Bé th ng tin vµ truyÒn th ng



tải về 149 Kb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu16.03.2024
Kích149 Kb.
#56857
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
A25.11 bc nghien cuu nuoc ngoai

2.3. Phát thanh - truyền hình ở Đức:
Hiện nay, ở Đức các đài phát thanh và truyền hình của nhà nước cũng như của tư nhân kiểm duyệt nội dung chương trình theo cơ chế khác nhau. Mỗi đài phát thanh và truyền hình nhà nước sẽ thành lập hội đồng phát thanh và truyền hình riêng. Thành phần hội đồng gồm hai phần ba là đại diện tôn giáo, nghiệp đoàn, nhà báo, tổ chức thanh niên, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh... và một phần ba là đại diện của chính quyền.
Hội đồng phát thanh - truyền hình sẽ kiểm duyệt nội dung chương trình trước khi phát. Nếu để lọt chương trình vi phạm các nguyên tắc chung đã nêu trên, người đứng đầu hội đồng sẽ bị cắt chức. Đối với các đài phát thanh và truyền hình tư nhân, mỗi bang sẽ thành lập ra một cơ quan kiểm soát riêng với cơ cấu tương tự như hội đồng phát thanh - truyền hình của đài nhà nước. Hội đồng phát thanh - truyền hình hoặc cơ quan kiểm soát của bang tự bàn bạc và soạn thảo quy tắc hành nghề riêng.
2.4. Phát thanh - truyền hình ở Tây Ban Nha:
Tây Ban Nha có ba mô hình phát thanh và truyền hình: đài của nhà nước, đài nhà nước ở địa phương do Trung ương nhượng kênh và đài tư nhân hoạt động theo hợp đồng chuyển nhượng của đài nhà nước. Một Ủy ban của Quốc hội sẽ phụ trách quản lý các đài phát thanh và truyền hình nhà nước. Cơ quan đầu não trực tiếp kiểm soát nội dung chương trình phát thanh và truyền hình của các đài nhà nước là Cơ quan kiểm soát phát thanh và truyền hình quốc gia. Hàng tháng, cơ quan này hội ý định kỳ với Ủy ban của Quốc hội. Còn đối với đài tư nhân, Bộ Thông tin sẽ phụ trách quản lý.
2.5. Phát thanh - truyền hình ở Ý:
Nhà nước giữ độc quyền về phát thanh và truyền hình (trừ các chương trình địa phương phát qua cáp) và có thể nhượng chương trình cho công ty tư nhân tham gia. Các đơn vị phát thanh và truyền hình dù Nhà nước hay tư nhân phải đưa tin khách quan, nhiều chiều. Luật cũng cấm triệt để chiếu phim cấm người dưới 18 tuổi trên truyền hình và không cho phép chiếu phim cấm trẻ em dưới 14 tuổi từ 7 giờ đến 22 giờ 30. Chính phủ sẽ đề cử một người giám quản “hậu kiểm” các chương trình đã phát, khuyến cáo về lịch phát, ra quyết định xử phạt, đề nghị đình chỉ hoạt động.
2.6. Cơ chế, chính sách phát triển báo chí ở Trung Quốc
2.6.1. Quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với báo chí:
Sau 30 năm cải cách đổi mới, Trung Quốc đã từng bước hoàn thiện khung pháp lý quản lý báo chí, xuất bản đặc sắc Trung Quốc theo nguyên tắc: Đảng ủy lãnh đạo, Chính phủ quản lý, doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp, lấy báo Đảng làm trọng tâm, phát triển tốt theo cơ chế thị trường và xây dựng đội ngũ cán bộ, phóng viên giỏi chuyên môn, vững về lập trường quan điểm. Đối với báo chí truyền thống, phải làm tốt công tác phát hành báo Đảng, hướng dẫn dư luận đúng, phục vụ và làm phong phú đời sống nhân dân; đồng thời tăng cường, phát triển phương tiện truyền thông mới như mạng Internet, mạng di động.
Báo chí Trung Quốc nở rộ theo sự phát triển "đa dạng hóa về vấn đề tư tưởng" của nền kinh tế thị trường. Mặc dù không cho phép báo chí tư nhân nhưng Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng chính sách "đa dạng", tức là cho phép sự mở rộng về số lượng và kích cỡ của báo in, phát thanh và truyền hình, theo quan điểm "hàng nghìn các loại báo chí khác nhau với một tiếng nói". Báo chí đa dạng kiểu Trung Quốc đã làm tăng sự lựa chọn rộng rãi và đa dạng của công chúng về các kênh phát thanh truyền hình, báo viết và viễn thông.
"Sự đa dạng hóa về vấn đề tư tưởng", hay còn gọi là cuộc cải tổ báo chí ở Trung Quốc cũng được bắt đầu vào thời kỳ cải cách kinh tế do Đặng Tiểu Bình khởi xướng ở nước này cuối những năm 1970. Báo in được điều hành áp dụng theo kiểu doanh nghiệp và cơ chế thị trường đầu tiên và sau đó các đài phát thanh, truyền hình đã làm theo. Chế độ phân phối báo chí độc quyền qua bưu điện trước đây đã thay thế bằng việc các tờ báo tự tổ chức phân phối sản phẩm của mình và được tiến hành có hiệu quả hơn, dịch vụ cũng tốt hơn. Cơ chế tự lập về kinh tế đã tạo ra những khoản thu nhập khổng lồ từ quảng cáo cho báo chí Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, ở mỗi thành phố, tỉnh thành đều có các tờ báo của chính quyền địa phương và của đảng bộ địa phương. Truyền hình vẫn là loại truyền thông - thông tin được ưa chuộng nhất ở đất nước này. Cạnh tranh trong lĩnh vực truyền hình ở Trung Quốc rất mạnh mẽ, đặc biệt là ở khu vực thành thị. Thị trường truyền hình trả tiền phát triển rất nhanh ở Trung Quốc với hơn 130 triệu hộ khán giả đăng ký. Tổng số kênh truyền hình ở Trung Quốc, từ trung ương đến địa phương là vào khoảng 2.100 kênh. Trong khoảng gần 10 năm, Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã liên tiếp mở các kênh truyền hình phát sóng qua vệ tinh. Mỗi ngày, CCTV có tổng số thời lượng phát sóng khoảng hơn 200 giờ, rất hiếm một đài nào trên thế giới có số giờ phát sóng lớn như vậy. Kênh CCTV 9 được phát bằng tiếng Anh 24/24 giờ. Trung Quốc có hai đài phát thanh Trung ương là Đài Phát thanh Quốc gia Trung Quốc và Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc với hơn 40 thứ tiếng.
2.6.2. Mô hình tập đoàn báo chí của Trung Quốc:
Công cuộc cải cách thể chế diễn ra rất mạnh mẽ tại Trung Quốc trong 15 năm gần đây và việc thành lập các tập đoàn Báo chí và tập đoàn Xuất bản là một tất yếu. Hiện tại các mô hình tập đoàn báo chí và tập đoàn xuất bản của Trung Quốc đang hoạt động rất hiệu quả và năng động. Tập đoàn hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp Nhà nước một thành viên, Ban Tuyên truyền Trung ương là chủ quản lãnh đạo, Tổng nha Báo chí Xuất bản là cơ quan quản lý, Bộ Tài chính quản lý vốn và doanh nghiệp hoạt động hoàn toàn độc lập, vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo nhiệm vụ chính là phục vụ công tác tuyên truyền văn hóa, xã hội, chính trị của đất nước.
Trong những năm vừa qua, các tập đoàn báo chí và tập đoàn xuất bản của Trung Quốc đều hoạt động và kinh doanh rất tốt và luôn luôn quán triệt nguyên tắc lấy nghề làm báo là chính, phục vụ Đảng và nhân dân, phát triển tốt báo Đảng luôn kết hợp hiệu quả xã hội và văn hóa trong đó hiệu quả xã hội là hàng đầu. Xác định rõ trách nhiệm các bên tham gia như phóng viên, biên tập viên phải khai thác thông tin một cách chân thật, khách quan để nhân dân có niềm tin và phải thoát ly khỏi kinh doanh, trong khi đó nhân viên kinh doanh phải vận hành theo cơ chế thị trường, thu nhập phải gắn liền với thành quả hoạt động của họ. Trung Quốc có quan điểm rõ ràng là bộ phận làm báo (nội dung) tách rời bộ phận kinh doanh và không ảnh hưởng hay lệ thuộc vào nhau.
Khi Trung Quốc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường, ngành báo chí cũng dần dần phát triển theo hướng chuyển đổi, tiến tới cạnh tranh thị trường. Sự tồn tại của một cơ quan báo chí phụ thuộc vào các hoạt động kinh doanh tự thân hơn là dựa vào hỗ trợ của chính phủ. Sự cạnh tranh giữa các cơ quan báo chí trở nên gay gắt hơn khi họ tìm cách thu hút độc giả.
Vì sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các cơ quan báo chí và sự tự do hoá của ngành xuất bản báo chí ở Trung Quốc, đồng thời với các cam kết gia nhập WTO, nhiều cơ quan báo chí đã được tập hợp lại hình thành nên những tập đoàn báo chí.
Tập đoàn báo chí đầu tiên của Trung Quốc ra đời vào năm 1996, tức là 5 năm trước khi Trung Quốc gia nhập WTO (12/2001). Đó là tập đoàn Nhật báo Quảng Châu (Guangzhou Daily Press Group). Đến thời điểm tháng 8/2003, đã có 41 tập đoàn báo chí ở Trung Quốc.
Cho đến nay, có thể nêu ra những tập đoàn báo chí tiêu biểu của Trung Quốc:
- Tập đoàn báo chí Thâm Quyến;
- Tập đoàn Bắc Kinh nhật báo;
- Tập đoàn báo chí Quảng Châu;
- Tập đoàn Shanghai Media & Entertainment Group (SMEG)
- v.v...v.v…
Quan điểm và bước đi của Trung Quốc trong việc hình thành tập đoàn báo chí:
- Đảng Cộng sản Trung Quốc giữ vai trò định hướng phát triển thông tin thông qua việc quản lí nhân sự. Cán bộ quản lý và hoạt động báo chí trước hết phải quán triệt và nhất trí cao đường lối của Đảng trên cơ sở Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông. Tuyển cán bộ phải đạt 4 mục tiêu: cách mạng hoá, trẻ hoá, tri thức hoá và hiện đại hoá, trong đó cách mạng hoá là quan trọng nhất.
- Trung Quốc xác định hoạt động kinh tế là một mục tiêu quan trọng của các tập đoàn báo chí Trung Quốc và chủ trương xí nghiệp hoá các cơ quan báo chí. Báo chí kinh doanh tự trang trải, nộp nghĩa vụ cho Nhà nước là một trong những chỉ tiêu quan trọng của cải cách báo chí ở Trung Quốc hiện nay.
- Trung Quốc “bật đèn xanh” cho liên kết giữa các cơ quan báo chí trong nước và nước ngoài, trong một số lĩnh vực không liên quan đến chính trị.


tải về 149 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương