Cách soạn hòa thanh



tải về 17.03 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích17.03 Kb.
#28851
Cách soạn hòa thanh

Hòa âm căn bản của một bài hát là các hợp âm. Do đó các bạn phải thuộc lòng các nốt trong tất cả các hợp âm, bắt đầu từ các hợp âm trưởng thứ tự nhiên, rồi hợp âm 7 và sau đó là các hợp âm nghịch (còn được gọi là "nhân tạo").

Để làm quen với cách ghi hợp âm cho một bài hát, trước hết các bạn nên bắt đầu bằng các hợp âm trưởng thứ tự nhiên và hợp âm 7. Chỉ dùng các hợp âm này thôi và biết ghi hợp âm theo một vài nguyên tắc là đủ để làm cho bài hát thêm màu sắc. Và nếu các bạn thêm vào tiết tấu đệm cho các hợp âm này thì các bạn đã làm hòa âm căn bản cho bài hát với một nhạc cụ đệm như guitar và piano.

 

Việc ghi hợp âm có những nguyên tắc sau:



 

1. Nguyên tắc thứ 1: hợp âm thường xuất hiện vào đầu nhịp. Trong nhịp cũng có thể xuất hiện thêm hợp âm khác để thêm màu sắc cho cách đệm.

 

2. Nguyên tắc thứ 2: trong nhịp có nhiều nốt thuộc hợp âm nào thì nhịp đó sẽ nhận hợp âm này. Tuy nhiên các bạn nên phân biệt nốt nào là nốt chánh của hợp âm và nốt nào là nốt phụ/nốt lướt/nốt hoa mỹ trong nhịp.



 

3. Nguyên tắc thứ 3: các hợp âm sẽ nối tiếp nhau từ nhịp này sang nhịp khác theo 2 cách:

 

a) theo vòng quảng 4:



 

C => F => Bb => Eb => Ab => Db (C#) => Gb (F#) => Cb (B) => Fb (E) => A => D => G => và quay về C

 

hoặc theo vòng quảng 5 (ngược lại với vòng trên):



 

C => G => D => A => E => B => F# => C# => G# (Ab) => D# (Eb) => A# (Bb) => F => và quay về C


b) thay thế nhau: các hợp âm có những nốt giống nhau có thể thay thế nhau. Thí dụ: C và Am (có 2 nốt giống nhau: C, E); C và Em (có 2 nốt giống nhau: E, G); F và Am (có 2 nốt giống nhau: A, C); C và F (có một nốt giống nhau: C), v.v...


4. Nguyên tắc thứ 4: Để việc chuyển hợp âm này sang hợp âm khác nghe "mượt mà", du dương thì giữa các hợp âm này phải có một nốt giống nhau và các nốt còn lại của hợp âm trước được chuyển sang các nốt của hợp âm sau theo 1/2 cung hoặc tối đa 1 cung lên hoặc xuống.

 

Thí dụ: từ G chuyển về Dm: hợp âm G = GBD và hợp âm Dm = DFA



 

- nốt D (trong hợp âm G) sẽ giữ nguyên là nốt D (trong hợp âm Dm)

 

- nốt G (trong hợp âm G) sẽ giảm xuống 1 cung để về nốt F (trong hợp âm Dm)


- nốt B (trong hợp âm G) sẽ tăng lên 1 cung để lên nốt A (trong hợp âm Dm)

 

Các Hợp âm thường dùng trong Âm giai



 

Các Hợp âm thường dùng trong Âm giai

 

1. Hợp âm trong âm giai trưởng:



 

Các bạn chồng 2 quảng ba tuần tự lên từng nốt trong một âm giai thì sẽ được các hợp âm tự nhiên được sử dụng trong âm giai này.

 

Thí dụ, âm giai C có các hợp âm sau:



 

Quảng ba thứ 2: ...G  A  B  C  D  E   F


Quảng ba thứ 1: ...E  F  G  A   B  C  D


............................---------------------


nốt âm giai:..........  C  D E   F  G  A   B

 

Tên gọi hợp âm: C Dm Em F G Am B dim



 

Tổng quát hóa: I ii iii IV V vi vii

 

Như vậy trong một bài hát được viết theo âm giai trưởng, các hợp âm được sử dụng gồm có:



 

+ 3 hợp âm trưởng: bậc I, IV và V

 

+ 3 hợp âm thứ: bậc ii, iii và vi



 

+ 1 hợp âm giảm (dim): bậc vii

 

Bằng cách tính này, âm giai D sẽ có các hợp âm sau: D, Em, F#m, G, A, Bm và C#dim



 

và âm giai E sẽ có các hợp âm: E, F#m, G#m, A, B, C#m và D#dim

 

v.v...


 

2. Hợp âm trong âm giai thứ:

 

Hòa âm cho âm giai thứ thì màu sắc hơn vì có 3 thể âm giai thứ: âm giai thứ tự nhiên, âm giai thứ giai điệu và âm giai thứ hòa điệu. Âm giai thứ, ngoài các hợp âm giống như âm giai trưởng tương ứng, còn có thêm một số hợp âm do thể giai điệu và hòa điệu mang lại.



 

Thí dụ, âm giai Am tự nhiên gồm các nốt: A B C D E F G sử dụng các hợp âm giống như trong âm giai C là: Am, B dim, C, Dm, Em, F và G;

 

và âm giai Am hòa điệu gồm các nốt: A B C D E F G# có thêm hợp âm E (gồm 3 nốt E G# B) do có nốt G#;



 

và âm giai Am giai điệu gồm các nốt: A B C D E F# G# có thêm 2 hợp âm:

D (gồm 3 nốt D F# A) do có nốt F# và

 

E (gồm 3 nốt E G# B) do có nốt G#.



 

Như vậy, một bài hát được viết theo âm giai thứ sẽ có thể sử dụng được các hợp âm sau:

 

+ 5 hợp âm trưởng: bậc III, IV, V, VI và VII



 

+ 3 hợp âm thứ: bậc i, iv, 



+ 1 hợp âm giảm (dim): bậc ii

 

Nguồn tin: giaoan.violet
Каталог: Files -> Document
Document -> BỘ y tế Số: 07/2010/tt-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Document -> Ủy ban nhân dân tỉnh bến tre
Document -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin giáo xứ jeanne d’arc (NGÃ SÁU) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận 5
Document -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Document -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 9206 : 2012
Document -> Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2011
Document -> GIÁo xứ jeanne d’arc (NGÃ SÁU) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận : 38557616.  Giờ Thánh Lễ
Document -> BỘ y tế Số: 1450/2004/QĐ-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Document -> Ban biên tập báo mẹ hiềN
Document -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc

tải về 17.03 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương