BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 20 tháng 02 năm 2014)



tải về 174.33 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích174.33 Kb.
#29805




BÁO CÁO TỔNG QUAN BÁO CHÍ

(Tin Quảng Nam ngày 20 tháng 02 năm 2014)


PHẦN I – ĐIỂM BÁO TRUNG ƯƠNG 3

VỤ LÙM XÙM LIÊN QUAN ĐẾN SÔNG VU GIA – THU BỒN 3



  1. VỤ LÙM XÙM LIÊN QUAN ĐẾN SÔNG VU GIA – THU BỒN 3

  2. Phân tranh nguồn nước đầu nguồn Vu Gia: Đã phạm luật, lại không sửa sai 3

Phân tranh nguồn nước đầu nguồn Vu Gia: Đã phạm luật, lại không sửa sai 3

  1. Bộ TN&MT tiếp tục nghiên cứu đề nghị của Đà Nẵng về quy trình vận hành liên hồ chứa 4

Bộ TN&MT tiếp tục nghiên cứu đề nghị của Đà Nẵng về quy trình vận hành liên hồ chứa 4

  1. Đà Nẵng dọa kiện: Bộ tái khẳng định đúng quy trình 5

Đà Nẵng dọa kiện: Bộ tái khẳng định đúng quy trình 5

  1. Vụ tranh chấp nguồn nước sông Vu Gia: Đà Nẵng sẽ kiến nghị lên Thủ tướng 7

Vụ tranh chấp nguồn nước sông Vu Gia: Đà Nẵng sẽ kiến nghị lên Thủ tướng 7

QUẢN LÝ 8



  1. QUẢN LÝ 8

  2. Khống chế quy mô đầu tư từ vốn trái phiếu chính phủ 8

Khống chế quy mô đầu tư từ vốn trái phiếu chính phủ 8

  1. Nam Trà My: Hoang phí nhà cộng đồng tránh lũ 8

Nam Trà My: Hoang phí nhà cộng đồng tránh lũ 8

  1. Căn nguyên nạn "vàng tặc" tại Quảng Nam? 9

Căn nguyên nạn "vàng tặc" tại Quảng Nam? 9

ĐẦU TƯ 10



  1. ĐẦU TƯ 10

  2. Quảng Nam muốn phát triển khu công nghiệp riêng cho nhà đầu tư Hàn Quốc 10

Quảng Nam muốn phát triển khu công nghiệp riêng cho nhà đầu tư Hàn Quốc 10

XÂY DỰNG 10



  1. XÂY DỰNG 10

  2. Bổ sung thị trấn Vĩnh Điện mở rộng vào Danh mục nâng loại đô thị toàn quốc 10

Bổ sung thị trấn Vĩnh Điện mở rộng vào Danh mục nâng loại đô thị toàn quốc 10

NÔNG NGHIỆP 11



  1. NÔNG NGHIỆP 11

  2. Xe vận chuyển gia súc, gia cầm né trạm kiểm dịch 11

Xe vận chuyển gia súc, gia cầm né trạm kiểm dịch 11

  1. Thăng Bình: Cơ hội phát triển vùng chuyên canh rau Bình Triều 11

Thăng Bình: Cơ hội phát triển vùng chuyên canh rau Bình Triều 11

PHÁP LUẬT 12



  1. PHÁP LUẬT 12

  2. Nam Trà My: Cô giáo bản bày kế "mầm đá" giúp cảnh sát bắt kẻ gian 12

Nam Trà My: Cô giáo bản bày kế "mầm đá" giúp cảnh sát bắt kẻ gian 12

  1. Mua bán, vận chuyển trái phép thuốc nổ lãnh 15 năm tù 13

Mua bán, vận chuyển trái phép thuốc nổ lãnh 15 năm tù 13

MÔI TRƯỜNG 13



  1. MÔI TRƯỜNG 13

  2. Duy Xuyên: Diễn tập Phòng ngừa ứng phó thảm họa thiên tai 13

Duy Xuyên: Diễn tập Phòng ngừa ứng phó thảm họa thiên tai 13

VĂN HÓA 13



  1. VĂN HÓA 13

  2. Điều chỉnh, bổ sung một số hạng mục công trình Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng 13

Điều chỉnh, bổ sung một số hạng mục công trình Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng 13

  1. Hội An: Nhân lên nét đẹp lễ chùa 14

Hội An: Nhân lên nét đẹp lễ chùa 14

  1. Tái hiện Lễ hội cầu mưa của dân tộc Cor 14

Tái hiện Lễ hội cầu mưa của dân tộc Cor 14

XÃ HỘI 15



  1. XÃ HỘI 15

  2. Đông Giang: Thiếu chỗ chơi, trẻ vùng cao hồn nhiên vui đùa trên nương rẫy 15

Đông Giang: Thiếu chỗ chơi, trẻ vùng cao hồn nhiên vui đùa trên nương rẫy 15

  1. Thời tiết xấu, nhiều tàu cá bị nạn trên biển 15

Thời tiết xấu, nhiều tàu cá bị nạn trên biển 15

  1. Tây Giang: Rộn ràng khu tái định cư Đhâm 16

Tây Giang: Rộn ràng khu tái định cư Đhâm 16

THỂ THAO 16



  1. THỂ THAO 16

  2. QNK.Quảng Nam: Đối diện với cuộc chiến trụ hạng 16

QNK.Quảng Nam: Đối diện với cuộc chiến trụ hạng 16

PHẦN I – ĐIỂM BÁO ĐỊA PHƯƠNG 17



Baoquangnam.gov.vn 17

  1. Baoquangnam.gov.vn 17

  2. Núi Thành: Lễ hạ thủy đầu năm của ngư dân Tam Quang 17

Núi Thành: Lễ hạ thủy đầu năm của ngư dân Tam Quang 17

  1. Hội An: Khảo sát thực địa lắp đặt tua bin gió cấp điện tại Cù Lao Chàm 17

Hội An: Khảo sát thực địa lắp đặt tua bin gió cấp điện tại Cù Lao Chàm 17

  1. Nhộn nhịp phiên chợ việc làm đầu năm 18

Nhộn nhịp phiên chợ việc làm đầu năm 18

  1. Tam Kỳ: Họp thông qua kế hoạch tổ chức Tuần du lịch biển Tam Thanh 2014 18

Tam Kỳ: Họp thông qua kế hoạch tổ chức Tuần du lịch biển Tam Thanh 2014 18

  1. 5 ngành học tại trường Đại hội Quảng Nam bị dừng tuyển sinh 19

5 ngành học tại trường Đại hội Quảng Nam bị dừng tuyển sinh 19

  1. Hơn 26 tỷ đồng hỗ trợ tàu cá hoạt động vùng biển xa 19

Hơn 26 tỷ đồng hỗ trợ tàu cá hoạt động vùng biển xa 19

  1. Phân bổ 35.331 triệu đồng cho vay hộ nghèo năm 2014 19

Phân bổ 35.331 triệu đồng cho vay hộ nghèo năm 2014 19

  1. Điều chỉnh thiết kế tổng thể kiến trúc, cảnh quan Tượng đài Bà mẹ Việt Nam Anh hùng 20

Điều chỉnh thiết kế tổng thể kiến trúc, cảnh quan Tượng đài Bà mẹ Việt Nam Anh hùng 20



PHẦN I – ĐIỂM BÁO TRUNG ƯƠNG

VỤ LÙM XÙM LIÊN QUAN ĐẾN SÔNG VU GIA – THU BỒN

Phân tranh nguồn nước đầu nguồn Vu Gia: Đã phạm luật, lại không sửa sai


Như Báo Lao Động và các phương tiện thông tin đại chúng liên tiếp phản ánh việc Đà Nẵng “doạ kiện” Bộ TN&MT, đồng thời “sửa lưng” bộ này trong góp ý quy trình vận hành liên hồ chứa thuỷ điện Đắk Mi 4, A Vương và Sông Tranh 2 vừa trình các bộ, ngành trung ương và Văn phòng Chính phủ. Ngay sau đó, Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ TN&MT) có công văn phản hồi, bác bỏ các kiến nghị của Đà Nẵng.
Song Đà Nẵng vẫn đòi kiện đến cùng các nhà máy thuỷ điện và cả Bộ TN&MT khi không được giải quyết thoả đáng về cân bằng sử dụng nguồn nước từ các dòng Vu Gia - Thu Bồn…
Chuyên gia thuỷ lợi Huỳnh Vạn Thắng - Phó Trưởng Ban chỉ huy Phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn thành phố, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đà Nẵng cho biết, Đà Nẵng yêu cầu Bộ TN&MT sửa đổi quy trình theo hướng lấy mực nước tại trạm thuỷ văn Ái Nghĩa ở mức 2,8m để làm mực nước khống chế, buộc thuỷ điện Đắk Mi 4 - nhà máy đã cắt tiệt dòng Đắk Mi (thượng nguồn sông Vu Gia) để chuyển hẳn dòng chảy sang sông Thu Bồn, lợi dụng độ chênh để nâng cao hiệu quả phát điện, gây hạn hạ du. Nếu góp ý lần này bất thành, Đà Nẵng sẽ kiện Bộ TN&MT ra toà. Đây là lộ trình giải quyết vấn đề khô hạn, tranh chấp nguồn nước mà lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã thông qua chứ không phải chỉ là doạ.
Tuy nhiên, sau khi Đà Nẵng bày tỏ quan điểm, ngày 13/2, Cục Quản lý tài nguyên nước đã có công văn số 77 phản hồi về vấn đề xả nước sông Vu Gia trong Dự thảo quy trình vận hành liên hồ chứa trong mùa cạn trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn. Theo đó, Cục Quản lý tài nguyên nước khẳng định, các vấn đề về xả nước của thuỷ điện Đắk Mi 4, mực nước tại Trạm thuỷ văn Ái Nghĩa, việc thay đổi chuyển nước qua sông Quảng Huế... đã được nghiên cứu, phân tích tính toán, cân nhắc nhiều phương án trên nguyên tắc sử dụng tổng hợp, hiệu quả nguồn nước, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước trên phạm vi toàn lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (bao gồm cả thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam) trong điều kiện khả năng nguồn nước hiện có, thực trạng hệ thống các hồ đã được xây dựng, đồng thời hài hoà với nhiệm vụ phát điện và bảo đảm tuân thủ các quy định của Luật Tài nguyên nước. Đòi hỏi của Đà Nẵng là phi thực tế...
Sau khi công văn này đăng tải lên cổng thông tin điện tử của Bộ TN&MT, Ban chỉ huy Phòng, chống lụt bão thành phố Đà Nẵng đã phản ứng quyết liệt. Sáng 18.2, trả lời báo chí, ông Huỳnh Vạn Thắng cho biết, địa phương sẽ có công văn phản hồi ý kiến của Cục Quản lý tài nguyên nước. Theo ông Thắng, việc Cục Quản lý tài nguyên nước bảo vệ lợi ích của thuỷ điện Đắk Mi 4 khi cho rằng, nếu xả nước trả lại sông Vu Gia theo đề nghị của Đà Nẵng sẽ làm thiệt hại cho thuỷ điện từ 55 đến 145 tỉ đồng là không thoả đáng. Đà Nẵng sẽ có văn bản phản hồi, đề nghị làm cho rõ ràng.
“Cái anh không lấy được thì anh gọi đó là thiệt hại, tại sao nói như thế được. Cái thất thu (nếu có) đó lại quá nhỏ so với thiệt hại mà 1,7 triệu dân với hơn 10.000ha đất sản xuất, nước sinh hoạt của cả các thành phố vùng hạ du đang gánh chịu. Cục Quản lý tài nguyên nước lập luận như thế là không đúng, với mức nước 2,53m tại Ái Nghĩa thì ở Đà Nẵng đã hạn hán rất là nặng rồi. Xây dựng quy trình vận hành mà anh đẩy hạ du vào thế khó khăn, đối diện với việc thiếu nước thì rõ ràng quy trình đó đã sai. Luật Tài nguyên nước ở Điều 60 quy định: Không được gây ra hạn hán, thiếu nước nhân tạo”.
Trước đây, khi được yêu cầu góp ý xây dựng quy trình vận hành các hồ thuỷ điện này hằng năm, Đà Nẵng đã có văn bản góp ý, đặc biệt chú trọng quy trình vận hành mùa cạn, song Bộ TNMT đã không tiếp thu chỉnh sửa, trình Chính phủ. Lần này, Đà Nẵng tiếp tục góp ý, nhưng lại nhận ngay phản hồi tiêu cực. Luật Tài nguyên nước cũng do bộ này soạn thảo, nhưng cho thuỷ điện Đắk Mi 4 cắt tiệt dòng, chuyển đổi hoàn toàn dòng chảy tự nhiên sông Đắk Mi (chiếm 50% lưu vực của sông Vu Gia) cũng do bộ này phê duyệt, cho phép. Bây giờ xây dựng quy chế vận hành hồ nước sao cho hài hoà các mục đích sử dụng thì Bộ TN&MT không thể vì lợi ích thuỷ điện mà tiếp tục vi phạm luật, quay lưng với thiệt hại của hàng triệu dân - ông Thắng cho biết thêm. (Lao Động 19/2, tr7)Về đầu trang

Bộ TN&MT tiếp tục nghiên cứu đề nghị của Đà Nẵng về quy trình vận hành liên hồ chứa


Sau khi một số cơ quan báo chí thông tin về “Đà Nẵng dọa kiện Bộ TN&MT”, ngày 13/2, Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ TN&MT) đã có Công văn số 77 phản hồi về vấn đề xả nước sông Vu Gia.
Cục Quản lý tài nguyên nước cho rằng: Các vấn đề về xả nước của Thủy điện Đắk Mi 4, mực nước tại Trạm thủy văn Ái Nghĩa, thay đổi tỷ lệ chuyển nước qua sông Quảng Huế... đã được nghiên cứu, phân tích tính toán, cân nhắc nhiều phương án trên nguyên tắc sử dụng tổng hợp, hiệu quả nguồn nước, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước trên phạm vi toàn lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (bao gồm cả Đà Nẵng và Quảng Nam) trong điều kiện khả năng nguồn nước hiện có, thực trạng hệ thống các hồ đã được xây dựng, đồng thời hài hòa với nhiệm vụ phát điện và bảo đảm tuân thủ các quy định của Luật Tài nguyên nước.
Ông Lê Văn Hợp - Vụ trưởng Vụ Thi đua Khen thưởng, người phát ngôn của Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định: Dự thảo Quy trình không vi phạm Luật Tài nguyên nước cả về mặt trình tự thủ tục soạn thảo và nội dung quy định. Các nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất theo lưu vực sông, sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu nguồn nước và các yêu cầu trong khai thác, sử dụng nước của các hồ chứa, cả thủy điện và thủy lợi như bảo đảm dòng chảy tối thiểu, phòng, chống lũ, lụt, hán hán nhân tạo... mà Luật đã quy định, đều được cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng trong từng dự thảo phương án vận hành.
Các vấn đề về xả nước của thủy điện Đắk Mi 4, mực nước tại Trạm thủy văn Ái Nghĩa... đã được các chuyên gia nghiên cứu, phân tích tính toán, cân nhắc nhiều phương án trên nguyên tắc sử dụng tổng hợp, hiệu quả nguồn nước, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước trên phạm vi toàn lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn... Nghĩa là phải đặt các phương án vận hành để cấp nước cho cả Quảng Nam và Đà Nẵng, mà không khéo, bên thì xả nước nhiều, gây lãng phí còn bên kia lại không đủ nước dùng.
Về trình tự xây dựng quy trình: Mặc dù Quy trình vận hành liên hồ chứa không phải là văn bản quy phạm pháp luật, nhưng để bảo đảm có sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và các bên liên quan, bảo đảm chất lượng xây dựng quy trình, quá trình xây dựng Dự thảo đã được Bộ áp dụng như trình tự thủ tục xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài việc mời các chuyên gia nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu, Bộ còn thành lập tổ soạn thảo với sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương, các chủ hồ và nhiều viện, trường đại học.
Bộ TN&MT đã huy động, phối hợp với lực lượng chuyên gia tư vấn khá hùng hậu, cùng lực lượng chuyên môn của Cục Quản lý tài nguyên nước, Viện Khoa học Khí tượng thủy văn, Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia... thảo luận, tính toán, lựa chọn phương án
Về phía địa phương và các nhà máy điện, ngoài các cuộc họp của tổ soạn thảo, Bộ đã trực tiếp làm việc nhiều lần để trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan đến yêu cầu sử dụng nước của địa phương, nguồn nước hiện có và khả năng điều tiết của các hồ chứa... Bộ cũng đã hai lần gửi hồ sơ lấy ý kiến chính thức của các bộ, ngành, địa phương, các nhà máy thủy điện và các cơ quan, đơn vị liên quan. Các ý kiến góp ý đều được Bộ TN&MT ổng hợp đầy đủ theo từng điều khoản, nghiên cứu kỹ lưỡng từng ý kiến để tiếp thu hoặc giải trình cụ thể, báo cáo Thủ tướng.
Trước đây, vào tháng 7/2013, Đà Nẵng đã có một văn bản góp ý và Bộ cũng đã nghiên cứu kỹ lưỡng các đề xuất, kiến nghị của Đà Nẵng để chỉnh sửa Dự thảo quy trình. Ví dụ như vấn đề mực nước tại Trạm thủy văn Ái Nghĩa.
Về phản hồi mới đây của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão Đà Nẵng, Bộ TN&MT đag cùng các chuyên gia nghiên cứu kỹ lưỡng phương án đề xuất này trên cơ sở các nguyên tắc chung là phải sử dụng nước tổng hợp, đa mục tiêu, tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước trên bình diện cả lưu vực. Với trách nhiệm là cơ quan tham mưu, Bộ TN&MT sẽ tiếp tục nghiên cứu đề nghị của Đà Nẵng, để báo cáo Thủ tướng.
Theo ông Hợp, quy trình vận hành liên hồ chứa không phải là “bùa bộ mệnh” có thể giải quyết mọi yêu cầu về sử dụng nước, nó chỉ có thể tạo ra một cơ chế phối hợp vận hành điều tiết để sử dụng nguồn nước hiện có một cách hợp lý, hiệu quả hơn. Hy vọng trong thời gian tới, khi có thêm nguồn nước thủy điện sông Bung 4 với trên 200 triệu m3... việc chia sẻ nguồn nước trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn sẽ tốt hơn. (TTXVN 19/2)Về đầu trang

Đà Nẵng dọa kiện: Bộ tái khẳng định đúng quy trình


Trước việc Đà Nẵng lên tiếng về quy trình xả lũ mùa cạn khi góp ý Dự thảo Quy trình vận hành liên hồ chứa A Vương, Đăk Mi 4 và Sông Tranh 2, Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước Hoàng Văn Bảy khẳng định: Việc xả nước sông Vu Gia trong Dự thảo Quy trình này tuân thủ các quy định của Luật Tài nguyên nước.
Theo đó, ông Bảy cho rằng, các vấn đề về xả nước của thủy điện Đắk Mi 4, mực nước tại Trạm thủy văn Ái Nghĩa, thay đổi tỷ lệ chuyển nước qua sông Quảng Huế... đã được nghiên cứu, phân tích tính toán, cân nhắc nhiều phương án trên nguyên tắc sử dụng tổng hợp, hiệu quả nguồn nước, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước trên phạm vi toàn lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn (bao gồm cả Đà Nẵng và Quảng Nam) trong điều kiện khả năng nguồn nước hiện có.
Điều này thật trái với những gì mà địa phương – nơi phải hứng chịu quy định đã lên tiếng suốt thời gian qua.
Phân tích cho thấy, nếu quy trình được xây dựng đúng Luật thì có nghĩa Luật đang mang lại hiểm họa cho dân, hại dân. Rõ ràng nếu không có thủy điện lượng nước của dòng sông được duy trì ở mức khác, nay thủy điện đã ngăn dòng, trả về ít nhưng lại vẫn được xem là đúng luật? Nói như ông Thắng thì giải thích này khiến người ta hiểu có cái gì đó phía sau.
Nhiều cử tri Quảng Nam đã từng kiến nghị các nhà máy thủy điện phải chịu trách nhiệm bồi thường, đồng thời kiến nghị Bộ Công Thương điều chỉnh Quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.
Thế nhưng sau đó, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ: “Việc xem xét trách nhiệm của các nhà máy thủy điện trong việc bồi thường thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng do lũ lụt là chưa có cơ sở việc vận hành các hồ chứa thủy điện lớn ở Quảng Nam đã thực hiện đúng theo Quy trình vận hành liên hồ chứa (hồ A Vương, Sông Tranh 2 và hồ Đăk Mi 4) và quy trình của từng hồ đã được phê duyệt, không gây thêm lũ cho hạ du, đã góp phần cắt giảm định lũ và lượng nước lũ về hạ du trên các sông, mặc dù các hồ chứa này không có nhiệm vụ chống lũ”.
Tuy nhiên theo ông Thắng, có một điểm mà trong quy trình vận hành liên hồ chứa mùa lũ có thực hiện đúng thì người dân hạ du cũng “hứng đủ” lũ. Đó là quy trình vận hành hồ chứa mùa lũ quy định dự báo xả lũ trong 24h thế nhưng ông Thắng cho rằng chỉ là ép vào chứ không thể thực hiện được vì quá vô lý. Lý do là vì nó chỉ được thực hiện được ở hồ thủy điện lớn như sông Đà, Sơn La vì khả năng dự báo có thể kéo dài được 24h thì dự báo hoàn toàn chính xác.
Còn thủy điện miền Trung lại nằm ngay trên thượng nguồn, sông lại gấp nên không thể dự báo trong 24h được. Khi lũ lớn đến thì hạ hồ nước tạo dung tích để lũ đến cắt bớt đỉnh lũ. Nhưng như trận bão hồi tháng 11/2013 thì chỉ có 6 tiếng đồng hồ đã gây lũ. Nhưng thực ra sau 2 tiếng đồng hồ đỉnh lũ đã xuất hiện.
“Như vậy thì không ai thực hiện được theo như quy trình. Khi đó người ta chỉ biết đỉnh lũ đến là thủy điện xả lũ để đón đỉnh lũ nhưng cũng không kịp vì chỉ sau 2 tiếng đỉnh lũ đã về, kết hợp với cả lũ nhân tạo từ thủy điện xả ra. Như vậy thì không có cách gì để gọi là thủy điện tham gia cắt lũ mà là xả lũ chồng lũ thì đúng hơn”, ông Thắng nêu.
Câu chuyện tranh chấp nguồn nước mùa cạn, xả nước mùa lũ đã được bàn tới nhiều bởi đa số các chủ đầu tư chỉ hứa khi đang xin dự án rằng: Sẽ trả đủ nước mùa cạn, cắt lũ mùa lũ, đảm bảo hài hòa môi trường tự nhiên… Thế nhưng thực tế này được chính Tiến sĩ Lê Kế Sơn, Phó Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT đã nói rõ: Việc điều tiết dòng chảy được tính toán rất kỹ và nêu rõ trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
“Vấn đề là các chủ dự án có thực hiện đúng quy định hay không. Thực tế không phải chủ dự án nào cũng thực hiện nghiêm túc việc đó, nên dẫn tới chuyện tích nước mùa hè và xả lũ về mùa đông”, Tiến sĩ Sơn thừa nhận.
Tiến sĩ Đào Trọng Tứ - Giám đốc trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban sông Mekong Việt Nam cũng đưa ra quan điểm tương tự.
Theo Tiến sĩ Tứ, khi mới hình thành dự án, chủ đầu tư nào cũng nói rất hay về tính năng của thủy điện, đảm bảo hài hòa mùa cạn, ngăn lũ mùa lũ. Nhưng rồi khi vào thực tế chẳng mấy ai làm đúng lời hứa như ban đầu.
"Một thủy điện đa mục tiêu, được điều hành thận trọng, đúng quy trình sẽ giảm tác động của lũ lụt cho hạ du, trả đủ nước khi mùa cạn. Thế nhưng có lẽ chỉ dân ở đồng bằng sông Hồng, từ khi có thuỷ điện Hoà Bình, Thác Bà và rồi mới đây Tuyên Quang, Sơn La... nhiều năm nay mới không phải lo về mùa lũ dữ. Còn hiện nay phần lớn các công trình ở các hệ thống sông khác là công trình đơn mục tiêu, tức chỉ có nhiệm vụ chính là phát điện hoặc tưới, hoặc kết hợp", Tiến sĩ Tứ buồn bã.
Việc các nhà máy thủy điện không chấp hành đúng quy trình đã đành, đằng này ngay từ khi xây dựng quy trình, các thông số đưa ra đã khiến địa phương phát sốt bởi đã nhìn thấy “cái chết” nhỡn tiền.
Như vậy thì về sau, nếu quy trình được thông qua, tức là sẽ hại dân, hại môi trường. Khi đó liệu việc “đúng luật” có còn được chấp nhận? (Đất Việt Online 19/2)Về đầu trang

Vụ tranh chấp nguồn nước sông Vu Gia: Đà Nẵng sẽ kiến nghị lên Thủ tướng


Đó là khẳng định của ông Huỳnh Vạn Thắng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó ban Phòng chống lụt bão thành phố Đà Nẵng ngày 19/2, sau khi Bộ TN&MT phản hồi lời “kêu cứu” của người dân thành phố bằng việc phủ quyết không sửa lại Dự thảo quy trình vận hành liên hồ chứa Đăk Mi 4, A Vương, Sông Tranh 2...
Ngày 7/1, Bộ TN&MT đã gửi cho Đà Nẵng dự thảo quy trình vận hành liên hồ chứa A Vương, Đăk Mi 4 và Sông Tranh 2”. Trong đó dự thảo này đã khống chế mực nước tại Ái Nghĩa (huyện Đại Lộc) - một trong những nhánh sông Vu Gia cung cấp 80% lượng nước cho cả TP.Đà Nẵng- ở mức 2,53m để làm cơ sở cho vận hành hồ chứa.
Cho rằng Bộ TN&MT khống chế mực nước này chẳng khác gì “bóp cổ” hạ du sông Vu Gia, nơi có 1,7 triệu dân sinh sống, UBND thành phố Đà Nẵng đã thống nhất với Ban phòng chống bão lụt thành phố gửi kiến nghị lên Bộ TN&MT, Văn phòng Chính phủ.
Giải quyết kiến nghị này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đưa ra một phương án có lợi cho cả thủy điện cũng như lợi ích của ngưới dân là chọn mực nước khống chế tại Ái Nghĩa với mức 2,8m trong suốt mùa cạn. Với phương án này thủy điện Đăk Mi 4 (nơi lấy 1,2 tỷ m3 nước hàng năm của sông Vu Gia) cũng chỉ phải trả lại cho sông Vu Gia 452,2 triệu m3 nước, tương đương với 38% lượng nước mà thủy điện này lấy của sông Vu Gia trong mùa cạn.
Tuy nhiên theo ông Thắng, Bộ TN&MT tiếp tục bảo vệ lợi ích thủy điện khi ra công văn phản hồi cho rằng Đà Nẵng thiếu thực tế khi đòi khống chế mực nước ở Ái Nghĩa là 2,8m vào mùa cạn. Ông Thắng cho biết, công văn phản hồi ý kiến của Bộ TN&MT nêu: “Nhu cầu nước theo đề nghị của thành phố Đà Nẵng, diện tích tưới thiết kế là 46 nghìn ha, thực tế là 36,3 nghìn ha, đã bao gồm cả những diện tích không lấy nước trực tiếp trên các dòng chính sông Vu Gia, không phụ thuộc vào việc vận hành của các hồ này”.
Trao đổi với phóng viên, ông Thắng quả quyết: “Nguyên nhân gây thiếu nước ở hạ du sông Vu Gia là nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 cắt dòng, chuyển nước sông Vu Gia sang sông Thu Bồn để phát điện. Theo tính toán, hàng năm trong mùa cạn, trung bình thủy điện Đăk Mi 4 lấy đi 1,2 tỷ m3 nước của hạ du sông Vu Gia. Trong khi thủy điện A Vương chỉ bổ sung lại được 266 triệu m3, sau này thủy điện trên dòng Sông Bung xây dựng xong cũng chỉ bổ sung được 234 triệu m3. Như vậy hạ du sông Vu Gia trong mùa cạn vẫn thiếu 700 triệu m3 nước”. (Nông Thôn Ngày Nay 20/2, tr7’ Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh Online 20/2)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Khống chế quy mô đầu tư từ vốn trái phiếu chính phủ


UBND tỉnh vừa công bố nội dung điều chỉnh quy mô nhiều dự án lớn cho phù hợp với kế hoạch vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2014-2016.
Trong đó, dự án đường Nam Quảng Nam được điều chỉnh tổng mức đầu tư để đảm bảo không vượt quá 1.399 tỉ đồng. Tương tự với các dự án: nâng cấp và mở rộng đường ĐT607 từ Km7+671 - Km14+560 (hơn 445 tỉ đồng); đường Trà My - Phước Thành (90,5 tỉ đồng); đường tránh lũ, cứu hộ cứu nạn H.Nông Sơn (hơn 260 tỉ đồng); phòng chống lụt bão đường cứu hộ, cứu nạn H.Thăng Bình (hơn 600 tỉ đồng)... Các chủ đầu tư được yêu cầu khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ để trình phê duyệt trước ngày 24.2.
Trước đó, từ đầu tháng 2, trong báo cáo về giám sát đầu tư trên địa bàn gửi các bộ Kế hoạch-Đầu tư và Tài chính, UBND tỉnh khẳng định địa phương đã chủ động cắt giảm quy mô, dừng, giãn tiến độ các công trình không hiệu quả, vượt quá nhu cầu sử dụng và khả năng cân đối vốn... khi phát hiện nợ đọng xây dựng cơ bản tăng vọt 295 tỉ đồng chỉ trong vòng mấy tháng cuối năm 2013. (Thanh Niên Online 19/2)Về đầu trang

Nam Trà My: Hoang phí nhà cộng đồng tránh lũ


Nhà cộng đồng tránh lũ ở Trà Mai - trung tâm hành chính huyện Nam Trà My được Quỹ Hỗ trợ phòng tránh thiên tai miền Trung xây dựng và đưa vào sử dụng ngày 2/7/2010. Công trình có vốn đầu tư 2,2 tỷ đồng, diện tích sử dụng hơn 1.300 m2, với mục đích giúp bà con tránh lũ và là điểm sinh hoạt văn hóa của địa phương.
Thế nhưng ngoài chức năng tránh lũ vào mấy tháng mùa đông, thì hầu như ngôi nhà này luôn đóng cửa. Ngoài một số hoạt động cộng đồng “đến hẹn lại lên” của các tổ chức đoàn thể, thời gian còn lại, theo cán bộ và nhân dân địa phương, ban đêm nơi này trở thành điểm tụ tập của một số thanh niên hư hỏng.
Ngôi nhà ngày càng xuống cấp, dột, tường đổ, kính vỡ, nhà vệ sinh không sử dụng được, bên trong nhếch nhác…Sự xuống cấp, không được tu sửa, không là điểm sinh hoạt văn hóa đúng nghĩa cho bà con vùng cao, vốn thiếu nghiêm trọng các món ăn tinh thần, đã gây xót xa cho nhiều người. Nhiều người cho rằng tại sao không biến nơi đây thành quán cà phê sách, báo, internet, thư viện để sinh hoạt, khi nhu cầu của cán bộ và nhân dân địa phương là rất lớn?
Nhà cộng đồng này được giao cho huyện Đoàn Nam Trà My quản lí. Ông Nguyễn Văn Bình, Bí thư huyện Đoàn cho hay sẽ có phương án khắc phục. (Phụ Nữ Online 19/2)Về đầu trang

Căn nguyên nạn "vàng tặc" tại Quảng Nam?


Thời gian vừa qua, trên địa bàn Quảng Nam liên tiếp xảy ra những vụ tai nạn chết người nghiêm trọng do nạn khai thác vàng trái phép.
Theo ghi nhận của nhóm phóng viên VTV, căn nguyên của thực trạng trên có một phần tác động không nhỏ từ việc nhiều công ty không gia hạn được giấy phép khai thác và để không bị phá sản, họ phải cắt hợp đồng lao động với hàng trăm phu vàng. Đối với những phu vàng này, do không có việc làm ổn định và an toàn nên họ đành phải đầu quân đi khai thác vàng trái phép, để rồi nhận lấy những cái chết thương tâm.
Một ví dụ mới đây đó là cái chết thương tâm của những phu vàng huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Do không có được công việc ổn định từ các công ty khai thác vàng được cấp phép, nên những phu vàng đến từ huyện Kim Bôi đã phải tham gia vào đội quân khai vàng trái phép. Việc khoét núi khai thác vàng thủ công cộng với môi trường làm việc quá nguy hiểm, nên hậu quả mà những phu vàng này đã phải nhận lấy những cái chết đau lòng.
Cách nơi những phu vàng huyện Kim Bôi bị vùi lấp tại thôn 8 - xã Phước Hiệp, huyện Phước Sơn chưa đầy 1km, là những công ty khai thác vàng có quy mô lớn, được đầu tư trang thiết bị khai thác hầm lò khá hiện đại, đảm bảo an toàn tính mạng cho công nhân. Tuy nhiên, đã 2 năm nay, công ty này phải ngừng hoạt động do giấy phép hết hạn khai thác và họ chưa thể gia hạn được giấy phép do vướng phải những cơ chế.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Khoáng sản SSG Sài Gòn - Chi nhánh Quảng Nam nói: “Công ty chúng tôi đã đầu tư hàng chục tỉ đồng cho việc khai thác, nhưng do giấy phép không gia hạn được nên đành phải ngừng hoạt động và cho công nhân nghỉ hết”.
Đối với những công ty thực thi đúng pháp luật là thế, còn trên thực tế, có không ít công ty vẫn cứ lén lút khai thác. Vấn đề này đã gây ra rất nhiều bất cấp từ công tác quản lý con người cho đến việc đóng thuế tài nguyên và cả việc quản lý chất nổ, hóa chất độc hại cùng nhiều vấn đề xã hội khác.
Trao đổi với các Sở - ngành liên quan của Quảng Nam về thực trạng này, nhóm phóng viên được biết: Ngay từ những ngày đầu thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc không được cấp gia hạn giấy phép, khai thác khoáng sản, Quảng Nam nhận thấy những khó khăn phải đối mặt. Địa phương này đã có những kiến nghị gửi các Bộ ngành liên quan mong tìm hướng khắc phục. Tuy nhiên, đã nhiều năm những vẫn chưa được giải quyết.
Thiết nghĩ, không nên để thực trạng khai thác vàng trái phép kéo dài, cần phải có một tiếng nói chung giữa địa phương, doanh nghiệp và các Bộ ngành liên quan. Bởi đưa quy trình khai thác vàng ở các huyện miền núi Quảng Nam vào khuôn khổ để quản lý chặt chẽ thì sẽ hạn chế được nạn khai thác vàng trái phép bùng phát và cũng sẽ ngăn chặn được những cái chết thương tâm, quan trọng hơn là thu được một nguồn ngân sách lớn từ thuế tài nguyên.
Quý vị có thể theo dõi nội dung chi tiết và hình ảnh liên quan đến nội dung trên qua VIDEO chi tiết dưới đây:

http://vtv.vn/thoi-su-trong-nuoc/can-nguyen-nan-vang-tac-tai-quang-nam/102419.vtv

(Website Đài Truyền Hình Việt Nam 19/2)Về đầu trang

ĐẦU TƯ

Quảng Nam muốn phát triển khu công nghiệp riêng cho nhà đầu tư Hàn Quốc


Sau xu hướng một số địa phương phát triển các khu công nghiệp chuyên sâu dành cho nhà đầu tư Nhật Bản, đến lượt Quảng Nam muốn xây dựng một khu liên hợp công nghiệp, đô thị, dịch vụ dành riêng cho nhà đầu tư Hàn Quốc. Khu liên hợp này dự kiến được xây dựng tại Khu kinh tế mở Chu Lai.
Trong văn bản mới đây gửi lên Chính phủ, ông Lê Phước Thanh – Chủ tịch tỉnh đã lý giải: “Việc phát triển một khu liên hợp mang đậm phong cách Hàn Quốc, trong đó tập trung kêu gọi các dự án công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế tạo và lắp ráp, công nghiệp hỗ trợ, các dự án đầu tư hạ tầng, dự án phát triển đô thị, du lịch ưu tiên cho các nhà đầu tư Hàn Quốc là hoàn toàn phù hợp với xu thế đầu tư toàn cầu hiện nay và thỏa mãn yêu cầu đặt ra trước mắt đối với Khu kinh tế mở Chu Lai”.
Trên thực tế, việc thành lập khu liên hợp đã được đề cập từ năm 2012 và cũng đã được tỉnh thực hiện các chuyến xúc tiến đầu tư để tìm kiến nhà đầu tư cho Dự án. Đầu tháng 9/2012, Quảng Nam đã ký thỏa thuận nguyên tắc với Công ty C&N Vina (Hàn Quốc) về việc đầu tư dự án Khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ Việt – Hàn Chu Lai với diện tích 1.600ha, trong đó Khu công nghiệp Tam Anh 700ha, Khu đô thị - dịch vụ 350ha, khu du lịch 550ha.
Tháng 4/2013, Dự án Đầu tư Khu công nghiệp Tam Anh đã được trao Giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký 25 triệu USD. Dự án này đã bước đầu được thực hiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Song song đó, các bước xúc tiến kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư Hàn Quốc, vào đầu tư tại đây cũng đã được tiến hành. Đến nay, đã có hơn 10 nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu.
Tuy nhiên, chỉ Khu công nghiệp Tam Anh quy mô nhỏ chưa đáp ứng được kỳ vọng của Quảng Nam về một khu liên hợp mang đậm phong cách Hàn Quốc. Chính vì thế, Quảng Nam lại vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ làm việc với Chính phủ Hàn Quốc để đưa Dự án Khu liên hợp công nghiệp, dịch vụ, đô thị Việt – Hàn Chu Lai vào nội dung ký kết hợp tác chiến lược hai nước Việt Nam – Hàn Quốc.
Điều này, theo ông Thanh, là để tỉnh có cơ sở xúc tiến đầu tư những nhà đầu tư chiến lược mang cấp quốc gia và khu vực. Có lẽ, Quảng Nam đang kỳ vọng, với việc phát triển dự án này, sẽ có thêm nhiều dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) quy mô lớn đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai.
Hiện nay, thông tin từ Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai cho biết, năm 2013, Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai đã cấp phép cho 9 dự án, với tổng vốn đăng ký 239 triệu USD, trong đó có một dự án FDI. Như vậy, tính đến nay, tại Khu kinh tế mở Chu Lai có 92 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký khoảng 1,7 tỷ USD, trong đó có 64 dự án đã đi vào hoạt động. (Đầu Tư 19/2, tr5; Đầu Tư Chứng Khoán Online 20/2)Về đầu trang

XÂY DỰNG

Bổ sung thị trấn Vĩnh Điện mở rộng vào Danh mục nâng loại đô thị toàn quốc


Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Bộ Xây dựng đã nhận được Tờ trình số 4980/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam về đề nghị thẩm định, quyết định công nhận thị trấn Vĩnh Điện mở rộng (đô thị Điện Bàn) đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV và hồ sơ đề án.
Theo đó, ngày 14/1, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội đồng thẩm định liên ngành với sự tham dự của đại diện ban ngành có liên quan, thống nhất đề nghị công nhận thị trấn Vĩnh Điện mở rộng (đô thị Điện Bàn) đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV với số điểm trung bình là 84/100 điểm (điểm quy định tối thiểu là 70 điểm).
Trên cơ sở đánh giá sự cần thiết phân loại và phân cấp quản lý đô thị phù hợp với thực tiễn phát triển đô thị của Điện Bàn, kết quả đánh giá của Hội đồng thẩm định liên ngành, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng cho phép công nhận thị trấn Vĩnh Điện mở rộng (đô thị Điện Bàn) đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV và bổ sung vào danh mục nâng loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2012-2015. (Xây Dựng Online 19/2)Về đầu trang

NÔNG NGHIỆP

Xe vận chuyển gia súc, gia cầm né trạm kiểm dịch


Ngoài tình trạng chậm tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc để khống dịch dịch lây lan ở Quảng Nam, tỉnh còn đối phó nguy cơ đến từ các xe vận chuyển gia súc, gia cầm trên Quốc lộ 1.
Theo ông Lê Muộn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, đang tái diễn tình trạng xe vận chuyển gia súc, gia cầm né Trạm kiểm dịch động vật Dốc Sỏi (đặt tại huyện Núi Thành) ở phía Nam. Theo quy định, các xe vận chuyển gia súc, gia cầm phải tự giác dừng để kiểm tra giấy tờ, phun tiêu độc khử trùng trước khi tiếp tục lưu thông, tuy nhiên nếu xe cố tình vượt trạm vào ban đêm thì… cũng đành chịu, vì cán bộ thú y không được phép dừng xe. Đáng lo ngại hơn, sợ bị phạt, nhiều chủ phương tiện còn chỉ đạo lái xe né Trạm kiểm dịch Dốc Sỏi (tại xã Tam Nghĩa), chạy vào đường ven biển.
Để ứng phó, ngành thú y phối hợp với Cảnh sát giao thông tỉnh, chính quyền huyện Núi Thành để chặn bắt. Đồng thời, giữa các trạm kiểm dịch của Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên chủ động chia sẻ thông tin về các xe vận chuyển gia súc, gia cầm như thông báo về kiểm soát xe, màu sơn, loại gia súc, gia cầm… (Thanh Niên Online 19/2)Về đầu trang

Thăng Bình: Cơ hội phát triển vùng chuyên canh rau Bình Triều


Với sự trợ giúp từ Dự án “Phát triển kinh tế địa phương nhờ phát triển sản phẩm mới, xây dựng thương hiệu và phân phối sản phẩm nông nghiệp hàng thủ công mỹ nghệ lấy trọng tâm là trạm dừng nghỉ đường bộ” do tổ chức JICA (Nhật Bản) hỗ trợ, làng rau Bình Triều đã có bước đột phá lớn.
Từ một vùng chuyên trồng rau, đã chuyển sang mô hình tổ hợp tác, và hiện tại là một HTX hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích kinh tế cho mỗi thành viên, mở ra hướng đi mới cho nhiều hộ nông dân trồng rau.
Đến nay, dự án đã chuyển sang giai đoạn thứ 3, là giai đoạn tập huấn về bán hàng, chiến lược kinh doanh, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm, đào tạo về quảng bá thông tin, quản lý bán hàng… Đây cũng là cơ hội lớn cho những người nông dân trồng rau có thể cải thiện đời sống kinh tế..
Ngoài việc tổ chức tập huấn, đào tạo những kỹ năng kinh doanh, chiến lược phát triển…, dự án còn tài trợ để những thành viên trong Hợp tác xã được đi tham quan nhiều nơi, qua đó học tập được những kinh nghiệm từ thực tiễn và có kiến thức về sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm. (Thời Báo Kinh Doanh 19/2, tr2)Về đầu trang

PHÁP LUẬT

Nam Trà My: Cô giáo bản bày kế "mầm đá" giúp cảnh sát bắt kẻ gian


Lợi dụng sự hiểu biết nhưng có tâm lý thích nhận quà của bà con dân tộc vùng cao, hai đối tượng Nguyễn Văn Đoàn và Nguyễn Đức Tín (cùng SN 1985, ngụ huyện Mộ Đức) đã rủ nhau đi lừa đảo kiếm tiền tiêu xài. Tuy nhiên, bọn chúng đã bị bóc mẽ bởi một cô giáo bản dũng cảm, mưu trí.
Ngày 7/1/2014, bà con người Xê đăng ở nóc Ngọc Nâm (thôn 1, xã Trà Cang) đón hai vị khách lạ. Hai người tự giới thiệu là những cán bộ công tác tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Nam Trà My, xưng tên Đoàn và Tín, mang theo “cái thẻ có dán ảnh” hẳn hoi. Hai “cán bộ” cho biết đến đây để “tặng quà cho những gia đình cựu chiến binh, có hưởng chế độ chính sách của Nhà nước”.
Để dân tin hơn, hai đối tượng này còn cho biết lý do “cán bộ huyện” phải đi, vì “thời gian trước đây, mỗi khi có quà từ tỉnh, huyện chuyển về cho người dân, đều bị chính quyền xã “nẫng” sạch hoặc ăn bớt một phần, vì thế, lần này huyện cử chúng tôi mang về tận nơi”.
Ban đầu, danh sách “chốt” chỉ có số ít hộ được nhận, thế nhưng, khi bà con vui mừng truyền nhau thông tin “có quà Tết từ Nhà nước chuyển về” rồi kéo đến đông quá, nên hai “cán bộ” mới phải “phổ biến” lại quy định: Ai cũng được nhận, nhưng phần quà gồm bếp điện, xoong nồi và thau nhôm này chỉ tặng một nửa, một nửa còn lại người dân tự bỏ ra bốn triệu đồng, đưa nộp cho “cán bộ” để mua. Nếu người nào đồng ý, sẽ được cấp cho mảnh giấy “biên lai” rồi xuống Tam Kỳ nhận quà. Đặc biệt, người nào nằm trong diện được quà (hộ chính sách) nhưng không mua, chắc chắn bị cắt hết chế độ lương thưởng, trợ cấp như lâu nay.
Thời điểm trên, phần lớn ở nóc chỉ có người già, trẻ em, còn những thành viên khác trong gia đình đều phải lên rẫy tỉa lúa, hái củi… kiếm cái ăn. Nhưng đứng trước sự việc “cấp bách”, người già đành phải tự quyết định, bằng cách chạy ngược chạy xuôi mượn tiền cho đủ bốn triệu đồng để giao hai “cán bộ”, đổi lấy tờ giấy nhận quà.
Nghe được thông tin này, cô giáo Nguyễn Thị Trang (SN 1989, quê ở xã Tam Hòa, huyện Núi Thành), giáo viên Trường Tiểu học Trà Cang, nghi ngờ có gì đó khúc mắc. Cô liền điện thoại gọi cho người quen ở Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Nam Trà My và được biết không có đoàn cán bộ nào về tặng quà cả.
Lập tức, cô giáo Trang điện cho Công an huyện Nam Trà My trình bày vụ việc và nhờ cử lực lượng lên điều tra giúp. Tuy nhiên, quãng đường từ Trung tâm huyện lên tới nóc Ngọc Nậm rất xa, phải mất hơn một tiếng đồng hồ nên cô giáo phải cùng dân bản tìm cách “cầm chân” hai kẻ lừa đảo.
Sau khi hội ý cùng người dân, Trang để già Rài và một số người đồng ý nhận “quà” cứ vờ tin tưởng, quay về báo với hai đối tượng đang ngồi đợi tiền rằng: “Xin “cán bộ” chờ cho đến khoảng 11h trưa. Vì gom chưa đủ”. Cô giáo Trang dặn già Rài tỏ vẻ tin tưởng, rủ hai đối tượng vào nhà mình ở chơi, “để già đi mua thịt rừng về nấu cơm ăn trưa trong lúc chờ tiền”.
Với kế sách này, hai đối tượng lừa đảo đã sa lưới pháp luật. (Baophapluat.vn 19/2)Về đầu trang

Mua bán, vận chuyển trái phép thuốc nổ lãnh 15 năm tù


Sau 3 lần xét xử sơ thẩm và trả hồ sơ điều tra bổ sung, ngày 19/2, TAND tỉnh tiếp tục đưa vụ án Mua bán, vận chuyển trái phép vật liệu nổ do Lê Đình Trung (55 tuổi, ở Thanh Hóa) cầm đầu cùng các bị cáo Nguyễn Thị Hoài (49 tuổi, trú tại huyện Phú Ninh) và Lê Văn Huệ (39 tuổi, trú tại Quảng Bình) ra xét xử.
Theo cáo trạng, từ năm 1997 đến ngày 30/11/2011, tại Thanh Hóa, Trung mua bán trái phép 42.400 kíp nổ các loại, 15.250 mét dây cháy chậm thu lợi bất chính số tiền hơn 25 triệu đồng. Trong đó, Trung có 15 lần bán trái phép cho Hoài 32.600 kíp nổ các loại, 12.500 mét dây cháy chậm.
Huệ làm nghề phụ xe đã vận chuyển toàn bộ tổng cộng 15 chuyến vật liệu nổ mà Hoài mua của Trung từ Thanh Hóa về Đà Nẵng, giá tiền công 300.000 đồng/chuyến. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt Trung 4 năm tù, Hoài 8 năm tù, Huệ 3 năm tù về tội mua bán, vận chuyển trái phép vật liệu nổ. Ngoài ra, 3 bị cáo còn bị áp dụng hình phạt bổ sung 25 triệu đồng. (Công An Đà Nẵng Online 19/2)Về đầu trang

MÔI TRƯỜNG

Duy Xuyên: Diễn tập Phòng ngừa ứng phó thảm họa thiên tai


Ngày 17/2, tại xã Duy Vinh, Trung ương Hội Chữ thập đỏ tổ chức diễn tập Phòng ngừa ứng phó thảm họa thiên tai bão, lũ. Đây là hoạt động diễn tập nhắc lại trong khuôn khổ Dự án quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng do Hội Chữ thập đỏ Mỹ tài trợ.
Kịch bản giả định: Bão số 1 sức gió cấp 10 giật trên cấp 12 gây ra mưa lớn dẫn đến ngập lụt nặng trên toàn bộ xã Duy Vinh, lực lượng phối hợp phải tập trung khẩn trương di dời 200 hộ dân, học sinh ra khỏi vùng nguy hiểm, ngập lụt, cứu hộ 2 nạn nhân bị nước lũ cuốn trôi đang có nguy cơ đuối nước... (Công An Đà Nẵng Online 19/2)Về đầu trang

VĂN HÓA

Điều chỉnh, bổ sung một số hạng mục công trình Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng


Ngày 19/2, UBND tỉnh họp và quyết định điều chỉnh, bổ sung một số hạng mục tại công trình Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng.

Ông Lê Phước Thanh - Chủ tịch tỉnh cho biết: Lãnh đạo tỉnh đang tập trung chỉ đạo quyết liệt cho việc đẩy nhanh tiến độ công trình; đồng thời huy động cây trồng từ các địa phương trong cả nước để trồng trong quần thể Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng. Lãnh đạo tỉnh cũng đã giao Sở VH-TT&DL khảo sát nhu cầu thực tế để lãnh đạo tỉnh quyết định xây dựng Bảo tàng Mẹ Việt Nam Anh hùng cho phù hợp.


Dự án Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng được khởi công xây dựng từ năm 2007 trên diện tích khoảng 15ha tại Núi Cấm, xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ. Công trình tượng đài Mẹ lấy nguyên mẫu Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ (huyện Điện Bàn). (TTXVN 19/2)Về đầu trang


Hội An: Nhân lên nét đẹp lễ chùa


Hàng vạn người xếp hàng trật tự từ 2 giờ sáng để lễ chùa. Đó là những hình ảnh đẹp tại ngôi chùa Phúc Kiến ở Hội An mà nhiều người đã chứng kiến trong ngày 16 tháng Giêng vừa qua.
Hình ảnh đẹp ấy đã trở thành nét đẹp văn hóa ở ngôi chùa này. Ban quản lý chùa Phúc Kiến cho biết, mỗi năm, cứ đến ngày 16 tháng Giêng hàng vạn lượt người tìm đến chùa để cầu an, xin lộc, xin xăm đầu năm. Lượng người đổ về chùa đông đúc và quá tải gấp nhiều lần ngày thường, nhưng tịnh không có chuyện chen lấn xô đẩy. Có người nói, nhìn dòng người xếp hàng ngay ngắn chờ tới lượt vào chùa, họ liên tưởng tới…tinh thần Nhật Bản.
Đi lễ chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Nhưng lâu nay, qua phản ánh thái quá của truyền thông, dường như từ một vài góc nhìn, văn hóa tâm linh đang bị hiểu méo mó. Và rất nhiều người đi lễ chùa đã phản ứng về cách đưa tin của một số tờ báo hiện nay. Dường như họ (những người đưa tin) chưa bao giờ chứng kiến cảnh người dân đi lễ ở những ngôi chùa làng. Hoặc ngay cả ở những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Mía, chùa Dâu, chùa Bút Tháp…
Ở những nơi ấy, người Việt đến chùa lễ Phật, thành tâm cầu khấn hồng ân chư Phật, chư đại Bồ tát, hiền thánh tăng gia hộ cho bản thân và gia đình mạnh khỏe, tai qua nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, gia đình hòa thuận, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc…Vậy mà chẳng hiểu tại sao, những hình ảnh đẹp ấy xuất hiện không nhiều trên các phương tiện truyền thông. Thay vào đó là những chi tiết, hình ảnh méo mó, lộn xộn của những lễ hội đầu năm- mà một phần không nhỏ trong số ấy xuất phát bởi sự xăm soi thái quá!
Những người làm công tác giữ gìn trật tự tại chùa Phúc Kiến cũng chia sẻ rằng, dù đông người đến cầu an như vậy, nhưng công việc của đội an ninh thật nhẹ nhàng. Cứ cho là bởi một phần không gian, môi trường sống thanh bình góp phần tạo nên tính cách của người Hội An. Nhưng việc du khách bốn phương đổ về lễ chùa Phúc Kiến cũng thuận theo nếp sinh hoạt văn hóa bình dị, tao nhã ấy- chẳng phải bởi họ cũng rất yêu và thấy mình phải góp phần tôn trọng những nét đẹp ấy sao…
Những nét đẹp lễ chùa ấy cần được đề cập nhiều hơn. Và các phương tiện truyền thông sẽ góp phần chính trong việc nhân lên những hình ảnh đẹp ấy. (Đại Đoàn Kết 19/2, tr9)Về đầu trang

Tái hiện Lễ hội cầu mưa của dân tộc Cor


Ngày 17/2, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) diễn ra Lễ hội cầu mưa của đồng bào dân tộc Cor huyện Bắc Trà My trong khuôn khổ các hoạt động tại Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”.
Lễ hội cầu mưa của dân tộc Cor có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào Cor huyện Bắc Trà My, góp phần gắn kết con người với thần linh, đồng thời góp phần lưu giữ và bảo tồn những nét đẹp trong văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào Cor nói riêng. (Website Tổng Cục Du Lịch 19/2; Báo Làng Việt 19/2)Về đầu trang

XÃ HỘI

Đông Giang: Thiếu chỗ chơi, trẻ vùng cao hồn nhiên vui đùa trên nương rẫy


Thiếu sân chơi, những em bé vùng cao ở thôn Bút Tưa, xã Sông Kôn đành theo mẹ lên nương hái rau, đào củ. Chúng rất thích thú khi cầm trong tay những củ khoai, củ sắn mới được bới lên.
Đường link dưới đây ghi lại những hình ảnh thể hiện điều trên:

http://giadinh.net.vn/xa-hoi/thieu-cho-choi-tre-vung-cao-hon-nhien-vui-dua-tren-nuong-ray-2014021902424191.htm

(Giadinh.net.vn 19/2)Về đầu trang

Thời tiết xấu, nhiều tàu cá bị nạn trên biển


Thông tin từ Đài thông tin Duyên hải Đà Nẵng, do thời tiết xấu 2 tàu cá cùng 26 ngư dân của tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng đang gặp nguy hiểm trên vùng biển Hoàng Sa.
Chiều 19/2, tàu cá mang số hiệu QNa 91298 của ngư dân Quảng Nam phát tín hiệu cứu nạn đến Đài thông tin Duyên hải Đà Nẵng khi bị nạn tại vị trí có tọa độ 16,00 độ Vĩ Bắc-112,28 độ Kinh Đông, trong khu vực quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng). Tàu QNa 91298 bị hỏng máy không thể khắc phục được và thả trôi tự do cùng 14 ngư dân trên tàu trong vùng biển có gió mạnh cấp 6-7.
Ngay sau khi nhận thông tin, Đài thông tin duyên hải Việt Nam đã phát thông báo cấp cứu khẩn cấp tới các đơn vị tìm kiếm cứu nạn khu vực và địa phương, yêu cầu các phương tiện hoạt động trong khu vực tăng cường quan sát và hỗ trợ tàu bị nạn.
Cùng ngày, vào khoảng 8h25, Đài thông tin duyên hải Đà Nẵng cũng tiếp nhận thông tin về tàu cá ĐNa 90316 do ông Thái Đình Long điều khiển cùng 12 ngư dân đang hành trình về Đà Nẵng đến vị trí có tọa độ 16, 22 độ Vĩ Bắc-108, 45 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 36 hải lý về hướng Đông Đông Bắc thì bị hỏng máy.
Sau khi tiếp nhận thông tin, Đài thông tin duyên hải Đà Nẵng đã phát tin cứu nạn đến các cơ quan liên quan. Trung tâm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (Đà Nẵng MRCC) đã điều động tàu cứu nạn SAR 412 ra biển hỗ trợ tàu bị nạn. Đến 13h30 phút cùng ngày, tàu SAR 412 đã tiếp cận và tiến hành lai dắt tàu ĐNa 90316 vào bờ, dự kiến tối cùng ngày 2 tàu bị nạn sẽ về tới đất liền. (VTCNews 19/2; Thanh Niên 19/2, tr2; VOVNews 19/2; Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh Online 19/2; Tuổi Trẻ Online 20/2; Lao Động 20/2, tr7; Nông Thôn Ngày Nay 20/2, tr2)Về đầu trang

Tây Giang: Rộn ràng khu tái định cư Đhâm


Người dân thôn R’bhướp, xã Atiêng bắt tay dựng nhà, gây dựng cuộc sống mới tại khu tái định cư đồi Đhâm...
Già làng Blúp Ứ vui mừng, nếu không có chủ trương di dời dân đến vùng đất mới thì người dân thôn R’bhướp vẫn đói điện, đói nước, đói đường. Giờ đây, nhờ tập trung xây dựng nông thôn mới mà người dân được hưởng lợi nhiều từ việc trồng cao su đến công tác chăm sóc bảo vệ rừng.
Cũng theo ông Blúp Ứ, do nếp sống du canh du cư mà người dân thôn R’bhướp phải di dời làng đến 3 lần dọc theo sông Avương, cuộc sống của người dân vẫn còn khó khăn, đau ốm không thể đưa đi bệnh viện được. Lần này, mặt bằng khu Đhâm hoàn chỉnh, điện, đường, nước cũng đáp ứng nhu cầu thiết tha của người dân.
Vài năm trở lại đây kinh tế của 25 hộ gia đình cơ bản phát triển, Tết năm nay đa số mọi người ai cũng ấm no, hạnh phúc.
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Văn Xứng - Bí thư Đảng ủy xã Atiêng cho biết, hiện nay xã đang tập trung xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện xã Atiêng đến năm 2020. Xã có 7 thôn, nhưng thôn R’bhướp là thôn xa và khó khăn nhất của xã. Vì thế, việc tập trung san ủi mặt bằng, bố trí lại dân cư trong thôn hết sức cần thiết, phù hợp với tiến trình xây dựng nông thôn mới của xã và huyện, người dân sẽ có đất sản xuất ruộng lúa nước, đảm bảo phục vụ hai vụ/năm.
Theo quy hoạch chung của cộng đồng làng, mặt bằng thôn R’bhướp được phân lô theo hình tròn, ở giữa là Gươl làng, mỗi hộ dân phải có nhà sàn truyền thống Cơ Tu để thu hút du lịch hoặc các nhà nghiên cứu sau này.
Đặc biệt, mặt bằng thôn nằm ngay hành lang qua lại của người dân xã Dang mỗi khi lên huyện, đây là điểm dừng chân thuận lợi cho mọi người khi có nhu cầu ở lại hát lý với những người cao niên của làng. (VOVNews 19/2; Giáo Dục & Thời Đại 18/2, tr10)Về đầu trang

THỂ THAO

QNK.Quảng Nam: Đối diện với cuộc chiến trụ hạng


Trong số 3 tân binh V-League 2014, QNK.Quảng Nam nhận được nhiều sự kỳ vọng hơn cả. Tuy nhiên, sau 5 vòng đấu đầu tiên, đội bóng xứ Quảng vẫn chưa thể hiện được gì nhiều và đang phải đối diện với cuộc chiến trụ hạng.
Đường xa mới biết ngựa hay, khả năng QNK.Quảng Nam trụ hạng là không quá khó, vấn đề họ cần biết xác định mục đích cũng như mục tiêu chơi bóng vào thời điểm này.
Đá cho dân thương, nếu thể hiện hết khả năng cùng tinh thần thi đấu nghiêm túc, dù thua thì khán giả xứ Quảng chắc cũng cảm thông bởi muốn thoát được cái vỏ hạng Nhất, QNK.Quảng Nam (cũng như các tân binh khác) còn phải mất nhiều thời gian. (Thể Thao & Văn Hoá 19/2, tr4)Về đầu trang

PHẦN I – ĐIỂM BÁO ĐỊA PHƯƠNG

Baoquangnam.gov.vn

Núi Thành: Lễ hạ thủy đầu năm của ngư dân Tam Quang


Chiều 18/2, tại xã Tam Quang, con tàu mang biển số QNA 94646TS của chủ tàu Võ Hồng Nhân đã được hạ thủy sau gần 3 tháng thực hiện từ vốn hỗ trợ của Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam.
Ông Võ Hồng Nhân, chủ tàu QNA 94646TS cho biết: Được sự hỗ trợ từ Qũy, ngư dân chúng tôi đã có thể đóng những con tàu với mã lực lớn, tạo điều kiện bám biển dài ngày, đánh bắt được nhiều hải sản hơn.

Ngoài hỗ trợ 1,5 tỷ đồng /tàu cho ngư dân đóng tàu thuyền, Qũy Hỗ trợ ngư dân còn hỗ trợ cho mỗi tàu một máy thông tin liên lạc vệ tinh, hỗ tợ nhiên liệu, hỗ tợ 50% chi phí bảo hiểm tàu/năm, và hỗ trợ 100% bảo hiểm lao động cho thuyền viên.

Tại lễ hạ thủy, ông Ngô Tấn- Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Qũy cho biết: Với những chính sách hỗ trợ ngư dân đóng tàu, thuyền đã tạo điều kiện cho ngư dân yên tâm ra khơi bám biển, phát triển kinh tế. Ông cho biết thêm, đến nay, hầu hết các ngư dân trên địa bàn tỉnh đã tiếp cận và nghiên cứu nguồn vốn của Qũy. Dự kiến, sau 2-3 năm thực hiện hỗ trợ, Qũy sẽ tính đến lộ trình thu hồi vốn để tạo vốn quay vòng, cho các hộ khác được vay. (Quangnam.gov.vn 19/2) Về đầu trang

Hội An: Khảo sát thực địa lắp đặt tua bin gió cấp điện tại Cù Lao Chàm


Vừa qua, UBND tỉnh đã thống nhất chủ trương cho phép đoàn công tác của Viện Khoa học năng lượng và tổ chức NEF - Nhật Bản thực hiện khảo sát thực địa tại Cù Lao Chàm để nghiên cứu, thu thập thông tin đề xuất dự án “Ứng dụng và lắp đặt tua bin gió 300KW cung cấp điện năng cho Cù Lao Chàm”.
UBND tỉnh giao Sở KH&CN chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan và UBND thành phố Hội An hướng dẫn, tạo điều kiện cho Đoàn công tác Viện Khoa học Năng lượng và tổ chức NEF - Nhật Bản hoạt động tại địa phương cũng như cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ xây dựng dự án tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn công tác triển khai khảo sát thực địa tại Cù Lao Chàm. (Quangnam.gov.vn 19/2) Về đầu trang

Nhộn nhịp phiên chợ việc làm đầu năm


Đầu năm, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh đã tổ chức 2 phiên sàn giao dịch tại huyện Điện Bàn và thành phố Tam Kỳ thu hút đông đảo người lao động và doanh nghiệp tham gia.
Trung tâm mở hai phiên sàn giao dịch việc làm và có hơn 41 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng lao động với nhu cầu trên 3.000 lao động. Các doanh nghiệp tham gia tuyển dụng lao động hoạt động ở nhiều ngành nghề, gồm may mặc, cơ khí, chăn nuôi, kinh doanh, kế toán, phiên dịch...
Hầu hết các vị trí việc làm đều có mức lương phổ biến từ 2,5-8 triệu đồng/tháng. Riêng Công ty TNHH Doosan Vina tại Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi tuyển lao động tập trung nhóm ngành nghề thợ chế tạo, cơ khí, lắp ráp, cơ khí chế tạo máy và cả kiến trúc sư.

Với những dấu hiệu sôi động của phiên giao dịch việc làm đầu năm, cho thấy các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang có kế hoạch mở rộng đầu tư, sản xuất sau khi trải qua một năm đầy khó khăn và thử thách, hy vọng qua đó sẽ thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh có những bước tăng trưởng mới, tạo công ăn việc làm cho người làm động. (Quangnam.gov.vn 19/2) Về đầu trang


Tam Kỳ: Họp thông qua kế hoạch tổ chức Tuần du lịch biển Tam Thanh 2014


Sáng 19/2, UBND thành phố Tam Kỳ tổ chức cuộc họp thông qua kế hoạch tổ chức Tuần du lịch biển Tam Thanh 2014.
Tuần du lịch biển Tam Thanh 2014 được tổ chức vào trung tuần tháng 6/2014 tại bãi biển Hạ Thanh 1, xã Tam Thanh, Thành phố Tam Kỳ.
Mục đích của Tuần du lịch là thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao và các hoạt động vui chơi, giải trí mang đậm nét văn hóa dân gian miền biển Tam Thanh, nhằm quảng bá tiềm năng phát triển du lịch biển, tạo điều kiện phát triển các dịch vụ tại bãi biển và từng bước xây dựng biển Tam Thanh thành phố Tam Kỳ trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài thành phố, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.
Trong đợt này Ban tổ chức Tuần du lịch cũng thực hiện chương trình kết nối tham quan để giới thiệu đến du khách các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng các làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố.
Tại cuộc họp thông qua kế hoạch, UBND thành phố Tam Kỳ cũng được nghe nhiều ý kiến góp ý từ lãnh đạo Sở Văn hóa thể thao và du lịch, Sở TT&TT và các Phòng, Ban chức năng của thành phố trong công tác phối hợp để triển khai ngày hội văn hóa đạt kết quả tốt. (Quangnam.gov.vn 19/2) Về đầu trang

5 ngành học tại trường Đại hội Quảng Nam bị dừng tuyển sinh


Theo Công văn số 454 về việc tạm dừng tuyển sinh từ năm 2014 đối với các ngành đào tạo Đại học của các cơ sở đào tạo trên cả nước của Bộ GD&ĐT, trường Đại hội Quảng Nam có 5 ngành bị dừng tuyển sinh.
Bao gồm: Việt Nam học, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Sư phạm Ngữ văn và Công nghệ thông tin.
Như vậy, trong tổng số 12 ngành Đại hội đang đào tạo, từ năm nay, trường Đại hội Quảng Nam sẽ chỉ còn tuyển sinh đào tạo 7 ngành, gồm Sư phạm Toán, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Sinh học, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Ngôn ngữ Anh và Bảo vệ thực vật. Quangnam.gov.vn 19/2) Về đầu trang

Hơn 26 tỷ đồng hỗ trợ tàu cá hoạt động vùng biển xa


Nhằm hỗ trợ, động viên các ngư dân bám biển, vươn khơi xa để đánh bắt, thời gian qua nhiều chương trình hỗ trợ tàu cá hoạt động vùng biển xa đã giúp hàng nghìn hộ ngư dân kiên trì bám biển, mang lại nguồn lợi kinh tế cho địa phương và nhiều gia đình ngư dân.
Đến nay, Quảng Nam đã xét duyệt và giải ngân hỗ trợ cho 164 tàu cá hoạt động trên các vùng biển xa với tổng kinh phí hơn 26 tỷ đồng. Riêng năm 2013, Chi nhánh Ngân hàng Đông Á Quảng Nam đã cho bà con ngư dân 3 xã Tam Tiến, Tam Quang, Tam Giang, huyện Núi Thành, Quảng Nam vay ưu đãi lên 10 tỉ đồng, giúp ngư dân có điều kiện đóng tàu mới, có công suất lớn để ra khơi đánh bắt.
Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng đã trình lên Chính phủ chính sách hỗ trợ "Tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển”. Theo đó sẽ hỗ trợ cho 3.000 tổ đoàn kết với 15.000 tàu (có công suất 90 CV trở lên) và 150.000 thuyền viên, với mức hỗ trợ dự kiến trên 636 tỉ đồng.
Ngoài ra, quỹ "Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa” đã tiếp nhận được số tiền hơn 38 tỉ đồng do các tổ chức, cá nhân cả nước ủng hộ. Quỹ đã chi 8,7 tỉ đồng giúp 72 ngư dân các tỉnh, trong đó có ngư dân Quảng Nam đóng mới tàu thuyền, mua ngư lưới cụ. Hỗ trợ thiết bị liên lạc, mua hàng trăm bảo hiểm thuyền viên, bảo hiểm thân tàu cho ngư dân đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa với tổng số tiền 20 tỉ đồng. (Quangnam.gov.vn 19/2) Về đầu trang

Phân bổ 35.331 triệu đồng cho vay hộ nghèo năm 2014


Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh vừa giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm 2014 nguồn ngân sách tỉnh cho Phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội các huyện, thành phố và yêu cầu phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm 2014.
Theo đó, chỉ tiêu kế hoạch giao năm 2014 đối với chương trình cho vay hộ nghèo của 18 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh là 5.000 chỉ tiêu, với tổng số tiền 35.331 triệu đồng. Trong đó, một số địa phương được giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng với mức cao gồm có: huyện Thăng Bình (3.849 triệu đồng); huyện Bắc Trà My (3.478 triệu đồng); huyện Duy Xuyên (3.347 triệu đồng); huyện Hiệp Đức (3.272 triệu đồng). (Baoquangnam.com.vn 20/2) Về đầu trang

Điều chỉnh thiết kế tổng thể kiến trúc, cảnh quan Tượng đài Bà mẹ Việt Nam Anh hùng


Chiều 19/2, Chủ tịch tỉnh Lê Phước Thanh chủ trì cuộc họp nghe Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh báo cáo thiết kế bản vẽ thi công hạng mục Cây xanh, phương án huy động trồng cây xanh, và đề xuất phương án thiết kế điều chỉnh cao trình một số hạng mục thuộc công trình Tượng đài Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Cùng dự có các Phó Chủ tịch tỉnh Đinh Văn Thu, Huỳnh Khánh Toàn cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

Kết luận cuộc họp, Chủ tịch tỉnh Lê Phước Thanh cơ bản thống nhất đối với các đề xuất điều chỉnh thiết kế tổng thể kiến trúc, cảnh quan công trình Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, tuy nhiên lưu ý khi điều chỉnh phải hạn chế tối đa việc gia tăng chi phí đầu tư.


Chủ tịch tỉnh đề nghị Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng tỉnh (chủ đầu tư) sớm có văn bản đề nghị 63 tỉnh, thành chọn, trồng cây xanh có đặc trưng của từng vùng miền và là những loại cây phổ thông dễ chăm sóc, phù hợp với khí hậu Quảng Nam. Đồng thời phải có hướng dẫn kích cỡ cây trồng, chiều cao, đường kính và là cây có tuổi thọ cao, để thông báo cho các địa phương, đơn vị trong và ngoài tỉnh chuẩn bị, đảm bảo theo đúng yêu cầu thiết kế. (Baoquangnam.com.vn 20/2) Về đầu trang./.
Biên tập viên Thanh Hồng

Cổng Thông tin điện tử Tỉnh Quảng Nam



www.quangnam.gov.vn

Email: cttdtqnam@gmail.com ĐT: 0510.3818333






tải về 174.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương