Bé th ng tin vµ truyÒn th ng



tải về 149 Kb.
trang1/10
Chuyển đổi dữ liệu16.03.2024
Kích149 Kb.
#56857
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
A25.11 bc nghien cuu nuoc ngoai


BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
VỀ BÁO CHÍ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

I. Pháp luật đảm bảo quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí
1. Quy định về tự do báo chí và những cơ chế để đảm bảo cho quyền tự do này.
Luật Tự do báo chí năm 1949 của Thụy Điển quy định: cấm mọi hình thức kiểm duyệt trước khi xuất bản; bất kỳ tạp chí nào xuất bản ít nhất bốn lần một năm phải có biên tập viên, người này phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung ấn phẩm theo luật pháp; sẽ là phạm luật nếu lần tìm nguồn thông tin cơ sở của một bài báo được đảm bảo không bị tiết lộ tên (không nguồn cung cấp thông tin nào có nguy cơ bị trừng phạt hoặc bị gây khó dễ); các tài liệu chính thức là công khai cho nhân dân với một số ngoại lệ (các tài liệu nói trên là những tài liệu nhận được hoặc lấy từ các cơ quan chính quyền địa phương hoặc Trung ương. Các cơ quan này - chẳng hạn như các Bộ và các cơ quan hành chính - có nghĩa vụ phải cho bất kỳ ai muốn có thông tin về việc xử lý một vấn đề nào đó được xem tài liệu của cơ quan đó. Rõ ràng là quyền tiếp cận tài liệu đã tạo cơ hội tốt cho các phương tiện thông tin kiểm tra xem các chính khách và nhân viên nhà nước sử dụng quyền hạn của họ như thế nào).
Nguyên tắc cơ bản đằng sau Luật Tự do báo chí Thụy Điển là báo chí phải được hưởng quyền tự do ở mức cao nhất có thể được nhằm thực hiện hữu hiệu chức năng kiểm soát của nó trong xã hội.
2. Quy định của Luật pháp quốc gia về quyền tự do báo chí.
Những hạn chế đó được ghi ngay trong những đạo luật đầu tiên của nhà nước tư sản. Luật về tội phỉ báng xem xét các loại hành động theo hai loại tính chất: dân sự và hình sự. Những bài báo làm tổn hại thanh danh và nghề nghiệp cá nhân thuộc loại thứ nhất. Khi làm tổn hại đến các chính sách và các cơ quan nhà nước, đến luật pháp và tôn giáo, đạo đức bị coi thuộc loại thứ hai. Đạo luật này ở Anh đóng thành tập dày tới 960 trang, gồm 67 Điều và dẫn ra 3.980 trường hợp áp dụng cụ thể. Ở Mỹ, những thông tin bị đánh giá là phỉ báng như "quảng cáo lừa bịp", "làm giả hàng hóa", "không có khả năng thanh toán những cam kết tài chính"…
Đạo luật về tội không tôn trọng tòa án càng hạn chế việc công bố tài liệu. Báo chí bị cấm bình luận về công việc của tòa án khi chưa kết thúc bản án, cũng như về việc chống án khi chưa có trả lời của tòa án cấp trên. Những tài liệu công bố trước khi khởi tố vụ án mà ảnh hưởng tới tòa án và cản trở công việc của tòa án cũng bị trừng phạt. Theo đạo luật này ở Anh, Mỹ, Đức, báo chí phải thông báo nguồn cung cấp thông tin cho tòa biết. Ở Anh, Mỹ còn cấm đăng ảnh hay phát thanh và truyền hình trực tiếp từ phòng xử án.
Đặc biệt, báo chí phải chấp hành những đạo luật liên quan đến bí mật quốc gia. Năm 1917, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật về tội do thám và năm sau là đạo luật về tội bạo động. Theo các luật này, người bị coi là tội phạm nếu có ý thức viết và truyền đi "các phóng sự và ý kiến không đúng, cản trở hoạt động và thành công của các lực lượng vũ trang hoặc hỗ trợ cho đối phương". Theo đạo luật về an ninh đối nội được thông qua năm 1950, thượng viện Mỹ đã thành lập Ủy ban Makkarty - một cơ quan điều tra các hoạt động bị coi là chống Mỹ, trong đó có thông tin trên báo chí. Năm 1953, Bộ luật hình sự của Mỹ được bổ sung thêm điều cho phép xét xử việc đăng các tài liệu mà chính phủ coi là bí mật.
Ở Anh đã ban hành các đạo luật về bảo vệ bí mật quốc gia vào các năm 1889, 1911, 1920, 1939. Theo luật năm 1911, bức ảnh hoặc bài viết nào về đề tài quân sự có thể bị đối phương sử dụng đều bị coi là phạm tội. Trên thực tế đạo luật này còn được áp dụng vào cả các đề tài liên quan đến quan hệ quốc tế, ngân hàng, hoạt động của chính phủ.
Cùng với hạn chế quyền công bố thông tin, các đạo luật về bảo vệ an ninh cũng hạn chế quyền nhận thông tin. Ở Anh, đạo luật này hạn chế cả quyền thu nhận và phổ biến thông tin về những vấn đề không liên quan đến an ninh quân sự. Các đạo luật của Anh về thị trường nông nghiệp (năm 1931), về ngân hàng (năm 1946), về thống kê thương mại (năm 1949) cấm các viên chức thông báo những tin tức nhất định cho báo chí.
Theo luật về đặc quyền của Nghị viện ở Anh, báo chí không được thông tin về một số hoạt động của Quốc hội. Việc công bố những quyết định của Chính phủ trước khi thông báo cho Quốc hội bị coi là vi phạm đặc quyền này và việc vi phạm đó do Quốc hội xác định.

tải về 149 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương