BÀI 1: Một công ty mẹ ở Châu Âu có các công ty con ở nhiều nước khác nhau, áp dụng chế độ kế toán theo phương pháp chi phí lifo tính cho toàn bộ số hàng tồn kho của tập đoàn



tải về 34.75 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích34.75 Kb.
#18114
III/ BÀI TẬP
BÀI 1: Một công ty mẹ ở Châu Âu có các công ty con ở nhiều nước khác nhau, áp dụng chế độ kế toán theo phương pháp chi phí LIFO tính cho toàn bộ số hàng tồn kho của tập đoàn. Gần đây, công ty giành được quyền kiểm soát trong 1 công ty con ở Nam Phi và công ty con này không được phép áp dụng chế độ kế toán này do quy định về kế toán của nước sở tại.

VẤN ĐỀ ĐẶT RA LÀ: Làm thế nào để xử lý được vấn đề này khi hợp nhất báo cáo?

Trả lời:

Theo IAS 27-BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT VÀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ VÀO CÁC CÔNG TY CON yêu cầu các BCTC tổng hợp phải Được lập theo các quy tắc kế toán thống nhất, trong chừng mực có thể áp dụng được về mặt thực tiễn. Tuy nhiên chuẩn mực này không đòi hỏi 1 đơn vị trong tập đoàn phải thay đổi PP kế toán sang PP được áp dụng cho tập đoàn.

Có thể lựa chọn 1 trong các PP sau:

-Các báo cáo tài chính của công ty con ở Nam phi có thể được điều chỉnh cho phù hợp để chuyển giá trị HTK sang giá trị tính theo LIFO nhằm mục đích phục vụ cho việc lập BCTC hợp nhất.

-Nếu thực tiễn không thể sử dụng 1 PP kế toán thống nhất đối với HTK(ví dụ theo quan điểm so sánh chi phí – lợi ích để thực hiện chuyển đổi) thì việc này phải được công bố cùng với giá trị HTK không tính theo công thức LIFO. Do chúng tôi không thể hợp nhất được BCTC nên chúng tôi trình bày theo BC này.
BÀI 2: Một nhà hảo tâm quyên góp NVL cho 1 dn để sd trong quá trình sx. CPNVL mà nhà hảo tâm phải bỏ ra là 20000$ và có giá trị thị trường là 30000$ vào thời điểm quyên góp. NVL vẫn còn vào ngày lập bảng cân đối kế toán. Không có bút toán nào đc ghi vào sổ sách của dn. Câu hỏi đặt ra là liệu số quyên góp này có đc ghi nhận vào doanh thu trong sổ sách của DN hay k?

Trả lời: Theo IAS 18- Doanh thu Số quyên góp này không được ghi nhận vào doanh thu trong sổ sách của DN. Vì việc nhận số quyên góp này k phải là 1 phần của các hoạt động thông thường. Nên trong trường hợp này số quyên góp sẽ được coi là 1 khoản lãi vốn hay đc gọi là thu nhập khác. Và phần thu nhập khác này khi DN nhận vẫn phải nộp thuế nên k thể ghi nhận là doanh thu. Và sẽ đc tính theo giá trị hợp lý (theo giá thị trường) là 30000$ của số NVL nhận đc.

Và Kế toán sẽ định khoản là: Nợ TK 152:

Có TK 711:

BÀI 3: Công ty Vinacera sản xuất các sp về gạch và tiêu thụ trong nước. Công ty mở rộng thị trg và sx 1 số sp ra nc ngoài. Giám đốc tài chính thấy rằng việc tuân thủ các nguyên tác quốc tế về môi trg là điều kiện quan trọng đẻ bán sp ra nc ngoài. Mặc dù trong thời gian trước đây, công ty đã đưa ra 1 số chính sách về môi trg nhưng rõ ràng việc kiểm tra môi trg thường xuyên sẽ tốn kém 1 khoản là 150000$. Việc kiểm tra bao gồm:

-Xem xét toàn bộ các chính sách về môi trg.

-Phân tích chi tiết về việc tuên thủ các chính sách này

-Báo cáo đưa ra các kiến nghị thay đổi về chính sách và về vật chất cần thiết đẻ đáp ứng yêu cầu quốc tế

Giám đốc tài chính gợi ý rằng 150000$ trên có thể vốn hóa thành tài sản, sau đó đc đưa dần vào chi phí tương ứng với các khoản doanh thu có được từhoạt động xuất khẩu để thu nhập phù hợp với chi phí.

Yêu cầu:

a, Chi phí liên quan đến việc kiểm tra môi trg đc ghi nhận như thế nào?

b, Để ghi nhận chi phí kiểm tra môi trg như là 1 tài sản cần đáp ứng như thế nào?

c, Để ghi nhận các chi phí là 1 tài sản trong BCĐKT thỳ phải tuân thủ như thế nào?

Bài làm:

a,Chi phi liên quan đến việc kiểm tra môi trường có thể được ghi nhận như sau theo khái niệm đối chiếu. Tuy nhiên, việc áp dụng khía niệm đối chiếu theo quy định chung không cho phép ghi nhận 1 số khoản mục trong Bảng cân đối kế toán và theo đúng định nghĩa về các yếu tố của BCTC.

b,Để ghi nhận chi phí kiểm tra như 1 TS thì cần phải đáp ứng cả 2 tiêu chí:

+Định nghĩa về TS

+Tiêu chí ghi nhận TS

Để những chi phí liên quan tới việc kiểm tra môi trường đáp ứng định nghĩa về TS, các điều kiện sau phải đc đáp ứng:



1.Chi phí phải là nguồn vốn do công ty Viglacera kiểm soát và là chi phí thực sự phát sinh.

2.TS phải là kết quả của hoạt động giao dịch hoặc sự kiện phát sinh từ trước, tức là kiểm tra môi trường.

3.TS phải được dự tính là có khả năng mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho công ty, tức là doanh thu hàng xuất khẩu.

Các yêu cầu 1, 2 được đáp ứng. Tuy nhiên còn những vấn đề liên quan đến yêu cầu 3.Công ty Viglacera mong muốn xuất khẩu sản phẩm của mình, chỉ mong muốn không thôi thì chưa phải là bằng chứng đủ để thỏa mãn yêu cầu này. Công ty không thể chuyển thành vốn những chi phí này do không có những đơn đặt hàng cố định và không phân tích chi tiết về các lợi ích kinh tế mong đợi.



c, Để ghi nhận các chi phí là 1 TS trong BCĐKT thì tiêu chí công nhận phải được tuân thủ là:

-Chi phí cho TS phải có chi phí có thể tính toán đc 1 cách đáng tin cậy

-Có khả năng thu được các lợi ích kinh tế trong tương lai

Để tính toán hợp lý giá trị ghi sổ của TS, công ty phải chứng tỏ được rằng các chi phí phát sinh thêm sẽ mang lại lợi ích kinh tế sau này. Tuy nhiên yêu cầu thứ 2 lại làm nảy sinh vấn đề do không đủ bằng chứng cho thấy có thể thu được lợi ích kinh tế và vì vậy, 1 lần nữa làm cho chi phí không đủ tiêu chuẩn được vốn hóa thành TS.


BÀI 4: Vào ngày 01/01/2011 công ty mua thiết bị sx với số tiền là 250.000$

Phát sinh thêm như sau: Đôla

-Giao hàng 18.000

-Lắp đặt 24.500

-Chi phí quản lý chung có tính gián tiếp 3.000

Việc lắp đặt và thời gian khởi động mất 3 tháng và chi phí lắp đặt chạy thử liên quan trực tiếp là 21.000 đôla.

Báo cáo quản lý hàng tháng cho thấy trong 5 tháng đầu, khối lg sx từ thiết bị này đem lại 1 khoản lỗ hđ ban đầu là 15.000 đôla do sx với khối lượng nhỏ. Những tháng tiếp theo khả quan hơn.

Thời gian sd thiết bị này ước tính là 14 năm và giá trị thanh lý là 18.000đôla. Chi phi tháo dỡ ước tính là 12.500 đôla.

Yêu cầu: Ghi nhận giá trị nào đc ghi nhận là nguyên giá của TS và chi phí khấu hao hàng năm trong BCKQHĐKD liên quan tới việc sd các lợi ích kinh tế của TS?

Giải:

Nguyên giá của thiết bị Đôla

-Giá theo hóa đơn 250.000

-Giao hàng 18.000

-Lắp dặt 24.500

-Chi phí chạy thử 21.000

Tổng 313.500


Khấu hao theo hàng năm

-Nguyên giá 313.500

-Giá trị thanh lý ước tính (18.000)

-Giá trị tháo dỡ ước tính 12.500

Giá trị đc khấu hao 308.000

Khấu hao hàng năm đưa vào BCKQHĐKD

308.000/14=22.000$/năm

Theo đề bài khởi động mất 3 tháng nên thời gian đưa vào sd là 9 tháng

Vậy khấu hao trong 9 tháng là 9/12*22.000=16.500$/năm.


BÀI 5: Một Dn có bảng tóm tắt thu nhập và chi phí năm tài chính, kết thúc ngày 31 tháng 3 năm 2010 như sau:

Đô la

Doanh thu gộp 7.500.000

Giá vốn hàng bán 3.995.100

Nguyên liệu đã sử dụng 910.100

Nhân công 1.200.000

CFSXC biến đổi đã phân bổ 800.000

CFSXC cố định đã phân bổ 845.000

Nguyên liệu đóng gói 310.000

Giá vốn thành phẩm đã đc sx 4.065.100

Thành phẩm tồn kho đầu kỳ 70.000

Thành phẩm tồn kho cuối kỳ (140.000)

Chi phí bán hàng 718.800

Chi phí hành chính 929.100

Các chi phí hoạt động khác 587.100

Thu nhập đầu tư 124.800

Thu nhập cho thuê 17.000

Chi phí tài chính 234.000

Giảm trừ CFNVL xuống giá trị thuần có thể thực hiện 25.000

CFSXC cố định thu hồi lại 41.000

NVL dôi dư bất thường 15.000

Chi phí thuế thu nhập 319.700

Lợi nhuận bất thường 43.100

Chi phí khấu hao đc tính vào chi phí sxc cố định với tổng số là 418.000 đôla và đc tính vào chi phí hành chính với tổng số là 205.000 đôla. Tổng tiền lương và những chi phí khác cho nhân viên dc tính vào chi phí hành chính với số tiền là 689.300

Yêu cầu: trình bày BCTC

Bài làm:

BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO NĂM TÀI CHÍNH, KẾT THÚC NGÀY 31 THÁNG 3 NĂM 2010



a: Tính Giá vốn hàng bán:

Số có sẵn 3.995.100

Điều chỉnh giảm xuống giá trị thuần có thể thực hiện 25.000

Thu hồi chi phí sx cố định (41.000)

NVL dôi dư bất thường 15.000

=>giá vốn hàng bán 3.994.100

b: Thu nhập từ các hoạt động kinh doanh

Thu nhập đầu tư 124.800

Thu nhập cho thuê 17.000

=> thu nhập từ các hoạt động kinh doanh 141.800

c: Phân loại chi phí theo chức năng

Doanh thu 7.500.000

Giá vốn hàng bán (a) (3.994.100)

Lãi gộp 3.505.900

Thu nhập khác từ hoạt động kinh doanh(b) 141.800

Chi phí bán hàng (718.800)

Chi phí hành chính (929.100)

Chi phí khác từ hoạt động kinh doanh (587.100)

Lãi từ hoạt động tài chính 1.412.700
Chi phí tài chính (234.000)

Lãi trước thuế thu nhập 1.178.700
Chi phí thuế thu nhập (319.700)

Lãi sau thuế từ hoạt động thông thường 859.000

Khoản bất thường 43.100



Lợi nhuận ròng trong kỳ 902.100

tải về 34.75 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương