Môn thành duy thức luận bàI 1 TỔng quan về thành duy thức luậN



tải về 138.32 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu01.12.2022
Kích138.32 Kb.
#53893
  1   2   3   4   5
môn thành duy thức luận
06 HAT GIONG VA TINH CACH CON NGUOI

MÔN THÀNH DUY THỨC LUẬN



MÔN THÀNH DUY THỨC LUẬN
BÀI 1 - TỔNG QUAN VỀ THÀNH DUY THỨC LUẬN
Duy thức luận này là bộ luận tiếng Hán do Ngài Huyền Trang soạn dịch từ tác phẩm của ngài Hộ Pháp, ngài Hộ Pháp là sư phụ của ngài Giới hiền, ngài Giới Hiền là là sư phụ của ngài Huyền trang bên đại học Nalanda bên Ấn độ, người ta nói rằng lúc ngài Giới Hiền hơn 100 tuổi rồi mà ngài không nhập Niết bàn, Ngài chờ ngài Huyền trang qua để truyền cái bộ Duy thức luận cho ngài Huyền trang, khi gặp ngài Huyền trang ngài truyền bộ Duy thức luận bằng tiếng Phạn rồi thì Ngài viên tịch, ngài Huyền Trang nhớ ơn sư phụ cho nên đi về Trung quốc sau 16 năm du học ở Ấn độ ngài mới dịch tác phẩm Thành Duy Thức này sang tiếng Hán. Nhưng chúng ta phải biết rằng bộ Duy Thức Luận được ông nội là ngài Hộ Pháp truyền lại cho sư phụ là ngài Giới hiền về môn Duy thức học thì đích thân của ngài Hộ Pháp cũng không phải là tác giả duy nhất của bộ Thành duy thức luận này, mà bộ Thành duy thức luận này là một cái bộ luận tổng hợp của 10 vị luận sư bên Ấn độ, trong đó ngài Hộ Pháp là một trong mười vị luận sư đó. từ thời ngài Thế Thân cho đến ngài Hộ Pháp là biên soạn muời vị luận sư mỗi vị luận sư như vậy biên soạn 10 quyển, vị thứ hai cũng vậy nhưng mười quyển này đều là tác phẩm chú giải cái bộ luận Duy thức tam thập tụng của Bồ tát Thế Thân, Bồ tát Thế Thân là vị đại sư bên Ấn độ, sáng lập ra Tông Duy Thức kế thừa sự nghiệp của người anh mình là ngài Vô Trước, sống cuối thế kỷ thứ tư sau công nguyên, Vô trước là vị đại sư sáng lập ra tông Du Gìa tông, khi ngài Vô Trước qua đời, thì tông Du già không còn phát triển, mà đổi tên là Duy thức tông, tân Bà La Môn lấy từ Yoga của Phật giáo để đặt cho cái trường phái của họ, là trường phái Yoga là một trong 6 trường phái chính thống của Ấn độ, nó cho rằng Yoga ra đời sớm nhất, nhưng thật ra nó rất muộn, trong bộ Du Gìa Sư Địa luận, ngài Vô Trước tổng kết lại trên đời này từ chúng vô tình cho đến chúng hửu tình nếu chia chẻ ra được 660 pháp, nếu gom gọn là 200 pháp đó là sự hoán chuyển phân chia các pháp để mà quán chiếu các pháp Ví dụ: tâm pháp, tâm sở hửu pháp, sắc pháp, bất tương ưng hành pháp, vô vi pháp tức là 5 vị, rồi sau này ngài Thế Thân kế thừa sự nghiệp của người anh mình là Vô Trước ngài thấy 660 pháp quá lớn, mà gom lại 200 pháp cũng quá nhiều người ta học không nổi, trong khi đó bộ phái mà anh mình và mình đang tu học hồi xưa là Nhất Thiết Hửu Bộ người ta liệt kê có 75 pháp rất dễ nhớ trong Câu Xá Luận. Cho nên ngài Thế Thân tổng hợp giáo lý trong Du Già Sư Địa Luận và Câu Xá Luận đó để ngài viết lên tác phẩm đầu tiên của môn Duy Thức Học đó là Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận gom lại thành Ngũ vị bách pháp. Ngũ vị gồm :Tâm vương: 8 pháp ( nhãn, nhỉ,tỷ, thiệt, thân, ý, mạt na, alya) Tâm sở hửu pháp :51 pháp sắc pháp : 11 pháp bất tương ưng hành pháp: 24 pháp vô vi pháp : 6 pháp.Sự phân loại đó là tiền đề của môn Duy Thức Học và bộ luân đầu tiên của Duy Thức Học để thay thế bộ Du Già Sư Địa Luận, mà bây giờ đang in ra tiếng việt thành 4 quyển. Sau khi xiển dương Tông Duy Thức người ta tuyên truyền rằng ngài viết liên tục 500 bộ luận về Đại Thừa mà khởi đầu la Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận,đến bộ luận cuối cùng là Duy Thức Tam Thập Tụng, trước đó ngài có viết Duy Thức Nhị Thập Tụng, Duy Thức Nhị Thập Tụng là 20 bài kệ tụng đả phá 20 trường phái của bộ phái tiểu thừa và ngoại đạo, nhưng cái đó nó chỉ công kích đả phá những tư tưởng đương thời, chứ nó không có ý nghĩa sâu xa về mặt triết học như là bộ Duy Thức Tam Thập Tụng, Duy Thức Tam Thập Tụng là ba mươi bài kệ tụng, mỗi bài có 4 dòng, nó nói lên giáo nghĩa của Duy Thức, được cô động ở trong đó toàn bộ giáo nghĩa mà kết tinh cả cuộc đời hoằng pháp của Ngài cho đến 80 tuổi, khi viết xong Duy Thức Tam Thập Tụng Ngài chưa kịp chú giải, trong khi đó Duy Thức Nhị Thập Tụng viết trước đó thì ngài giải thích rõ ràng bằng văn xuôi, bên cạnh văn vần thi kệ, thì kệ tụng Ngài đã chú giải bằng văn xuôi rồi, thì người ta không cần phải chú giải nửa, nhưng Duy Thức Tam Thập Tụng này, viết bằng thi kệ 30 bài kệ tụng nhưng chưa kịp chú giải thì đã viên tịch, cho nên giáo nghĩa thâm sâu của Duy Thức được kết tinh trong Duy Thức Tam Thập Tụng ở cuối đời cuả Ngài, nó đã được liên tục mười vị Luận sư chú giải, cùng thời với Ngài là có ngài Thân Thắng và Hỏa Biện, là hai người nổ phát súng đầu tiên để luận giải về Duy Thức Tam Thập Tụng và mỗi người có sở trường riêng, sau này người kế thừa Thân Thắng chính là ngài An Huệ, và kế thừa Hỏa Thắng thì có ngài Đức Huệ, Hộ Pháp. sau này họ chú giải Thành Duy Thức Luận theo cái nhìn riêng, cái thấy riêng của các Ngài. Một bên chú giải cực đoan duy tâm tức là vạn pháp duy thức, tam giới duy tâm. Tức là tất cả đều từ thức sinh ra hết, còn thế giới vật chất là sản phẩm của thức biến, nó nghiêng về duy tâm luận. Còn một bên là Hỏa Biện, là dung hòa các giáo nghĩa giữa có và không, tức là giữa văn học Bát nhã nói về tánh không và văn học Duy Thức Tánh sau này. Nói chung là mỗi một vị đại luận sư đều có cái kiến giải đặc sắc khác nhau, kéo dài hai cái dòng truyền thừa Duy Thức Tông: một bên là thuần Duy thức duy tâm, một bên lai tạo giữa Trung quán và Duy tâm để rồi cuối cùng nó được kết tinh lại ở trong vị luận sư cuối cùng trong 10 vị luận sư, là ngài Hộ pháp. Mặc dù chót nhưng người ta đưa lên trên, vì ngài là nhân vật quan trọng trong Thành Duy Thức Luận. Thứ tự này không phải là theo thứ tự số năm, 450 530 là thế kỷ thứ 5 sau ngài Thế Thân mấy chục năm. Cho nên chúng ta lưu ý Hộ pháp là vị đại luận sư cuối cùng trong 10 đại luận sư này. Nên Ngài sanh rất muộn, ngài sanh 530-561, còn ngài Huyền Trang là 624, đi qua Ấn Độ 100 năm sau này, 70 năm sau khi Ngài Hộ pháp qua đời. Trong danh sách 10 vị đại luận sư này, 10 vị chú giải bộ Tam Thập Tụng thì Ngài Hộ pháp là người trung dung tổng hợp hai trường phái Duy Thức Tông và đức kết lại lần chót, tức là giải thích Duy Thức Tam Thập Tụng đầy đủ, ý nghĩa nhất, trung hòa nhất, không có thiên lệch một bên nào hết và cuối cùng Ngài qua đời và truyền lại cho đệ tử là Ngài Giới Hiền. Ngài Giới Hiền không biên soạn, không chú giải gì hết, chỉ giữ lại những gì sư phụ mình truyền lại rồi chờ Huyền Trang qua truyền cái đó lại cho Huyền Trang. Như vậy Thành Duy Thức Luận bản tiếng Phạn cho đến ngày hôm nay người ta chưa tìm ra, còn bản tiếng anh của Ngụy Tất thì Ngụy Tất dựa vào bản tiếng Hoa để dịch chứ không phải là bản tiếng Phạn. Cái bản mà Hộ pháp truyền cho Giới Hiền, Giới Hiền truyền cho Huyền Trang không còn. Huyền Trang đem bản từ Ấn Độ về Trung Quốc không biết đem bản giấy hay đọc trong đầu tức là truyền miệng, mình không biết nhưng bản tiếng Phạn không còn. Sau này ngai Tuệ Sĩ dịch bản Tiếng Hán sang tiếng Việt, Ngài Tuệ Sĩ nói rằng đã tìm được cái bản mà người ta nói ở bên Ấn Độ và bên pháp, người ta tìm được cái bản tiếng Phạn ở bên Nepal, người ta đã dịch cái đó sang tiếng Pháp, một cái bản mà mảnh vụn của Thành Duy Thức Luận, Ngài Tuệ Sĩ căn cứ vô bản dịch tiếng Anh, tiếng Pháp và bản dịch tiếng Hoa để dịch cuốn Thành Duy Thức Luận. Ngài Tuệ Sĩ dịch rất là bác học, mỗi ý Ngài đều có chú giải ở phía dưới, là một sinh viên học Đại học trở lên, khi học Thành Duy Thức luận chúng ta phải nghiên cứu tác phẩm của Hòa Thượng Tuệ Sĩ nó rất là hay, nó mang ý nghĩa học thuật, còn bản dịch của Hòa thượng Thiện Siêu thì dịch từ nguyên bản tiếng Hán sang tiếng Việt luôn chứ không có tham khảo thêm. Những bản dịch ngôn ngữ hiện đại khác nó thuần về vấn đề tôn giáo cho nên đọc rất là hợp với người tu, nó không có phân biệt, không có nghiên cứu, chính chỗ đó nó thúc giục mình tu nhiều hơn cho nên hai cái nó đều hay hết. Trước hết chúng ta tìm hiểu cái tên của Thành Duy Thức Luận và 10 vị luận sư thì Thầy đã kể qua lịch sử rồi (thành duy thức luận này tác giả của nó là ai, Ngài Huyền Trang là dịch giả của thành duy thức luận). Thành Duy Thức Luận tên gọi khác là Tịnh duy thức luận. Thành duy thức luận có nghĩa là thành lập giáo nghĩa duy thức, tập thành là tập thành các tư tưởng của các vị luận sư, có tất cả là ba ý trong chữ “thành” này mà Thành duy thức luận giải thích.“Thành” là thành lập giáo lý Duy thức, tức là thành lập cái môn Duy thức, cái bộ luận mà nó hình thành nên, nó giúp cho hình thành nên, xây dựng nên cái giáo lý duy thức, cái bộ luận nó đặc biệt chỗ đó. Chúng ta tìm hiểu nó có ba nghĩa, Chữ thành lập giáo lý duy thức này Thành duy thức là đi chung nhưng mình cố tình tách nó ra để cho khó giải thích nhưng ghép chung lại nó là thành lập hay thành lập duy thức.
+Thứ nhất là từ lý mà hình thành nên giáo.
+Thứ hai là giáo hình thành nên lý.
+Thứ ba là giáo hình thành nên giáo.
*Lý hình thành nên giáo là sao? Tức là toàn bộ những giáo lý ở trong môn học Duy thức được rút tỉa ra từ chơn lý của Đức Phật dạy trong Kinh điển. chứ không phải là ngoại đạo Bà la môn, lý này là chơn lý, giáo lý mà Đức Phật đã dạy trong Kinh điển, ví dụ như là Duy Thức Tông. Căn cứ trên 6 bộ Kinh, 11 bộ luận để hình thành nên Duy Thức Tông. Ví dụ như Kinh Nhập Lăng Già, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh A Tỳ Đạt Ma, Kinh Giải Thâm Mật, Mật Nghiêm Kinh, Hậu Nghiêm Kinh, đó là 6 Kinh. Còn 11 luận như Hiển dương Thánh Giáo luận, du già Sư Địa Luận, A Tỳ Đạt Ma, Những bộ luận nói về du già tông, Duy thức dựa trên 6 loại kinh và 11 bộ luận thì những điều ghi trong kinh đó là của Phật giáo, mặc dù kinh đó là Đại Thừa chứ không phải Nikaya. Cho nên nói từ lý hình thành nên giáo là như vậy. Giáo nghĩa duy thức hình thành từ chân lý của đức Phật trong kinh luận của Ngài, từ giáo nghĩa duy thức mà Ngài thế thân đã xây dựng ở trong bộ duy thức Tam thập tụng.( Phât - thế thân- duy thức tam thập tụng) đó là giai đoạn 1 của thành duy thức luận ở bước lý thành nên giáo.**Giáo hình thành nên lý? Từ giáo nghĩa của Ngài Thế thân này nó đã làm rõ cái nghĩa của chân lý Phật dạy trong Kinh điển tức là ngược lại tức là Ngài Thế thân trong duy thức Tam thập tụng đã làm rõ chân lý của Đức Phật dạy trong kinh điển, thì đó gọi là giáo đã thành lập nên cái lý là vậy, đã kiện toàn nên cái lý. Như vậy giáo lý trong duy thức là nền tảng trong kinh điển lời Phật dạy, từ giáo nghĩa trong các bộ luận trong duy thức Tam thập tụng đó nó đã minh chứng cho những điều đức Phật dạy là đúng chân lý cho nên giáo đã hình thành nên lý.**Giáo hình thành nên giáo? Từ duy thức Tam thập tụng của Ngài Thế thân này đã khiến cho 10 vị luận sư chú giải duy thức tam thập tụng đó thành bộ Thành duy thức luận nghĩa là từ giáo nghĩa thâm sâu của Ngài Thế thân đã được triển khai thành giáo nghĩa đơn giản dễ hiểu trong Thành duy thức luận và từ thế thân chuyển thành 10 vị đại luận sư, tức là Thành duy thức luận. Giáo hình thành nên giáo, giáo này là giáo nghĩa ở trong Duy thức tam thập tụng, còn giáo này là giáo trong Thành duy thức luận. Tiểu tùy phiền não có 10 (phẫn, hận, phú, não, tật, sang, cuống, xiểm, hại, kiêu)+Phẫn: là phẫn nộ, là tính nóng như Trương Phi, tính tôi nóng lắm, đụng là tôi cự, cự xong rồi xin lỗi rối rít có nghĩa là lửa rơm, cháy xong nó hết, nó không còn gì ở đằng sau. +Hận: có nghĩa là lửa than, nó mạnh hơn, càng ngày càng nặng dần. Phẫn thì bừng lên có thể làm hư chuyện nhưng sau đó nó tắt luôn. Bản tính của đàn ông là phẫn nhiều, bản tính của đàn bà là hận nhiều “Quân tử trả thù 10 năm chưa muộn” Đến chết ta còn phải hận.Phú: là che giấu, che giấu là nói cái vấn đề mình làm lỗi gì đó mà không muốn người khác biết. Những tâm lý của tiểu tùy này nó ứng hiện ở trong người tu mình nhiều nhất. Tại sao vậy? Vì những cái đó là những cái nó mang lòng tự trọng. Ví dụ: như người tu mà phạm những cái giới trong đạo Phật mình phải che giấu thôi, mình bộc lộ ra thì cái đời tu mình nó tiêu tan luôn và Phật tử coi thường cái đạo Phật, cho nên ở trong cái giới tăng tàn chẳng hạn, đối với các vị tân Tỳ kheo phải tác bạch phát lồ sám hối trừ những vị thượng tọa, những vị lãnh chúng... thì không phải cần thực hiện cái pháp phát lồ ra trước mọi người, để giữ cho Tăng đoàn có hình ảnh thanh tịnh, cái đó gọi là phú là che đậy mà nó làm ray rứt bất an, tại sao gọi là tiểu tùy, tại gì nó từ căn bản phiền não mà sinh ra ta gọi là tùy phiền não. Ví dụ như tâm phẫn, tâm hận thì nó từ tâm sân, căn bản phiền não sân, tâm che đậy từ tâm tham và từ cái tâm mạn tức là mình sợ người ta coi thường mình, mình nói cái lỗi ra sợ người ta coi thường mình nên mình che giấu cái lỗi đó thì cái đó từ căn bản phiền não mạn và khi mình nói lỗi ra thì bao nhiêu sự nghiệp công danh trên đời đều mất hết, nên cái lòng tham danh, tham tài nó lôi kéo mình phải che giấu. Ví dụ như ăn trộm ăn cướp, nó ăn cướp xong rồi phải che giấu của cải của nó, đó là tâm tham, phú là từ cái tâm căn bản tham mà ra.+ Tật: là ganh ghét đố kị, nó từ tâm mạn mà ra, tâm tham mà ra, tham cái danh và đố kị người khác là ngã mạn.+ Xan : là keo kiệt, là từ tâm tham mà ra, chúng ta suy luận từ cái căn bản phiền não mà ra hết.+ Cuống: là dối, dối gạt, nói dối, che giấu lỗi mình.+ Hại: khác với não chỗ nào? Não là làm người ta phiền não thôi, người ta bức xúc, người ta khó chịu bằng những lời nói chửi rủa, đai nghiến, nói đâm thọc của mình rồi những cái hành động kiểu dằn mặt người khác thì người ta chỉ ở mức độ là khó chịu, bứt rứt, đau khổ ở trong nội tâm là chính thì cái đó gọi là não phiền. Nhưng còn hại nó làm tổn thương cả thể xác và tinh thần của người ta luôn, nó còn nặng hơn não. Tiểu tuỳ phiền não chúng ta cần phải nắm vững để đi vô Thành duy thức luận này đến phần đó khỏi cần phải nhắc lại. Luận phải sâu ra sao gọi là tiểu tùy, sao gọi là đại tùy, trung tùy. Tại sao gọi là căn bản phiền não? Cái môn học này thường không được dạy ở dưới trung cấp là vì nó rất chi tiết, rất là sâu xa trong môn học duy thức. Trong duy thức tam thập tụng chỉ cần nói sơ khái niệm là đủ rồi. Còn trong đây mỗi khái niệm phải trích dẫn ở đâu ra bộ luận nào Chư Tổ nào luận ra cái đoạn này, cái đoạn này, đây là cái tổng kết giáo nghĩa của 10 đại luận sư mỗi nên mỗi ý nghĩa trong hành duy thức luận này đều được giải thích ra hết. Bây giờ tiếp tục trong phần tác giải, dịch giả này chúng ta thấy khi mà Ngài Huyền Trang dịch tác phẩm này ra tiếng Hán thì Ngài Khuy Cơ đọc xong thành duy thức luận thì Ngài mới nói rằng con học từ khóa 10 đến khóa 11 đến giờ con cũng không hiểu nữa. Thôi bây giờ sư phụ hoan hỉ sư phụ chú giải dùm cho con hay giải thích cho con nghe cái thành duy thức luận rồi con viết lại cho, con thuật lại lời của sư phụ dạy rồi con in thành sách để cho khóa 12 nó học sau này nó hiểu. Tức là Ngài Khuy Cơ học thành duy thức luận từ khóa 10 không hiểu qua khóa 11 Ngài cũng không hiểu, Ngài phải nói cho Ngài Huyền Trang đọc, giải thích rồi Ngài ghi lại cho nên Ngài Khuy Cơ, Ngài chú giải thành duy thức luận này gọi là thuật ký. Thành duy thức luận thuật ký, “ký” là ghi chép lại, “thuật” là thuật lại lời sư phụ chứ không phải là tư tưởng của Ngài. Ngài Khuy Cơ rất khiêm tốn, đích thân Ngài chú giải Thành duy thúc luận nhưng vì người Trung Quốc mà người ta khiêm tốn gọi là quân tử Tàu. Cho nên không dám nói rằng mình chú giải thì nó ngã mạn quá cho nên mới tạm để chữ “thuật ký” để nói rằng những gì mình chú giải ở đây là lời sư phụ giải thích rồi mình ghi chép lại thôi chứ Ngài Huyền Trang đâu có thời gian đâu mà giải thích nhưng vì lòng khiêm tốn của đệ tử, Khuy Cơ giải thích Thành duy thức luận thật là hay và Ngài tuệ Sĩ liên tục trích dẫn những phần giải thích của Ngài Khuy Cơ trong lúc Ngài tuệ Sĩ dịch tác phẩm này sang tiếng Việt, chú ý là trong thành duy thức luận của Ngài Tuệ Sĩ, trong đoạn Footnote ở dưới để chữ “Thuật ký” là biết tác phẩm này của Khuy Cơ. Huyền trang dịch hết 10 luận phẩm, Khuy Cơ tổng hợp thành một tập gồm có 10 quyển, quan điểm của Hộ pháp là chủ yếu, Ngài Khuy Cơ tổng hợp 1 cái cuốn gọi là “Thành duy thức luận thuật ký”. Một người mà cùng với Khuy Cơ giải thích giáo nghĩa của “thành duy thức luận” này nữa là Huệ Chiểu. Hai vị này là đại đồ đệ xuất chúng của Ngài Huyền Trang nhưng Khuy Cơ nổi bật hơn, hai vị này coi như là truyền cái tông duy thức của Ngài Huyền Trang. Ngài Huyền Trang qua đời rồi thì pháp tương tông truyền lại cho Khuy Cơ, Khuy Cơ truyền lại cho Huệ Chiểu mặc dù Huệ Chiểu với Khuy Cơ là đồng mộn huynh đệ nhưng Huệ Chiểu tôn Khuy Cơ lên giống như là Thầy. Sau khi Huyền Trang qua đời thì Huệ chiểu tôn Khuy Cơ làm sư phụ mặc dù hai người cùng xuất gia với nhau. giống như Ngài Hương Nghiêm Trí Nhàn cùng với Quy Sơn cũng là huynh đệ với nhau, dưới trướng của Tổ Bách Trượng nhưng khi Bách Trượng viên tịch rồi, Quy Sơn xiển dương thiền tông thì Ngài Hương Nghiêm Trí Nhàn tôn Ngài Quy Sơn làm sư phụ, nhận công án từ Quy Sơn là nghe nói ông thông tam tạng kinh điển, tôi hỏi ông một câu là “trước khi cha mẹ ông ra đời tức là ông bà nội, ông bà ngoại chưa sanh ra cha mẹ của ông thì mặt mũi của ông ra sao?” Ông nói “trời ơi phải chi có sự dI truyền của cha và mẹ thì mới biết được ADN của mình là gì, cha mẹ chưa có lấy đâu ADN của mẹ mà ra cái mặt mình đây”. Cho nên câu đó giải thích không được nên đó là công án. Hương Nghiêm Trí Nhàn đốt hết sách rồi về chỗ cái thất của Quốc Sư Hội Trung ẩn tu ở đó trồng rau ăn, sống qua ngày. Rồi một hôm cuốc đất, cục sỏi nó văng trúng cây trúc, Ngài ngộ đạo, rồi Ngài khóc, Ngài quay vô trong cái liều, Ngài quỳ xuống, Ngài hướng về núi quy đảnh lễ, Ngài thắp nhang để nói lên sự tôn trọng sư phụ vốn là sư huynh, thì Huệ Chiểu cũng vậy. Những bậc này là những bậc Tác gia của trường phái pháp tướng tông, đó là ý nghĩa của cái dòng này, Ngài Khuy Cơ tổng hợp Thành duy thức lại, nhưng những ý kiến giải thích từng câu trong Duy thức tam thập tụng của những vị đại luận sư khác thì Ngài không quan tâm bằng cái giải thích của Ngài Hộ Pháp, sau đó Ngài giải thích rõ hơn ý kiến của Ngài Hộ Pháp về Duy Thức tam thập tụng như thế nào. Ngài Khuy Cơ thấy Ngài Hộ Pháp giải thích là chuẩn nhất, Ngài Huyền Trang chỉ tổng hợp mà dịch thôi. Ví dụ một cái ý đó như nó biến thành ba thức từ cái tánh không nó biến thành thức biến thứ nhất gọi là dị thục thức. Thức biến thứ hai gọi là tư lương, thứ ba gọi là liễu biệt. Mỗi một thức biến như vậy là 10 vị đại luận sư giải thích kiểu gì đó Ngài Huyền Trang liệt kê ra hết, nhưng mà Ngài Khuy Cơ dẹp hết 9 vị đại luận sư khác, chỉ lấy ý của Hộ pháp cho nó gọn, nó chuẩn nhất lập thành “Thành duy thức luận thuật ký”, dễ hiểu hơn là Thành duy thức luận bản gốc. Sau đó một trong 10 chi của Tông du già, luận giải hệ thống toàn diện về Tam thập tụng của Thế thân.-Quan điểm của Ngài Hộ Pháp là 1 trong 10 quan điểm của Du già Tông, luận giải và hệ thống toàn diện về Duy thức tam thập tụng của Thế thân, tức là ý nghĩa, quan điểm của Ngài Hộ Pháp là 1 trong 10 chi luận của Tông du già đã giải thích 1 cách có hệ thống và toàn diện về Duy thức tam thập tụng của Ngài Thế thân. Tên gọi khác là “Tịnh duy thức luận” tức là “Tịnh tâm thức luận” thì hồi nãy giải thích Thành duy thức luận nó ba nghĩa là từ lý đến giáo, từ giáo bổ sung nghĩa cho lý, từ giáo thành giáo. Cả ba phần giải thích chữ Thành duy thức đều quy kết chung một nghĩa là khiến cho người ta dẹp bỏ được hai cái trọng chướng tức là “sở tri chướng và phiền não chướng” bằng cách là diệt trừ chấp ngã và chấp pháp. Thành duy thức luận là thành lập giáo nghĩa duy thức, mục đích là dẹp hai chướng đó là phiền não chướng và sở tri chướng,bằng cách là phá đi chấp ngã và chấp pháp,như vậy một khi mình không còn chấp ngã không còn chấp pháp không còn phiền não, không còn sở tri chướng, thì chúng tâm chúng ta thanh tịnh. Lúc ấy là “ việc cần làm đã làm xong không còn tái sanh đời này nữa”. Cho nên bộ luận này còn có tên là Tịnh duy thức nữa,nó khiến cho thanh tịnh tâm “ tịnh tâm thức luận” trong phật giáo nguyên thủy có bộ luận “ thanh tịnh đạo” tương đương với “tịnh tâm thức luận”. Ngoài thành duy thức luận hay tịnh tâm thức luận tương đương với thanh tịnh đạo luận, thanh tịnh đạo luận nói về con đường thanh tịnh bằng giới định tuệ, còn thành duy thức luận nói con đường thanh tịnh bằng ba mươi bài kệ tụng, bộ luận bên Phật giáo nguyên thủy ngoài “Thanh tịnh đạo luận” ra thì còn một bộ luận nữa là “ giải thoát đạo luận” là bộ luận mà ngài Phật Âm căn cứ vào đó để viết bộ Thanh tịnh đạo luận. Là bộ luận có trươc Thanh tịnh đạo luận nữa nó có kết cấu cũng giới định tuệ như thanh tịnh đạo luận vậy. Cái đó giống như Thành duy thức luận, nó phá trừ trọng chướng là phiền não chướng thì giải thoát, phá sở tri chướng thì gọi là giác ngộ bồ đề. được hai quả vị hết phiền não thì được giải thoát quả,hết tà kiến có chánh kiến thì gọi là bồ đề quả, con đường giải thoát phiền não nó có bộ giải thoát đạo luận, con đường khiến cho tâm thanh tịnh thì gọi là Thanh tịnh đạo luận thì ở bên Đại thừa thì nó có Thành duy thức luận này.Thành duy thức còn có tên gọi là “Tịnh duy thức luận” và “Tịnh tâm thức luận”.Thành duy thức gọi chung cho Nhị thập luận và Tam thập tụng tất cả mọi tồn tại chỉ là thức và sáng tạo của thức, thật ra Thành duy thức là chú giải của Tam thập tụng mà thôi, nhưng trong lúc chú giải thì lấy những kiến thức của Nhị thập tụng ra chú giải, nhất là cái đoạn đả phá quan điểm chấp ngã và chấp pháp của ngoại đạo. Thí dụ đả phá tư tưởng của Thắng luận của Số luận của Ni kiền tử của Bà la môn,thì ngài Hộ pháp và 10 vị luận sư khác phải lấy tư tưởng của ngài Thế thân ra cho khỏi trật, trong đó lấy trong Duy thức nhị thập tụng ra để chú giải ý nghiã phá,như vậy phần văn chính nó vẫn là Tam thập tụng, nhưng phần giải thích thì cái phần nào đả phá ngoại đạo thì lấy Duy thức nhị thập tụng ra đả phá.Cái nghĩa thứ hai trong Thành duy thức này chúng ta chưa có giải thích chử “Duy thức”. “Duy thức” là tất cả mọi tồn tại chỉ là thức đây chỉ giải thích theo nghĩa đen. Duy thức nghĩa là tất cả mọi tồn tại chỉ là thức . Bây giờ trong Thành duy thức luận giải thích cái đoạn đó như vầy đây khi ngoại đạo hỏi, nếu anh nói tất cả đều là thức, thì cảnh bên ngoài nếu anh nói là thức là từ thức anh biến ra, thì khi anh chưa sinh ra nó phải chưa có, và khi anh chết đi thì nó phải theo thức anh nó biến đi luôn chứ, nhưng tại sao khi mình chưa sinh ra mặt trời mặt trăng núi sông đã có, mình chết đi thì mặt trời mặt trăng núi sông vẫn còn chứ có mất theo thức mình đâu mà gọi là thức biến trước hết muốn biết “Duy thức” thì chúng ta phải biết thức là gì ?Thức được giải thích bằng hai từ “Nhận thức” và “Liểu biệt”, nhận thức là tưởng uẩn, liểu biệt là thức uẩn hai cái cộng lại, tưởng uẩn là mở đầu của thức uẩn, nhận thức đối tượng mình là cái gì thì gọi là nhận thức, nhận thức rõ ràng sâu xa thì nó gọi là liểu biệt, liểu là thấu triệt, biệt là phân biệt rõ ràng. ví dụ như thầy nhìn xuống phía dưới thấy quí sư mặc áo vàng, quí sư cô mặc áo vàng, thì biết đó là người tu như vậy gọi là nhận thức thôi, nhưng biết người tu này thuộc hệ phái Khất sĩ gọi là phân biệt, nhưng phân biệt sâu hơn nữa là không phải quí sư nam tông, vì quí sư nam tông cũng mặc áo vàng nhưng nó có khác một cái gì đó, nhưng hai người ngồi kế bên nhau thì có sự phân biệt rõ ràng cái đó gọi là liểu biệt, phân biệt sâu sắc rõ ràng hơn nữa. Thì cái đó định nghĩa nó là thức,còn cái tưởng nó chỉ ở dạng nhận thức chứ chưa có liểu biệt,ví dụ thầy bước vô lớp nhìn lướt qua một cái thầy biết ồ lớp triết chứ không phải lớp hoằng pháp, không phải là lớp anh văn... đó là tưởng uẩn, là nhận thức biết đây là lớp triết, sau đó nhìn kỷ biết đây là khóa 11 chứ không phải khóa 10 hay đào tạo từ xa thì đó là liểu biệt. Thì như vậy chúng ta lưu ý thức là nó đi sâu vô nhận thức và liểu biệt, nhận thức vật có ba đặc tính :Hình dáng: có thể là hửu hình có thể là vô hình nư không khí thì không có hình dáng,nhưng mình công nhận nó có, hay còn gọi là vô biểu sắc.Công dụng: công dụng của không khí là làm mát Tên gọi: là không khí, gió ...Một vật mình muốn nhận thức được bằng thức thì phải có ba yếu tố đó, ba yếu tố này nó được xây dựng bởi thức của chúng ta chứ không phải bản chất của nó có ba yếu tố đó , bản chất của bất kỳ một sự vật dù hửu tình hay vô tình gì cũng được, nó đều là mang tính y tha khởi tức là y nơi cái khác mà có cho nên nó vốn không có tên nóp vốn không có hình dáng, nó vốn không có công dụng gì hết nhưng do thức của chúng ta cho nó một cái tên cho nó cái công dụng qui ước nó hình dáng đó ví dụ cái bàn là ta gọi nó là cái bàn nhưng người anh gọi khác, người mỹ gọi khác công dụng của nó để bút viết giấy...còn cái để ngồi thì gọi là cái ghế chứ không thể gọi là cái bàn được, công dụng nó ra hình dáng ra tên. Có ai đặt cái bàn như hòn bi không nó phải bằng mới gọi là cái bàn.Như mặt trời mỗi một dân tộc một ngôn ngữ gọi khác nhau người Anh gọi là sun, người Việt nam gọi mặt trời kệ nó, nhưng nó đều có cái tên gọi của nó, thứ hai hình cầu màu đỏ đỏ rực tỏa ra ánh sáng nóng vậy đó thì công dụng của nó là vậy, nhưng mà về bản chất mặt trời lầ cái gì nó có hai nguyên tố helium và hyro kết hợp lại mà ở dạng gọi là đồng dị phóng xạ hạt nhân nó nóng cực kỳ trong đó. Như vậy mặt trời thật ra nó cói hai chất hợp nên chư không phải một chất ít nhất là hai chất, mà giả sử nó là một nguyên tử helium thuần túy thì helium cũng từ hạt nhân với điện tử quay xung quanh không chạy đâu khỏi,mọi vật đều do không phải nó hợp nên, chúng ta lưu ý chổ đó cái gì không phỉa từ nó hợp nên, nương vô cái khác mà có cái này có cái khác có, cái này không cái kia không. Như vậy đáng lý ra ta không nên gọi cái này là mặt trời mà mình phải nên gọi nó là phi mặt trời, hay không mặt trời, tại vì nó đâu phải cái không phải mặt trời hợp nên thành cái mặt trời mà,tóm lại mặt trời vốn là không có mặt trời, không phải là mặt trời thì gọi là mặt trời. Đó mới gọi là ngôn ngữ kinh kim cang. Cho nên khi mặt trời tồn tại một cách tự nhiên như vậy là nó chỉ tồn tại với thức của chúng ta mà thôi, khi chúng ta chết đi rồi thì đối với chúng ta mặt trời có nghĩa lý gì nữa đâu, nó có với ai thì thức của người đó chứ đối với mình thì không còn. Ví như dòng sông nó có ý nghĩa khi mình còn sống, khi mình chết thì dòng sông là lửa của loài quỉ chư không phải là của mình, vì vậy mọi pháp ở trên đời này, sở dỉ gọi là pháp là vì nó có ba đặc tính hình dáng, công dụng, tên gọi thì ta gọi đó là một pháp. một pháp nó gọi là duy trì một đặc tính nào đó để nhận ra nó là cái gì,ta gọi là nhậm trì tự tánh quỷ sanh vật giải, cái gọi là pháp là sản phẩm của thức, bản chất của một pháp bất kỳ là như như chẳng có tên gọi gì, nó là duyên sinh nhưng mà qua cái con mắt nhận thức của chúng ta thì nó trở thành là một vật gì đó, pháp gì đó , tâm pháp, sắc pháp, bất tương ưng hành pháp, là ý thức của chúng ta. đối với con chó, con kiến nó không có khái niệm về thời gian, với không gian là gì cả, thậm chí những cái loài đó nó sợ chết thì có nhưng nó chưa có khái niệm chết là gì, thậm chí con người chúng ta ai cũng sợ chết nhưng chưa nếm kinh nghiệm chết là gì cả bị thương gần chết thì có chứ chết thì chưa ai trãi qua, cho nên những cái khái niệm nó hù dọa con người ta sợ chết, chớ cái chết là tiến trình rất là bình thường, tan rã của năm uẩn mình rất sợ nó,bởi vì ta có cái khái niệm chết là cái gì ghê gớm trong đầu mình, vì vậy một pháp gọi là pháp tự nó là bất tương ưng hành pháp là do mình khái niệm hóa, do đó ở đây mọi vật trên đời này vốn không có thực thể, tên gọi, hình dáng cố định, vốn không phải là pháp “pháp pháp bổn vô pháp” giống như bại kệ truyền pháp của các vị thiền sư trong 33 vị tổ thiền tông Ấn Hoa, pháp pháp là tát cả các pháp vốn nó không phaỉ pháp bổn vô pháp không có pháp nào là thật nhưng qua thức của mình thì nó trở thành thật,vậy thì có phải vạn pháp duy thức không? vạn pháp duy thức nghĩa là cái gì được gọi là pháp thì phải là do thức mình khái niệm hóa nó , còn bây giờ thức mình chết đi hay tồn tại nó đi theo mình qua cỏi khác gì đó cái chuyện đó thức của mình còn pháp nó vẫn là pháp thôi. Tóm lại ý nghĩa Duy Thức là như vậy, tất cả các pháp trên đời này là do thức chúng ta khái niệm hóa để đặt nó thành một pháp chứ vốn nó không có thật, cái chổ đó nó sinh ra mình chấp pháp có thật là bởi vì thức cho nên mình mới khổ đau. Chính pháp nó qui cho con người về nhận thức mà người ta gọi là chấp ngã, cũng là chấp pháp mà chấp pháp cũng là chấp ngã tự nhiên nó sinh ra hai cái chướng là sở tri chướng và phiền não chướng. Đầu tiên là sở tri chướng, tức là không nhận đúng các pháp nó vốn như như như thị, đồng một thể duy thức tánh đại đồng, duy thức tánh là tánh không, bổn không, đồng một thể tánh duy thức mà tự nhiên sinh ra cái tâm vương, tâm sở, sắc pháp bất tương ưng hành pháp, do đó ở đây Duy thức là tất cả mọi tồn tại là thức, tất cả mọi tồn tại ý không phải cái nghĩa đen là sự hiện hữu của vật đó mà tồn tại, mà sự vật đó tồn tại đối với mình hoặc là đối với cộng đồng người của chúng ta thì cái đó gọi là sự tồn tại của pháp là do thức của ta hết. Cũng như các vị sư Nam Tông ý nghĩa của lễ Vu Lan không có tồn tại trong thức của các vị đó vì không có được ghi trong tam tạng Nikaya cho nên khi qua Ấn Độ mà tổ chức lễ Vu Lan mấy vị giảng sư ở Đại Học Dheli, trừ vị Thầy Trung Quốc ra thì các vị sư Nam Tông chả hiểu người Việt Nam tổ chức lễ Vu Lan là cái gì hết, đến chừng nói Mục Kiền Liên là báo hiếu cha mẹ thì mấy sư mới nói ủa chỗ này ở đâu vậy ta. Quý Ngài không biết vì cho rằng trong Tam tạng kinh điển không có. Như vậy đối với họ cái pháp Vu Lan Bồn nó không có tồn tại với ý thức của họ. Coi như cái pháp đó thì nó vẫn có mặt, ở các nước ảnh hưởng Phật giáo Trung Quốc cũng như Việt Nam mình chẳng hạn là có một pháp rõ ràng là lễ Vu Lan tổ chức rất rầm rộ nhưng mà đối với Quý sư Nam Tông đó hoàn toàn cái pháp đó là không tồn tại trong nhận thức của Quý sư đó. Vì vậy chúng ta thấy rõ ràng vạn pháp duy thức là như vậy, mọi pháp nó tồn tại trong thức của con người mà thôi. Khi con người chết đi, mặt trời là cái thứ duyên sinh gì đó nó vẫn tồn tại sờ sờ nhưng nó không phải là mặt trời thật. BÀI 2 - THỨC VÀ SỐ LƯỢNG
Thức là nhận biết chúng qua các hoạt động, thức là cái gì đang nhận thức. Muốn biết mình có thức hay không, thì bắt đầu coi 6 căn của mình tiếp xúc với 6 trần có hoạt động hay không, nhiều khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần mà không có hoạt động thì không có thức. Ví dụ như Quý Thầy Quý Cô đang nghe Thầy giảng, cái lỗ tai là nó có nhĩ thức, khoa học ngày nay người ta gọi là thính giác, thị giác là nhãn thức, khứu giác là tỉ thức, vị giác là thiệt thức, xúc giác là thân thức thì cái đó gọi là tiền ngũ thức là năm giác quan còn gọi là cảm quan, là sự cảm nhận của năm giác quan, đến lúc mà nó đi sâu thì nó có cái thức thứ 6 ta gọi là ý thức, thức có nghĩa là giác, ý có nghĩa là tâm thức, ý thức bây giờ trong từ bình dân của mình ta gọi là nhận thức. Ý thức của chúng ta trong Duy Thức học không có đưa ra cái căn vật chất cho ý thức, mà ngày nay chúng ta cần phải bổ sung thêm. Ví dụ như thị giác thì lấy con mắt làm căn, lỗ tai làm căn cho thính giác, lỗ mũi, lưỡi, da... bộ não làm căn cho ý thức. chúng ta thấy rõ ràng ở trong Duy thức nó có ngũ câu ý thức, tức là ý thức câu sanh với nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức. Như vậy là ngũ câu ý thức. Như vậy con mắt nhận thức là chỉ lướt qua thôi còn nhận thức sâu là phải nhờ ý thức, cái đó là bộ não mình hoạt động chứ không phải chỉ có dây thần kinh thị giác không. Chúng ta thấy trong cái não của chúng ta nó tổng hợp các giác quan trong đó nên gọi là ngũ câu ý thức, bây giờ có một cái căn mà nó chi phối hoàn toàn hoạt động của ý thức, cái căn đó nó không có hình tướng như là bộ não, như con mắt, như lỗ tai mà nó khiến cho cái nhận thức của ý thức hoạt động theo cái chiều chấp ngã. Ví dụ như ra đường gặp người nào hợp nhãn với mình, mình đi mình cứ nhìn hoài, mặt đào má hạnh, lôi kéo chẳng rời....liếc trộm nhìn ngang, thấy ai giàu có giương mắt mãi nhìn, gặp kẻ bần cùng lờ đi chẳng đoái, những cái đó là sự hoạt động của nhận thức của chúng ta tiếp xúc với cái đó rồi não của chúng ta phân tích chia chẽ, người bần cùng thì phải làm lơ để nó xin tốn 10 ngàn, thì cái đó là hoạt động của ý thức nó chen vô nhận thức của chúng ta, nó chen vô nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức ... Tất cả nó có cái căn đều do bộ não hết. Nhưng cái sự hoạt động của bộ não và ý thức, nó lại chịu sự chi phối của cái tâm rất đặc biệt gọi là tâm chấp ngã đó là thức thứ 7. Vì vậy cái tâm chấp ngã đó nó khiến cho mình cái gì yêu thích thì hay gán mắt vô, cái gì chán ghét thì chúng ta đẩy nó ra xa. Cái đó là ngã chấp, cái tâm ngã chấp đó ta gọi là Mạt na thức. Mạt na thức nghĩa đen của nó là tư lương, tư lượng, tư lường, tức là nó tính toán suy nghĩ, tính sao có lợi thì làm. Như vậy bộ não hoạt động hoàn toàn theo chiều của chấp ngã, mắt nhìn thấy sắc thông qua ý thức, tới mạt na thức là chấp ngã. Thức thức thứ 7 chúng ta không thấy được nó, suy nghĩ trong đầu, tính toán trong đầu đó là thức thứ 6, chúng ta có thể nhận ra bằng cách là tu pháp môn tri vọng hoặc là pháp môn quán tâm trên tâm, quán thọ trên thọ. Nhưng thức thứ 7 là cái tâm chấp ngã, đợi khi có hữu sự mình mới thấy rõ nó một chút thôi, như cái cảnh thập tử nhất sanh thì nó mới hiện rõ ràng. Khi người chết đuối thì cái bản ngã thấy rõ người nào xuống cứu, người nào không biết lội thì chết luôn. Như vậy cái thức đó chúng ta thấy khi mà mình hữu sự . Ví dụ như bây giờ đang ngồi học như vầy mà có con bồ hống bay vô mắt thì mình chớp mắt, cái đó là mạt na thức quy định, hoặc như đang nghe pháp mà ngáp, cái đó là sự bảo vệ của mạt na thức. Ngáp rồi ngủ, ngủ rồi gục xuống để bảo vệ sự ức chế của thần kinh. Cho nên mạt na thức nó khuyến khích chúng ta bảo vệ cơ thể mình mà bất chấp tàm quí. Ai nghe giảng thì nghe mình ngủ cái đã. Ngáp là phản xạ rất tốt nhưng nó cũng là mất lịch sự nhất vì nó đẩy tất cả chất độc trong người ra cho nên Đức Phật dạy ngáp là phải che miệng. Hiểu được Duy Thức là mình phải thông cảm ngáp là để bảo vệ cho cái tâm của mình, tất cả những hoạt động của tim, phổi, ruột, gan... bây giờ chúng ta không chi phối nó được cái gì cả nhưng nó vẫn hoạt động. Ví dụ như chúng ta ăn một tô hủ tiếu từ sáng cho đến trưa nó không còn trong bao tử mà nó đi xuống ruột, đó là do Mạt na thức điều khiển. Cái máy nó chạy là không có thức mà tất cả những bộ phận trong con người chúng ta hoạt động đều do Mạt na thức chi phối mình không thể thấy được, chỉ khi mình tu có định thì mình mới thấy được cái gì đang chi phối hoạt động, tự chủ tự ý trong con người của chúng ta thì ta gọi là hệ thần kinh thực vật, là hệ thần kinh tự động, nó là do Mạt na thức chi phối mà chúng ta ý thức không thể thấy được. Tim đập sao, phổi thở sao mà không thấy được, nhưng vẫn có cái thần thức đang chi phối tất cả các hoạt động trong cơ thể chúng ta, từ thức ăn cho đến bài tiết ra phân, nước tiểu đều là sự hoạt động của Mạt na thức. Người tu người ta đi vô trong cái trạng thái của định, người ta có thể điều khiển được Mạt na thức. Bởi vì bậc trí tuệ từ bậc đệ thất địa trở lên, tức là giai đoạn tu tập vị, có thể điều khiển được Mạt na thức rồi. Người ta có thể cho tim ngưng đập, cho phổi ngưng thở, không sao hết người ta muốn ra đi lúc nào thì ra đi lúc đó. Đó là chuyện đã tu gần chứng A-la-hán quả mới được tới tình trạng đó. Còn 1 loại thức thứ hai mà chúng ta không thấy được nữa đó là thức thức thứ 8 Alaida thức. Như vậy chúng ta thấy 99% sự hoạt động của ta đều do Mạt na thức kể cả cái nhận thức chúng ta đang nhận thức, mắt chúng ta đang thấy, lỗ tai chúng ta đang nghe thật ra là nó qua trung gian của ý thức với sự điều khiển của Mạt na thức để chúng ta nghe cái gì chúng ta thích, gạt bỏ cái gì chúng ta không thích là Mạt Na thức hết toàn bộ. Từ khi chúng ta có định luật chúng ta làm chủ cái cảm xúc của chúng ta mà thôi. Và còn một tầng sâu hơn nữa là cái Mạt na thức nó hoạt động dựa trên cái gì mà nó hoạt động mình chấp ngã là dựa trên cái gì. Cái chữ chấp là Mạt na thức, còn cái ngã là Alaida. Như vậy, cái chấp là Mạt na nó có cái gì để chấp chứ, ở bên trong của nó là cái ngã để chấp. Nó cho cái kinh nghiệm, cái vốn liếng từ đời trước mà chúng ta tích tụ cho đến giây phút ngày nay. Toàn bộ cái kinh nghiệm sống của chúng ta, cái nhận thức của chúng ta, ta gọi là cá tính. Cá tính là một cái gì đó nó hình thành nên cái nhân cách một người, nó đặc biệt là để người khác thấy mình có một cái nét riêng của mình, gọi là cá tính riêng của mình. Cá tính là gì? Thật ra ai cũng có cá tính, cá tính chính là Alạida thức, tức là cái ngã của mình cái hình thành nên con người của mình, nó khiến cho mình khác với người khác. Ví dụ như cá tính của Thầy là lụp chụp, chính cái lụp chụp đó không rõ cá tính là gì, cái cá tính đó nó đã có rồi, nhưng mà gì cái cá tính gọi là ba phải, nó chưa có rơi vào một cực đoan nào thì người ta không thấy rõ thôi, cái đó là cá tính. Tới chừng nào nó hình thành cái nhân cách nổi bật nào đó thì cá tính đó mới lộ rõ ra thì như vậy cá tính chính là Alạida, đó là nhân cách, có người có nhân cách tốt, có người có nhân cách xấu, có cái tâm nó chấp cái tính đó là mình, thì ái người cá tính hiện rõ thì ý kiến của mình thì mình bảo lưu mình không nghe ai hết trơn, mình cho đó là đúng, là chơn lý, cái mà quy về các cá tính thân tâm của mình chính là Mạt na. Mà cái cá tính đó chính là Alạida. Nhưng tại sao ta không cho nó là một thực thể vật chất bởi vì nó thuần là tinh thần. Alạida đứng về mặt nhận thức thì cá tính là một cái năng lượng, một sức mạnh tiềm tàng trong cơ thể mang cái đặc điểm của cá nhân mình mà cái đó chết nó cũng đi, sống nó cũng theo mình thì đâu nó cũng bàn bạt trong cơ thể chúng ta, trong từng tế bào của chúng ta để nó biểu hiện ra. Ví dụ có người thích để móng tay dài, cái bộ móng tay thì ở bàn tay, bộ não thì ở trên đầu nhưng nó đều có mối liên hệ lẫn nhau, như vậy cái Alạida không có nơi chốn cụ thể, nó trải ra cả cái thân thể của mình, khi mình cần tác ý đến chỗ nào thì Alạida có mặt ở chỗ đó, do đó mà chúng ta thấy đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai là chúng ta đừng có lầm cái khái niệm như vầy nè. khi mà mình giải thích ra nó dễ lầm lắm. Tức là Alaida gồm có thân căn và khí thế giới phải vậy không? Rồi cái chúng ta giải thích Alaida là cái khí thế giới. Chữ khí này là vật chất cho nên tất cả mọi cái trên thế gian đều là Alaida hết, đó là giải thích quơ đũa cả nắm, cái đó coi chừng lộn đó. Cái bàn này không phải là Alaida, cái bàn này là sắc pháp rõ ràng, 5 vị trăm pháp thì có tâm vương, tâm vương thì có Alaida là một phần tám trong tâm vương rồi sau đó có tâm sở là các căn bản phiền não, tuỳ phiền não và tâm sở thiện rồi có sắc pháp. Đây nè cái bàn này trong tâm pháp nó thuộc về sắc pháp. sắc pháp gồm có 11: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp trần, nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân. Năm cái giác quan của chúng ta cộng với sáu pháp bên ngoài như vậy cái bàn nó thuộc cái gì trong 11, cái bàn thuộc về sắc pháp, tiếng nói âm thanh thuộc về thanh trần, hình bóng cái bàn trong tâm chúng ta gọi là pháp trần. Như tiếng hát bên ngoài mà nó hiện trong đầu chúng ta thì gọi là thanh trần cũng là pháp trần. Như vậy sắc pháp là sắc pháp, Alaida là tâm pháp, cái đó khác nhau mà tại sao đồng hóa sắc pháp thành A lại da được. Nhưng mà tại sao trong Duy Thức Đại Cương lại nói rằng Alaida cũng có thân căn và khí thế giới, sao kỳ vậy? Thân là toàn bộ cơ thể của mình, căn là các giác quan của mình, khí thế giới chính là sắc pháp thanh trần ở bên ngoài và tại sao nói là Alaida, ở chỗ này thì ta phải hiểu như thế này. Cái bàn này là một thực thể tồn tại độc lập khách quan ở bên ngoài, cái tâm thức của chúng ta mặc dù bản chất của nó là như như, nhưng để biết được đây là cái bàn, nhận thức được đây là cái bàn thì bắt buộc trong tìêm thức của chúng ta phải có hình bóng cái bàn ở trong tâm trước, hình bóng đó được lưu trong Alaida thức với dạng chủng tử, cái đó gọi là “sơ sở duyên”. Sơ sở duyên là cái hình bóng ở trong tâm, những cái hình bóng mà mình nhận thức nó một lần trong đầu mình là cái gì rồi thì nó là sở duyên của mình, như vậy cái bàn ở bên ngoài sở dĩ mình nhận thức được nó là cái bàn bởi vì Alaida mình đã có hình bóng cái bàn trong tâm từ đời kiếp trước hay kiếp này gì rồi không biết. Mình nhận thức nó được một lần thấy được một lần rồi người ta gọi đó là cái bàn thì mình biết là cái bàn, nó đơn giản vậy đó, cho nên vạn pháp xung quanh gọi hình bóng Alaida, ta gọi là khí thế giới chứ không phải bản thân của cái vật đó là khí thế giới. Người ta không dùng là thế giới khách quan mà người ta dùng chữ khí, khí là vật chất thiệt nhưng nguyên nghĩa chữ Hán của nó,có bóng dáng cái năng lượng của cái đó nên nói cái đó là cái hình bóng của nó trong tâm. Như vậy thì Alaida chỉ là phần tâm linh, tâm thức gọi là tâm vương và cái tâm vương đó không phải là một thực thể cố định bất biến trường tồn gì cả, mà nó là một cái mớ bòng bong hỗn độn của hình bóng sắc, thanh, hương, vị, xúc ở trong tâm ta gọi là sáu trần. Chính cái pháp trần đó là khí thế giới tập hợp của nó, đó là ý nghĩa của Alaida thức. Là thức thứ 8 và những cái hình bóng đó hình thành nên nguyên tắc, hình thành nên kinh nghiệm sống, hình thành nên hiểu biết, hình thành nên nhận thức, hình thành nên tư kiến, hình thành nên con người của chúng ta thì cái đó ta gọi là ngã. Vậy thì Alaida là cái ngã, cái đó nó đó nhận thức được cảnh bên ngoài không, nó không nhận thức trực tiếp mà nó nhận thức gián tiếp thông qua Mạt na và ý thức và tiền ngũ thức. Vậy thức nghĩa là gì? Nhận thức có hai nghĩa:Một - là nhận biết chúng qua các hoạt động ta gọi là nhận thức. Nhận thức các đối tượng sai biệt ta gọi là liễu biệt.
II/ SỐ LƯỢNG CÁC THỨC.Phật giáo Nguyên thủy chỉ có 6 thức, 6 giác quan: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, không có mạt na với Alaida. Bộ luận đầu tiên nói về cái thức Mạt na và Alạida đó là Bộ Du già sư địa luận và Nhiếp đại thừa luận mà Nhiếp đại thừa luận thì được viết trước Du Già Sư Địa Luận. Cho nên cái khái niệm Alaida thức, Mạt na thức bắt đầu xuất hiện vào Thế kỷ thứ IV sau công nguyên, với bộ luận đầu tiên giới thiệu về A lại da thức có tên gọi là Nhiếp Đại Thừa Luận của Ngài Vô Trước đại sư tức là khi Ngài Thế Thân chưa chuyển qua Đại thừa, chưa biết Duy Thức Tam Thập Tụng là gì, chưa biết Đại Thừa Bách Pháp luôn, thì Ngài Vô Trước với sự dìu dắt hướng dẫn của Ngài Di Lặc, mà Di Lặc không biết người thiệt hay trên cõi Trời Đâu Suất đã đưa ra một khái niệm là Alạida.Trong Nhiếp Đại Thừa Luận có nguyên một cái chương là giải thích lý do tại sao xây dựng nên học thuyết Alạida, dựa vô kinh điển nào để xây dựng nên học thuyết Alạida, thì Ngài Vô Trước nói rằng dựa vô kinh Đại thừa A tỳ đạt ma. Kinh này nói đúng ra gọi là ngụy tạo của trường phái Du già Tông tự viết, tự biên soạn cái kinh này thôi, chứ Phật không có thuyết kinh này. Đứng trên góc độ học thuật thì người ta thấy như vậy và thật ra kinh này cũng chưa có trên đời, toàn là nói cái tên cho nó có thôi để khi xây dựng học thuyết A lại da trong Nhiếp Đại Thừa Luận thì người ta không có chê trách đây là sản phẩm cuả mấy ông chứ không phải là sản phẩm của Đức Phật để cho dân chúng tin, để cho những người tu học tin thì Ngài Vô Trước tạm mượn 1 cái kinh Hữu danh vô thực tên là Đại thừa A Tỳ Đạt Ma. Chữ “Đại thừa” chỉ xuất hiện đầu tiên trong kinh Pháp Hoa mà thôi, kinh Pháp Hoa nói về đại thừa tiểu thừa. Cái kinh này người ta cho đây là một sản phẩm tưởng tượng nên có tên mà không có thực của Ngài Vô Trước mà thôi. Ngài viết hai bộ luận đều trích dẫn kinh này hết. Bộ luận thứ nhất là Nhiếp Đại Thừa Luận cũng nói là dựa vô kinh này, kinh này đề cập đến A lại da cho nên ngài dựa vô kinh của phật thuyết là A tỳ đạt ma thành lập học thuyết Alạida, bộ luận thứ hai là Du Gìa Sư Địa luận ngài cũng nói nhờ kinh này đưa ra 660 pháp. cho nên nói A Tỳ Đạt Ma cho nên ngài rút lại còn 200 pháp, do đó tất cả đều dựa trên kinh này mà không thấy mặt mũi của kinh ở đâu, tìm trong Hán tạng, Pali tạng cũng không có, chỉ được hai cuốn luận đó trích dẫn lại thôi, và kinh này cũng trở thành 6 kinh của Duy thức tông, một trong 6 kinh Duy Thức Tông y cứ trong đó có kinh này, kinh này không có bản tiếng Phạn cho nên người ta nói đã thất lạc, cũng không có tiếng Hán cũng không có tiếng Tây tạng,đó là ý nghĩa của Alạida thức, được xuất hiện vào thế kỷ thứ tư sau công nguyên, nằm trong hai bộ luận Nhiếp Đại Thừa Luận và Du Già Sư Địa luận, hai bộ luận này đã nói y cứ vào bộ kinh đại thừa A Tỳ Đạt Ma. Sau này người ta đưa ra những kinh khác như kinh Nhập Lăng Gìa cũng nói về A Lại Da Thức rồi kinh Hoa Nghiêm, kinh Giải Thâm Mật,đều nói A Lại Da nhưng những kinh đó biên soạn sau, nó có sau Nhiếp đại thừa luận và Du Gìa Sư Địa luận nữa, còn kinh A Tỳ Đạt Ma nó có Du Gia Sư Địa luận và Nhiếp Đại Thừa luận nhưng nó không có mặt trên đời, do đó giai đoạn trước thế kỷ thứ tư sau công nguyên, thì chưa có khái niệm A Lại Da trên đời chỉ có một lần trong kinh Tăng Chi bộ đức Phật có nói đến một từ A Lại Da nhưng không có chử thức, đức Phật nói chúng sanh này ưa A Lại Da, ham thích A Lại Da vậy thôi chứ không nói A Lại Da là thức.A Lại Da nghĩa là gì? Hymalaya, Hy Ma là tuyết, A Lại Da là tàng, kho, tiếng Hán dịch là tàng hay tạng, Hyma là tuyết, HyMalaya kho tuyết, Alaida dịch là tàng,vinnana dịch là thức hai tiếng này ghép lại là tàng thức, tiếng Việt Nam thức, kho tàng. Như vậy là đối với Phật giáo Nguyên Thủy và Phật giáo bộ phái thì chưa có cái Alaida thức, PG nguyên thủy chỉ có 6 thức, chưa có khái niệm Alaida thức, mãi đến thế kỷ thứ tư, sau công nguyên mới có nó, cho nên nó có rất muộn, cho nên quí sư Nam Tông không tin có thức Mạt na và thức Alaida, cũng không tin có Phật tánh,chân tâm gì hết, trong kinh điển Pali không có cái đó, cho nên chúng ta đang học là học giai đoạn sau của Phật giáo đại thừa, còn ngoài ra những cái gọi là tâm, ý, thức đều gọi là thức uẩn hết, tâm là thức thứ 8, ý là thức thứ 7, thức là thức thức 6,nó đều thuộc về thức uẩn theo PG nguyên thủy, PG nguyên thủy cũng đề cập đến tâm, ý, thức. tâm là citta,thức là Manas, ý là vinnana, đều gọi là thức uẩn hết. Đại thừa thời kỳ đầu như kinh Bát Nhã, các nhà Trung Quán cũng đề cập có 6 thức thôi, tức là chưa có từ Alạida xuất hiện, Đại thừa thời kỳ đầu như Bát Nhã Trung Quán luận...các bộ luận Đại Trí Độ Luận, không có nói Alaida và mạt na chỉ có nói thức tứ sáu mà thôi,nhưng bên cạnh văn học Bát nhã này là trước giai đoạn Duy Thức luôn,trước Alaida ra đời nhưng sau Bát Nhã là có một trường phái gọi là Như lai tạng, Trường Phái Như Lai Tạng mà được cực lực xiển dương bởi một vị sư từ Ấn Độ sang Trung Quốc, bên Ấn Độ người xiển dương đó người ta không rõ là ai, người ta chỉ nghi đó là đệ tử của ngài Long Thọ chính là Thánh Thiên, người viết bộ luận về kinh Lăng già, kinh Lăng già nói về Alaida thức và Như Lai tạng. cho nên có thể đó là một nhân vật bắt đầu xiển dương tư tưởng như lai tạng hay không, chỉ có điều là người ta biết rằng có một nhân vật gọi là Chân Đế. Ngài Chân Đế tức là paramatha Ngài này sống vào cuối thế kỷ thứ sáu đầu thế kỷ thứ 7 sau công nguyên, trước thời Ngai Huyền Trang khoảng 50 cho đến 70 năm, thì ngài Chân Đế lang thang ở bên Trung Quốc vào thời nhà Tùy chạy loạn, trước nhà Đường, ngài sống vào thời Nam Bắc triều chạy loạn cứ đến đây ngài dịch một kinh, đến kia ngài dịch một kinh, vì ngài chạy loạn, mà chuyên nghiệp của ngài là dịch văn học của Như Lai tạng mà thôi, ví dụ kinh Lăng Gìa Nhiếp đại thừa luận ngài cũng dịch vì nó liên quan đến cái Alaida thức rồi kinh Như Lai tạng, chuyên dịch về văn học Như Lai tạng là chính,cho nên người ta tạm gọi ngài là Tổ của Như Lai tạng tông, Như Lai Tạng Tông ban đầu nó cũng tiếp nối với Trung Quán chẳng nói gì tới Alaida chỉ đề cập đến Như lai tạng thuần thôi,ví dụ như kinh Đại Bát Niết Bàn kinh Thắng Man Phu Nhân...những kinh mà thuần nói về học thuyết Như Lai Tạng Phật Tánh chứ không nói về Alaida thức,lúc đó Alaida thức chưa có mặt tyển đời,đến khi ngài Vô Trước ở thế kỷ thứ 3 là hệ thống văn học Như Lai Tạng ra đời ở giai đoạn đầu, đến thế kỷ thứ tư ngài Vô Trước xiển dương học thuyết Alaida thì dòng văn học Như Lai Tạng nó đề cập Alaida như là nhiễm, còn Như Lai Tạng như là tịnh, như là bộ Đại thừa khởi tín luận cho rằng Như Lai Tạng hay Chơn Như là một cái nguồn Chơn Như từ chư Phật chư Bồ tát nó thanh tịnh, còn Alaida thức lag ô nhiễm, nguồn Chơn như đó nps lưu xuất từ chư Phật chư Bồ Tát, rồi nó tràn qua bên chúng sanh nhờ giáo lý đại thừa, nhờ các vị Bồ Tát, nhờ quí thấy cô khóa 11 học giáo lý đại thừa rồi truyền bascho những người không có chủng tử đại thừa, bắt đầu cái nguồn Chân như Như lai tạng của đại thừa đó được truyền qua cho chúng sanh truyền qua cho Alaida ô nhiễm và từ cái lu nước đục chế nước sạch vô mãi vô mãi thì tự nhiên nước đục sẽ được thay bằng nước trong, Alaida đang ô nhiễm được cái nguồn Chân như thanh tịnh, thâm nhiễm vô thì cái Alaida bắt đầu thanh tịnh luôn đó là tưu tưởng của Đại thừa khởi tín luận. Đại thừa ở đây không phải là PG Đại thừa, Đại thừa là chỉ cho cái tâm vô cùng rộng lớn của Alaida, mà được nguồn Chân Như thanh tịnh hóa, là tâm lớn tâm đại thừa, như vậy thì đến giai đoạn đó là giai đoạn 2 của văn học Như Lai Tạng, tức có nói đến Alaida nhưng coi Alaida là nhiễm, và Chân Như Như Lai Tạng là tịnh, đến giai đoạn 3 là giai đoạn của Ngài Thế Thân, là bắt đầu nó chuyển hóa gọi là giao lưu văn hóa giửa học thuyết Như Lai Tạng và học thuyết Alaida của Vô Truớc để hình thành nên học thuyết Duy Thức của ThếThân, học thuyết Duy Thức của Thế Thân được đánh dấu bằng cách đồng nhất hóa Alaida chính là Như Lai Tạng, Như Lai Tạng chính là Alaida, đồng hóa Alaida cũng là biểu hiện của cái mặt ô nhiễm, cũng là cái mặt vọng động của cái Chân Như là bản thể của Alaida, Phật tánh là bản thể của Alaida, hay nói cách khác, giai đoạn chúng ta dang học thành duy thức luận nó có ba cái từ duy thức tánh thì cái từ này nó đồng nghĩa với lại Phật tánh nó đồng nghĩa với chân tâm, và từ duy thức tánh này nó khiến cho cái sự hoạt động cái sự cấu hình nên cái gọi là thức, thức này có ba gọi là tâm, ý, thức, tâm này là thức thứ 8, ý là thức thứ 7 mạt na, thức là 6 thức trước, thì 8 thức này lấy duy thức tánh làm tánh, duy thức tánh của tánh là thức, duy thức tánh còn gọi là Phật tánh, chân tâm, hay Như lai tạng. Như vậy phật tánh như lai tạng còn gọi là bản thể, còn hiện tượng là 8 thức trước, do đó bản thể không tách rời hiện tượng, và hiện tượng cũng chẳng bao giờ tách rời bản thể, không có chuyện duy thức tánh là cái nguồn ở đâu bên ngoài mấy phật trời ở trên cao, nó lưu xuất cái năng đó vô trong tâm ô nhiễm của mình, như vậy là nó thành là nhị nguyên rồi, đằng này giai đoạn mình đương học duy thức tam thập tụng này là người ta đã tiến bộ rồi, Ngài Thế Thân thấy ông anh mình còn nhị nguyên, ổng viết Nhiếp Đại Thừa Luận ổng cho rằng ở đâu rồi chân như lưu xuất ra rồi ảnh hưởng làm thanh tịnh Alaida ô nhiễm, như vậy ban đầu có hai thứ thì đâu có được, nhưng mà văn học Như Lai Tạng kinh Đại Bát Niết Bàn nói “ nhất thiết chúng sanh giai hửu Phật tánh” như vậy mọi chúng sanh đều có Phật tánh hết,kể cả chúng sanh ô nhiễm như là nhất xiển đề cũng có Phật tánh vậy như mấy người hồi giáo cực đoan cũng có Phật tánh vậy, do đó ngài tổng hợp nên học thuyết của Như Lai tạng trong kinh Đại Bát Niết Bàn và học thuyết Alaida của Du Già Tông hình thành nên duy thức tông là bộ luận này đây, ở giai đoạn này đây, Duy thức tánh là tánh của các sự vật hiện tượng,kể cả 8 thức kể cả sắc pháp luôn, duy thức tánh chính là Phật tánh, phật tâm thì gọi là Phật tánh ở sắc chất thì gọi là pháp tánh, ở ngôn ngữ học gọi là tánh không, và hai cái này không thể tách rời được, bản thể là rổng không vô ngã, hiện tượng là muôn hình vạn trạng, trăm pháp vậy đó, đó là cái ý nghĩa của hệ thống thức mà ta đang nghiên cứu đậy. Bây giờ số lượng thức Duy Thức Tông thật ra Du Già Tông đã chứng minh có hai thức mới rồi đó, ví dụ như kinh Như Lai Tạng chứng minh hai thức mới , Luận Đại Thừa Trang Nghiêm, Hiển Dương thánh giáo.. nó nhiều lắm, chính cái cốt lỏi của hai thức mới này không phải trong cuốn kinh này đâu mà nó nằm ở trong bộ luận Du Già Sư địa và Nhiếp Đại Thừa luận và hai bộ kinh này căn cứ vào bộ A Tỳ Đạt Ma là kinh hửu danh vô thực, kinh Như Lai Tạng không nói gì về Aliada thức hết, vì kinh Như Lai tạng nó ở đoạn đầu của văn học Như Lai Tạng, giai đoạn đầu của văn học Như Lai Tạng chỉ nói về Như Lai Tạng mà không nói về Alaida thức, vì nó chưa có, kinh Như Lai Tạng có ba kinh,Kinh Như Lai Tạng,Kinh đại Bát Niết Bàn ,Kinh Thắng Man Phu Nhân.Ba kinh này là giai đoạn đầu của văn học Như Lai Tạng chưa có khái niệm về Alaida thức. Đó là ý nghĩa mà ta cần phải nắm vững chổ này. Trong Nguyên thủy tâm ý thức là một thực thể với ba chức năng, kinh nghiệm lưu trữ tâm là chủ thể nhận thức dẫn đầu các hành động thân và lời nói ....chúng ta không cần đi sâu vào Nguyên thủy, chúng ta chỉ cần biết Du Gìa tông các thức đều có tên chung là tâm, ý, và thức, căn cứ vào chức năng thì Alaida được gọi là “citta” nghĩa là tâm, bởi chử citta có nghĩa là tích lũy, cái căn từ “cit” nó biến ra thành những cái phái từ, phái là bộ phái là chia chẻ ra từng nhánh hay còn gọi là phát sinh từ, từ căn là tư “rus” từ “rus” là cái rễ cái cái căn nó sinh ra “noti”, “acinoti” “opacinoti”.....đều có nghĩa là tích lũy hết,và nó sinh ra danh từ là “citta” có nghĩa là “coleesion” là sự tích lũy, tích tập hình bóng của năm trần vô trong mình hình thành nên pháp trần, hình thành nên cái khối con người mình, nhân cách cá tính của mình, cái đó gọi là tích lũy, cũng như quí thầy cô khi mới bước vào trường thì rất ngây thơ, còn bây giờ là lão luyện, sạn cục nào cục nấy còn hơn đá núi Ngũ Hành Sơn nữa, cái đó gọi là tích lũy để hình thành nên một con người tự tin chửng chạc khi đứng trước đạo tràng, giảng hay nói chuyện với người khác, do đó mà chúng ta thấy tất cả đều là tâm hết, là citta, thức thứ tám, là Alaida thức, là tàng. rồi đến cái mạt na( manas) thì bởi vì từ cái căn từ manas tư lương , tư lường, mà nó sinh ra phái từ, nó mang tính chất cái gì có lợi cho cái Alaida thì nó làm, phái từ như manjate, imanjjate, là chapasdinhs... gọi là chấp thủ. Về số lượng các thức thì Luận Câu Xá có nói thể của tâm ý thức là một có ba chức năng, tâm là tập khởi ý là tư lương, thức là nhận thức đây là chủ trương lai ngoại đạo, vì Luận Câu Xá là luận của Nhất Thiết Hửu Bộ, là PG bộ phái, PG bộ phái nào nó cũng bị tư tưởng chấp ngã dính vô trong một phần, cho nên PG đại thừa không chịu, phải thoát lên trên nó để phá luôn ngã chấp và pháp chấp, nó bị dính vô chấp pháp có nghĩa là cái quan niệm này là Thành Duy Thức Luận đả phá, là một thể duy nhất có nhiều khả năng, ví dụ khả năng tích tụ là tâm gọi là citta, chức năng tích tụ,tư lương gọi là manas, chức năng liểu biệt cảnh sáu thức sau gọi là vinnana và cuối cùng cả ba cái đó đều đồng một nhất thể gọi là thức uẩn, gọi là tâm, nhưng cái nguy hiểm của tư tưởng này ở chổ chấp cho rằng có một cái thể gì đó, có thiệt cái thể đó bất biến trường tồn, cái tư tưởng Nhất thiết Hửu Bộ là nhất thể thường tồn, cái gì nó cũng có thực thể mà cái đó là cái ngã trá hình, mà cái đó gọi là pháp trá hình, cho nên Thành Duy Thức Luận phá luôn cái ngã này, cái quan niệm từ một thể sinh ra nhiều chức năng là quan niệm của ngoại đạo chứ không phải của PG, nên PG đại thừa là trả về nguyên thủy cho PG cái gì của PG, chứ không bị PG bộ phái nó lai, nó làm cho sai lệch giáo lý gốc của đức Phật. Vì vậy mình học PG đại thừa khi mình đi học sâu mình mới thấy là những gì Phật dạy là PG đại thừa nói, và Hòa thượng Tuệ Sĩ có nói một câu như vầy PG đại thừa người nào chỉ học trên lý thuyết mà không thực hành thì sẽ phát sinh ra sự phân biệt và nhất là phân biệt về Hệ phái nào là tu thiền là số một, nào là tu tịnh độ là số một... cái đó là chả hiểu gì về Đại thừa hết, PG đại thừa khi đã thưc hành rồi thì thấy nó trở về Nguyên thủy, trở về với thiền định PG gốc, PG đại thừa nghiên cứu về học thuật thì thấy nó xa rời PG nguyên thủy, nhưng khi chiêm nghiệm về mặt văn, tư, tu, thì nó lại là chứng minh cho PG Nguyên thủy đúng, nó vượt qua sai lầm chấp ngã chấp pháp của PG bộ phái, Hòa Thượng Tuệ sĩ là người có uy tín trong học thuật PG đã nói câu nói đó trong bài giảng về Thành Duy Thức Luận này, Ngài nói cả cuộc đời Ngài chiêm nghiệm về PG đại thừa chư không phải đơn giản. Thì đây là điều chúng ta phải lưu ý, không phải những điều Câu Xá Luận nói là chân lý đâu. thí dụ bây giờ tâm là tập khởi, ý là tư lương, thức là nhận thức,cả ba cái này nó cùng một thể, vậy nó là cái gì vậy? đưa cái thể ra coi nó là cái thức thứ chín phải không? thể là một pháp rồi còn gì, đó gọi là chấp pháp,thật ra chả có cái thể nào hết, tâm bản thể nó vốn rổng không, không có bản thể nào hết gọi là vô tánh, thức, ý cũng y như nhau luôn, bây giờ tâm là tập khởi thu nhận và xử lý kinh nghiệm,ảnh hưởng của nó, trái tim là suy nghĩ đây là nghĩa đen. Các kinh đại thừa thuộc văn học Duy Thức như kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Gìa đều nói câu: “tâm như công họa sư” tức là một họa sư vẽ tạo nên vạn vật,là tâm mình hết, vậy đúng hay sai? Ví dụ: hai người yêu nhau lần đầu tiên gặp nhau người kia giống như là lần đầu tiên gặp người khác phái thì trên đời này không có cái gì đẹp bằng người mình thương hết, đó là công họa sư, còn bản thân của người mình thương cũng là người bình thường như bao người khác trong xã hội, thậm chí người đó cũng là người bị cha mẹ rầy, bị thầy cô cho điểm thấp, bị lưu ban...nhưng đối với mình người đó là thiên thần, tại sao vậy? Vì chúng ta vẽ nên hình tượng màu hồng, mọi sự mọi vật đều công họa sư hết ví dụ: “Thương nhau củ ấu cũng tròn/Ghét thì bù hòn cũng méo”Ngoài chuyện thu nhận hình ảnh rồi, chúng ta còn thêu dệt hình ảnh đó thêm là chức năng của Alaida, cái ý thức nó không có thêu dệt , nó chỉ liểu biệt thôi,chỉ nhận thức cảnh thôi. Nhưng cái Alaida nó không phải là một cái vật, giống như là cái thúng đậu ngũ cốc, cái gì nó cũng bỏ vào rồi nó êm ru không phải như vậy, mà nó hằng liên tục làm cho đậu đó nó nảy mầm sinh sôi thành giá,thành đậu đổ ... cái đó gọi là khả năng xây dựng hình ảnh đổi mới hình ảnh liên tục, chủng tử liên tục, chính dị thục ở trong Alaida, chứ không phải Alaida là thụ động tiêu cực, cái chuyện thu nhận hình ảnh mình thêu dệt ở trong tâm nó phối trộn thêm cái chấp ngã để nó hình thành nên một hình ảnh mới, vì vậy lúc chúng ta nằm mơ là Alaida đó, cái mà chúng ta đang thấy trong giấc mơ là ta đang thấy Alaida của chúng ta,có lúc buổi sáng chúng ta chỉ tiếp xúc với một cảnh duy nhất, nhưng khi nó vào trong tâm thì nó xây dựng nên một hình ảnh khác ví dụ: thầy khi qua Ấn độ học lấy bằng quản lý bệnh viện người ta dạy hai năm lấy bằng cao học, còn thầy học ba năm mới lấy được cái bằng, trong ba năm đầu, đêm thầy nằm mơ thấy lúc nào mình cũng đến lớp, nhưng lớp bị cái gì đó mình không học được rồi chạy về, cực khổ dữ lắm, có khi thì trể học hay gặp phải chuyện này chuyện kia, đến khi giật mình thức dậy toát mồ hôi ra có nghĩa là chưa được học, vì chưa tốt nghiệp, mãi đến năm năm mới lấy được bằng cao học quản lý bệnh viện bên Ấn độ, thì những lúc mình chưa học xong nó khổ sở vô cùng vô tận, cứ nằm mơ thì thấy lên lớp, mà học không được cái đó gọi là công họa sư, những hình ảnh trong lớp nó được xây dựng nên kiểu này kiểu kia nó phải quyết chí học. Như vậy giấc mơ của chúng ta chính là Alaida thức, nó được tái tạo bởi sự vẽ vời của chính nó, “ tâm như công hạo sư” . ý là tư lương là trung tâm cái tôi là sự chấp dính nương vào Alaida mà hoạt động, hoạt dụng của nó là bảo vệ và kháng cự, cái này có một câu rất hay là : “ Nếu thấy mình mạnh hơn thì chiến , còn thấy mình yếu hơn thì biến” tức là một là chiến hai là biến, đó là Mạt na thức từ thuở hồng hoang thượng cổ con người còn động vật là vượn người, vượn khỉ, bây giờ mấy con xúc vật cũng vậy, nó mạnh hơn những con khác thì nó chiến đấu để tiêu diệt mấy con khác, để bảo vệ bản ngã sự sống của nó, còn nếu như mà nó thấy mình yếu hơn mấy con khác thì nó phải biến đi cho sớm, con người ta cũng vậy nếu thấy mạnh hơn thì chiến mà thấy yếu là biến, bảo vệ rút chạy đi là biến, còn kháng cự lại bất liên minh với cái cảnh thì gọi là chiến, đó là Mạt na, còn thức là sáu thức trước, trong đó nổi bậc nhất là ý thức là nhận thức đối tượng ta gọi là liễu biệt cảnh,cảnh là đối tượng nhận thức là liễu biệt, phân chia chức năng của thức uẩn, căn nhà có ba của sổ với ba đèn màu, ba cửa sổ là gì một là tâm là ghi nhớ tích tụ, thêu dệt hình ảnh trong tâm , ý là tư lương chấp ngã và liễu biệt cảnh bên ngoài là ba của sổ. Con người chúng ta có hai mặt danh và sắc là thân thể vật lý gọi là sắc, thân thể tâm lý gọi là danh. Thì cái danh này nó có ba tầng: Tầng thứ nhất thâm thẩm bên trong ta gọi là tâm, chính là cái ta của mình, cái ta của mình chính là cái tâm đó, nó không phải cố định bất biến mà nó là hình bóng của quá khứ cho đến ngày nay, nó thu thập lại ta gọi là citta. nó tích tập tích tụ. sự tích tụ tích tập lại thì nó thụ động hay chủ động? Nó có sự chuyển biến, thêu dệt, công họa sư ở trong tâm liên tục, thứ ba nữa là cái tâm có chức năng duy trì sự tồn tại từ sát na này qua sát na kia, từ đời này qua đời kia gọi là dị thục thức hay sinh tử thức.chức năng thứ hai là tư lương chấp ngã, chức năng thứ ba không phải hướng vô trong như thức thứ bảy, thức thứ bảy không hướng ra bên ngoài, nó chỉ xúi dục thức thứ sáu bên ngoài làm hơi hám cho thức thứ sáu bên ngoài làm chấp ngã, nhưng nó luôn soi bên trong, nhìn vô bên trong bãn ngã của mình,hướng vô bên trong bãn ngã của mình. ví dụ chúng ta là lớp viên chúng ta chỉ biết lo học với Thầy giáo thôi, còn chuyện lo điểm số, lo sinh hoạt lớp là do ban cán sự làm, ban cán sự là tượng trưng cho sáu thức trước gọi là liễu biệt cảnh là đối ngoại, còn chúng ta yên phận chúng ta ở bên trong tập trung nghe giảng ôn bài rồi đi thi, thi xong tốt nghiệp ta gọi là Mạt na thức, không cần liên quan đến bên ngoài cái đó là ban cán sự làm ta không cần làm, thì như vậy sáu thức trước công năng của nó không phải hướng vô trong, nó hướng ra ngoài để liễu biệt cảnh như vậy là có ba nhóm tâm thức qui tụ vào trong con người của chúng ta.Ý nghĩa của duy thức là gì? Cái tồn tại là hư vọng phận biệt tụng 17 của Thành duy thức luận, sự biến thái của thức, chính là cấu trúc sai biệt không tồn tại thực, nên đều do thức biến hiện, cái giải thích về thức biến hiện ở trong đây, nó tương đương với bài “ biện trung biên” này, cái tồn tại trong tâm con người là hư vọng phân biệt, rất là đơn giản, nảy giờ thầy phân tích cái danh là cái tâm của chúng ta có ba phần, đã là ba thì không có thực thể nào,cả ba cái tâm đó ở trong tâm thức chúng ta một cái là chúng ta tự sinh tự diệt, tự sinh trưởng trong tâm gọi là tâm, một cái hướng vô trong chấp là ngã gọi là Mạt na, và sáu cái hướng ra ngoài gọi là liễu biệt cảnh, cả ba cái đó cùng tồn tại trong cái phần tinh thần của chúng ta, chứ không phải một cái riêng, chứ không có cái thực thể nào mà sinh ra ba chức năng không phải vậy, mà ba tâm đó cùng tồn tại trong con người của chúng ta luôn, cho nên chúng ta là một hổn hợp có ba thứ ở trong phần tinh thần,đó là ý nghĩa của nó không có thật sự một bản thể nó là hư vọng phân biệt, cái tồn tại thực trong thế giới nhị nguyên chính là cái “Không tính”, đây là cái sâu hơn trong mặt triết học mà chúng ta cần phải biết , ba cái hồi nảy bản chất của từng cái, từng cái đều là “ Không tính” hết, nó không có thực thể gọi là tính không, tâm cũng tánh không, ý cũng tánh không, thức cũng tánh không, tâm, ý, thức, đều là tánh không hết mà tánh không đó nó khác nhau, ví dụ quí thầy cô trong túi có bao nhiêu tiền thì nó khác nhau, người thì có 100 ngàn người thì có một triệu...nhưng khi quí thầy cô bỏ hết tiền ra thì cái túi của mỗi người đều rổng không, thì túi rổng không của mỗi người là túi rổng không của cả lớp, nó giống nhau, từng người tánh không của người này, túi không của người này, túi không của người kia là giống nhau hết, tại vì túi không giống nhau hết, nhưng khi có tiền thì có người ít người nhiều, thì như vậy cái chung nhất của ba cái đó chính là “Không tính” đó chính là cái thiệt trong thế giới nhị nguyên này, tồn tại trong thế giới là tồn tại như dữ liệu cho thức nhận biết phân biệt, như vậy cái bàn này tồn tại là cho cái thức chúng ta nhận thức liễu biệt, còn nếu thức chúng ta không nhận thức phân biệt thì coi như cái bàn có cũng như không, không tồn tại đó là ý nghĩa như vậy.
BÀI 3: SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG DUY THỨC
Giới thiệu tác giả tác phẩm.Thứ nhất là giới thiệu tác phẩm, tên gọi của nó là Thành Duy Thức Luận là âm Hán việt vầy, tiếng Phạn là vầy Vijñaptimātratāsiddhi Sastra, tiếng Việt mình dịch là Luận thành lập duy thức học. Chữ “thành” này cần giải thích thêm từ chữ siddhi tiếng Phạn thì nó có hai cách hiểu là “thành lập” hoặc là “viên thành”. Sở dĩ mà người ta dịch được tiếng Anh như vầy là bởi vì cái đoạn cuối của Thành Duy Thức Luận trang 00592 trong Đại Tạng có 1 cái câu để tự các luận giả đã giải thích chữ thành lập duy thức như thế này: “Thử luận tam phân thành lập duy thức, thị cố thuyết vi Thành Duy Thức Luận”. Tức là cái luận đó được chia ra thành ba phần để thành lập nên giáo nghĩa duy thức. Ba phần là gì? Lý thành giáo: là từ kinh điển của Phật mà nó được khai triển qua bộ Duy Thức Tam Thập Tụng của Ngài Thế Thân giáo thành lý: Là từ bộ Duy Thức Tam thập Tụng của Ngài Thế Thân gọi là giáo đó nó đã chứng minh cái điều trong kinh điển là đúng với lại chơn lý nên gọi là giáo thành lý. giáo thành giáo: Là từ 30 bài tụng của Thế Thân trong Duy thức Tam Thập Tụng, được 10 vị đại luận sư triển khai thành bộ Thành Duy Thức Luận, cho nên gọi là giáo thành giáo. Giáo là tượng trưng cho Chư Tổ, “lý” là của Đức Phật, ta gọi là ý của Phật mà lời của Tổ. Ý Phật gọi là lý, lời của Tổ gọi là giáo. Lời của Tổ Thế Thân là giáo 1, lời của 10 đại luận sư gọi là giáo 2, đó là phân ra ba đoạn như vậy.Chính vì vậy mà có thể nói rằng 3 cái ý nghĩa này đã thành ra 1 cái bộ luận gọi là “Luận Thành Duy Thức” hay là “Thành Duy ThứcLuận”. “thị cố thuyết vi Thành Duy Thức Luận” đó là cái ý nghĩa của chữ “thành” mà trong đó có giải thích. Ngoài ra bộ luận còn giải thích thêm nữa, tiếp theo cái đoạn đó “diệc thuyết thử luận danh “Tịnh Duy Thức”” thì luận này cũng được có một cái tên, cái luận ấy cũng có một cái tên là “Tịnh Duy Thức”, tại sao “hiển vi thức lý cực minh định cố”, vì sự diễn giải cái lý Duy Thức cực kỳ sáng tỏ và thanh tịnh nên gọi là “Tịnh Duy Thức”. Tức là cái bộ luận đó tự đặt tên cho mình “Thành Duy Thức” hoặc “Tịnh Duy Thức” Bởi vì nó hiển bày cái giáo lý Duy Thức một cách rõ ràng, một cách trong sáng chứ không có khó hiểu nên còn gọi là “Tịnh Duy Thức”. “Thành Duy Thức Luận” chư Tổ cũng gọi bằng 1 cái tên là “Tịnh Duy Thức” rồi còn gọi một cái tên thứ ba nữa đó là “Duy Thức Tam Thập” Duy Thức Tam Thập là giải thích cái nguồn gốc của nó chứ không phải cái tên nó. Tức là vì cái bản gốc của cái bộ luận đó có tên là Duy Thức Tam Thập. Cho nên nhờ 30 bài tụng này mà hiển bày cái lý, cái chơn lý của giáo nghĩa Duy Thức và hiển bày cho đến mức độ viên mãn, không có tăng, không có giảm thêm một bài kệ tụng nào hết cho nên Thành Duy Thức Luận cái tên gốc của nó là Duy Thức Tam Thập. Còn nếu mình muốn gọi cái tên Thành Duy Thức là Duy Thức Tam Thập Tụng cũng được, nhưng mà phải thêm chữ chú giải vô, thêm chữ luận giải vô nữa thì được. Tức là Duy thức Tam thập tụng hay là Duy thức Tam thập luận giải hay là Duy thức Tam thập chú giải. Thật sự Ngài Thế Thân viết Duy Thức Tam Thập ngài không giải thích, do đó chúng ta có thể gọi cái bộ Thành Duy Thức Luận này là Tịnh Duy Thức hoặc là Duy Thức Tam Thập Luận Giải thì không sao hết. Chỗ này quý Thầy Cô mở ngoặc ra để thêm chữ luận giải nữa cũng được. Duy Thức Tam Thập Tụng Luận Giải thì nó cũng đúng.Bây giờ chúng ta đi qua cái phần thứ hai là các bản dịch, xin nhắc lại, về phần tiếng Anh thì năm 1973 Vi Đạt là một giáo sư người Trung Quốc nhưng mà ở Hồng Kông đã dịch tác phẩm Thành Duy Thức Luận này dựa trên cái bản tiếng Pháp của Ngài Sinvain vale và cái bản trong Đại tạng kinh lấy ra, tức là Ngài là người Hoa cho nên Ngài đọc được tiếng Hán mà Ngài so sánh tiếng Pháp để Ngài dịch sang tiếng Anh, Việt dịch, có 2 tác phẩm, của Hòa Thượng Thiện Siêu, được Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành năm 1996,của Hòa Thượng Tuệ Sĩ. Thành Duy Thức Luận chính là Luận chú giải của bộ Duy Thức Tam Thập Tụng gồm 30 bài tụng và phần chú giải của mỗi bài tụng, đó là cấu trúc của nó. Thành Duy Thức Luận có bao nhiêu bài kệ? Tương đương cuốn gì? Duy Thức Tam Thập Tụng, nhưng mà thêm được phần chú giải. Thực ra Thành Duy Thức Luận là chú giải Duy Thức Tam Thập Tụng thôi, nhưng mà bây giờ làm sao chia ra 30 bài tụng với chú giải ra bao nhiêu phần cái đó tùy theo quan điểm mỗi người. Người ta đọc người ta rút ra một cái nhận thức nào đó, người ta chia theo Tôn nhân dụ, kiểu lý luận cũng được, nhân minh luận đó. Rồi quý Thầy Cô chia theo kiểu Hạnh, quả, chứng, cũng được... tùy theo cái kiểu của mình. Bây giờ ở đây thì chúng ta có cách chia của Hòa Thượng Thiện Siêu, Ngài chia 4 phần, Ngài không lệ thuộc vô cách chia của các chư Tổ Trung Quốc, như Ngài Khuy Cơ...Ngài không có lệ thuộc vô đó. Hòa Thượng Thiện Siêu chia 4 phần:
+ Phần thứ nhất là phá chấp ngã và chấp pháp, tức là chia theo kiểu 3 cái tánh, biến kế sở chấp tánh, y tha khởi tánh, viên thành thật tánh là 3 phần, phần thứ 4 là quả vị tu chứng theo Duy thức 5 quả vị. Phá chấp ngã và chấp pháp là 1 phần nó gồm có bao nhiêu bài kệ đó, mấy bài kệ đầu tiên Ngài liệt vô 1 phần, rồi cái phần nào nói về Duy thức tướng thì gọi là “y tha khởi tánh”. Y tha khởi là duyên sinh và 3 vô tánh tức là nói về phần bản thể của thức. Nó có 1 cái phần riêng gọi là “viên thành thật tánh.” Ngài chia kiểu đó rất là chuẩn ở cái mặt nhận thức luận. Với cách chia mà các chư Tổ Trung Quốc viết cái Luận Thành Duy Thức, chú giải Thành Duy Thức Luận không có chia theo như Hòa Thượng Thiện Siêu. Ta thấy Hòa Thượng của ta giỏi vậy đó, đừng có tưởng người Việt Nam mình dở, tuy là không biết chế tạo chứ mà đã chế có khi hay hơn nước ngoài. Cách người xưa chia thì người ta chia từ 24 bài kệ đầu, từ bài kệ số 1 đến bài kệ 24 gọi là nói về Duy Thức Tướng. Tức là bao gồm cả 2 phần của Hòa Thượng Thiện Siêu đây biến kế sở chấp, y tha khởi tánh, gom vô luôn gọi là Duy Thức Tướng. Thì trong cái Duy Thức Tướng này 1 bài kệ khởi đầu gọi là lược thuyết Duy Thức Tướng thôi, 1 thể mà nó sinh ra ba cái công dụng chẳng hạn, sau đó thì còn lại 22 bài kệ rưỡi là Quảng Minh tức là nói rộng ra, rõ ràng ra cái tướng của Duy thức, tức là 8 thức nó biểu hiện như thế nào, thông qua tâm sở, thông qua tâm vương của nó để chúng ta hiểu được cái thức, đó là cách chia người xưa theo cái kiểu đó. Bài kệ thứ 25 nói về Duy thức tánh và 5 bài kệ chót nói về quả vị tu chứng gọi là Duy thức vị. Duy thức tướng, Duy thức tánh, Duy thức vị, đây là kiểu phân chia người xưa, có số học. Duy thức tướng có mấy bài kệ? Duy thức tánh có 1 bài kệ đó là bài kệ số 25, chúng ta phải học cái này tại vì nó như 1 cái rừng mênh mông. Ngoài bài kệ trong Duy thức Tam thập tụng rồi nó còn phần chú giải nữa, chú giải đọc nhức đầu, đọc xong tẩu quả nhập ma, đọc xong rồi thấy mờ mắt. Có nghĩa rằng là nó dài vô cùng, nó phức tạp vô tận, nếu như chúng ta không học cách chia này trước đọc rồi cuối cùng không biết gì hết giống như coi phim truyền hình mà cô dâu 8 tuổi vậy đó, tập nghìn lẻ mấy, hai nghìn lẻ mấy đến bây giờ không biết cổ mấy tuổi luôn. Như vậy thì khi học cái này chúng ta phải học cái này trước, là nhớ cách phân loại Hòa Thượng Thiện Siêu thì nó chung chung cái kiểu mà về mặt tư tưởng nhưng về mặt mà chia theo học thuật, chia theo số học, chia theo cấu trúc bài luận, hình thức bài luận (đương nhiên hình thức cũng dính nội dung nữa) thì chúng ta nhớ dùm là 24 bài kệ đầu nói về Duy thức tướng, rồi 5 bài kệ chót nói về vị (quả vị) 5 quả vị: tư lương vị, gia hạnh vị, thông đạt vị (tức là kiến đạo vị), tu tập vị, cứu cánh vị (lúc giảng về Kinh Kim Cang Trí Minh có nói rồi). Như vậy cái này chúng sẽ cho ta bài kệ 26, 27, 28, 29, 30. Năm bài kệ đó nói về quả vị tu chứng của Duy thức, không phải là Ngũ Trùng Duy Thức Quán, Ngũ Trùng Duy Thức Quán nó nằm ở Bát Thức Quy Củ Tụng của Ngài Huyền Trang, Ngũ Trùng Duy Thức Quán ví dụ như là Khiển hư tồn thực, xã lạm lưu thuần, khiển tướng chứng tánh... thì cái đó là kiểu phân loại của Ngài Huyền Trang chứ không phải của ngài Thế Thân. Duy thức Tam Thập Tụng chú giải ra xong rồi, đọc mờ mắt luôn cái Ngài Khuy Cơ mới thưa với sư phụ rằng “Bạch sư phụ, con xin sư phụ giải thích cái phần 8 thức tâm vương thôi cho tụi con nghe, cái đó nó khó nhất”. Thì Ngài Huyền Trang mới giảng 8 thức đó ra thôi chứ không có giảng tâm sở, bất tương hành, vô vi gì hết. Giảng 8 thức đó xong Ngài Khuy Cơ mới tổng hợp thành 1 cái cuốn gọi là “kệ tụng về 8 thức quy tắc quy củ bát thức quy củ tụng” trong đó có nói nhiều thứ. Ví dụ như thức thứ 8 nói về khi tái sinh mình đi sao? “Đảnh, thánh, nhãn, sanh thiên/Nhân, tâm trung, ngạ quỷ phúc,Bàng sanh tất cái ly,Địa ngục khước tâm xuất”Cái đó trong Bát thức quy cửu tụng. Giờ chúng ta đang học Duy Thức Tam Thập Tụng, chúng ta quay lại nguồn gốc, Ngài Thế Thân viết 30 bài tụng Duy Thức Tam Thập Tụng vào lúc cuối đời chưa kịp giải thích, 10 đại luận sư lần lượt giải thích luận này tạo thành bộ luận Thành Duy Thức. Huyền Trang dịch hết 10 luận phẩm, Khuy Cơ tổng hợp thành 1 tập gồm 10 quyển, quan điểm học pháp là chủ yếu. 10 vị này vị nào cùng thời với Thế Thân? –Vị Thân Thắng với Hỏa Biện cùng thời với Thế Thân, còn 8 vị sau cách Thế Thân tới 100 năm. Trong số những vị này thì chia ra hai trường phái thì kệ họ mình không cần quan trọng.
2. Thức và số lượng các thức- Phần thứ 3 trong bài giới thiệu nói về Thức và số lượng các Thức. Thức là liễu biệt và nhận thức. Phật giáo nguyên thủy thì có 6 thức tất cả, Phật giáo Đại thừa tức là Duy thức tông, Du già tông thì thêm 2 thức nữa, chứng minh 2 thức mới là cuốn “Nhiếp đại thừa luận” và “Du già sư địa luận” của Vô Trước thành lập thuyết A lại da thức và Mạt na thức dựa trên kinh Đại thừa A tỳ đạt ma nhưng thật ra kinh này không có (đoạn này mai mốt Thầy sẽ cho câu trắc nghiệm). Trong nguyên thủy tâm thức là 1 thực thể với 3 chức năng (tâm ý thức...), tâm là tích chứa, ý là tư lương chấp ngã, chấp dính, thức là phân biệt, liễu biệt... Giải thích Duy Thức là gìDuy thức có nghĩa là tam giới, dục giới, sắc giới, vô sắc giới, mình khái niệm hóa nó. Cái khái niệm dục giới, sắc giới, vô sắc giới cũng là thức biến luôn. Hỏi mấy người theo đạo Thiên chúa thì không biết mấy vụ đó. Bảy tỷ người trên thế giới thì sáu tỷ rưỡi người không biết khái niệm đó rồi, chỉ có 500 triệu người Phật giáo quy y Tam bảo nhiều khi còn chưa biết nữa, vậy là thức biến chứ còn gì nữa, tự mình khái niệm đặt cho nó tên dục giới, sắc giới, vô sắc giới, dục giới chia làm ngạ quỷ, súc sanh, Tu la Trời gồm có TứThiên Vương rồi đến Đao Lợi Thiên.....tự nhiên Phật giáo mình đặt ra, tất cả là thức biến hết. Bây giờ nói về chuyển thức, cái từ này ta gọi nó là hơi nặng là biến thái, từ biến thái là nghĩa xấu, về học thuật thì thôi chúng ta coi như chữ nghĩa thôi chứ đừng nghĩ xa vời quá. 3 biến thái, 3 biến hiện của tâm thức. Biến thái là trạng thái thay đổi, biến hiện không còn giống cái cũ gọi là biến thái. 3 biến hiện của tâm thức hay còn gọi là Tam năng biến, có chỗ gọi là Tam sở biến cũng chẳng sao, toàn là chữ nghĩa thôi không quan trọng miễn là chúng ta hiểu được cái ý nghĩa của nó là gì. Thì nó gồm có 3 cái thức này: thức kho tàng A lại da, thức chấp ngã mạt na và 6 thức giác quan, ở đây chia ra thành cái kệ tụng cho mình. Ví dụ như nói về thức thứ 8 là tụng 2 3 4. Vô cái bài tụng thứ 2 là biết, thứ 3 là biết, thứ 4 là biết. Cứ 3 bài tụng 5 6 7 là thức thứ 7; 8 9 10 11 12 13 14 15 16 tại sao nó lại nhiều vậy? – Tại vì nó có tới 6 thức cho nên nó từ bài tụng thứ 8 tới thứ 16 luôn (gồm 9 bài tụng cho 6 cái thức). Tại vì mỗi bài tụng thứ nhất là định danh của nó hết bài kệ rồi, nói về công dụng tổng quát của nó là 1 bài kệ, rồi nói về tác dụng gọi là câu sanh tức là chức năng rồi những tâm sở nào khởi chung với nó nữa là hết 1 bài tụng nữa. Nó đều có cái dàn bài hết trơn, chúng ta lưu ý chỗ đó. Vậy thì cái gì biến ra 3 thức này mà gọi là Tam năng biến, Tam sở biến hoặc là Tam biến thái hoặc là Tam chuyển thức 3 chuyển thức? “Tánh không” gọi là “Duy thức tánh” biến ra 3 cái này mà thật sự không phải biến mà là biểu hiện. Vinhapty – biểu hiện (gọi là biểu thức). Tức là tánh thì không nhưng nó biểu hiện ra 1 cái kiểu tích tập, tánh là không rỗng biểu hiện ra cái chỗ chấp, chấp cái sự tích tập đã tích tập được gọi là Mạt na. Bản chất là không rỗng, vô ngã nhưng lại có khả năng liễu biệt cảnh, đúng là vi diệu. Không nó là thể, mà sắc nó là tướng dụng của cái thể đó, cái thể rỗng không. Không có cái thức nào nằm dưới 3 thức đó hết mỗi thức nó đều có tánh chung đó là tánh không, lưu ý chỗ đó. Từ tánh không đó gọi là Duy thức tánh nó biểu hiện ra, ai ngộ được duy thức tánh toàn phần gọi là toàn giác, gọi là mãn tịnh. Mãn tịnh là đầy đủ sự thanh tịnh. phần tịnh nghĩa là giác ngộ 1 phần cái tánh không đó thôi. Ví dụ như Ngài Thế Thân giác ngộ 1 phần, Đức Phật giác ngộ toàn phần. Lát nữa bài kệ Khể Thủ, bài kệ đảnh lễ đầu tiên chúng ta học sẽ thấy cái phần đó nói về thanh tịnh toàn phần và thanh tịnh 1 phần. Chúng ta học Đại thừa khởi tín luận rồi, cái tâm đại thừa nó có phải là phần giác không, có phải là toàn giác không? – Giác ngộ từng phần. Trong Đại thừa khởi tín luận có nói về cái vụ giác ngộ từng phần, giác ngộ 1 phần. Nhị thập tụng của Thế Thân có nói duy chỉ là thức vì ảnh hiện của đối tượng không có thực như người bị bệnh, bạch nội chướng ảo giác về mặt trăng thứ hai... Bệnh bạch nội chướng tức là ở trong nó có những cái hơi uất gì đó nó dồn lên bao tử, bao tử đè lên nó ép cái phổi, phổi ép lên não cái con mắt mình nó nổi đom đóm rồi con mắt mình nó gọi là song thị, nó bị lé tạm thời, thấy hai mặt trăng, thấy 1 người thành hai người. Đại khái ý nói cái sự vật hiện tượng nó tự tại, nó như như, nó vô tư trước mặt mình nhưng mà khi nó qua con mắt mình thì đâu còn vô tư nữa. Vì tham sân si nên mình nhìn nó khác hẳn hết, cũng 1 cảnh trời nắng, 1 cảnh trời mưa mà 2 người trong hai trạng thái khác nhau. Có người trời mưa thì nói mát quá, sướng quá nhưng mà coi chừng mấy người mà chạy Grab hoặc là Uber là gặp trời mưa là đói, chạy đâu có được, mặc áo mưa ai thèm đi honda ôm. Ví dụ họ khổ dữ lắm, chiều nay là đói rồi đó, cũng 1 trời mưa mà người vui kẻ buồn... thức chúng ta nhận thức cái đó gọi là song thị, mỗi người mỗi kiểu. Bây giờ tụng số 17 của Biện trung biên thì có nói về hình thành giáo nghĩa Duy thức, tụng số 17 hình thành giáo nghĩa Duy thức ở đây là cái phần phân chia hồi nãy chúng ta thấy là bài kệ mà nói về 8 thức, xin nhắc lại: kệ số 2, 3, 4 nói về A lại da. Bài kệ Mạt na là kệ số 5, 6, 7. Bài kệ nói về sáu thức liễu biệt cảnh là từ kệ số 8 đến số 16 là 9 bài. Kệ số 17 nói về gì? Mấy cái này quan trọng lắm, cứ in trong đầu dàn bài trước cái đã rồi chúng ta mới đi vô chi tiết sau. Cái này là chia để trị, chia từng phần để chúng ta thấu triệt cái Thành duy thức luận chứ không thôi là chúng ta học xong rồi chúng ta điên hết, không nhớ gì hết. Kệ số 17 là hình thành giáo nghĩa Duy thức có nghĩa là định nghĩa giải thích Duy thức là cái gì? Kệ số 17 nói về giáo nghĩa Duy thức là gì? Tại sao gọi là Duy thức? Chỉ có thức, cái này nó giải thích hết. Kệ số 18, 19 nói về duyên khởi của Duy thức là sao? Tại sao có cái sự cả thế gian đều là thức bởi vì có 1 cái nguyên nhân, có 1 điều kiện yếu tố gì đó mà khiến cho mình thấy thế gian là có thật, các pháp là có thật. Bởi vì duyên khởi của Duy thức là vô minh, tham ái, thấy cái gì cũng thiệt... Từ từ chúng ta sẽ học hết mấy cái đó, nó được giải thích hết. Nếu mà học mấy cái này xong đi về Trung cấp dạy Duy thức Tam thập tụng được rồi tại vì nó có giải thích hết rồi. Tụng số 20 đến số 25 bắt đầu nói về 3 tự tánh, 3 vô tánh, biến kế sở chấp tánh, y tha khởi tánh, viên thành thật tánh, 3 vô tánh, 3 cái đó không có tánh thiệt, mặc dù nói biến kế sở chấp tánh nhưng mà đừng mong chờ có 1 tánh gì gọi là biến kế sở chấp cả, nói xong là phá, nó cũng giống như Trung quán luận. 5 bài kệ cuối 26, 27, 28, 29, 30 nói về Duy thức vị, 5 quả vị tu chứng. Cái này là cái phần râu ria học cũng được không học cũng chẳng sao. Không phủ định đối tượng khách quan, tại sao mình phải học mấy cái này trước, mình lưu ý học mấy cái nội dung này để mình đọc vô Thành duy thức luận mình luôn luôn có 1 cái tư tưởng chủ đạo gọi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả tác phẩm, nói theo kiểu văn chương đó là đừng bao giờ rơi vào 2 cực đoan: 1 là phủ định sạch trơn các pháp không có thật, 2 là coi như các pháp có thật, cái gì cũng có. Hai cái đó là thái cực phải bỏ là hiểu được duy thức tánh, tánh không biểu hiện ra là hiện tượng có. Hiện tượng có nhưng mà bản chất nó là không, bản chất nó là không nhưng không có nghĩa là không có mà vẫn có hiện tượng giả. Có thực tam giới duy tâm vạn pháp duy thức không, ví dụ người ta đặt câu hỏi như vậy, cái bàn có không? Tam giới có không, cái thần thiền định có không... vạn pháp duy thức không thì luận kinh gì đó nói nhất thiết pháp không... “Ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo, nhược nhơn dục liễu tri, tam thế nhất thiết Phật” nếu ai mà muốn hiểu được tư tưởng của ba đời chư Phật kể cả Phật Di Lặc chưa ra đời mà mình biết tổng chắc chắn trăm phần trăm Phật Di Lặc ra đời cũng nói là “nhất thiết duy tâm tạo” cái kiểu này ngã mạn. Nhưng thật sự nhất thiết pháp không hoặc là ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo cùng 1 nghĩa hết. Cái nghĩa mà nhất thiết duy tâm tạo là nói về hiện tượng giới. Tất cả các hiện tượng giới đều do tâm mình khái niệm hóa đặt cho nó tên này tên kia chứ bản chất chẳng có tên tuổi, chẳng có công dụng, chẳng có hình tướng gì hết. Tự nhiên mình thấy cái bàn là phải dài dài, dẹt dẹt cái mặt, trái banh thì phải tròn tròn, có ai đá banh mà trái banh hình lập phương không? giống như trái rubik không? Có trái banh bầu dục thì có mà trái banh bầu dục người ta chọi, người ta ném chứ đâu có đá. Như vậy hình tướng là do công dụng đặt cho nó cái tên. Còn nói nhất thiết pháp không là nói về mặt thể. Tất cả các pháp, thể là không nhưng mà biểu hiện là có bởi vì thức chúng ta gán cho nó có 1 cái tên, 1 cái khái niệm để nhận thức cho nó dễ. Duy thức học không phủ định sự tồn tại của sự thể tồn tại chân thực và thế giới hiện thực, chúng ta lưu ý. Duy thức hay chỗ đó, thường thường các nhà học giả tánh không rơi vào chấp không. Ví dụ Thanh Biện 1 đại luận sư nổi tiếng rơi vào chấp không nặng nề, Ngài phê bình duy thức là 1 môn học của ngoại đạo, môn học không phải của Phật thuyết, các Ngài tự chế ra cái học thuyết gì mà đặt tên cho các pháp là cái này cái kia nhưng mà Ngài không chịu đọc kĩ. Ngài đọc kĩ Ngài thấy là 100 pháp Ngài Thế Thân đưa ra trong Bách pháp duy môn luận và cuối cùng Ngài kết luận câu là “nhất thiết pháp giai vi vô ngã” đưa ra thành lập 100 pháp xong rồi nói 100 pháp đó đều vô ngã, thế nào là vô ngã? Vô ngã là nhân vô ngã, pháp vô ngã, phủ nhận sạch trơn các pháp mình mới lập, vậy thì đâu có trái gì với học thuyết tánh không mà cũng không trái gì với giáo lý vô ngã của Phật dạy cả. Duy thức vẫn là của Phật giáo chứ đừng nói là của ngoại đạo. Tại sao các vị sư Nam Tông kịch liệt chống đối cái này, chống đối học thuyết tánh không Bát nhã, chống đối học thuyết Duy thức tánh, Duy thức tướng, chống đối học thuyết Như Lai tạng Phật tánh là bởi vì bảo thủ hệ phái. Bảo thủ cho gì là của sư phụ mình là số 1, những người khác nói gì là không phải Phật nói vậy là không có được. Thứ 2 là nghiên cứu chưa kĩ giáo lý Đại thừa, giáo lý Đại thừa quay về xiển dương Phật giáo nguyên thủy. Nhưng nếu không có Phật giáo Đại thừa thì Phật giáo đã không còn là Phật giáo nữa rồi. Phật giáo trở thành là Bà la môn giáo hiện nay bên Ấn Độ rồi, chỉ lẩn quẩn trong xứ sở Ấn Độ chứ ra ngoài thế giới không có được rồi. Tại sao vậy? Trong khi Phật giáo bộ phái thì đưa ra những học thuyết chấp ngã nặng nề thì Phật giáo đã bị lép vế trước những tư tưởng vĩ đại trong áo nghĩa thư của các vị Bà la môn. Cho nên Phật giáo Đại thừa ra đời để cứu nguy cho đạo giáo, cho Phật giáo chúng ta và khiến cho Phật giáo có 1 cái luồng sinh khí mới, có một tinh thần dấn thân phục vụ mới xả bỏ, từ nay trở đi quyết định là không có việc nên làm đã làm xong, chẳng còn tái sanh đời này nữa, mà con nguyện ngũ trược ác thế thệ tiên nhập, như nhất chúng sanh vị thành Phật, chung bất ư thử thủ Nê hoàn. Tự nhiên 1 cái tinh thần Bồ Tát chẳng sợ sanh tử nữa mà nguyện đời đời kiếp kiếp sanh tử vào đời ác 5 trược, đi trước luôn chứ không phải đi sau nữa. Thì như vậy Phật giáo Đại thừa làm cho Phật giáo mình có sinh khí, nó thực tế hơn.

tải về 138.32 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương