BỘ TÀi chính


Mục 5. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI TÀU BAY XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH, CHUYỂN CẢNG



tải về 1.61 Mb.
trang13/20
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.61 Mb.
#482
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   20
Mục 5. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI TÀU BAY XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH, CHUYỂN CẢNG

Điều 87. Trách nhiệm của Cảng vụ hàng không, tổ chức vận tải hàng không, người điều khiển tàu bay

1. Chậm nhất hai mươi bốn giờ (đối với chuyến bay không thường lệ thì chậm nhất một giờ) trước khi tàu bay nhập cảnh và trước khi cơ quan hàng không hoàn thành thủ tục hàng không cho hành khách xuất cảnh và hàng hóa xuất khẩu, Cảng vụ hàng không có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan hải quan các thông tin sau đây:

a) Số hiệu chuyến bay;

b) Quốc tịch tàu bay;

c) Loại tàu bay;

d) Hành trình bay;

đ) Thời gian đến - đi của tàu bay;

e) Vị trí đỗ của tàu bay;

g) Cửa vào của hành khách;

h) Thời gian xếp, dỡ hàng hóa lên, xuống tàu bay.

Cảng vụ hàng không có trách nhiệm thông báo trước một giờ (khi tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh) cho cơ quan hải quan khi có thay đổi về các thông tin, số liệu nêu trên.

2. Chậm nhất 02 giờ (đối với hành trình bay tuyến dài trên 06 giờ bay) và 01 giờ (đối với hành trình bay tuyến ngắn từ 06 giờ bay trở xuống) trước khi tàu bay nhập cảnh và trước khi cơ quan hàng không hoàn thành thủ tục hàng không cho hành khách xuất cảnh và hàng hóa xuất khẩu, tổ chức vận tải hàng không có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan hải quan các thông tin sau đây:

a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cảng;

b) Hành lý ký gửi;

c) Danh sách hành khách;

d) Danh sách tổ lái và nhân viên làm việc trên tàu bay.

3. Ngay sau khi cơ quan hàng không hoàn thành thủ tục hàng không cho hàng hóa, hành lý xuất khẩu, hành khách xuất cảnh và ngay sau khi tàu bay nhập cảnh đỗ tại vị trí chỉ định, người điều khiển tàu bay hoặc người đại diện hợp pháp nộp hồ sơ hải quan cho cơ quan hải quan, gồm:

a) Tờ khai tổng hợp tàu bay: 01 bản chính;

b) Bản lược khai hàng hóa: 02 bản chính;

c) Bản lược khai hành lý ký gửi: 02 bản chính;

d) Danh sách hành khách: 01 bản chính;

đ) Danh sách tổ lái và nhân viên làm việc trên tàu bay: 01 bản chính.

Điều 88. Trách nhiệm của cơ quan hải quan

Cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý các thông tin, số liệu nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều 87 Thông tư này từ Cảng vụ hàng không và tổ chức vận tải hàng không cung cấp; tiếp nhận hồ sơ hải quan nêu tại khoản 3 Điều 87 Thông tư này từ người điều khiển máy bay hoặc người đại diện hợp pháp nộp để làm thủ tục hải quan cho tàu bay theo quy định của pháp luật.

Điều 89. Thủ tục hải quan đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh quốc tế kết hợp vận chuyển nội địa, tàu bay vận chuyển nội địa kết hợp vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

1. Thủ tục hải quan đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh quốc tế có kết hợp vận chuyển nội địa thực hiện như đối với tàu bay chuyển cảng. Trên chuyến bay có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu thuộc loại hình nào thì phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định đối với loại hình đó.

2. Trường hợp tàu bay vận chuyển nội địa kết hợp vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; hãng vận chuyển phải sắp xếp hàng hóa, hành lý xuất khẩu, nhập khẩu trong khoang hầm hàng để đảm bảo việc niêm phong hải quan.

Mục 6. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI TÀU LIÊN VẬN QUỐC TẾ NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH BẰNG ĐƯỜNG SẮT

Điều 90. Thủ tục hải quan đối với tàu nhập cảnh

1. Tại ga liên vận biên giới

a) Ngay sau khi tàu đến ga liên vận biên giới, trưởng tàu hoặc người đại diện (sau đây gọi chung là trưởng tàu) nộp cho Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới những giấy tờ sau:

a.1) Giấy giao tiếp hàng hoá (đối với tàu chở hàng hóa): 01 bản chính;

a.2) Vận đơn: 01 bản photocopy liên 2;

a.3) Giấy giao tiếp toa xe: 01 bản chính;

a.4) Bản trích lược khai hàng hóa dỡ xuống từng ga liên vận nội địa: nộp 02 bản chính (theo mẫu số 55/BLK-ĐS/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);

a.5) Danh sách hành khách và phiếu gửi hành lý không mang theo người của hành khách (đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục tại ga liên vận biên giới): 01 bản chính;

a.6) Danh sách, tờ khai hành lý của tổ lái và những người làm việc trên tàu (đối với đoàn tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga liên vận biên giới): 01 bản chính.

b) Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới có trách nhiệm:

b.1) Tiếp nhận, kiểm tra giấy tờ do trưởng tàu nộp;

b.2) Đối chiếu kiểm tra thực tế về đầu máy, số lượng, số hiệu từng toa xe chứa hàng hoá, hành lý ký gửi;

b.3) Kiểm tra niêm phong của tổ chức vận tải đối với từng toa xe chứa hàng hoá, hành lý ký gửi;

b.4) Niêm phong hải quan từng toa xe chứa hàng hoá hoặc từng lô hàng sẽ dỡ xuống ga liên vận nội địa; trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được như hàng siêu trường, siêu trọng, hàng rời… thì trưởng tàu chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hóa;

b.5) Giám sát trong quá trình tàu đỗ tại ga: dỡ hàng hoá, hành lý ký gửi xuống kho, bãi để làm thủ tục nhập khẩu tại ga;

b.6) Lập biên bản bàn giao hàng hoá nhập khẩu chuyển cảng cho Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa: 02 bản;

b.7) Đóng dấu nghiệp vụ lên những giấy tờ do trưởng tàu nộp; niêm phong hồ sơ hải quan gồm: bản trích lược khai hàng hóa dỡ xuống ga liên vận nội địa: 01 bản chính; vận đơn dỡ hàng tại ga liên vận nội địa: 01 bản photocopy liên 2; biên bản bàn giao 01 bản.

2. Tại ga liên vận nội địa

a) Ngay sau khi tàu đến ga liên vận nội địa, trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp nộp cho Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa:

a.1) Các giấy tờ còn nguyên niêm phong của Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới;

a.2) Danh sách hành khách và phiếu gửi hành lý không theo người của hành khách (đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga liên vận nội địa): 01 bản chính;

a.3) Danh sách, tờ khai hành lý của tổ lái và những người làm việc trên tàu (đối với đoàn tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga liên vận nội địa): 01 bản chính.

b) Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa có trách nhiệm:

b.1) Tiếp nhận, kiểm tra giấy tờ do trưởng tàu nộp;

b.2) Đối chiếu kiểm tra thực tế về số lượng và số hiệu từng toa xe chứa hàng hoá, hành lý ký gửi;

b.3) Kiểm tra niêm phong của tổ chức vận tải, niêm phong của Hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới (nếu có) đối với từng toa xe chứa hàng hoá, hành lý ký gửi;

b.4) Giám sát trong quá trình tàu đỗ tại ga;

b.5) Đóng dấu nghiệp vụ và trả lại các giấy tờ do Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới gửi đến.

Điều 91. Thủ tục hải quan đối với tàu xuất cảnh

1. Tại ga liên vận nội địa:

a) Trước khi tàu rời ga liên vận nội địa, trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp nộp cho Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa những giấy tờ sau:

a.1) Bản xác báo thứ tự lập tàu (đối với đoàn tàu khách liên vận làm thủ tục hải quan tại ga liên vận nội địa): 01 bản chính;

a.2) Vận đơn: 01 bản photocopy liên 2 (đối với tàu có toa xe chở hàng xuất khẩu);

a.3) Danh sách, tờ khai hành lý của tổ lái và những người làm việc trên tàu (đối với đoàn tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga nội địa): 01 bản chính;

a.4) Danh sách hành khách và phiếu gửi hành lý không theo người của hành khách (đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga nội địa): 01 bản chính.

b) Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa có trách nhiệm:

b.1) Tiếp nhận, kiểm tra các giấy tờ do trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp nộp;

b.2) Niêm phong hải quan từng toa xe chứa hàng hoá xuất khẩu hoặc từng lô hàng xuất khẩu; trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được như hàng siêu trường, siêu trọng, hàng rời… thì trưởng tàu chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hóa;

b.3) Lập biên bản bàn giao hàng hoá xuất khẩu cho Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới: 02 bản;

b.4) Đóng dấu nghiệp vụ lên những giấy tờ do trưởng tàu nộp;

b.5) Niêm phong hồ sơ hải quan gồm: biên bản bàn giao 01 bản; lược khai hàng hóa xuất khẩu: 01 bản chụp; vận đơn 01 bản photocopy liên 2, giao cho trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp để nộp cho Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới.

2. Tại ga liên vận biên giới:

a) Khi tàu tới ga liên vận biên giới, trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp nộp cho Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới:

a.1) Các giấy tờ đã được Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa niêm phong;

a.2) Bản xác báo thứ tự lập tàu 01 bản chính có đóng dấu của ga biên giới (nếu là tàu chuyên chở hàng hoá);

a.3) Giấy giao tiếp toa xe, Giấy giao tiếp hàng hóa (đối với tàu chở hàng hóa): 01 bản chính;

a.4) Danh sách hành khách và phiếu gửi hành lý không theo người của hành khách (đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga liên vận biên giới): 01 bản chính.

a.5) Danh sách, tờ khai hành lý của tổ lái và những người làm việc trên tàu (đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục tại ga liên vận biên giới): 01 bản chính;

b) Nhiệm vụ của Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới:

b.1) Tiếp nhận, kiểm tra những giấy tờ do trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp nộp;

b.2) Đối chiếu, kiểm tra thực tế về đầu máy, số lượng và số hiệu từng toa xe chứa hàng hoá, hành lý ký gửi;

b.3) Tổ chức giám sát việc xếp hàng hoá, hành lý đã làm thủ tục hải quan lên từng toa tàu;

b.4) Niêm phong hải quan từng toa tàu chứa hàng hoá, hành lý ký gửi hoặc từng lô hàng; trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được như hàng siêu trường, siêu trọng, hàng rời… thì trưởng tàu chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hóa cho đến khi tàu xuất cảnh;

b.5) Tổ chức giám sát trong quá trình tàu đỗ tại ga;

b.6) Đóng dấu nghiệp vụ lên các giấy tờ do trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp nộp;

b.7) Đóng dấu và trả lại các giấy tờ do Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa gửi đến.

Phần V

THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU VÀ CÁC QUY ĐỊNH KHÁC VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Mục 1. CĂN CỨ TÍNH THUẾ, PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

Điều 92. Căn cứ và phương pháp tính thuế đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm

1. Đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm, căn cứ tính thuế xác định như sau:

a) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan.

b) Trị giá tính thuế thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP.

c) Thuế suất

c.1) Thuế suất thuế xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu được quy định cụ thể cho một số mặt hàng tại Biểu thuế xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

c.2) Thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, bao gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường:

c.2.1) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Danh sách nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc với Việt Nam do Bộ Công thương công bố.

Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Người nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng hóa để làm cơ sở xác định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi.

c.2.2) Thuế suất ưu đãi đặc biệt được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại các Thông tư quy định về thuế suất ưu đãi đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 45/2007/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

c.2.3) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc hoặc không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi:

Thuế suất thông thường = Thuế suất ưu đãi x 150%

Việc phân loại hàng hoá để xác định các mức thuế suất nêu tại điểm c khoản này phải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc phân loại hàng hoá quy định tại Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ quy định về việc phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản có liên quan. Trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi là tổ hợp, dây chuyền, đáp ứng chú giải 3, 4, 5 Phần XVI của Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam thì ngoài quy định nêu trên còn phải thực hiện thủ tục kê khai theo hướng dẫn tại Điều 97 Thông tư này.

d) Ngoài việc chịu thuế theo hướng dẫn tại điểm c.2.1, c.2.2 hoặc c.2.3 khoản này, nếu hàng hóa nhập khẩu quá mức vào Việt Nam, có sự trợ cấp, được bán phá giá hoặc có sự phân biệt đối xử đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thì bị áp dụng thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ.

2. Phương pháp tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm được xác định như sau:

a) Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm được căn cứ vào số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, trị giá tính thuế, thuế suất từng mặt hàng và được thực hiện theo công thức sau:

Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp

=

Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan

x

Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa

x

Thuế suất của từng mặt hàng

Trường hợp hàng hoá là dầu thô, dầu khí thiên nhiên, việc xác định thuế xuất khẩu phải nộp được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 32/2009/TT-BTC ngày 19 tháng 02 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí.

b) Trường hợp số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực tế có chênh lệch so với hoá đơn thương mại do tính chất của hàng hoá, phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá thì số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp được xác định trên cơ sở trị giá thực thanh toán cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và thuế suất từng mặt hàng.

Ví dụ: Doanh nghiệp nhập khẩu sợi thuốc lá theo hợp đồng, số lượng 1000 tấn, đơn giá 100USD/tấn, thuỷ phần ± 2%. Hoá đơn thương mại ghi = 1000 tấn x 100 USD, trị giá thanh toán là 100.000 USD. Khi nhập khẩu cơ quan hải quan kiểm tra qua cân lượng là 1020 tấn hoặc 980 tấn thì trị giá thanh toán để tính thuế là 100.000 USD.

Điều 93. Căn cứ và phương pháp tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp

1. Căn cứ tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp:

a) Căn cứ tính thuế đối với hàng hoá áp dụng thuế tuyệt đối là:

a.1) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tuyệt đối;

a.2) Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá;

a.3) Tỷ giá tính thuế.

b) Căn cứ tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp là:

b.1) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế hỗn hợp;

b.2) Thuế suất theo tỷ lệ phần trăm và trị giá tính thuế của hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 92 Thông tư này;

b.3) Mức thuế tuyệt đối của hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b.4) Tỷ giá tính thuế.

2. Phương pháp tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp:

a) Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp theo mức thuế tuyệt đối thực hiện theo công thức sau:



Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp theo mức thuế tuyệt đối

=

Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tuyệt đối

x

Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá

x

Tỷ giá tính thuế

b) Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp thực hiện theo công thức sau:

Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp

=

Số tiền thuế tính theo quy định tại khoản 2 Điều 92 Thông tư này

+

Số tiền thuế tuyệt đối phải nộp tính theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này

Điều 94. Căn cứ và phương pháp tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp

1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương là người nộp thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp.

2. Căn cứ tính thuế:

a) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp;

b) Trị giá tính thuế nhập khẩu của từng mặt hàng nhập khẩu áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp;

c) Mức thuế từng mặt hàng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 92 Thông tư này.

3. Phương pháp tính thuế:

Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp phải nộp

=

Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp

x

Giá tính thuế nhập khẩu

x

Thuế suất thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp

Tổng số tiền thuế nhập khẩu phải nộp cho hàng hóa áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp

=

Số tiền thuế phải nộp tính theo quy định tại khoản 2 Điều 92 hoặc khoản 2 Điều 93 Thông tư này

+

Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp phải nộp

Điều 95. Thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế; thủ tục thu nộp, hoàn trả đối với hàng hóa áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp

1. Thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế:

a) Thời điểm tính thuế thực hiện theo quy định tại Điều 98 Thông tư này;

b) Thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 20 Thông tư này.

2. Thủ tục thu nộp, hoàn trả:

a) Thủ tục thu nộp:

a.1) Trường hợp thuế nhập khẩu thuộc loại chuyên thu thì thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp được nộp cùng vào tài khoản thu ngân sách tương ứng.

a.2) Trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu; hàng hóa tạm nhập - tái xuất, thuế nhập khẩu được nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan thì thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp được nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan như thuế nhập khẩu.

b) Thủ tục hoàn trả:

Sau khi nhận được Quyết định áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp hoặc Quyết định không áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp của Bộ trưởng Bộ Công Thương (quyết định chính thức), cơ quan hải quan thực hiện hoàn trả cho đối tượng nộp thuế nếu nộp thừa theo quy định tại Điều 26 Thông tư này.

Điều 96. Áp dụng căn cứ tính thuế đối với một số trường hợp đặc biệt

1. Đối với hàng hoá thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế hoặc đã được áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan thì căn cứ để tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai mới (thời điểm thay đổi mục đích sử dụng). Trong đó:

a) Trị giá tính thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Nghị định số 40/2007/NĐ-CP và Thông tư của Bộ Tài chính.

b) Thuế suất để tính thuế nhập khẩu áp dụng theo mức thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai mới.

Trường hợp người nộp thuế thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa nhưng không tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan thì thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 8 Điều 11 Thông tư này.

2. Đối với hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài nêu tại khoản 16 Điều 100 Thông tư này thì thực hiện tính thuế theo quy định tại khoản 4, khoản 6 Điều 13 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Quyết định này.

3. Đối với hàng hoá nhập khẩu phải chịu thêm một trong các biện pháp về thuế nhập khẩu (thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử) thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt, giá tính thuế giá trị gia tăng phải cộng thêm thuế tự vệ/chống bán phá giá/chống trợ cấp/chống phân biệt đối xử.

Điều 97. Thủ tục kê khai, phân loại, tính thuế đối với máy móc, thiết bị thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi là tổ hợp, dây chuyền, đáp ứng chú giải 3, 4, 5 Phần XVI của Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam

1. Máy móc, thiết bị thuộc các Chương 84, Chương 85 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi nếu thỏa mãn các nội dung nêu tại chú giải 3, 4 và 5 Phần XVI Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam thì thực hiện phân loại theo máy chính, không phân biệt những máy móc, thiết bị đó được nhập khẩu từ một hay nhiều nguồn, về cùng chuyến hay nhiều chuyến, làm thủ tục tại một hay nhiều cửa khẩu khác nhau.

2. Để có cơ sở theo dõi và thực hiện phân loại những máy móc, thiết bị là tổ hợp hoặc dây chuyền được nhập khẩu từ một hay nhiều nguồn, về cùng chuyến hay nhiều chuyến, làm thủ tục tại một hay nhiều cửa khẩu khác nhau, nhập khẩu dưới dạng nguyên chiếc hay tháo rời, thủ tục thực hiện như sau:

a) Trách nhiệm của người khai hải quan:

a.1) Ngoài thủ tục hải quan theo quy định, người khai hải quan có trách nhiệm đăng ký Danh mục máy móc, thiết bị thuộc Chương 84, Chương 85 là tổ hợp, dây chuyền tính thuế theo máy chính (theo mẫu số 04/ĐKDMTBTT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) với Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp đóng trụ sở. Trường hợp nơi đóng trụ sở không có Chi cục hải quan thì đăng ký với Chi cục hải quan nơi thuận tiện nhất.

Nếu người khai hải quan đăng ký danh mục và nhập khẩu máy móc, thiết bị (một lần hay nhiều lần) tại cùng một Chi cục thì thông báo cho Chi cục đó khi làm thủ tục đăng ký danh mục để Chi cục thực hiện thủ tục tiếp nhận đăng ký danh mục theo quy định tại điểm b.1 dưới đây.

a.2) Hồ sơ, tài liệu nộp khi đăng ký Danh mục máy móc, thiết bị thuộc Chương 84, Chương 85 là tổ hợp, dây chuyền:

a.2.1) Danh mục máy móc, thiết bị thuộc Chương 84, Chương 85 là tổ hợp, dây chuyền dự kiến nhập khẩu (theo mẫu số 05/DMTBDKNK-MC/2013 kèm theo Phụ lục II Thông tư này) trong đó nêu rõ tên, số lượng, đơn giá, mã số theo Biểu thuế của máy móc, thiết bị, loại và mã số của máy móc, thiết bị chính: nộp 02 bản chính kèm theo 01 phiếu theo dõi trừ lùi (theo mẫu số 06/PTDTL-TBMC/2013 ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư này);

a.2.2) Bản thuyết minh và sơ đồ lắp đặt thể hiện rõ vị trí của từng loại máy móc, thiết bị trong Danh mục máy móc, thiết bị thuộc Chương 84 hoặc Chương 85 là tổ hợp, dây chuyền: nộp bản chụp xuất trình bản chính để đối chiếu;

a.2.3) Bản cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai chính xác, trung thực của 2 loại tài liệu trên.

a.3) Nộp đủ thuế theo từng máy móc, thiết bị trong Danh mục và bị xử phạt vi phạm nếu việc kê khai không đúng.

b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

b.1) Khi tiếp nhận Danh mục máy móc, thiết bị thuộc Chương 84, Chương 85 là tổ hợp, dây chuyền: Chi cục hải quan nơi người khai hải quan đăng ký Danh mục có trách nhiệm kiểm tra, nếu thoả mãn các nội dung nêu tại các chú giải 3, 4 và 5 Phần XVI thì lập sổ theo dõi, đóng dấu xác nhận vào 02 bản Danh mục hàng hoá nhập khẩu và 01 bản phiếu theo dõi trừ lùi (lưu 01 bản chính Danh mục, giao cho người khai hải quan 01 bản chính Danh mục kèm 01 bản chính phiếu theo dõi trừ lùi để xuất trình cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa để thực hiện tính thuế theo máy chính và thực hiện trừ lùi khi làm thủ tục hải quan cho hàng hoá thực tế nhập khẩu) theo qui định.

Nếu người khai hải quan đăng ký Danh mục và làm thủ tục nhập khẩu (một lần hay nhiều lần) toàn bộ máy móc, thiết bị thuộc Chương 84, Chương 85 là tổ hợp, dây chuyền tại cùng một Chi cục hải quan thì Chi cục hải quan tiếp nhận đăng ký danh mục (đồng thời là Chi cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu), sau khi lập sổ theo dõi, đóng dấu xác nhận vào 02 bản Danh mục hàng hoá nhập khẩu (lưu 01 bản chính Danh mục, giao cho người khai hải quan 01 bản chính Danh mục), sẽ giữ lại 01 bản chính phiếu theo dõi trừ lùi và thực hiện thủ tục quy định tại điểm b.2 dưới đây.

b.2) Khi làm thủ tục nhập khẩu: Ngoài thủ tục hải quan theo quy định, cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ hải quan, đối chiếu với phiếu theo dõi trừ lùi để trừ lùi những máy móc, thiết bị người khai hải quan đã thực tế nhập khẩu và ký xác nhận theo quy định. Lưu 01 bản chụp Danh mục máy móc, thiết bị và phiếu theo dõi trừ lùi đã thực hiện trừ lùi vào hồ sơ hải quan.

Hết lượng hàng hoá nhập khẩu ghi trong phiếu theo dõi trừ lùi, Lãnh đạo Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục cuối cùng xác nhận lên bản chính phiếu theo dõi trừ lùi của người khai hải quan lưu 01 bản chụp, cấp cho người khai hải quan 01 bản chụp và gửi bản chính đến Chi cục Hải quan nơi cấp phiếu theo dõi trừ lùi.

Trường hợp Chi cục Hải quan tiếp nhận đăng ký danh mục đồng thời là Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị như đã nêu tại điểm b.1 trên, sau khi Lãnh đạo Chi cục đã xác nhận hết lượng hàng hóa nhập khẩu trong phiếu theo dõi trừ lùi, Chi cục lưu bản chính, cấp cho người khai Hải quan 01 bản chụp, gửi 01 bản chụp phiếu theo dõi trừ lùi kèm hồ sơ đăng ký danh mục cho Chi cục Kiểm tra sau thông quan theo quy định tại điểm b.3 dưới đây.

b.3) Sau khi nhận được bản chính phiếu theo dõi trừ lùi do Chi cục hải quan nơi làm thủ tục cuối cùng gửi đến, Chi cục hải quan nơi đăng ký Danh mục và cấp phiếu theo dõi trừ lùi tập hợp toàn bộ hồ sơ đăng ký danh mục chuyển cho Chi cục kiểm tra sau thông quan để làm cơ sở kiểm tra sau thông quan việc sử dụng tổ hợp máy móc, thiết bị đã tính thuế theo máy chính.

c) Các trường hợp thực tế nhập khẩu nhưng không đúng như Danh mục nhập khẩu máy móc, thiết bị thuộc các Chương 84, Chương 85 là tổ hợp, dây chuyền đã thông báo thì người khai hải quan có trách nhiệm tự kê khai, nộp thuế theo từng máy. Trường hợp cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác kiểm tra phát hiện, xác định thực tế hàng hóa không được lắp đặt, sử dụng như một tổ hợp, dây chuyền thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo từng máy móc, thiết bị còn bị xử phạt theo quy định

d) Các trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị đồng bộ, toàn bộ trước đây đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận máy chính, hàng hóa thực nhập đã được phân loại theo máy chính, phần còn lại nhập khẩu được tiếp tục thực hiện phân loại theo máy chính.

3. Các trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị thỏa mãn các chú giải 3, 4, 5 phần XVI Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam nhưng người khai hải quan không muốn phân loại theo hướng dẫn tại điểm 1 Điều này thì sẽ phân loại, tính thuế theo từng máy móc, thiết bị.

4. Các trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị thuộc Chương 90 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, nếu thỏa mãn các chú giải 3, 4 phần XVI Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam, không phân biệt những máy móc, thiết bị được nhập khẩu từ một hay nhiều nguồn, về cùng chuyến hay nhiều chuyến, làm thủ tục tại một hay nhiều cửa khẩu khác nhau, được áp dụng thủ tục tương tự như hướng dẫn tại khoản 2 và 3 Điều này.



tải về 1.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương