BỘ TÀi chính


Điều 134. Xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt



tải về 1.61 Mb.
trang20/20
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.61 Mb.
#482
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20
Điều 134. Xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt

1. Các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 65 Luật Quản lý thuế, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 thuộc đối tượng được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

2. Điều kiện xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 65 thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 32 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.

3. Hồ sơ đề nghị xoá nợ gồm:

a) Văn bản đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của Cục Hải quan nơi người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thuộc đối tượng được xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, trong đó nêu rõ lý do, số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị xoá nợ: nộp 01 bản chính;

b) Hồ sơ hải quan của số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị xoá nợ: nộp 01 bản chụp;

c) Tùy từng trường hợp, người nộp thuế nộp thêm tài liệu, chứng từ liên quan đến việc đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, cụ thể như sau:

c.1) Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật quản lý thuế:

Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tuyên bố phá sản doanh nghiệp: nộp 01 bản chính;

c.2) Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật quản lý thuế:

Giấy chứng tử, giấy báo tử hoặc Quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án; Quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án hoặc các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng minh một người là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự : nộp 01 bản chính;

c.3) Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 65 Luật quản lý thuế được bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13:

Văn bản, tài liệu kèm theo của hồ sơ cưỡng chế nợ thuế đã thực hiện đầy đủ các biện pháp cưỡng chế (đến biện pháp cuối cùng: thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư. Trường hợp không thu hồi được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền): nộp 01 bộ bản chụp;

4. Thẩm quyền và trình tự, thời gian giải quyết xoá nợ:

a) Thẩm quyền xóa nợ thực hiện theo quy định tại Điều 67 Luật quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13.

b) Trình tự giải quyết:

b.1) Cục trưởng Cục Hải quan nơi có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế có trách nhiệm lập hồ sơ, kiểm tra, thẩm định tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ và đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt gửi cấp có thẩm quyền xóa nợ theo quy định.

b.2) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm xem xét và quyết định xóa nợ đối với trường hợp thuộc thẩm quyền hoặc tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định tính chính xác đầy đủ của hồ sơ và đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xóa nợ đối với trường hợp thuộc thẩm quyền xóa nợ của Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc báo cáo Bộ Tài chính xem xét trình Thủ tướng Chính phủ xóa nợ đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

b.3) Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xem xét và quyết định xóa nợ đối với trường hợp thuộc thẩm quyền.

c) Thời gian giải quyết hồ sơ xóa nợ thực hiện theo Điều 68 Luật Quản lý thuế.

Mục 8. HOÀN THÀNH NGHĨA VỤ THUẾ

Điều 135. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh

1. Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

2. Người nộp thuế quy định tại khoản 1 Điều này phải có xác nhận của cơ quan quản lý thuế về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi xuất cảnh. Cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hoặc thông tin điện tử cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh biết về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các cá nhân còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Nội dung thông báo gồm họ và tên người chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, ngày sinh, quốc tịch, số chứng minh nhân dân/hộ chiếu, cơ quan hải quan nơi quản lý số thuế nợ phát sinh.

3. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm dừng việc xuất cảnh của người xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế nêu tại khoản 1 Điều này theo đúng quy định tại Điều 53 Luật Quản lý thuế và khoản 3 Điều 40 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.

Điều 136. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động

1. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản thực hiện theo quy định tại Điều 54 Luật Quản lý thuế, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã và pháp luật về phá sản. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản như sau:

a) Chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; hội đồng quản trị công ty cổ phần hoặc tổ chức thanh lý doanh nghiệp chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trong trường hợp giải thể.

b) Hội đồng giải thể hợp tác xã chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của hợp tác xã trong trường hợp giải thể.

c) Tổ quản lý, thanh lý tài sản chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trong trường hợp phá sản.

2. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế trong trường hợp người nộp thuế chấm dứt hoạt động không thực hiện thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật:

a) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động không theo thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty cổ phần, trưởng ban quản trị của hợp tác xã chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ còn lại.

b) Hộ gia đình, cá nhân chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì chủ hộ gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ còn lại.

c) Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì tổ trưởng tổ hợp tác chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ còn lại.

Điều 137. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp

1. Trước khi được tổ chức lại, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Trường hợp doanh nghiệp bị tổ chức lại chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi tổ chức lại thì phải có văn bản xác định nghĩa vụ nộp thuế của từng doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lại và các doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lại phải có cam kết bằng văn bản với cơ quan hải quan về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế do doanh nghiệp bị tổ chức lại chuyển giao.

3. Cơ quan thuế không được cấp mã số thuế cho các doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lại nếu không có xác nhận bằng văn bản của cơ quan hải quan về việc doanh nghiệp đã thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 138. Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế

1. Khi có nhu cầu xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế (bao gồm xác nhận số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản đã nộp khác và/hoặc số tiền thuế đã nộp ngân sách nhà nước), người nộp thuế hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế gửi Tổng cục Hải quan, trong đó nêu rõ các nội dung:

a) Tên người nộp thuế, mã số thuế;

b) Nội dung, mục đích, yêu cầu xác nhận;

c) Tài liệu chứng minh nội dung yêu cầu xác nhận (bản chụp).

Trường hợp người nộp thuế có yêu cầu xác nhận thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thì văn bản đề nghị phải do người đại diện theo quy định của pháp luật ký, đóng dấu;

2. Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế khi người nộp thuế có văn bản yêu cầu theo đúng quy định của pháp luật.

Trường hợp không xác nhận phải có văn bản thông báo cụ thể lý do không xác nhận.

Trường hợp cần kiểm tra, đối chiếu lại các thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế trước khi xác nhận, cơ quan hải quan gửi thông báo cho người nộp thuế biết lý do chưa xác nhận.

Thời hạn phải trả kết quả cho người nộp thuế là trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu xác nhận của người nộp thuế.

3. Trong thời gian 15 ngày (kể từ ngày Tổng cục Hải quan phát hành văn bản xác nhận nợ thuế), Cục Hải quan tỉnh, thành phố trên cơ sở chứng từ, sổ sách kế toán thuế xuất nhập khẩu kiểm tra việc nợ thuế của doanh nghiệp. Trường hợp xác định doanh nghiệp còn nợ thuế bao gồm cả số liệu trên hệ thống kế toán thuế (KT559) và các trường hợp không phản ánh trên hệ thống này liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu thì kịp thời báo cáo ngay về Tổng cục Hải quan để xác nhận lại tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp. Quá thời hạn nêu trên nếu Cục Hải quan tỉnh, thành phố không thông báo về Tổng cục thì phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp tại đơn vị mình.

4. Trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế để giải thể, chấm dứt hoạt động, đóng mã số thuế, kể từ ngày Tổng cục Hải quan phát hành văn bản xác nhận nợ thuế, nếu doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố thì phải nộp đủ thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu trước khi nhận hàng.

5. Xác nhận nợ thuế của Tổng cục Hải quan có giá trị sau 30 ngày kể từ ngày ký văn bản. Doanh nghiệp phải cam kết không có các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu tính đến ngày ký văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các cam kết đó.

Phần VI

KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN, THANH TRA THUẾ

Chương I

KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN

Điều 139. Đối tượng kiểm tra sau thông quan

Hồ sơ hải quan, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, chứng từ, tài liệu, dữ liệu có liên quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan của chủ hàng; của người được chủ hàng ủy quyền; của tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu; của đại lý làm thủ tục hải quan và của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) là đối tượng kiểm tra sau thông quan.

Điều 140. Nguyên tắc, mục đích, thời hạn kiểm tra sau thông quan

Kiểm tra sau thông quan nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà doanh nghiệp đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; thẩm định việc tuân thủ của doanh nghiệp đối với pháp luật hải quan, pháp luật thuế và các pháp luật khác liên quan đến quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Cơ quan hải quan áp dụng phương pháp quản lý rủi ro để lựa chọn đối tượng kiểm tra, phạm vi kiểm tra, nội dung kiểm tra và hình thức kiểm tra sau thông quan

Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với các hồ sơ hải quan, hàng hóa đã thông quan trong thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Trường hợp doanh nghiệp có sai phạm tương tự ngoài thời hạn kiểm tra, doanh nghiệp có trách nhiệm tự rà soát và thực hiện khai bổ sung, nộp đủ tiền thuế theo quy định.

Điều 141. Phạm vi kiểm tra sau thông quan

Căn cứ yêu cầu của mỗi cuộc kiểm tra sau thông quan và từng trường hợp kiểm tra, cơ quan hải quan xác định phạm vi kiểm tra sau thông quan:

1. Kiểm tra việc xuất khẩu, nhập khẩu một mặt hàng của một doanh nghiệp trong một giai đoạn.

2. Kiểm tra việc xuất khẩu, nhập khẩu nhiều mặt hàng của một doanh nghiệp trong một giai đoạn.

3. Kiểm tra một hoặc nhiều nội dung (ví dụ kiểm tra chính sách, trị giá, mã số, xuất xứ) của một hoặc nhiều mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu của một doanh nghiệp trong một giai đoạn.

4. Kiểm tra một hoặc nhiều loại hình xuất khẩu, nhập khẩu của một doanh nghiệp trong một giai đoạn.

5. Kiểm tra tất cả hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của một doanh nghiệp trong một giai đoạn.

Điều 142. Nội dung kiểm tra sau thông quan

1. Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ hải quan đang lưu giữ tại doanh nghiệp và cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

2. Kiểm tra tính chính xác của các căn cứ tính thuế, tính chính xác của việc khai các khoản thuế phải nộp, được miễn, không thu, được hoàn;

3. Kiểm tra việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về thuế;

4. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hải quan.

5. Kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan tại trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp, cửa hàng, nơi sản xuất hoặc nơi lưu giữ hàng hóa trong trường hợp cần thiết.

Điều 143. Xác minh trong kiểm tra sau thông quan

1. Xác minh là việc cơ quan hải quan yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc có khả năng giúp làm rõ các vấn đề nghi vấn, bất hợp lý hoặc các dấu hiệu vi phạm pháp luật.

2. Người yêu cầu xác minh là: Cục trưởng Hải quan tỉnh, thành phố; Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan; Trưởng đoàn kiểm tra sau thông quan.

3. Đối tượng xác minh là các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan.

4. Việc xác minh có thể thực hiện bằng hình thức gửi văn bản yêu cầu và đề nghị trả lời bằng văn bản; hoặc cử người làm việc trực tiếp với đối tượng xác minh theo giấy giới thiệu của người yêu cầu xác minh. Kết quả xác minh được ghi nhận bằng biên bản làm việc; biên bản này có giá trị là căn cứ xem xét vụ việc.

5. Trường hợp xác minh trực tiếp, đơn vị có nhu cầu tự thực hiện việc xác minh hoặc đề nghị đơn vị hải quan có điều kiện thuận lợi thực hiện và thông báo kết quả.

Điều 144. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan

1. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan là hoạt động thường xuyên của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan đến ngày thông báo kiểm tra.

2. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan được thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro trên cơ sở các thông tin, hồ sơ:

a) Các thông tin, nghi vấn từ cơ sở dữ liệu của ngành.

b) Các dấu hiệu vi phạm, nghi ngờ từ các Chi cục Hải quan làm thủ tục thông quan hàng hóa, các đơn vị nghiệp vụ chuyển.

c) Các thông tin do Chi cục Kiểm tra sau thông quan thu thập được về dấu hiệu vi phạm liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan.

3. Thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan:

Khi kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan có văn bản thông báo về nội dung, thời gian kiểm tra gửi doanh nghiệp; yêu cầu doanh nghiệp cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu liên quan đến hồ sơ hải quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được kiểm tra, giải trình những nội dung liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu đã thông quan nếu cần thiết. Thời gian kiểm tra tối đa là 02 ngày làm việc; nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng các biên bản kiểm tra.

Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các nội dung kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan; cử đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (sau đây gọi tắt là đại diện có thẩm quyền) đến làm việc, giải trình, cung cấp hồ sơ hải quan, chứng từ tài liệu có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan trong thời hạn 60 ngày do doanh nghiệp lưu giữ, để làm rõ các vấn đề cơ quan hải quan nghi vấn.

4. Kết thúc kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan, công chức hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm báo cáo phạm vi, nội dung, quá trình kiểm tra, kết quả kiểm tra và đề xuất dự thảo nội dung thông báo kết quả kiểm tra, biện pháp xử lý kết quả kiểm tra để người có thẩm quyền xem xét quyết định. Cụ thể như sau:

a) Trường hợp doanh nghiệp giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh việc xuất khẩu, nhập khẩu và số tiền thuế đã khai, đã nộp là đúng thì hồ sơ hải quan được chấp nhận.

b) Trường hợp doanh nghiệp không chứng minh được số thuế đã khai là đúng và đồng ý với các nội dung kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan thì doanh nghiệp thực hiện khai bổ sung, nộp đủ thuế theo quy định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Thông báo kết quả kiểm tra. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện khai bổ sung và nộp đủ tiền thuế theo quy định, cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.

c) Trường hợp doanh nghiệp không chứng minh được số thuế đã khai là đúng, nhưng chưa thống nhất với các nội dung kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.

d) Trường hợp doanh nghiệp không giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu hoặc từ chối, hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn cung cấp hồ sơ, tài liệu, thời hạn giải trình theo yêu cầu của cơ quan hải quan, cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành để áp dụng biện pháp kiểm tra của cơ quan hải quan đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của doanh nghiệp; xem xét ban hành quyết định ấn định thuế theo quy định của pháp luật, hoặc quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp trong trường hợp chưa đủ cơ sở ấn định thuế.

Thủ trưởng đơn vị tổ chức, thực hiện kiểm tra ký, ban hành thông báo kết quả kiểm tra cho doanh nghiệp bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra đối với trường hợp nêu tại điểm a, b khoản 4 điều này. Trường hợp tiếp tục kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp nêu tại điểm b, c, d khoản 4 điều này, cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan.

5. Việc xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại Chương III Phần này.

Điều 145. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp

1. Các trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp :

a) Kiểm tra sau thông quan đối với các trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan chuyển theo Điều 144 của Thông tư này.

b) Kiểm tra sau thông quan khi có dấu hiệu doanh nghiệp vi phạm pháp luật.

c) Kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch để thẩm định sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và được thực hiện theo kế hoạch do Tổng cục Hải quan phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Cục hải quan tỉnh, thành phố

d) Kiểm tra sau thông quan theo chuyên đề, do Thủ trưởng cơ quan hải quan cấp trên chỉ đạo;

2. Thời hạn kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp:

a) Trường hợp kiểm tra sau thông quan theo điểm c, khoản 1 Điều này thời hạn là 15 ngày làm việc.

b) Trường hợp kiểm tra sau thông quan theo điểm a, b, d khoản 1 Điều này thời hạn kiểm tra là 05 ngày làm việc.

c) Trong trường hợp cần thiết, người ban hành quyết định kiểm tra quyết định gia hạn thời gian kiểm tra một lần, thời gian gia hạn không quá thời hạn quy định tại khoản a, b khoản này. Lý do gia hạn, thời gian gia hạn được ghi trên quyết định gia hạn thông báo cho doanh nghiệp được kiểm tra biết.

3. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp:

a) Thực hiện các công việc chuẩn bị trước khi ban hành quyết định theo quy trình do Tổng cục hải quan ban hành. Trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan thực hiện khảo sát tại doanh nghiệp trước khi quyết định kiểm tra.

b) Ra quyết định, thông báo quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp:

b.1) Quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan ban hành;

b.2) Đối với các trường hợp kiểm tra theo quy định tại điểm a, c, d khoản 1 Điều này, quyết định kiểm tra được gửi trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm, fax cho doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra.

Kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu vi phạm theo điểm b khoản này được thực hiện ngay sau khi công bố quyết định, không phải thông báo trước. Trong trường hợp này, quyết định kiểm tra được trao trực tiếp cho doanh nghiệp, trong giờ làm việc.

c) Trường hợp doanh nghiệp không chấp hành quyết định kiểm tra thì cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, cập nhật vào hệ thống quản lý rủi ro để áp dụng biện pháp kiểm tra của cơ quan hải quan đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của doanh nghiệp và ban hành quyết định ấn định thuế theo quy định.

d) Thực hiện kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp:

d.1) Trưởng đoàn kiểm tra công bố quyết định kiểm tra.

d.2) Doanh nghiệp có trách nhiệm cử đại diện có thẩm quyền và các cán bộ có liên quan cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu theo yêu cầu và trực tiếp làm việc về các nội dung kiểm tra với đoàn kiểm tra.

d.3) Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra theo phạm vi, nội dung, thời gian ghi trên quyết định.

d.4) Các nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng các biên bản kiểm tra giữa đại điện có thẩm quyền của doanh nghiệp hoặc cán bộ có liên quan đã làm việc trực tiếp với đoàn kiểm tra trong quá trình kiểm tra.

d.5) Đoàn kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra với thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện kiểm tra và người quyết định kiểm tra.

4. Kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp:

a) Chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, trưởng đoàn kiểm tra phải lập và gửi bản dự thảo kết luận kiểm tra cho doanh nghiệp, thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện kiểm tra.

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản dự thảo kết luận kiểm tra, doanh nghiệp phải hoàn thành việc giải trình (có văn bản giải trình kèm tài liệu chứng minh hoặc có văn bản đề nghị làm việc trực tiếp với thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện kiểm tra) trong trường hợp chưa thống nhất với nội dung dự thảo kết luận kiểm tra.

Hết thời hạn trên, doanh nghiệp không gửi văn bản giải trình thì coi như đồng ý với nội dung dự thảo kết luận của trưởng đoàn kiểm tra.

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn giải trình của doanh nghiệp, thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện kiểm tra có trách nhiệm:

c.1) Xem xét văn bản giải trình của doanh nghiệp hoặc làm việc với đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp trong trường hợp còn vấn đề cần làm rõ. Nội dung làm việc được ghi nhận bằng biên bản làm việc để làm căn cứ xem xét, ban hành bản kết luận kiểm tra.

c.2) Hết thời hạn, thủ trưởng đơn vị tổ chức, thực hiện kiểm tra ký, ban hành bản kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp.

d) Đối với những trường hợp phức tạp, trường hợp cần có yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành, cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở kết luận thì việc ban hành kết luận được thực hiện sau khi có ý kiến của các cơ quan, đơn vị chuyên ngành.

5. Việc xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại Chương III Phần này.

Điều 146. Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn kiểm tra.

Trưởng đoàn kiểm tra được thực hiện một số công việc thuộc nhiệm vụ của đoàn kiểm tra, cụ thể:

1. Tổ chức, chỉ đạo phân công công việc cho các thành viên trong đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra đúng phạm vi, nội dung, thời hạn đã ghi trong quyết định kiểm tra sau thông quan;

2. Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra; kiểm tra thực tế hàng hóa, (trong trường hợp cần thiết );

3. Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, chứng từ, tài liệu về các nội dung liên quan đến vụ việc, đối tượng, hàng hóa đang được kiểm tra, trong thời gian thực hiện quyết định kiểm tra;

4. Trực tiếp ký hoặc phân công thành viên trong đoàn kiểm tra ký các biên bản kiểm tra trong quá trình kiểm tra.

5. Báo cáo kết quả kiểm tra, dự thảo kết luận kiểm tra (sau khi đã lấy ý kiến của các thành viên đoàn kiểm tra) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung báo cáo; đề xuất xử lý kết quả kiểm tra để thủ trưởng đơn vị ký bản kết luận kiểm tra.

6. Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 147. Quản lý, phân công kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp

1. Quản lý thực hiện kiểm tra sau thông quan:

a) Tổng cục Hải quan quản lý, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động kiểm tra sau thông quan trong phạm vi toàn quốc; phê duyệt kế hoạch kiểm tra sau thông quan đối với trường hợp kiểm tra theo kế hoạch, theo chuyên đề; phân công đơn vị thực hiện đối với các trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp ngoài địa bàn quản lý.

b) Cục Hải quan tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo kiểm tra hoạt động kiểm tra sau thông quan trong địa bàn quản lý của Cục.

2. Phân công, quyết định và tổ chức thực hiện việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp:

a) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định, tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc đối với các trường hợp:

a.1) Các vấn đề liên quan đến việc thực hiện chính sách lớn, các loại hình, mặt hàng xuất nhập khẩu có độ rủi ro cao;

a.2) Các doanh nghiệp đã được kiểm tra sau thông quan, nhưng có dấu hiệu vi phạm cần tiếp tục thực hiện kiểm tra sau thông quan,.

a.4) Vấn đề mà địa phương thực hiện không thống nhất;

a.5) Các doanh nghiệp lớn có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại nhiều địa phương;

a.6) Các trường hợp kiểm tra theo chuyên đề;

a.7) Các trường hợp khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phê duyệt.

b) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định, tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp đối với trường hợp kiểm tra theo kế hoạch hoặc theo chuyên đề.

c) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan quyết định, thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp theo địa bàn quản lý được phân công đối với trường hợp kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm.

Trường hợp kiểm tra doanh nghiệp không thuộc phạm vi địa bàn quản lý được phân công, Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét phân công đơn vị thực hiện kiểm tra.

Chương II

THANH TRA THUẾ

Điều 148. Nguyên tắc thanh tra thuế

Thanh tra thuế thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và pháp luật về thanh tra.

Điều 149. Mục đích của thanh tra thuế

Mục đích hoạt động thanh tra thuế nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thuế, về hải quan.

Điều 150. Đối tượng thanh tra thuế

Đối tượng thanh tra thuế là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 151. Nội dung thanh tra thuế

1. Nội dung thanh tra thuế thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 82/2012/NĐ-CP ngày 9/10/2012 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính.

2. Khi tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra phải thực hiện đúng yêu cầu, nội dung, thời hạn đã ghi trong quyết định thanh tra. Trong trường hợp cần thiết phải thay đổi nội dung ghi trong quyết định thanh tra thì thực hiện theo quy định pháp luật về thanh tra.

Điều 152. Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra

Khi tiến hành thanh tra thuế, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 53, Điều 54 Luật thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật thanh tra.

Điều 153. Các trường hợp thanh tra thuế

Cơ quan hải quan thực hiện thanh tra thuế trong các trường hợp quy định tại Điều 81 Luật Quản lý thuế. Trường hợp thanh tra thuế quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Quản lý thuế, cụ thể là khi người nộp thuế có một trong những dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế sau đây:

1. Có hành vi vi phạm pháp luật về thuế nhưng đã vi phạm nhiều lần;

2. Vi phạm ở nhiều địa bàn;

3. Vi phạm liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân (cơ quan hải quan có căn cứ để nhận định rằng người nộp thuế cấu kết, thông đồng với nhiều tổ chức, cá nhân để thực hiện hành vi gian lận thuế, trốn thuế);

4. Có dấu hiệu trốn thuế;

5. Có dấu hiệu tẩu tán tài liệu, tang vật nhằm trốn thuế, gian lận thuế trong khi cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp;

6. Có dấu hiệu vi phạm mới liên quan đến thuế sau khi cơ quan hải quan đã kết thúc việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp;

7. Vụ việc có tính chất phức tạp, nghiêm trọng, như: số tiền thuế bị chiếm đoạt lớn; người nộp thuế sử dụng các chứng từ, tài liệu không hợp pháp hoặc có dấu hiệu giả mạo để kê khai thuế.

Điều 154. Thẩm quyền quyết định thanh tra thuế

Thanh tra thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định.

Điều 155. Thu thập thông tin liên quan đến đối tượng thanh tra

1. Thông tin để làm căn cứ quyết định thanh tra phải cụ thể, có liên quan trực tiếp đến đối tượng, vụ việc cần thanh tra.

2. Nguồn thông tin cần khai thác, thu thập

a) Khai thác từ các nguồn thông tin chính thức trong ngành hải quan (hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về người nộp thuế, hồ sơ, hàng hoá xuất nhập khẩu; kết quả phúc tập hồ sơ, kết quả kiểm tra sau thông quan và thanh tra; dấu hiệu vi phạm do các đơn vị hải quan báo cáo, phản ánh...).

b) Thu thập thông tin ngoài ngành hải quan (từ các cơ quan, đơn vị khác có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu như: cơ quan quản lý thuế, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, giám định, hiệp hội doanh nghiệp, phản ánh của báo đài và từ đơn thư khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân).

c) Các thông tin khác mà lực lượng kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu có được (từ người đưa tin, mua tin, từ các hoạt động hợp tác quốc tế và từ các thông tin khác).

Điều 156. Lập báo cáo, kế hoạch thanh tra

1. Nghiên cứu, phân tích thông tin đã lựa chọn, lập báo cáo đánh giá tình hình theo các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tình hình, số liệu tổng quát về doanh nghiệp và hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp (mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu, số lượng tờ khai hải quan, loại hình kinh doanh, kim ngạch xuất nhập khẩu, số tiền thuế phát sinh và việc thực hiện nghĩa vụ về thuế hàng năm, tình hình chấp hành pháp luật);

b) Nhận định, đánh giá những vấn đề nổi cộm, dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, tính chất, quy mô của rủi ro về số thu;

c) Đề xuất nội dung, kế hoạch thanh tra, trong đó cần làm rõ nội dung trọng tâm, trọng điểm; những tổ chức, cá nhân liên quan cần kiểm tra, xác minh.

2. Lập kế hoạch thanh tra, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Mục đích, yêu cầu cuộc thanh tra;

b) Đối tượng thanh tra;

c) Quy mô, phạm vi thanh tra;

d) Nội dung thanh tra;

đ) Thời gian dự kiến tiến hành thanh tra.

Kế hoạch thanh tra được lập chi tiết cho từng nội dung thanh tra, trong đó nêu rõ những công việc cần triển khai, phương pháp tiến hành, nơi cần đến làm việc, thời gian triển khai, kết thúc, nhân sự đoàn thanh tra, nhiệm vụ của các thành viên đoàn thanh tra.

Trong quá trình thanh tra, nếu xét thấy cần phải sửa đổi, bổ sung kế hoạch thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản đề nghị người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định. Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung kế hoạch thanh tra phải nêu rõ lý do, nội dung sửa đổi, bổ sung và những nội dung khác (nếu có). Trong trường hợp người ra quyết định thanh tra có văn bản đồng ý về việc sửa đổi, bổ sung thì Trưởng đoàn thanh tra căn cứ vào văn bản đó để tổ chức thực hiện.

3. Kế hoạch thanh tra của Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi Tổng cục Hải quan để điều phối chung trong trường hợp có trùng lặp giữa các đơn vị và để chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ.

Điều 157. Đoàn thanh tra

Đoàn thanh tra gồm trưởng đoàn thanh tra và các thành viên đoàn thanh tra; trường hợp cần thiết, đoàn thanh tra có phó trưởng đoàn để giúp trưởng đoàn thực hiện một số nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước trưởng đoàn về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Điều 158. Thời hạn thanh tra

1. Thời hạn một cuộc thanh tra do Tổng cục Hải quan tiến hành không quá 45 ngày kể từ ngày công bố quyết định thanh tra. Trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày.

2. Thời hạn một cuộc thanh tra do Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiến hành không quá 30 ngày kể từ ngày công bố quyết định thanh tra. Trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày.

Điều 159. Quyết định thanh tra

1. Quyết định thanh tra phải có các nội dung sau đây:

a) Căn cứ pháp lý để thanh tra;

b) Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra;

c) Thời hạn tiến hành thanh tra;

d) Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên khác của đoàn thanh tra.

2. Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký, quyết định thanh tra phải được gửi trực tiếp hoặc gửi bằng thư bảo đảm cho đối tượng thanh tra, trừ trường hợp thanh tra đột xuất.

3. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra đối với đối tượng thanh tra.

Đối với trường hợp doanh nghiệp không chấp hành quyết định thanh tra thì trưởng đoàn thanh tra hoặc thành viên đoàn thanh tra lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt hành chính hoặc chuyển người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật.

Điều 160. Thực hiện thanh tra

Khi thanh tra, đoàn thanh tra thực hiện các công việc như sau:

1. Công bố quyết định thanh tra:

a) Trưởng đoàn thanh tra giới thiệu thành viên của đoàn thanh tra, đọc toàn văn quyết định thanh tra; giải thích cụ thể về mục đích, yêu cầu và nội dung thanh tra để đại diện đối tượng thanh tra hiểu rõ và có trách nhiệm thực hiện quyết định thanh tra; thông báo chương trình làm việc giữa đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra và những công việc khác có liên quan đến hoạt động thanh tra. Trường hợp phạm vi thanh tra thuế bao gồm cả các đơn vị thành viên, chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp được thanh tra thì trưởng đoàn thanh tra phải thông báo cụ thể danh sách, thời gian, nội dung thanh tra, quyền và nghĩa vụ của các bên để đối tượng thanh tra chủ động được trong việc thực hiện;

b) Thông báo kế hoạch thanh tra và yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra;

c) Yêu cầu đại diện của đối tượng thanh tra báo cáo khái quát tình hình của doanh nghiệp về một số nội dung: ngành nghề kinh doanh; cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hình thức hạch toán của các đơn vị trực thuộc thành viên, chi nhánh, đơn vị trực thuộc; phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh; chuẩn mực kế toán và niên độ kế toán áp dụng; số cán bộ, công nhân viên và tiền lương; các đối tác liên doanh, liên kết (nếu có);

d) Việc công bố Quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản.

2. Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính (gọi chung là tài liệu) có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan do doanh nghiệp cung cấp. Trường hợp các tài liệu trên được lưu giữ trong máy vi tính hoặc phương tiện lưu giữ khác thì doanh nghiệp phải giao cho đoàn thanh tra cả các phương tiện lưu giữ đó. Đoàn thanh tra có trách nhiệm kiểm đếm, bảo quản, khai thác, sử dụng hồ sơ, tài liệu đúng mục đích, không để thất lạc tài liệu. Trường hợp cần giữ nguyên hiện trạng hồ sơ, chứng từ, tài liệu, trưởng đoàn thanh tra quyết định niêm phong một phần hoặc toàn bộ tài liệu. Việc niêm phong, mở niêm phong khai thác tài liệu hoặc huỷ bỏ niêm phong thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

3. Kiểm tra chi tiết, lập hồ sơ chứng cứ

Các nội dung kiểm tra bao gồm:

a) Kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ, đồng bộ, chính xác, trung thực của hồ sơ hải quan lưu tại doanh nghiệp; đối chiếu với hồ sơ hải quan lưu tại cơ quan hải quan;

b) Kiểm tra hồ sơ, tài liệu, chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các chứng từ khác có liên quan nội dung thanh tra;

c) Kiểm tra việc doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, quản lý thuế và quy định khác có liên quan;

d) Trường hợp cần thiết và có điều kiện thì thực hiện kiểm tra: Dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, nguyên liệu, vật tư có liên quan đến việc sản xuất, chế biến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra thực tế hàng hoá nhập khẩu hoặc hàng hoá là sản phẩm của quá trình gia công, sản xuất, chế biến từ hàng hoá nhập khẩu đang được doanh nghiệp lưu giữ;

đ) Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện đối tượng thanh tra có hành vi vi phạm pháp luật thì lập biên bản làm việc để xác nhận hành vi vi phạm đó, nếu phát hiện dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì áp dụng các biện pháp quy định tại các Điều từ 89 đến 91 Luật Quản lý thuế.

4. Củng cố chứng cứ, cơ sở pháp lý, bao gồm các việc:

a) Yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình:

Đối với những vấn đề chưa rõ, chưa đủ cơ sở kết luận, thì trưởng đoàn thanh tra hoặc thành viên đoàn thanh tra yêu cầu doanh nghiệp giải trình. Nếu doanh nghiệp giải trình bằng văn bản mà chưa rõ thì tổ chức đối thoại, chất vấn;

Kết thúc đối thoại, chất vấn phải lập biên bản, ghi đầy đủ, chính xác những nội dung hai bên đã trao đổi, trường hợp cần thiết thì có thể ghi âm, ghi hình cuộc đối thoại, chất vấn.

b) Thẩm tra, xác minh

b.1) Những chứng cứ và giải trình của doanh nghiệp chưa rõ thì phải xác minh tại các tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc có khả năng, điều kiện làm rõ vấn đề. Kết quả việc thẩm tra, xác minh được lập biên bản kèm theo đầy đủ tài liệu chứng minh. Biên bản thẩm tra, xác minh là một căn cứ để tiến hành các bước tiếp theo.

b.2) Đối với nội dung thẩm tra, xác minh, tài liệu cần được cung cấp; trưởng đoàn thanh tra thuế phải thông báo cụ thể, đủ thời gian để đối tượng xác minh chuẩn bị đầy đủ, chính xác.

c) Trưng cầu giám định

Đối với những vấn đề có yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành, đoàn thanh tra không đủ khả năng, điều kiện kết luận thì trưởng đoàn thanh tra quyết định trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định thực hiện theo quy định của pháp luật.

5. Sau khi đã xác định rõ các vấn đề thuộc nội dung thanh tra, đoàn thanh tra thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ chứng cứ, bổ sung tài liệu, số liệu và ký với đối tượng thanh tra các biên bản làm việc hoặc bản xác nhận tài liệu, số liệu, lập hồ sơ thanh tra.

Hồ sơ thanh tra là tài liệu gốc để lập biên bản thanh tra, bao gồm:

a) Các biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra, biên bản làm việc;

b) Các tài liệu, báo cáo của doanh nghiệp lập theo yêu cầu của đoàn thanh tra;

c) Các bảng kê tài liệu, số liệu mà đoàn thanh tra cùng lập với doanh nghiệp;

d) Các bản chụp chụp các tài liệu có liên quan;

đ) Các văn bản giải trình;

e) Các kết quả xác minh.

6. Xử phạt vi phạm hành chính

Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện sai phạm phải xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật thì trưởng đoàn thanh tra hoặc thành viên đoàn thanh tra lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt hành chính hoặc chuyển người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

7. Bàn giao hồ sơ, tài liệu

Sau khi kết thúc việc thanh tra, từng thành viên đoàn thanh tra có trách nhiệm:

a) Bàn giao các biên bản làm việc, bản xác nhận số liệu và toàn bộ chứng cứ thu thập được cho trưởng đoàn thanh tra; tài liệu được lập thành danh mục, đánh số thứ tự; lập báo cáo tóm lược vụ việc, đề xuất kết luận và kiến nghị xử lý, nêu rõ căn cứ đề xuất;

b) Giao trả hồ sơ, tài liệu không cần giữ cho doanh nghiệp; thu giữ những hồ sơ, tài liệu phục vụ cho các bước tiếp theo. Việc giao trả hoặc thu giữ hồ sơ, tài liệu được lập thành biên bản.

Điều 161. Biên bản thanh tra

1. Kết thúc việc thanh tra, trưởng đoàn thanh tra dự thảo biên bản thanh tra. Trước khi biên bản thanh tra được ký chính thức với đối tượng thanh tra, trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp đoàn thanh tra để thông qua biên bản thanh tra hoặc cho các thành viên trong đoàn thanh tra tham gia ý kiến bằng văn bản vào dự thảo biên bản thanh tra.

Biên bản thanh tra phải được lập và được ký trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra.

2. Biên bản thanh tra phải nêu rõ kết quả từng nội dung thanh tra, những sai phạm và căn cứ để kết luận, theo các nội dung sau đây:

a) Phần đầu: Nêu các căn cứ pháp lý để lập biên bản;

b) Phần nội dung: Mô tả nội dung đã thanh tra, kết quả đối chiếu của đoàn thanh tra với số liệu kê khai, báo cáo của người nộp thuế; giải thích lý do, nguyên nhân; đưa ra các bằng chứng thanh tra;

c) Phần kết luận: Nêu cụ thể về từng nội dung đã thanh tra và khẳng định mức độ vi phạm của người nộp thuế, trên cơ sở viện dẫn các quy định pháp luật cụ thể; các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng, kiến nghị của đoàn thanh tra về biện pháp xử lý.

3. Biên bản thanh tra phải được trưởng đoàn thanh tra và người nộp thuế (hoặc đại diện hợp pháp của người nộp thuế) ký vào từng trang, đóng dấu của người nộp thuế (nếu có). Những nội dung đã thống nhất và những nội dung chưa thống nhất giữa đoàn thanh tra và người nộp thuế đều phải được ghi nhận trong biên bản thanh tra.

4. Đối tượng thanh tra có quyền nhận biên bản thanh tra thuế, yêu cầu giải thích nội dung biên bản thanh tra thuế và các quyền khác quy định tại khoản 2 điều 86 Luật Quản lý thuế.

5. Trường hợp cần thiết phải gia hạn thời hạn thanh tra, trưởng đoàn thanh tra báo cáo người ra quyết định thanh tra quyết định gia hạn và chỉ tiến hành khi quyết định được ban hành.

Điều 162. Báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra

1. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra gửi người ra quyết định thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Báo cáo kết quả thanh tra phải có các nội dung sau đây:

a) Báo cáo cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra;

b) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);

c) Ý kiến khác nhau giữa thành viên đoàn thanh tra với trưởng đoàn thanh tra về nội dung báo cáo kết quả thanh tra (nếu có);

d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng, kiến nghị biện pháp xử lý;

đ) Các quy định của pháp luật làm căn cứ để xác định tính chất, mức độ vi phạm và kiến nghị biện pháp xử lý.

2. Trong quá trình lập báo cáo và dự thảo kết luận thanh tra, nếu có những vấn đề còn vướng mắc, trưởng đoàn thanh tra có thể trao đổi, tham khảo ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan để đảm bảo cho việc kết luận thanh tra được chính xác, khách quan.

3. Báo cáo kết quả thanh tra (do trưởng đoàn ký) phản ánh đầy đủ kết quả những nội dung công việc đã thanh tra, những nội dung chưa tiến hành hoặc tiến hành ngoài quyết định và kế hoạch thanh tra được duyệt, nguyên nhân; những ý kiến không thống nhất của doanh nghiệp; những đề xuất về chính sách, chế độ quản lý. Mỗi nội dung kết luận phải nêu rõ sự việc, căn cứ đúng, sai, nguyên nhân, trách nhiệm, hình thức xử lý.

4. Báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra trình người ra kết luận thanh tra phải có đầy đủ ý kiến tham gia bằng văn bản của các thành viên trong đoàn thanh tra. Ý kiến tham gia phải khẳng định có đồng ý hay không đồng ý với báo cáo, dự thảo kết luận của trưởng đoàn về nội dung công việc của bản thân mình trực tiếp làm và các nội dung do người khác thực hiện, trường hợp không đồng ý thì phải nêu rõ lý do. Nếu các thành viên của đoàn thanh tra có ý kiến khác nhau về nội dung báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra thì trưởng đoàn thanh tra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Điều 163. Kết luận thanh tra

1. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra thuế phải ra kết luận thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Kết luận thanh tra phải có các nội dung sau đây:

a) Đánh giá việc thực hiện pháp luật về thuế của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra;

b) Kết luận về nội dung được thanh tra;

c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);

d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

2. Trong quá trình ra văn bản kết luận thanh tra, người ban hành quyết định thanh tra có quyền yêu cầu trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra yêu cầu đoàn thanh tra tiến hành thanh tra bổ sung để làm rõ thêm một số nội dung. Kết quả thanh tra bổ sung phải được báo cáo bằng văn bản, làm cơ sở cho việc ra văn bản kết luận thanh tra.

3. Việc gửi kết luận thanh tra được thực hiện như sau:

a) Đối với cuộc thanh tra do Tổng cục Hải quan tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Thanh tra Bộ Tài chính, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

b) Đối với cuộc thanh tra do Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Tổng cục Hải quan, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

4. Trường hợp qua thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, cơ quan hải quan chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra trong việc thực hiện điều tra tội phạm về thuế theo quy định của pháp luật.

Điều 164. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra thuế

Đối tượng thanh tra thuế có các nghĩa vụ, quyền quy định tại Điều 86 Luật Quản lý thuế.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾT LUẬN KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN, THANH TRA THUẾ

Điều 165. Những công việc phải thực hiện sau khi có kết luận kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế

Sau khi có kết luận kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế, phải thực hiện các công việc sau:

1. Ban hành quyết định ấn định thuế (nếu có).

2. Ban hành quyết định xử lý hành vi vi phạm hành chính (nếu có) và theo dõi, đôn đốc, cưỡng chế thực hiện quyết định xử lý theo quy định của pháp luật. 3. Trường hợp phát hiện có hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 76 Luật Quản lý thuế và quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

4. Cập nhật các thông tin về kết quả kiểm tra, thanh tra thuế vào hệ thống cơ sở dữ liệu để phục vụ quá trình quản lý tiếp theo.

5. Kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để ngăn chặn và phòng ngừa hành vi vi phạm.

6. Thực hiện việc thu thuế, đôn đốc doanh nghiệp nộp thuế theo các quyết định ấn định thuế và tiền chậm nộp thuế (nếu có) theo quy định của pháp luật.

7. Theo dõi, nhập số liệu vào chương trình kế toán và ra quyết định, tổ chức thực hiện cưỡng chế doanh nghiệp nộp thuế theo quy định của pháp luật.

8. Báo cáo kết quả thu thuế cho người ban hành quyết định ấn định thuế.

Điều 166. Phân công thực hiện

1. Đối với hoạt động kiểm tra sau thông quan:

a) Trường hợp Tổng cục Hải quan ký, ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan:

a.1) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực hiện khoản 1 Điều 165 Thông tư này.

a.2) Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện các công việc từ khoản 2 đến khoản 8 Điều 165 Thông tư này.

b) Trường hợp Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ký quyết định kiểm tra sau thông quan, thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực tiếp thực hiện hoặc giao Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan thực hiện tất cả các công việc quy định tại Điều 165 Thông tư này.

c) Trường hợp Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan quyết định, thực hiện kiểm tra sau thông quan thì Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan thực hiện tất cả các công việc quy định tại Điều 165 Thông tư này.

2. Đối với hoạt động thanh tra thuế:

a) Trường hợp Tổng cục Hải quan thực hiện thanh tra thuế:

a.1) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực hiện khoản 1 Điều 165 Thông tư này.

a.2) Đơn vị thực hiện nhiệm vụ thanh tra thuế thuộc cơ quan Tổng cục thực hiện các công việc sau:

a.2.1) Các công việc nêu tại các khoản 3 và khoản 5 Điều 165 Thông tư này;

a.2.2) Thực hiện hoặc chuyển người có thẩm quyền thực hiện công việc nêu tại khoản 2 Điều 165 Thông tư này.

Sau khi Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quyết định ấn định thuế, Đơn vị thực hiện nhiệm vụ thanh tra thuế thuộc cơ quan Tổng cục có trách nhiệm:

a.2.3) Chuyển cho mỗi Cục Hải quan nơi làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu 01 bản quyết định ấn định thuế, kèm bản kê chi tiết các tờ khai phải ấn định thuế và số tiền thuế ấn định đã tính sẵn để các Cục Hải quan tổ chức thực hiện việc thu thuế theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 165 Thông tư này;

a.2.4) Theo dõi việc tổ chức thực hiện thu thuế của các Cục Hải quan theo các quyết định ấn định do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành;

a.2.5) Phối hợp với Cục Hải quan nơi làm thủ tục xử lý, giải quyết vướng mắc liên quan đến việc thực hiện quyết định ấn định thuế;

a.3. Cục Hải quan nơi làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tổ chức, chỉ đạo Chi cục hải quan nơi làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện các công việc nêu tại các khoản 4, 6, 7 và 8 Điều 165 Thông tư này.

b. Trường hợp Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định, thực hiện thanh tra thuế thì Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện tất cả các công việc quy định tại Điều 165 Thông tư này.

PHẦN VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 167. Trách nhiệm thực hiện

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư này ban hành quy trình thủ tục hải quan và hướng dẫn các đơn vị hải quan thực hiện thống nhất, bảo đảm vừa tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, vừa thực hiện tốt công tác quản lý hải quan.

2. Cơ quan hải quan nơi có thẩm quyền thực hiện thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thực hiện việc miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, xét hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, gia hạn thời hạn nộp thuế, xét nộp dần tiền thuế nợ, xác định trước mã số, xác định trước trị giá hải quan, xác định trước xuất xứ, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, xóa nợ thuế, ấn định thuế, áp dụng thời hạn nộp thuế và các nội dung quản lý thuế khác theo đúng quy định hiện hành và hướng dẫn tại Thông tư này. Quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc, cơ quan hải quan, người khai hải quan, người nộp thuế báo cáo, phản ánh cụ thể về Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để được xem xét, hướng dẫn giải quyết từng trường hợp cụ thể.

Điều 168. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/11//2013.

Các tờ khai hải quan đăng ký từ ngày 01/7/2013 có phát sinh các thủ tục hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính đến thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành;

Thủ tục hải quan đối với một số loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã hướng dẫn tại Thông tư 196/2012/TT-BTC nhưng được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này thì thực hiện nội dung sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này.

Bãi bỏ các Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010, Thông tư số 92/2010/TT-BTC ngày 17/06/2010, Thông tư số 106/2005/TT-BTC ngày 05/12/2005, Thông tư số 128/2010/TT-BTC ngày 26/08/201, Thông tư số 01/2012/TT-BTC ngày 03/01/2012; Mục 2 Chương II, Chương III Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010, Điểm c khoản 3 Điều 2 Thông tư số 193/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012; quy định về thời hạn nộp thuế tại khoản 2 Điều 4, khoản 1 Điều 11, điểm 1.2.5.4 và điểm 1.2.6 khoản 1 Điều 14 Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010; quy định về thời hạn nộp thuế dầu thô xuất khẩu tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 32/2009/TT-BTC ngày 19/02/2009; Điều 12 Thông tư số 155/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 và các nội dung hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Các nội dung về quản lý thuế đã được quy định tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế thì thực hiện theo thời điểm có hiệu lực của Luật (ngày 1/7/2013).

Cách xác định tiền chậm nộp tiền thuế đối với các tờ khai hải quan đăng ký trước ngày 01/7/2013 nhưng người nộp thuế chậm nộp thuế và thực hiện nộp thuế sau ngày 01/7/2013 thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 131 Thông tư này.



3. Quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế./.

Nơi nhận:
- VP TW Đảng và các Ban của Đảng;
- VP Quốc Hội, VP Chủ tịch nước, VPCP;
- Viện kiểm sát NDTC, Toà án NDTC;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng BCĐ TW về phòng chống tham nhũng;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Công báo;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Website Bộ Tài chính;
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố;
- Website Tổng cục Hải quan;
- Lưu VT; TCHQ (05).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn




FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN









tải về 1.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương