàng thương mại mua ở ngoài vào nước Anh không ?
Bạn được phép. Tuy nhiên toàn bộ số hàng này phải khai báo hải quan. Khi đến của khẩu nước Anh, bạn phải đi vào cửa đỏ để khai báo Hải quan. Nếu không có Hải quan thì bạn phải gọi điện cho Hải quan đến làm thủ tục. Tùy thuộc vào giá trị hàng nhập khẩu mà Bạn sẽ phải khai tờ khai C88 SAD. Nếu không cần khai tờ khai C88 thì bạn vẫn phải nộp mọi loại thuế hải quan và nhận được hóa đơn đã nộp tiền.
Nếu Hải quan yêu cầu, Bạn sẽ phải khai tờ C88 như đối với hàng vận chuyển không cùng chuyến. Hãy xem thông tin trong Thông tư 6.
Hệ thống vận hành kinh tế được ủy quyền (AEO)
EU đã xem xét cách nâng cao tiêu chuẩn an toàn và an ninh trong hệ thống cung cấp hàng hóa quốc tế, đối phó với khủng bố và bảo vệ biên giới EU và công dân của EU.
EU đã xây dựng Hệ thống vận hành kinh tế được ủy quyền (AEO) dựa trên Khuôn khổ SAFE của Tổ chức hải quan Thế giới và để phối hợp với hệ thống C-TPAT của Mỹ. Lợi ích của hệ thống này là hàng hóa sẽ được thông quan nhanh hơn và được ưu tiên khi đến các cửa khẩu của EU. Nhiều ưu đãi khác sẽ được bổ sung khi ký được các Thỏa thuận với các nước thứ 3 (bắt đầu từ năm 2009) và khi Qui chế về hải quan hiện đại hướng dẫn thực hiện các điều khoản được công bố (2010/11).
Hệ thống vận hành kinh tế được ủy quyền (AEO) đã được thực hiện và HMRC chấp nhận tờ khai từ các doanh nghiệp hợp pháp đang kinh doanh với các nước ngoài EU. Các doanh nghiệp này có thể là công ty nhập khẩu, xuất khẩu, công ty vận tải, chủ kho, cơ quan vận hành cảng…
Thông tin chi tiết có thể xem tại trang chủ của HMRC hoặc mục Xuất- Nhập khẩu hoặc mục Thương mại quốc tế hoặc Business Link sẽ cung cấp cho bạn :
Khai báo AEO điện tử và tìm câu trả lời và các hướng dẫn khác và,

Giao lưu Trực tuyến với các công cụ AEO để xác định khả năng đáp ứng của bạn với yêu cầu của AEO.


Các thông tin thêm :
Thông tư 6 : Hàng vận chuyển theo hành lý.

Nhập hàng mang theo trong hành lý khi đi nước ngoài về.


Thông tư 117 Hệ thống vận hành kinh tế được ủy quyền (AEO)

Thông tư 143 Hướng dẫn hàng gửi bưu điện quốc tế và Thông tư 144 hàng nhập qua bưu điện : cách khai báo hải quan.


Thông tư 199 Hàng nhập khẩu : khai báo hải quan và thuế hải quan. Các thủ tục hải quan tổng quát.
Thông tư 199A : Lưu Kho tạm.
Thông tư 600 phân loại hàng nhập khẩu-xuất khẩu.
Thông tư 702 Hàng nhập khẩu, thông tin về thuế VAT.
Trang chủ Business Link

Trang chủ Business Link tập hợp đầy đủ các thông tin rải rác và phân tán của cơ quan Chính phủ và các Hiệp hội thương gia thành 160 bài viết dễ hiểu và 8 công cụ giao lưu trực tuyến để hướng dẫn các thương gia kinh doanh quốc tế.


Mẫu C88
………………………..
Liệu tôi có cần giấy phép nhập khẩu không?
Khi bạn nhập hàng bạn có thể phải xin:
Giấy phép của Cơ quan nông nghiệp (CAP)

Giấy phép của Bộ Kinh doanh Sáng kiến và Kỹ năng (BIS) ,

Giấy phép của Cơ quan Môi trường, Thực phẩm và Nông sản (DEFRA),

Giấy phép của Tổ chức CITES ( Công ước quốc tế về quản lý thương mại động, thực vật hoang dã, quí hiếm).

Giấy phép của EC

Giấy phép của Cơ quan lâm nghiệp,

Giấy phép của cơ quan Viễn thông.
Giấy phép của Cơ quan nông nghiệp (CAP) là gì?
Nếu bạn nhập hàng nông nghiệp dưới dạng nguyên liệu hoặc đã qua chế biến thì bạn phải có Giấy phép của Cơ quan nông nghiệp (CAP). Giấy phép này do Bộ phận quản lý thanh toán hàng nông nghiệp (RPA) cấp. HMRC sẽ kiểm tra khi hàng thông quan.
Làm thế nào để biết là cần Giấy phép của Cơ quan nông nghiệp (CAP)?
Khi bạn đã có Code hàng hóa thì cơ quan RPA sẽ có thể thông báo cho Bạn biết có cần Giấy phép của Cơ quan nông nghiệp (CAP) hay không. Nếu hàng cần Giấy phép của Cơ quan nông nghiệp (CAP) mà không có khi thông quan thì nó sẽ bị giữ lại ở cửa khẩu. Cũng cần lưu ý rằng cùng loại hàng hóa nhưng nhập từ nước này thì cần Giấy phép của Cơ quan nông nghiệp (CAP) nhưng từ nước khác lại không cần.
Bạn có thể liên hệ với RPA tại số +44 (0) 191 226 5050 hoặc truy cập trang chủ của RPA.
Giấy phép của Bộ Kinh doanh Sáng kiến và Kỹ năng (BIS) là gì?
Giấy phép của BIS có thể cần cho mọi loại hàng nhập khẩu. Giấy phép này do BIS cấp và cơ quan hải quan kiểm tra.
Khi bạn đã xác định được code hàng thì BIS sẽ có thể thông báo bạn có cần giấy phép của BIS không. Nếu hàng cần Giấy phép của BIS mà không có khi thông quan thì nó sẽ bị giữ lại ở cửa khẩu. Cũng cần lưu ý rằng cùng loại hàng hóa nhưng nhập từ nước này thì cần Giấy phép của BIS nhưng từ nước khác lại không cần.
Đa số nghĩ rằng các loại hàng như vũ khí, vật liệu hạt nhân mới cần giấy phép của BIS nhưng cả những mặt hàng như quần áo và ga trải giường cũng cần giấy phép của BIS.
Giấy phép của BIS cần để quản lý nhập khẩu về một số mặt như:


  • Về tổng giá trị tiền- sau khi tổng trị giá tiền của 1 loại hàng hóa từ 1 nước nào đó đã đạt đến mức nhất định thì hàng đó sẽ không được nhập vào nữa.




  • Số lượng: Sau khi 1 số lượng hàng nhất định đã nhập khẩu từ 1 nước nào đó đã đạt đến mức nhất định thì hàng đó sẽ không được nhập vào nữa.




  • Điểm đến cuối cùng - mặc dù hàng được nhập khẩu qua Vương quốc Anh nhưng liệu nó có được chấp nhận ở điểm đến cuối cùng không?




  • Mục đích sử dụng cuối cùng - hàng nhập vào được dùng làm gì? Ví dụ như dùng vào mục đích quân sự do Cơ quan Chính phủ Anh nhập khẩu.

BIS cũng cấp quota nhập khẩu. Hạn mức quota là biện pháp theo dõi và hạn chế mức nhập khẩu 1 mặt hàng nhất định. Nó có thể áp dụng đối với 1 nước cụ thể không tùy thuộc vào mức thuế quan.


Có thể liên hệ với Vụ cấp phép nhập khẩu của BIS ở +44 (0) 1642 364333/334 hoặc vào trang chủ của BIS.

Giấy phép của Cơ quan Môi trường, Thực phẩm và Nông sản (DEFRA) là gì?
Nếu bạn nhập khẩu thịt, gia cầm, sữa và các thực phẩm khác, gia súc, máu, thực vật hay sản phẩm thực vật, các loài quí hiếm, long thú thì cần Giấy phép của Cơ quan Môi trường, Thực phẩm và Nông sản (DEFRA) hoặc Giấy phép kiểm dịch thực vật (CVED).
Khi nào thì tôi cần Giấy phép của Cơ quan Môi trường, Thực phẩm và Nông sản (DEFRA)?
Hàng nhập khẩu như thịt, gia cầm, sữa (cả trứng), xương động vật và máu, lòng và các sản phẩm cá thì phải qua kiểm tra thú y tại cửa khẩu (BIP) của Anh. Ngoài các giấy tờ kiểm dịch do BIP yêu cầu hàng nhập khẩu còn phải lấy được Giấy phép CVED thì mới được thông quan.
CITES ( Công ước quốc tế về quản lý thương mại động, thực vật hoang dã, quí hiếm) đã được EU luật hóa trong Qui chế của EU cấm nhập-xuất khẩu các loại động, thực vật quí hiếm đang bị đe dọa tiệt chủng và các sản phẩm có sử dụng chúng nếu không có giấy phép của Tổ chức CITES. Các loại động vật này bao gồm: hổ, tê giác, khỉ, vẹt, chim mồi, cá sấu, rùa, Đồi mồi, mai rùa, hoa lan và cacti. Các mặt hàng có sử dụng nguyên liệu từ các động vật hoang dã như túi sách, thắt lưng, giầy làm từ da của động vật có nguy cơ bị tiệt chủng, trứng cá, ngà voi hoặc các loại tượng làm bằng ngà voi, các vị thuốc cổ truyền châu Á như cao hổ cốt, mật gấu và thảo mộc. Đây chưa phải là toàn bộ danh sách và thông tin thêm về vấn đề này. Tham khảo trang Web của CITES hoặc DEFRA để có thông tin chi tiết. Bạn cũng nên nhớ rằng 1 số loại động thực vật không có trong danh sách của CITES nhưng vẫn thuộc loại được bảo vệ và cấm theo qui định riêng của EU do đó ban nên kiểm tra thông tin với DEFRA trước khi nhập khẩu. Việc xuất trình giấy phép của CITES không có nghĩa là có thể bỏ qua các khâu kiểm sóat khác về vệ sinh an toàn thực phẩm và thú y.
Theo qui định pháp luật quốc gia về chuột cảnh thì các loại động vật nuôi phải có giấy phép nhập khẩu của Anh. Có 1 số động vật được phép nhập khẩu mà không phải qua kiểm dịch thú y nếu đáp ứng điều kiện của cơ chế Hộ chiếu động vật nuôi. Cơ chế Hộ chiếu động vật nuôi chỉ áp dụng cho mèo, chó và chuột.
Các loại thực vật, sản phẩm cây trồng bị cấm nhập vào Anh từ các nước không trong EU. Cũng có thể nhập khẩu 1 số nguyên liệu cấm để thử hoặc sử dụng cho nghiên cứu khoa học hoặc chọn giống nhưng phải qua kiểm tra thú y và điều kiện bảo quản chặt chẽ theo Giấy phép của DEFRA/ Quốc hội Xứ WALE (NAW)/ SGRPID (trước đây là SEERAD) của Scotland và DARD của Bắc Ailen.
Nhìn chung, tất cả thực vật và sản phẩm cây trồng được phép nhập khẩu vào Anh, Xứ Wale và Bắc Ailen đều phải kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
Đối với Scotland, tất cả cả thực vật và sản phẩm cây trồng được phép nhập khẩu vào Scotland từ các nước không thuộc EU đều phải kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và Chứng chỉ xuất chuồng của Cơ quan kiểm dịch Thú Y (QRC). Cơ quan SGRPID (trước đây là SEERAD) cấp giấy QRC.
Tất cả các loại rau, quả và hạt nhập khẩu vào EU phải đạt tiêu chuẩn Thị trường EU và được cấp Chứng chỉ đạt tiêu chuẩn trước khi được đưa ra tiêu thụ ở EU. Các sản phẩm dùng cho chế biến công nghiệp thì phải có Chứng chỉ về sử dụng công nghiệp. Cơ quan thanh tra thị trường hàng nông sản RPA sẽ cấp Chứng chỉ nhập khẩu vào Anh, hoặc Xứ Wale, SGRPID cấp phép cho nhập vào Scotland và DARD cho Bắc Ailen.
Thức ăn cho gia súc và thực phẩm phi động vật như ngũ cốc được nhập khẩu vào EU nhưng phải tuân thủ yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Một số sản phẩm thuộc loại nguy hại cao cũng phải được thông báo trước cho các cơ quan y tế và kèm theo những Giấy tờ tương ứng, ví dụ như Giấy chứng nhận của Phòng Thí nghiệm đảm bảo sản phẩm an toàn cho người sử dụng.
Lông của các loài thú và mũ lông thú bị cấm theo qui định pháp luật quốc gia. Lông của 1 số loài thú có thể được nhập khẩu vào EU nhưng phải kèm theo chứng nhận là lông thú được lấy 1 cách nhân đạo và có nguồn gốc xuất sứ hợp pháp. Qui định pháp luật của EU cũng cấm sử dụng lông chó, mèo và các sản phẩm từ lông chó, mèo.
Ban nên liên hệ với DEFRA ở số +44 (0) 20 7238 6951 hoặc +44 (0) 845 933 5577 hoặc vào trang Web của DEFRA để lấy thông tin chi tiết.
Khi nào tôi cần Giấy phép của Cơ quan lâm nghiệp?
Một số loại sản phẩm lâm nghiệp và gỗ phải có Giấy phép của Cơ quan lâm nghiệp khi thông quan hải quan.
Bạn có thể liên hệ với Cơ quan lâm nghiệp tại + 44 (0) 131 335 0303 hoặc +44 (0) 845 367 3787, hoặc vào trang Web của Cơ quan lâm nghiệp để lấy thông tin về vấn đề này.
Khi nào tôi cần Giấy phép của EC?
Nhập khẩu 1 số chất gây thủng tầng Ozôn, gây hiệu ứng nhà kính và các sản phẩm có chứa chất đó (ví dụ như Tủ lạnh và các loại Aerozon) sẽ bị cấm hoặc phải có Giấy phép của EC.
Thông tin thêm về vấn đề này xem trong phần F về các loại khí ga và ODS ở trang Web của DEFRA.
Kiểm sóat an toàn và vệ sinh dịch tễ (HSE) là gì?
HSE là cơ quan có thẩm quyền của Anh cấp phép nhập khẩu nhiều loaị hóa chất. Bao gồm:


  • Các hóa chất thuộc danh mục phải được đồng ý trước (PIC);

  • Các hóa chất thuộc loại gây ô nhiễm thường xuyên như thuốc trừ sâu/ thuốc diệt cỏ v.v.

  • Các thành phần hóa chất độc hại - việc nhập khẩu các loại này phải tuân thủ Qui chế 1988 về kiểm soát các thành phần hóa chất độc hại (COSHH) sẽ bị cấm nếu không có chứng nhận được miễn trừ, còn lại sẽ phải tuân thủ danh mục PIC.

  • Asbestos- việc nhập khẩu đa số các loại Asbestos bị cấm theo Qui định về quản lý chất Asbestos năm 2006, còn lại sẽ phải theo qui định PIC.

  • REACH- (Đăng ký, Đánh giá, Cấp phép và Hạn chế các loại hóa chất)

Bạn có thể lấy thông tin về HSE ở +44 (0) 845 345 0055 hoặc ở Trang chủ của HSE.


Khi nào tôi cần Giấy phép của cơ quan Viễn thông (ofCom)?
Nhập khẩu các loại thiết bị radio (đặc biệt nếu nó truyền giọng nói của con người) có thể bị cấm nếu không có phép của cơ quan Viễn thông (ofCom).
Bạn có thể liên hệ với cơ quan Viễn thông.ở +44 (0) 845 456 3000 hoặc +44 (0) 20 7981 3040.
Thê nào là kiểm sóat của Cơ quan môi trường?
Cơ quan môi trường là cơ quan có thẩm quyền của Anh quản lý việc vận chuyển chất thải qua biên giới (TFS) vào mục đích tiêu hủy, phục hồi hoặc tái chế v.v. Các lô hàng này phải theo qui chế thông báo trước hoặc được sự đồng ý.
Bạn có thể liên hệ với EA TFS tại 01925 542265 hoặc qua hộp thư điện tử: NATTFS@environment-agency.gov.uk hoặc vào trang chủ của cơ quan Môi trường.
Khi nào tôi cần Chứng nhận của Kimberly?
Nhập khẩu kim cương thô từ các nước ngoài EU phải có Chứng chỉ của Kimberly. Bản chính của Chứng chỉ này phải nộp cho HMRC để chuyển cho Cơ quan chính phủ về quản lý kim cương. Nếu không chấp hành qui định này thì Kim cương sẽ bị giữ và tịch thu và mất qui chế không bị tranh chấp theo Thủ tục tố tụng của Kimberly.
Bạn có thể liên hệ với Cơ quan chính phủ về quản lý kim cương ở Bộ Thuộc địa Anh ở số +44 (0) 20 7008 6903/5797 hoặc qua hộp thư điện tử: GDO@gtnet.gov.uk hoặc vào trang chủ của Bộ Ngoại giao và Cộng đồng Anh tìm Cơ quan chính phủ về quản lý kim cương.
Khi nào tôi cần Giấy phép Đánh bắt thủy sản?
Nhập khẩu các loại thủy sản có răng thuộc họ Dissostichus ( đôi khi còn gọi là Patagonian cá có răng, Seabas của Chi Lê, hay Cá có răng Nam bằng dương/ Cá cod Nam băng dương) thì phải có Giấy phép Đánh bắt thủy sản. Để biết thông tin về Giấy phép Đánh bắt thủy sản hãy vào trang chủ của CCAMLR (Công ước về bảo tồn tài nguyên sống ở Biển Nam Băng dương).
Thế nào là Hạn mức-Thuế quan?
Hạn mức -Thuế quan là mức giá trị hoặc 1 số lượng định trước của 1 mặt hàng được nhập khẩu vào EU trong 1 thời hạn nhất định với mức thuế quan thấp hơn mức thuế thông thường và khi giá trị hoặc số lượng hàng đã vượt quá mức đó thì mặt hàng này vẫn được nhập vào EU nhưng phải chịu mức thuế quan thông thường.
Hạn mức - thuế quan thường được xác định bằng trọng lượng tịnh (kg) nhưng cũng có thể dùng các đơn vị đo lường khác như (giá trị, khối lượng, số chiếc .v.v). Đa số hạn mức-thuế quan được qui định cho cả năm nhưng cũng có 1 số hạn mức-thuế quan qui định cho từng mùa hoặc kéo dài trong 2 năm (ví dụ như từ tháng 7 đến tháng 6 năm sau). Hạn mức-thuế quan có giá trị trong suốt thời hạn qui định nếu nó chưa được thực hiện hết. Mức thuế quan giảm trừ có thể là thuế hải quan, phí đối với hàng nông sản nhưng đa số trường hợp hạn mức (quota) là cơ chế để kiểm sóat mức thu thuế quan bổ sung hoặc kiểm soát thị trường thương mại.

Ai áp đặt hạn mức-thuế quan?
Hạn mức do Cơ quan EC qui định và được đăng trên Công báo của EU dưới dạng qui chế của EC.
Khi mức quota đã sử dụng hết thì hàng nhập khẩu phải trả thuế quan theo mức phi quota. Thông thường mức thuế quan phi quota có thể là mức thuế được qui định trong Biểu thuế quan chung (CCT) nhưng cũng có thể áp dụng 1 mức thuế tạm thời như GPS hoặc ưu đãi nếu có. Trong các trường hợp nhất định hàng phi quota sẽ chịu mức thuế bổ sung.
Các công ty nhập khẩu muốn hưởng hạn mức-thuế quan thì phải nộp đơn với EC và các đáp ứng các yêu cầu quốc gia. Hạn mức-thuế quan được ghi trong Văn bản pháp qui của EC theo số của Đơn hàng (6 chữ số bắt đầu từ 09). Từ ngày 21/1/2008 Số đơn hàng của EC sẽ được sử dụng.
Liệu tôi có bị liên quan đến hạn mức-thuế quan?
Để biết hạn mức-thuế quan có áp dụng với hàng nhập khẩu của bạn hay không thì bạn phải đối chiếu code hàng với danh mục thuế quan xem có chữ hạn mức-thuế quan (TQ) ở cột đầu của Biểu thuế hay không.
Nếu có TQ thì bạn phải kiểm tra thông tin bổ sung ở phần cuối của Chương biểu thuế cho loại hàng đó. Nhớ kiểm tra nguồn gốc quốc gia của hàng. Nếu hàng của bạn có trong danh mục và bạn muốn hưởng hạn mức-thuế quan thì bạn phải ghi rõ trong hồ sơ có TQON.
Tôi xin phân bổ hạn mức-thuế quan thế nào?
Hạn mức-thuế quan được phân bổ theo thứ tự xếp hàng theo trình tự thời gian nộp hồ sơ mà không có phân bổ riêng cho từng quốc gia thành viên. Tất cả hạn mức-thuế quan đều chung cho tất cả các nước thành viên. Theo qui định, Hải quan sẽ ghi ngày nhận được tờ khai hải quan. Quản lý hạn mức-thuế quan theo trình tự thời gian nộp hồ sơ có nghĩa là khi có đơn yêu cầu đối với 1 loại mặt hàng cụ thể thì ưu tiên cho tờ khai hải quan được chấp nhận trước (tính theo ngày không tính theo giờ). Các đơn có ưu tiên như nhau sẽ được xử lý như nhau. Điều này được thể hiện khi hàng thông quan với Tờ khai hải quan có dấu TQON. Bạn sẽ không biết ngay lập tức liệu đơn của bạn có được chấp nhận hay không vì tất cả các đơn nộp trong EU đều được chuyển về EC để xử lý và phân bổ trong vòng 2 ngày sau khi nhận đơn.
Cũng cần nhớ rằng có thể xảy ra trường hợp hạn mức chưa được mở đúng như ngày ghi hoặc cũng có khi hạn mức đã mở từ trước khi các chi tiết được công bố.
Điều gì sẽ xảy ra với đơn của tôi?
Hạn mức quota có thể là Quota mở hoặc quota “báo động”. Quota mở không đòi hỏi bảo đảm tài chính để chứng tỏ khả năng có thể trả thuế trong trường hợp có Đơn hợp pháp yêu cầu. Do đó, các nhà đại lý nhập khẩu/các thương gia có thể hưởng ngay hạn mức này. Tuy nhiên, khi lượng quota đã gần hết hoặc loại quota này thường sẽ bị hết rất nhanh và lượng quota còn lại ở mức thấp tùy thuộc vào quyết định của các nước thành viên thì đó là quota « báo động ». Khi nộp đơn xin quota báo động thì phải có đặt cọc bảo đảm để trả thuế ở mức phi quota. Khi hạn mức được phép sử dụng toàn bộ thì đặt cọc bảo đảm sẽ được hoàn trả hoặc giữ lại 1 phần hoặc toàn bộ tùy theo mức quota bị thiếu. Bạn có thể nộp đơn xin hạn mức khi bạn đã nhập hàng và trường hợp đó gọi là Nộp đơn chậm, ngày nộp đơn vẫn được tính từ ngày hàng nhập khẩu nhưng nếu hạn mức đã hết thì đơn nộp chậm của bạn đã bị bác.
Theo Qui chế của Vương quốc Anh, mục tiêu của chúng tôi là hoàn trả các khỏan thuế quan nộp quá mức (hoặc giữ làm bảo đảm cho đến khi đơn xin quota của bạn được giải quyết) trong vòng 30 ngày làm việc. Nhưng thời hạn này khó được thực hiện vì chúng tôi không quyết định được thời gian EC cần để xử lý hết các đơn xin quota.
Đơn xin quota của bạn có thể :


  • Được duyệt toàn bộ- tức là toàn bộ lô hàng của bạn được hưởng mức thuế quan thấp.

  • Được duyệt 1 phần- tức là chi 1 phần lô hàng được hưởng mức thuế quan thấp.

  • Bị từ chối- toàn bộ lô hàng của bạn phải nộp mức thuế thông thường.

Thông tư 375 về hạn mức thuế quan và Quyển1 Biểu thuế quan, phần 8 có thông tin chi tiết về vấn đề này.


Tôi có thể hỏi thêm thông tin ở đâu ?
Hạn mức do Bộ phận quản lý hạn mức thuế quan trung ương (CTQU) thuộc Hải quan Anh (HMRC) điều hành. Bộ phận này sẽ cung cấp cho bạn thông tin cập nhật về các hạn mức thuế quan cụ thể (TQON). Bạn có thể liên hệ với +44 (0) 1702 361786.

Địa chỉ là :

HM Thuế vụ và Hải quan,

CTQU,


Tầng 10, hướng Đông Nam,

Tòa nhà Alexander

21 Vitoria Avenue,

Southend on Sea,

Essex

SS99 1AA


Các chi tiết về mức thuế quan, hạn mức cập nhật và các thông tin liên quan khác có thể lấy từ trang chủ của DDS EC. Nếu biết số đơn hàng thì bạn có thể truy cập luôn vào trang biểu thuế. Hoặc bạn có thể xem ở đường link Taric nhưng ở đây chỉ có code hàng và mô tả loại hàng.
Thế nào là ưu đãi nhập khẩu?
EU có 1 loạt các Thỏa thuận ưu đãi thương mại với các nước trên thế giới. Các thỏa thuận này cho phép nhập khẩu từ 1 số nước vào EU với mức thuế thấp hoặc bằng không. Các ưu đãi này rất cụ thể và tùy thuộc vào 1 số điều kiện nhất định và điều quan trọng nhất là phải thỏa mãn nguồn gốc xuất xứ. Bằng chứng về nguồn gốc xuất xứ (hóa đơn, Hồ sơ chứng từ) phải được cấp ở nước xuất xứ và nộp cho nước nhập khẩu. Các chứng từ này phải đi kèm theo lô hàng.
Thế nào là hệ thống ưu đãi nhập khẩu?
Có 2 loại: Hệ thống tự động hay không tương hỗ (chỉ dành cho nhập khẩu) và Tương hỗ.
Các hệ thống này được qui định trong các Hiệp định thương mại EC ký với các nước bạn hàng.


  • Hệ thống tự động hay không tương hỗ- Hệ thống các ưu đãi chung (GSP)

Chi các nước được hưởng qui chế GSP và đã thông báo cho Ủy ban châu Âu (EC) tên và con dấu của Cơ quan quốc gia có thẩm quyền cấp Chứng nhận ưu đãi thì mới được hưởng ưu đãi. Danh mục đầy đủ có thể xem trong Quyển 1 Biểu thuế, Phần 7.


Các đơn xin ưu đãi thuế quan GSP phải điền vào Tờ khai A. Đây là chứng chỉ về ưu đãi thuế quan và phải được ký và đóng dấu của Cơ quan có thẩm quyền (thường là nhưng không nhất thiết phải là cơ quan Hải quan). Cơ quan này phải được thông báo trước cho EC nhưng cũng có thể áp dụng phương thức Tờ khai hải quan kèm theo hóa đơn sẽ được giải thích sau đây.
Giấy Chứng nhận có giá trị cho 1 lô hàng nhưng nếu lô hàng chia làm nhiều lô nhỏ để nhập trong vòng dưới 3 tháng thì bạn có thể xin Hải quan ở của khẩu cho phép bạn dùng 1 Giấy cho toàn bộ các lần nhập lô hàng này. Hải quan sẽ kiểm tra để đảm bảo không có vi phạm. Thông tư 826 về ưu đãi nhập khẩu cung cấp chi tiết về vấn đề này.
Mẫu A của tờ khai GSP chỉ có giá trị trong thời hạn nhất định. Hiện tại là 10 tháng. Tờ khai không được khai đầy đủ cũng sẽ bị coi là không có giá trị, do đó bạn phải kiểm tra kỹ trước khi nhập hàng. Nhớ rằng mọi sửa đổi phải do nhà cung cấp thực hiện.
Cách khác là nhà xuất khẩu ở nước được GSP có thể dùng tờ khai hải quan với hóa đơn thương mại cho hàng hóa dưới mức 4830 bảng Anh (6000 Euro).


  • Hệ thống tương hỗ- Ưu đãi EUR

Các thỏa thuận tương hỗ được áp dụng cho cả nhập khẩu vào EU và xuất khẩu từ EU. Có 2 cách nộp đơn xin ưu đãi nhập khẩu và xin chứng nhận nguồn gốc của hàng xuất từ EU để được hưởng ưu đãi. Mẫu khai thông dụng là EUR 1.


Nếu lô hàng có giá trị dưới mức qui định thì có thể chấp nhận tờ khai hải quan với hóa đơn thương mại với khuôn mẫu pháp lý được công nhận thay cho mẫu EUR1. Ngoài ra, nhiều Thỏa thuận tương hỗ cho phép nhà xuất khẩu được sử dụng tờ khai không phụ thuộc vào giá trị lô hàng. Xem Thông tư 826 về Thuế quan ưu đãi nhập khẩu và Thông tư 827 về các ưu đãi của EU khi xuất khẩu.
Mỗi Mẫu EUR 1 hoặc Tờ khai hóa đơn tương ứng vói 1 lô hàng và các giấy tờ này có giá trị cho 4, 5, 10 tháng tùy thuộc vào thỏa thuận ưu đãi cụ thể.
Xuất xứ hàng hóa là gì?
Việc cấp ưu đãi thuế quan cho hàng hóa tùy thuộc vào qui định về xuất xứ của hàng hóa. Các qui định này khác nhau tùy theo Thỏa thuận thương mại ưu đãi và loại hàng hóa. Nó qui định hàng hóa phải được sản xuất hoàn toàn tại 1 nước hoặc được sản xuất ở nước đó theo các qui định cụ thể. Bạn có thể xem cụ thể thông tin tai Thông tư 812 của EC về ưu đãi thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ, Thông tư 828 về Ưu đãi với các nước kể cả Albany và Thông tư 832.
Vai trò và Trách nhiệm.
Nếu 1 nhà cung cấp tuyên bố có thể gửi các hồ sơ giấy tờ xác nhận nguồn gốc hàng được hưởng ưu đãi thì bạn phải kiểm tra tính chính xác và xác thực của các giấy tờ này.
Nhà cung cấp của bạn có thể có Chứng nhận đóng dấu của cơ quan quốc gia có thẩm quyền nhưng đó không phải là bảo đảm rằng Chứng nhận đó đúng và chính xác. Với tư cách là nhà nhập khẩu hợp pháp bạn sẽ bị qui trách nhiệm về tính chính xác của các hồ sơ giấy tờ của hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi. Trách nhiệm đó là việc có thể sẽ bị truy thu thuế trong vòng 3 năm kể từ ngày nhập khẩu và có thể còn bị phạt nếu nghiêm trọng. Thông tư 826 chỉ cho bạn biết cách kiểm tra tính chính xác của Giấy tờ trước khi nhập khẩu.
Nếu hàng hóa của tôi không vận chuyển trực tiếp qua Anh thì sao?
Nói chung, tất cả các lô hàng được ưu đãi nhập khẩu vào EU đều được vận chuyển trực tiếp từ nước đó đến EU. Tuy nhiên, có ngoại lệ khi lô hàng vận chuyển qua nước thứ 3 nhưng vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan của nước đến cuối cùng nếu lô hàng đó nằm tại kho Ngoại quan của nước trung chuyển qua và không bị thay đổi hay qua chế biến lại.
Liệu Giấy tờ chứng nhận có được cấp hồi tố và có thể xin cấp lại không?
Cả mẫu chứng nhận GSP và EUR1 đều có thể cấp hồi tố, nhưng đây là chỉ cho trường hợp ngoại lệ.
Nếu Giấy chứng nhận bị mất, rách hoặc bị đánh cắp thi có thể xin cấp lại bản sao. Bản cấp lai này là bản sao số 1 và nó phải được đóng dấu và ký bởi cơ quan có thẩm quyền. Bản sao cấp lại này có giá trị từ ngày cấp của Bản chính bị mất. Bản sao bình thường của giấy chứng nhận không có giá trị. Xem Thông tư 826 để biết chi tiết.
Nếu tôi không xin kịp Giấy chứng nhận thì sao?
Nếu lô hàng bạn nhập khẩu không có Giấy chứng nhận ưu đãi khi thông quan thì Bạn sẽ đặt cọc tiền tương đương với mức thuế nhâp khẩu thông thường phải nộp cho lô hàng đó. Số tiền đặt cọc này sẽ để trả thuế nếu bạn không xin được giấy Chứng nhận.
Giấy tờ chứng nhận ưu đãi phải được nộp trong vòng 4 tháng kể từ ngày lô hàng thông quan (xem Thông tư 826). Nếu hết thời hạn đó mà không có Giấy chưng nhận thì tiền đặt cọc sẽ được giải ngân để nộp thuế. Nhưng nếu sau đó bạn nhận được Giấy chứng nhận thì bạn vẫn có thể khiếu nại để được hoàn lại tiền thuế.
Liệu tôi có thể xin ưu đãi mỗi lần nhập khẩu?
Không. Không phải tất cả hàng hóa đều được thuế ưu đãi và nhiều hàng còn bị hạn chế bởi quota nếu nó đến từ 1 nước nhất định nào đó. Quota hạn chế số lượng loại hàng đó được miễn giảm thuế. Khi hết quota thì hàng vẫn có thể nhập vào nhưng phải nộp toàn bộ thuế.
Nếu quota đã dùng hết thì sao?
Nếu việc được hưởng thuế ưu đãi là 1 thành tố quan trọng trong việc định giá hàng của bạn thì bạn nên đưa hàng vào kho Ngoại quan. Việc này giúp bạn tránh được khoản nộp thuế cho đến khi có quota mới.
Khi đó bạn có thể đưa hàng của bạn ra nhưng không có gì đảm bảo là quota mới sẽ có và đơn xin quota của bạn sẽ được duyệt. Bạn cũng cần nhớ rằng Giấy chứng nhận ưu đãi và hóa đơn có giá trị trong 1 thời hạn nhất định.
Каталог: uploads -> attach
attach -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
attach -> Tri thức 001. Thống kê y tế II. Phân tích số liệu định lượng : Tham khảo môn Xử lý và phân tích số liệu / Đại học y tế công cộng
attach -> TRƯỜng đẠi học tôN ĐỨc thắng phòng đIỆn toáN & thông tin tư liệu danh mục sách mới tháng 06/2013
attach -> TÀi liệu cơ BẢn về BÊ-nanh và quan hệ VỚi việt nam I. Khái quát
attach -> Quy hoạch phổ TẦn số VÔ tuyếN ĐIỆn quốc gia
attach -> Danh sách các công ty Sri Lanka đang có nhu cầu xuất nhập khẩu các loại hàng hóa
attach -> TÊn công ty nhu cầU ĐỊa chỉ liên hệ
attach -> Nonlinear systems / Hassan K. Khalil
attach -> Thông tư 202/2014/tt-btc
attach -> PHỤ LỤc quy định thành phần hồ sơ thực hiện chế độ chính sách theo Quyết định 250/QĐ-ttg của Thủ tướng Chính phủ

tải về 159.07 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương