Bé th ng tin vµ truyÒn th ng



tải về 149 Kb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu16.03.2024
Kích149 Kb.
#56857
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
A25.11 bc nghien cuu nuoc ngoai

II. Cơ chế tự điều chỉnh
Hiện nay, một số quốc gia quản lý truyền thông đại chúng theo cơ chế tự điều chỉnh. Mặc dù trong Hiến pháp và các luật chuyên ngành có những quy định quản lý về nội dung thông tin nhưng hầu như rất ít được các quốc gia này áp dụng. Bởi lẽ, mọi hoạt động của các cơ quan báo chí, các tổ chức sản xuất nội dung thông tin, Tổng Biên tập, biên tập viên, phóng viên bị chi phối bởi các quy định của Điều lệ hội, Hiệp hội báo chí, quy chế của cơ quan báo chí. Đạo đức nghề nghiệp là tiêu chí hàng đầu được đề cập khi đánh giá về một phóng viên. Thụy Điển, Lít Va và một số nước Bắc Âu là những quốc gia điển hình của mô hình hoạt động truyền thông đại chúng theo cơ chế tự điều chỉnh.
1. Ở Thụy Điển:
Thụy Điển có đạo luật về quyền tự do báo chí nhưng trên thực tế việc áp dụng các quy tắc đạo đức để điều chỉnh hành vi của phóng viên diễn ra phổ biến hơn. Các tổ chức báo chí ở Thụy Điển luôn chống lại việc báo chí lạm dụng các quyền tự do được Hiến pháp đảm bảo. Vì vậy, ngay từ năm 1916, Hội đồng báo chí Thụy Điển được thành lập bởi Câu lạc bộ báo chí quốc gia; Hội các nhà xuất bản báo, tạp chí (đại diện cho giới chủ báo) và Hội Nhà báo Thụy Điển (tổ chức công đoàn của các nhà báo).
Ba tổ chức này có trách nhiệm về những nguyên tắc chỉ đạo của Hội đồng báo chí và những chỉ đạo hiện hành đối với Thanh tra báo chí; đồng thời đều đóng góp tài trợ cho Hội đồng báo chí và Văn phòng Thanh tra báo chí. Hội đồng báo chí gồm có 1 thẩm phán làm chủ tịch (theo truyền thống, Chủ tịch CLB báo chí quốc gia cũng đồng thời là Chủ tịch của Hội đồng báo chí này), đại diện của 3 tổ chức nêu trên và 2 đại diện cho công chúng nói chung là những người không có quan hệ gì với các nhà xuất bản báo chí hoặc các tổ chức báo chí.
Ngay khi Hội đồng báo chí ra đời, CLB các nhà báo (CLB báo chí quốc gia) đã thông qua bản Quy ước đạo đức nhà báo lần đầu tiên vào năm 1923. Sau nhiều lần bổ sung, Bản Quy ước hiện nay được thông qua năm 1997 và đã được các nhà báo, các nhà xuất bản và các hãng phát thanh, truyền hình ở Thụy Điển tán thành. Bản Quy ước nhằm duy trì những tiêu chuẩn đạo đức cao cả nói chung và đặc biệt nhằm bảo vệ cá nhân chống lại việc xâm phạm vào đời sống riêng tư, bôi nhọ hoặc tuyên truyền gây tổn thương khác. Một phần đặc biệt dành để chống việc quảng cáo trên báo và những tác động thái quá khác từ bên ngoài nhằm đánh lừa độc giả. Có một Uỷ ban đặc biệt theo dõi loại hành động phi pháp này.
Hệ thống tự quản của báo chí Thụy Điển không dựa vào lập pháp. Nó hoàn toàn tự nguyện và được 3 tổ chức báo chí nêu trên tài trợ toàn bộ. Các tổ chức này cũng có trách nhiệm đề ra Bản Quy ước đạo đức đối với báo chí, phát thanh và truyền hình của Thụy Điển. Bản Quy ước gồm có 17 Điều có tính chất khuyến nghị, định hướng. Và khái niệm tự quản ở đây được hiểu là các bên đưa ra hướng dẫn cụ thể về đạo đức và nghiệp vụ và theo dõi các hướng dẫn này có được tôn trọng hay không. Các tổ chức báo chí đã thỏa thuận với nhau về các nguyên tắc cơ bản của đạo đức nghề nghiệp nhằm đạt một trong những mục đích là giảm đến mức tối thiểu nhu cầu phải viện đến luật pháp. Bản Quy ước này gồm các phần: quy ước đạo đức đối với báo chí, phát thanh truyền hình; các quy định về phổ biến thông tin (cung cấp thông tin chính xác, độ lượng trước việc phản bác, tôn trọng chuyện riêng tư của cá nhân, thận trọng trong việc sử dụng hình ảnh, lắng nghe từng bên, thận trọng khi đăng tải tên). Bản Quy ước nhằm duy trì những tiêu chuẩn đạo đức cao cả nói chung, đặc biệt nhằm bảo vệ sự toàn vẹn của cá nhân chống lại việc xâm phạm vào đời sống riêng tư, bôi nhọ hoặc tuyên truyền gây tổn thương khác. Một phần đặc biệt dành để chống việc quảng cáo trên báo và những tác động thái quá khác từ bên ngoài nhằm đánh lừa độc giả. Có một Ủy ban đặc biệt theo dõi loại hành động phi pháp này.
Văn phòng Thanh tra Báo chí Đại chúng (PO) giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức. Những đơn khiếu nại được chuyển đến cho Thanh tra Báo chí là người cũng có quyền hành động theo sáng kiến riêng của mình. PO có thể bác bỏ một đơn khiếu nại nếu xét thấy không có căn cứ hoặc nếu tờ báo đồng ý đăng lời hủy bỏ hoặc cải chính mà được người khiếu nại chấp nhận.
Khi PO xét thấy lời kêu ca phàn nàn có tính chất nghiêm trọng hơn, thì đơn khiếu nại sẽ được gửi đến Hội đồng Báo chí; Hội đồng sau đó sẽ ra tuyên bố miễn khiển trách hoặc khiển trách tờ báo. Tuyên bố khiển trách của Hội đồng được đăng trên tờ báo có liên quan và trên các tập san chuyên ngành của báo chí. Ngoài việc đăng ý kiến khiển trách, tờ báo phạm lỗi còn phải trả một khoản phí.
Hội đồng gồm sáu thành viên, hai vị đại diện cho công chúng nói chung, ba vị do các tổ chức báo chí cử, còn vị thứ sáu là chủ tịch hội đồng có lá phiếu quyết định. Đến nay, vị này thường là một thành viên của Tòa án tối cao.
Cần nhấn mạnh rằng Hội đồng Báo chí, Thanh tra Báo chí và Bản Quy ước tạo thành một hệ thống hoàn toàn tự nguyện, phi chính phủ và do giới báo chí quy định và đài thọ.

tải về 149 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương