Sau kiết tập kinh đIỂn lần thứ 2 VÀ vua asoka ( vua a dụC)



tải về 57.8 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích57.8 Kb.
#37789

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Lịch sử Phật Giáo Ấn Độ


SAU KIẾT TẬP KINH ĐIỂN LẦN THỨ 2

VÀ VUA ASOKA ( VUA A DỤC)

Sách tham khảo:

  • A Dục Vương Truyện

  • Tiểu thuyết về Vua A Dục (Tiếng Trung Hoa)

Sau thời kì Đức Phật, vua Ajatasattu ( A Xà Thế) cau trị một vùng đất rộng lớn, bao gồm 2 nước trong 16 nước lúc bấy giờ. Sau khu vua A Xà Thế về già, có một hoàng tử tên là Udayi (Ưu Đà Di) cũng bắt nhốt vua A Xà Thế như ông đã từng làm với cha mình, nhưng Ưu Đà Di không thể phát triển đất nước, dẫn đến sự diệt vong của triều đại. Sau đó tới triểu đại Nam Đà, đây là một triều đại mạnh có nhiều dũng tướng, đã đánh nhau với Alexander nước Hy Lạp trong vòng 3 năm nhưng không phân thắng bại. Trong 3 năm đánh nhau Alexander đa suýt mất mạng. Sau 3 năm bất phân thắng bại Alexander về nước. Vì quí mến tài năng của nhau nên Alexander và vua triều đại Nan Đà kết tình giao hữu. Alexander trả lại Ấn Độ một số vùng đất chiếm đóng và vua Nan Đà tặng vôi và ngựa cho Alexander về nước. Một trong những dũng tướng chống lại Alexander là ông nội của vua Asoka tên là Chandragupta.

Vua của triều đại Nan Đà chiếm đóng một vùng rộng lớn trên lãnh thổ Ấn Độ nên ông phân chia cho các tướng lĩnh có công cai trị những vùng khác nhau dưới quyền của vua Nan Đà. Mỗi năm các tiểu vương này phải về chầu vua Nan Đà một lần vào một ngày nhất định. Các tiểu vương khi về chầu được phép dẫn theo một quân sư. Chandragupta cung đem theo một quân sư tên là Kautilaya. Kautilaya lúc bấy giờ chỉ mới 24 tuổi, khi vào hội nghị bị vua Nan Đà khinh dễ không cho tham dự. Kautilaya vô cùng tức giận, tự nhủ sẽ làm tan rã triều đại Nan Đà. Kautilaya được ví như Gia Cát Lượng bên Trung Hoa. Ông cũng là người đề ra 8 cách đánh thuế mà ngay nay phương Tây đang dùng. Ông về phụ tá cho Chandragupta đánh các tiểu vương thân cận và làm sụp đổ luôn triều đại Nan Đà và dựng lên triều đại mới tên là Maurya ( Khổng Tước).

Chandragupta khi về già truyền lại ngôi vua cho con là Bindusara. Vua Bindusara có 100 người con đều là dũng tướng. Buổi chiều Bindusara đứng trên lầu nhìn ra xa và buồn, có vị quan cận thần hỏi rằng nhà vua có 100 người con đều là dũng tướng vì sao vua còn buồn. Đức vua trả lời: “Chính vì có 100 người đều là dũng tướng nên mới buồn. Buồn vì sau này khi băng hà các người con sẽ vì ngôi vua mà tàn sát lân nhau”. Điều này đã trở thành hiện thực về sau. Asoka không phải là con của chánh hậu, mẹ Asoka chỉ là thứ phi. Sushima mới là con của chánh hậu.

Lúc bấy giờ ở Taksasila có một cuộc nổi loạn. Đây là một thành phố lớn, giỏi về học thuật, giàu có, trù phú. Các người con của vua Bindusara đều xung phong đến đó để dẹp loạn nhằm chứng tỏ cho cha biết rằng mình có đủ khả năng để tiếp nối sự nghiệp của cha. Trong đó Asoka cũng xin đi. Người con lớn của vua Sushima cũng tâu vua cho Asoka đi. Nhưng Sushima tuyển cho Asoka những người lín lão nhược. quân lương tiếp tế chậm chạp. Nhưng Asoka cũng đã dự trù và biết được những điều đó. Khi đến Taksasila ông đánh thắng nhiều trận. Trong trận đánh cuối cùng quân của Taksasila đóng quân bên kia bờ sông, phòng bị vô cùng kiên cố. Hai bên đánh nhau quyết liệt, cuối cùng Asoka cho 200 lính cảm tử cắt ống đu đủ để thở rồi lặn xuống nước và thả bầy vịt bên trên, đánh úp quân ở Taksasila, kết quả thắng lợi. Sau đó ông còn bắt vị tướng chịu trách nhiệm về lương thực ra xử tội vì chọn quân lão nhược và trễ lương thực, nhưng chỉ hạch tội rồi thả về mà không giết (người này chắc chắn sẽ bị anh của Asoka giết, đây là âm mưu chính trị).

Sau trận đánh ở Taksasila danh tiếng của Asoka ngày một lớn mạnh .Ông là một dũng tướng, hơn nữa vì ngôi báu ông xem cái chết nhẹ tựa long hồng. Mỗi khi kiếm ông đi tới đâu thì máu chảy tới đó. Sau đó ông trở về sống ở Patiliputta( Hoa Thị Thành). Một thời gian sau đó thì có tin nỗi loạn ở Vidisha. Ông cũng xin đi và được vua Bindusara chấp nhận. Khi gần tới Vidisha ông cho quân nghĩ ngơi trước khi ra trận. Lúc đó có một đoàn thiếu nữ đi ngang qua. Asoka say đắm trước vẻ đẹp của cô gái trưởng đoàn. Ông cho người đi theo cô gái để điều tra thân thế, và tổ chức ngày cưới trước khi xung trận. Ông là một tướng lĩnh nên khi đánh trận giết người vô số, vợ ông là một phật tử nên bà rất buồn những không thể can ngăn được. Sau một thời gia nông củng dẹp yên được cuộc nỗi loạn ở Vidisha, triều đình lại có chiếu chỉ Asoka phải ở lại đó đẻ cai trị. Thật ra đây là một âm mưu chính trị của người anh, nhằm đẩy ông đi xa để tranh giành ngôi báu. Ông vẫn cai trị xứ Vadisha nhưng vẫn âm thầm cho người nắm thông tin của triều đình. Một thời gian sau, vợ ông sinh được một người con trai và đặt tên cho con là Mahinda. Vào một buổi chiều ông cùng vợ hóng mát, ông mong muốn sau này con ông là vua của các vị vua chinh phục thiên hạ. Vợ của ông nói rằng“ thiếp muốn con trai của thiếp chinh phục thiên hạ bằng con tim, giống nhưt hái tử Sĩ-đạt-ta đã từng làm chứ không phải bằng lưỡi gươm “ . Hai năm sau vợ ông sinh được một người con gái và xin đặt tên cho con là Sanghamitta.

Tuy sống trong một gia đình hạnh phúc nhưng ông vẫn để tâm đến triều đình. Một hôm có sứ giả đưa tin từ triều đình rằng vua Bindusala đang nằm trên giường bệnh. Có lẽ không sống được lâu. Trước khi đi ông từ giã vợ, người vợ xin Asoka hứa một điều rằng : “ xin điện hạ đừng nhúng tai vào máu nữa, nếu điện hạ nhúng tay vào máu điện hạ sẽ không bao giờ thấy mặt thiếp nữa” . Trong lúc vội vàng Asoka không kịp suy nghĩ và đã hứa với vợ.

Khi Asoka vừa về tới thì vua cha đã băng hà. Các người con tranh chấp ngồi báu bắt đầu tàn sát lẫn nhau. Cuối cùng Asoka lên ngôi.

Asoka sinh năm 304 TCN, lên ngôi năm 268 TCN, mất năm 232 TCN. Sau khi đánh yên ở Hoa Thị Thành ,ông cho người rước vợ con về. Khi tới nơi, ông chỉ rước được 2 người con và một bức thư. Sử sách ghi lại rằng vợ của Asoka đã xuất gia và không bao giờ gặpvua nữa. Ông đi trong khắp các ni viện nhưng cũng không thấy, chỉ dẫn được 2 người con trở về kinh đô.

Tám năm sau khi lên ngôi Asoka bắt đầu chuyển hướng. Lúc đầu mọi người gọi ông là Chadra Asoka “A dục vương hung ác “. Sử liệu để tìm hiểu cuộc đời vua Asoka chia làm hai phần: một phần là thư tịch Phật giáo Asoka vadana, Mahavamsas, Dipavamsa, Diyavadana( gồm A dục vương truyện, đại sử và đảo sử của Srilanka), một phần là từ các bia kí con để lại cho tới ngày nay. Trong phần thư tịch, có một câu chuyện ghi lại tiền thân của Asoka như sau : vào một buổi chiều, Đức Phật và Anan đi kinh hành, lúc đó có một nhóm trẻ em đang nặn đất sét làm nhà cửa để chơi. Khi Phật đi tới, có một đứa bé cầm một cục đất sét quì xuống cúng dường Phật. Phật nhận cục đất sét đó, đưa cho Anan đem cục đất sét về tram lại lỗ hổng trong hương thất Đức Phật (bị chuột đục thủng). Khi Đức Phật nhận cục đất sét này, ngài nói rằng : “đứa bé này sau sẽ trở thành chuyển luân thánh vương, Thủ đô là Hoa Thị Thành, nhưng Hoa Thị Thành cũng không tránh khỏi 4 thứ tai nạn : giặt cướp, nước, lửa và đao binh”.

Trong A dục vương truyện có ghi lại câu chuyện nguyên nhân vì sao Asoka theo Phật giáo như sau : “khi giết chết người anh là Susimma, thì vợ của Susimma đang có thai và bỏ chạy. Sau này người phụ nữ đó sinh một người con trai. Sauk hi lớn lên người con trai xuất gia theo Phật giáo tên là Nigradha ( Ni Câu Đà). Khi Asoka bình định xong đất nước, một hôm ông đứng trên lầu thấy một vị sadi đang đi khất thực với dáng vẻ thư thái,nhẹ nhàng, trong khi tâm tư của ông đang buồn phiền chuyện đất nước. Nhìn bước chân nhạ nhàng của vị sadi ông có cảm mến và cho mời vị sadi đó đến. Ông hỏi về lí tưởng xuất gia và cha mẹ của sadi. Asoka vô cùng kin ngạc khi biết cha của sadi chính là susimma. Nhưng ni câu đà nói : “tôi là người xuất gia, không có ý trả thù”. Lúc đó Asoka mới thán phục Ni câu Đà và bắt đầu theo phật giáo.



Theo một nguồn tư liệu khác cho rằng : sau khi lên ngôi, ông cho xây dựng thành Đại Lạc để ăn chơi. Ai vào trong đó cũng được thoải mái ăn chơi, nhưng khi phải bị giết. Khi xây dựng xong, vị kiến trúc sư trình lên Asoka và mời vua tới xem. Vị kiến trúc sư cũng là người cai quản nơi này và đòi giết vua theo sắc lệnh đã ban hành. Asoka hỏi ai vô trước? và bắt giết tên kiến trúc sư. Sau đó có một vị tỷ kheo già đi kinh hành vô tình đi lạc vào thành Đại Lạc. Khi vào trong vị tỷ kheo thuyết pháp cho những người phụ nữ trong đó nghe. Khi đi ra, quân lính định bắt giết vị tỷ kheo theo đúng luật đã ban hành. Nhưng vị tỷ kheo này đã chứng quả A la hán, ông hiện ra 18 phép thần thông biến hoá như : biến mất trong không trung, trên thân ra nước, dưới thân ra lửa … Vua Asoka tận mắt trong thấy những việc đó, ông liền qui ngưỡng Phật giáo.

Có một câu truyện khác ghi lại rằng : sau khi lên ngôi ông chỉ qui ngưỡng Phật giáo rất bình thường. Một hôm ông phát nguyện rằng : “ khi gặp bất cứ một vị tỷ kheo nào, ta đều cung kính chào hỏi”. Một hôm trên đường đi công việc, ông thấy một sadi nhỏ tuổi đang đi ngược chiều với mình, vì bận công việc vả lại vị sadi này cũng nhỏ tuổi nên ông tính không chào. Nhưng ông cảm thấy trong lòng khó chịu, cuối cùng ông quyết định chào vị sadi nhỏ kia. Ông dặn vị sadi nhỏ tuổi rằng đừng nói cho ai biết là ông đã chào. Vị sadi nhận lời, sau đó biến mất và hiện ra 18 phép thần thông biến hoá cho vua Asoka thấy như trên thân ra nước, dưới thân ra lửa … Asoka vô cùng ngạc nhiên. Vị sadi này còn nói, xin nhà vua đừng nói cho ai biết rằng tôi đã hiện phép thần thông cho vua thấy. Sau đó vua Asoka mới thực sự qui ngưỡng Phật giáo.

Trên đây là những mẫu chuyện ghi lại nguyên nhân Asoka theo Phật giáo, những mẫu chuyện này dựa trên nguồn thư tịch của Phật giáo.



Nguồn tư liệu thứ 2 để khảo cứu đó chính là bia kí. Bia kí là của chính Asoka ghi lại, được khắc trên đá khi ông còn sống. Xét về phần chính xác thì bia kí có phần chính xác nhiều hơn thư tịch Phật giáo. Trong bia kí ở Kalinga cho biết : “ Thiên Ái Thiện Kiến Vương (devanapiyapiyadisa, tên riêng của vua A Dục) khi chinh phạt nước Kalinga, bắt sống 15 vạn người, giết hại 10 vạn người, và số người chết vê tật dịch đói khát gấp bội. Kể từ ngày thôn tính nước Kalinga đến nay, Thiên Ái rất nhiệt tâm hộ trì Phật Pháp. Nay đoái lại những sự sát phạt, bắt bớ và những sự giết hại ở nước Kalinga, Thiên Ái rất lấy làm đau lòng đáng hối hận”. Theo các nhà lịch sử, đây là nguyên nhân Asoka theo Phật giáo. Lúc trước ông cho rằng : “ chiến thắng trên chiến trận là chiến công oanh liệt nhất”. Sauk hi theo Phật giáo ông chủ trương rằng : “chiến thắng của chánh pháp mới là chiến thắng tuyệt đối”

Các nhà sử học cho rằng : lúc đau Asoka theo Phật giáo chỉ để mượn tủ tưởng hoà bình, bát ái của Phật giáo để cai trị đất nước. Đây là vì mục đích chính trị chứ không phải là niềm tin tôn giáo. Đây chỉ là quan điểm của thời kì đầu cho tới khi một đại uý người Anh phát hiện ra bia đá ở Bairat vào thế kỉ 19, bia đá này cho biết : lúc đầu trên ngọn đồi này có một bia tinh xá Phật giáo. Asoka có thăm các tỷ kheo ở đây, ông cho khắc tên 7 bài kinh trên bia đá ở Bairat và nói lên lòng tin của ông đối với Phật giáo. Đây là bằng chứng để xác định Asoka là một tín đồ Phật giáo. Người ta cũng tìm được một bia kí khác cho rằng ông không giết hết anh em của mình. Bia đá chép : “lợi tức của ngôi làng này được tặng cho người quản gia phục vụ lâu ngày trong gia đình của anh tôi”. Như vậy chứng tỏ ông chỉ giết những người nào tranh chấp vương vị với ông mà thôi, những người không tranh chấp thì ông không giết. Đối với Phật giáo ông có tổ chức những chuyến hành hương đến thăm những nơi ghi dấu chân Phật.

Đối với Phật giáo, ông có tổ chức những chuyến hành hương thăm những nơi ghi dấu chân Phật. Ông không hành hương trong cùng một năm. 20 năm sau khi lên ngôi, Asoka có đến thăm Lumbini. Khi ông đến, ông cho dựng trụ đá và khắc lên bia kí với nội dung sau : “ 20 năm sau khi lên ngôi, Thiên Ái Thiện Kiến tới viếng thăm khu vườn Lumbini, nơi Đức Thích Tôn ra đời. Vì là nơi Đức Thích Tôn ra đời nên dân làng được miễn thuế tôn giáo”. Tất cae bia kí còn lại của vua A dục chỉ riêng bia kí nay đề cập đến thuế và miễn thuế. Trên các trụ đá ông có khắc hình một con thú nhưng ngày nay các nhà khảo cổ vẫn chưa xác định đó là con gì. Khi Huyền Trang đi ngang qua nơi đây vào thế kỉ 7 SCN có chép lại trong Đại Đường Tây Vực Kí rằng : “ có một con độc long đi ngang qua đây, làm trụ đá của vua Asoka bị nứt” Độc long ở đây không phải là con rồng độc như mọi người thường nghĩ mà đó chính là một trận cuồng phong. Chính điều nay đã làm cho trụ đá bị nứt , người ta phải kiền lại bằng sắt để bảo vệ trụ đá ( ngày nay có một vài hiện tượng xâm hại trụ đá do người Tây Tạng gây ra như : khắc thân chú, vẽ cò … đây là một hành động cần lên án ).

Đức vua A dục có đặt một trụ đá tại nơi Đức Phật ra đời. Năm 1996 khảo cổ của 4 nước Nhật Bản, Srilanka, Ấn Độ, Tích Lan đã tìm ra trụ đá đó. Không những ở Lumbini, sử sách ghi lại 7 vị Phật hiện ra nơi đời đều gần khu vực đó. Đối với những nơi đó vua A dục đều có dựng trụ đá. Cho đến nay chỉ còn lại trụ đá của Đức Phật Câu Lưu Tôn, Câu Na Hàm Mâu Ni và Đức Phật Thích Ca. Trụ đá của Đức Phật Câu Lưu Tôn nằm trong một thôn nghèo, trụ đá của Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni thì bị gãy. Trong các trụ đá thì trụ đá ở Bồ Đề Đạo Tràng là không ghi bia kí. Trên trụ đá ở Sranath có khắc một nội dung quan trọng, vua Asoka cấm những người nao làm li gián tăng đoàn. Nếu ai làm li gián tăng đòan sẽ bị tịch thu y, đuổi về làm cư sĩ áo trắng. Là một Phật tử ủng hộ Phật pháp, ông không muốn giáo đoàn Phật giáo có ngươi phá hoại. Bia kí này đã bị quân Hồi giáo phá hoại nhưng đã được phục hồi lại nhờ 2 bia kí khác ở Kosambihi ( Kiều Thượng Di ) và Sanchi ( do 3 trụ này khắc cùng nội dung ). Trên trụ đá ở Saranath ông có làm một tác phẩm mà ngày nay đã trở thành tuyệt tác của quốc gia. Đó là một trụ đá lớn bên dưới đài sen, ở phần trên có một ngấn hình 4 con thú gồm : ngựa, sư tử, voi, bò chạy theo chiều kim đồng hồ, cách giữa mỗi con thú là bánh xe pháp luân. Phần trên là tượng bốn sư tử quay lưng lại với nhau, mặt quay về bốn hướng. Bốn sư tử này đội trên đầu một bánh xe pháp luân bằng đá có 49 tấm. Khi khảo cổ tìm được thì bánh xe này đã bị gãy mất người ta chỉ tìm được một phần rất nhỏ vừa bánh xe này mà thôi. Ấn độ giành độc lập từ năm 1947, các nhà lập pháp đã dùng hình này làm quốc huy cho đất nước Ấn Độ. Quốc kì Ấn Độ có 3 màu và phần giữa chọn biểu tượng bánh xe pháp luân. Ông đã đến thăm những nơi ghi dấu chân Phật và đặt những bia kí để kỉ niệm, nhưng các nhà khảo cổ đã không tìm thấy bia đá đó ở Kosinara. Nơi Đức Phật từng trên cung trời xuống đó chính là ở Sankitsa. Trong Kinh diễn tả rằng, ánh sáng từ trên không trung vệt ra, có thang báu xuất hiện trước khi Đức Phật đi xuống, một thang bằng vàng, một thang bằng ngọc, một thang bằng bạc. Đức Phật đi xuống bằng thang ngọc, thang bạc và vàng là của Đế Thích và Phạm Thiên. Tại đây vua Asoka có làm một trụ đá và một tượng voi ở trên, nhưng đến nay tượng voi ấy đã bị người hồi giáo phá huỷ. Trong A dục vương truyện có chép lại rằng : khi Đức Phật xuống tới nơi, ba thang báu rút dần xuống lòng đất, còn lại khoảng một mét trên mặt đất để mọi người lễ lạy. Khi A dục đến, ông cho người đào để xem những chiếc thang này sâu tới đâu nhưng đào không tới được cuối cùng ông cho người lấp lại. Bat hang báu nay từ từ rút xuống lòng đất cho tới ngày nay thì mất hẳn.

Trong các trụ đá còn lại cho đến nay chỉ riêng trụ đá ở Tỳ Xá Li là còn nguyên vẹn. Đây là nơi Đức Phật thành lập ni đoàn và thuyết Kinh Dược Sư ( thành quảng nghiêm chính là Tỳ Xá Li ).

Vua A dục tổ chức kỳ kết tập Kinh điển Tại Hoa Thị Thành. Đại hội này đã ghi lại quan điểm của các bộ phái thời bấy giờ ( 18 hay 20 bộ phái tuỳ theo sách ). Kì kết tập thứ 3 này ghi lại điểm khác nhau giữa các bộ phái, chẳng những bàn về Kinh luật mà trong lần kiết tập này còn cho ra đời bộ luật Kathavatnu, bộ luật nay ghi lại quan điểm khác nhau giữa các bộ phái. Tại đây kết quả nổi bậc trong đại hội lần này. Bộ luật nay tranh luận rất sâu về quan điểm của các tông phái ( ví dụ chất thải của Đức Phật là gì ). Trong kì kết tập này Theraveda chiếm ưu thế. Người biên tập bộ luật nay chính là Ngài Mục Kiền Liên Đế Tu ( Moggaliputa Tissa), ông cũng là chủ tịch đại hội. Bộ luật này theo quan điểm của Theraveda và được coi là một trong 7 bộ luật của Theraveda.

Đóng góp quan trọng của vua A dục đối với Phật giáo phải kể đến đó là : tổ chức hành hương đặt bia kí tại các thánh tích và tổ chức đại hội Phật giáo trong A dục vương truyện có ghi : “ dưới thời vua A dục tình hình ngoại đạo trà trộn vào tăng đoàn rất đông, khiến cho tăng chúng rối loạn. Nhiều Thầy bức xúc nên những ngày bố tát không chịu bố tát chung, vua Asoka kêu gọi các Thầy bố tát chung, các vị quan vô tình đã đánh chết một Thầy tỳ kheo ( vì các Thầy cãi nhau không tuân lệnh theo vua). Đức vua mặc cảm về việc đó nên hỏi ngài Hiếp tôn giả có phạm tội hay không. Hiếp tôn giả hỏi vua rằng : khi ra lệnh bố tát chung đức vua có nói ai cãi sx giết không. Vua trả lời không, vua chỉ kêu gọi các thầy bố tát chung mà thôi. Sau đó vua còn xin Hiếp tôn giả chỉ cách để chỉnh đốn tăng đoàn”. Trong chuyện còn chép lại hinh thức khảo hạch tăng chúng như sau : “ đức vua che một bức màng, vua ngồi phía trước, Hiếp tôn giả ngồi phía sau. Vua gọi từng thầy vô để hỏi trực tiếp, nếu trả lời không được sẽ bị tịch thu y áo đuổi về làm cư sĩ áo trắng”. Sách sử ghi lại rằng vào đời đó có 60.000 thầy tỷ kheo bị đuổi. Đây được xem là công lao lớn của vua Asoka trong việc thanh lọc tăng đoàn.

Sau đại hội này, Hiếp tôn giả khuyên vua nên truyền bá giáo pháp ra nước ngoài. Asoka thực hiện điều đó, ông đã cho 10 phái đoàn truyền bá Phật giáo ra khỏi đất nước Ấn Độ. Trong đó phái đoàn thành công nhất là phái đoàn của ngài Mahinda ( Con trai của vua Asoka), phái đoàn này truyền bá tới Tích Lan ngày nay. Con gái của vua Sanghamitta được coi là truyền tỷ kheo ni giới ra nước ngoài đầu tiên vào thế kỉ 2 TCN(trước công nguyên). Ni giới của Trung Quốc cũng được ni giới của Srilanka (Tích Lan) truyền đúng pháp. Phái đoàn thứ 2 truyền bá Phật giáo tới vùng đất vàng do 2 ngài Uttara và Sona đứng đầu. Vùng đất vàng theo các nhà khao học là vùng Đông Nam Á. Các thương gia Ấn Độ khi thự hiện một chuyến hải trình thành công đến các nước Đông Nam Á, số vàng thu về có thể nuôi 7 thế hệ, vì thế vùng đất này được coi là vùng đất vàng. Hai trưởng lão Uttara và Sona khi qua xứ này truyền đạo nhưng không ở lại nên cũng chưa đặt nề tảng Phật giáo sâu rộng tại vủng này truyền bá Phật Giao đến Bắc Phi – và Seri.

Vua Asoka có gả con gái của mình cho vua xứ Nepal, bà là người có công đem Phật giáo về cho xứ Nepal, ngôi chùa đầu tiên ờ đây cũng do bà xây dựng. Ờ Trung Á có vùng Takkasila có một ngôi tháp tên là Dhammavida, đây là nơi trai vua chiếm đóng, ông cũng là người có công đưa Phật giáo lên phía Bắc Ấn Độ. Sử sách Trung Quốc ghi lại rằng, phái đoàn truyển bá Phật giáo vào Trung Hoa đầu tiên gồm 18 người do Sa Môn Thích Lợi Phòng dẫn đầu. Nhưng vua Tần Thuỷ Hoàng cho bắt những người này giam vào ngục, họ được bồ tát Quan Âm cứu mới về được Ấn Độ. Đây chỉ là một truyền thuyết vì sử không ghi lại phái đoàn nào được vua Asoka cử đi truyền đạo ở vùng Trung Á.

Nếu Asoka không truyền bá đạo Phật ra bên ngoài thì sau này cũng có thể có người truyền bá ra bên ngoài nhưng chắc rằng qui mô sẽ không bằng Asoka. Ở Saranath vẫn còn dấu tích của một ngôi tháp. Khi Alexander đến thì ngôi tháp này đã được trùng tu 6 lần, nhưng lâu ngày người Bà la môn đến lấy gạch để xây nhà nên ngôi tháp chỉ còn nên móng. Trong sử ghi rằng Asoka đã mở 7 tháp thời Xá Lợi và phân chia nhiều tháp nhỏ để tôn trí xá lợi trong khắp nước, ông đã cho xây 84,000 tháp và nhờ các thần Dạ xoa thổi đi trong khắp đất nước, nhưng có thể hiểu rằng đó là những công trình mà ông đã đóng góp cho Phật giáo.

Cây bồ đề lần đầu tiên bị chặt chính là do vợ Asoka làm ( vì bà cho rằng ông chỉ quan tâm đến Phật giáo mà không quan tâm đến bà nên bà tức giận và chặc cây bồ đề). Khi đó vua Asoka khóc tại cây và ra lệnh thiết triều ngay tại đó, cho đến khi nơi gốc cây mộc lên một cây con ông mới yên lòng trở về thủ đô Hoa Thị Thành. Trong các bộ sử có bộ Divyavadana có ghi lại lịch sử truyền bá của 10 phái đoàn Phật giáo. Ông còn đưa ra Asoka Dhamma (Pháp của Asoka) trong pháp của Asoka ông kêu gọi làm nhiều việc. Pháp của Asoka không nhắc đến những nguyên tắc căn bản của Phật giáo như Tứ diệu đế, 12 nhân duyên. Ông kêu gọi đời sống một người thánh thiện: không nói dối, cung kính người già, người lớn tuổi, trách nhiệm với vợ con … Mặc dù không ghi những nguyên lí căn bản của Đạo Phật nhưng đó lại là nền tản của Phật Giáo, Đối với quốc gia ông kêu gọi những kẻ cướp hãy tự thú để được khoan hồng của nhà nước. Đối với xã hội, số tiền thu thuế ông xây dựng bệnh viện, xây dựng viễn dưỡng lão, ông còn cho xây dựng bệnh viện cho thú vật (miễn phí khám chữa bệnh), ông còn kêu gọi mọi người ăn chay … Trước đây mỗi lần ra khỏi hoàng cung săn bắn là thú vui của ông, giờ đây thú vui đó được thay thế bằng cách giúp đỡ người già thăm hỏi Sa môn, Bà la môn. “ Đối với thú vật trong hoàng cung một ngày giết 3 con công và một con dê, con dê này không phải ngày nào cũng giết. Ba con thú này trong tương lai sẽ không bị giết nữa” (trích bia kí). Cây cối và hạt giống được phát cho dân trồng. Nhà vua còn cho xây dựng nhà nghĩ và giếng nước ven đường cho dân dùng. Sau trận đánh ở Talinga, Asoka chưa từng đem quân đi xâm lăng bất kì vùng nào. Nhà sử học nổi tiếng người Anh H.G Well (người soạn bộ đại cương lịch sử thế giới) đạ chọn ra 5 nhân vật nổi tiếng trên toàn thế giới dựa trên tiêu chuẩn về đời sống, lời nói, ảnh hưởng đến nhân loại … Asoka là một trong 5 nhân vật đó. Ông cho rằng: “ từ xưa đến giờ trong lịch sử của nhân loại có rất nhiều đế chế, hoàng đế, nhưng họ chỉ sáng lên và vụt tắt. Riêng ông như vì sao lấp lánh mãi đến tận ngày nay”.



Bài số 13 - 14: Sau kiết tập kinh điển lần 2 Và Vua Asoka Trang /


Каталог: files -> HK1 -> LSPGAD
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 57.8 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương