Bé th ng tin vµ truyÒn th ng



tải về 149 Kb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu16.03.2024
Kích149 Kb.
#56857
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
A25.11 bc nghien cuu nuoc ngoai

2. Ở Mỹ:
Theo Hiến pháp nước Mỹ thì Chính phủ không nắm hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng mà giao cho tư nhân để đảm bảo quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Tuy nhiên, các nhà báo hoạt động nghề nghiệp phải tuân theo Quy tắc Báo chí (do Hội các Chủ bút nước Mỹ quy định) và Quy tắc về Vô tuyến truyền hình (thông qua từ ngày 9/6/1958). Quy tắc Báo chí Mỹ thể hiện "lý thuyết trách nhiệm xã hội của báo chí" gồm 7 yêu cầu hoạt động nghề nghiệp là: 1.Trách nhiệm; 2. Tự do báo chí; 3. Sự độc lập; 4. Lòng thành, sự xác thật, đúng đắn; 5. Sự vô tư; 6. Bảo đảm tôn trọng thanh danh; 7. Giữ thuần phong, mỹ tục (xem phần tài liệu tham khảo của The New York Times).

3. Ở Nhật:
Chính phủ Nhật không có cơ quan chức năng quản lý báo chí nhưng Hiệp hội báo chí Nhật Bản về phương diện nghề nghiệp lại phát huy chức năng giám sát. Hội đồng báo chí quốc gia gồm 6 thành viên là những nhà báo uy tín có vai trò uốn nắn, rút kinh nghiệm nếu có tờ báo hay nhà báo nào vi phạm đạo đức nghề báo. Danh dự nhà báo là do chính nhà báo tự chịu trách nhiệm nếu bị kiện mà nhà báo thấy mình sai thì phải "tự xử", tức là viết bài xin lỗi trên mặt báo, nghiêm trọng hơn thì từ chức hoặc chuyển nghề. Một trong những yêu cầu hàng đầu của phóng viên báo chí Nhật Bản là phải tôn trọng sự thật khách quan, nếu ai bịa tin giả có thể bị phạt, thậm chí còn bị tòa báo đuổi việc.
III. Quản lý của Nhà nước
1. Ở một số nước, Hội nghề nghiệp và Quy tắc báo chí được đề cao trong quản lý báo chí; tuy nhiên, vai trò quản lý của Nhà nước cũng ngày càng được tăng cường.
Ở một số nước, nhiều Bộ trong Chính phủ (Nội vụ, Ngoại giao, Quốc phòng, Thông tin...) tiến hành công việc kiểm soát đối với báo chí. Quốc hội Mỹ có tiểu ban về thông tin của Hạ viện để phân tích và kiểm tra các thông tin trên báo chí trong thời gian có các cuộc khủng hoảng. Ủy ban liên bang về thông tin của Mỹ có chức năng không chỉ thuần túy điều phối về kỹ thuật. Nó được quyền ba năm một lần cấp giấy phép hoạt động cho các đài phát thanh và truyền hình dựa trên những đánh giá về hoạt động của các đài này.
Bộ Quốc phòng Anh có Ủy ban đặc biệt của lực lượng vũ trang về báo chí và phát thanh. Ủy ban này thường xuyên gửi đến các tòa soạn "những thông báo trước" yêu cầu không được phép công bố những tài liệu bảo vệ bí mật quốc gia hạn chế.
Ở nhiều nước cơ quan bưu điện được quyền quyết định không phổ biến những báo chí nào bị liệt vào loại "có tính bạo động, kích động". Năm 1918, Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật cấm phổ biến bất kỳ loại ấn phẩm nào phê phán hình thức lãnh đạo của nước Mỹ. Ở Anh, Bộ trưởng Bộ Bưu điện "có quyền cấm phát hành bất kỳ tài liệu nào và bất kỳ lúc nào cũng có thể thu hồi giấy phép hoạt động của BBC hay IBA". Năm 1958, Chính phủ Pháp ra sắc lệnh về việc các cơ quan bưu điện không được quyền gửi đi những số báo không có lợi cho Chính phủ.
Qua nghiên cứu về mô hình quản lý nội dung thông tin trên báo chí của một số nước trên thế giới cho thấy một đặc điểm chung, đó là các chính thể của các quốc gia có thể chế chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ dân trí khác nhau nhưng bằng hình thức này hay hình thức khác các quốc gia đều thể hiện vai trò chi phối, nắm giữ đối với hoạt động truyền thông. Ở một khía cạnh khác, không một quốc gia nào lại không có các quy định để hạn chế những thông tin sai sự thật, xâm phạm đời tư công dân, xúc phạm uy tín của tổ chức, ảnh hưởng tới lợi ích chung của cộng đồng…
Kiềm chế và đối trọng là nguyên tắc nền tảng, phổ quát chi phối sự vận hành mọi thể chế chính trị ph­ương Tây và truyền thông đại chúng cũng không nằm ngoài sự tác động của quy luật đó. Hiến pháp - đạo luật tối cao của các nước t­ư bản, không chỉ tạo ra khung cấu trúc của bộ máy chính quyền mà còn đề ra những giới hạn đáng kể đối với quyền hạn của các cơ quan, trong đó có báo chí. Và, mặc dù không có sự quản lý chính thức nào đối với truyền thông đại chúng; song, trên thực tế vẫn có cơ chế “kiềm chế và đối trọng” chống lại sự thái quá của giới truyền thông ở cả trong và ngoài ngành. Cụ thể: kiềm chế từ bên ngoài gồm các đạo luật về chống bôi nhọ danh tiếng và sự giám sát của các tổ chức do báo giới thành lập. Kiềm chế từ bên trong được thực hiện bởi các “thanh tra viên” đ­ược các tờ báo chỉ định để điều tra dư luận xã hội về các hoạt động và uy tín của tổ chức truyền thông.
Do tác động của nguyên tắc kiềm chế và đối trọng quyền lực nên ở các nước tư bản truyền thông đại chúng cũng chịu sự chi phối, điều tiết của ba nhánh quyền lực chính thống (Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp). Với vai trò là “ng­­ười giám sát chính quyền”, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là truyền thông đại chúng được tự do nằm ngoài sự quản lý của nhà n­ước tư sản. Thông qua những quy định pháp luật hiện hữu, các cơ quan này đã tạo ra những ngăn chặn (trực tiếp hoặc gián tiếp) nhằm khống chế hoạt động của truyền thông đại chúng. Chẳng hạn, lập pháp có thể đ­­ưa ra những luật lệ giới hạn tự do báo chí; hành pháp quản lý truyền thông đại chúng bằng biện pháp hành chính (có thể tịch thu báo, có thể kiểm duyệt nội dung, thu hồi hoặc rút giấy phép); và ngành tư­­ pháp do các công tố viên hay nhân viên thi hành luật pháp có thể chi phối báo chí trong sự lựa chọn đ­ưa tin về những vụ án cụ thể hoặc về cách thức đưa tin. Đặc biệt, bằng quyền năng đã đư­ợc Hiến pháp giao phó, ngành tư­­ pháp cũng có thể truy tố phóng viên, đ­­ưa các nhà báo ra toà trên cơ sở các đạo luật. Các đạo luật chi phối báo chí hiện nay ở các nước tư bản cho phép nhà nước quản lý, kiểm tra chặt chẽ hệ thống báo chí. Đơn cử như ở Mỹ, các cơ quan về luật pháp, toà án, tài chính, an ninh, quân sự... trong phạm vi cho phép đều đ­ược tham gia khống chế thông tin báo chí, bảo đảm cho nền báo chí Mỹ phục vụ theo khuynh hướng chính trị của chính phủ.
Điều đó cho thấy hoạt động kiểm tra, giám sát của ngành tư­ pháp đối với truyền thông đại chúng ở các nước ph­ương Tây luôn đ­uợc thực hiện một cách có ý thức và thư­ờng xuyên.
Trong xu thế hội tụ thông tin, sự khác nhau về chính sách quản lý truyền thông đại chúng ở các quốc gia được căn cứ từ chính hệ thống luật pháp quản lý nội dung thông tin trên báo chí ở mỗi nước. Có thể khái quát ở 04 nhóm dưới đây:
- Nhóm thứ nhất là các quốc gia có xây dựng các quy định quản lý nội dung thông tin được thể hiện trong Hiến pháp, Luật Báo chí và các quy định dưới Luật, các quy định trong các Luật chuyên ngành khác (Nga, một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam).
- Nhóm thứ hai là các nước không có Luật Báo chí, quy định quản lý về nội dung thông tin được thể hiện trong Hiến pháp và các quy định của các đạo Luật chuyên ngành khác; ngoài ra áp dụng cơ chế tự điều chỉnh (đề cao trách nhiệm cá nhân: phóng viên viết bài, đội ngũ biên tập duyệt bài, Tổng Biên tập; chủ yếu áp dụng Điều lệ của Hội và nội quy của cơ quan báo chí, như Mỹ, Anh, Thụy Điển…).
- Nhóm thứ ba là các nước không có Luật Báo chí, quản lý nội dung thông tin thông qua các quy chế, công văn chỉ đạo (Trung Quốc…).
- Nhóm thứ tư là các nước có Đạo luật về truyền thông và đa phương tiện để quản lý nội dung thông tin trong xu thế hội tụ (Malaysia, Singapore…).
Tùy theo thể chế chính trị, điều kiện phát triển chính trị, kinh tế, xã hội, trình độ dân trí, cơ sở hạ tầng mạng viễn thông, Internet, mức độ và nhu cầu truy cập thông tin số, mỗi quốc gia có chính sách và các quy định khác nhau để quản lý nội dung thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Ví dụ như ở Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Điển và nhiều quốc gia khác có quy định về quyền tiếp cận thông tin dành cho phóng viên báo chí. Quy định này thông thường được thể hiện trong Luật về quyền tiếp cận thông tin hoặc Đạo luật về quyền được thông tin của công dân. Theo Luật quyền tiếp cận thông tin thì mọi công dân đều có quyền được biết những thông tin mà nhà nước không cấm và các cơ quan hành chính nhà nước có nghĩa vụ cung cấp mọi thông tin mà theo Luật pháp không hạn chế quyền tiếp cận. Nhà báo ở các quốc gia này có quyền yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước cung cấp mọi thông tin không bị nhà nước cấm tiếp cận. Tất nhiên, cũng có những vùng cấm nhất định nhưng điều đáng nói ở đây là quy định nếu cơ quan hành chính không cung cấp thông tin cho báo chí thì sẽ bị báo chí khởi kiện tại tòa án. Quy định này tạo điều kiện cho báo chí có nhiều cơ hội thẩm tra nguồn tin từ nhiều kênh khác nhau, giảm thiểu được những thông tin sai sự thật khi đăng phát. Tuy nhiên, áp dụng quy định này phù hợp hơn với những nước có nền dân chủ phát triển mạnh, trình độ dân trí ở mức cao.
Tiếp cận từ mô hình thể chế chính trị và đặc điểm tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của từng nước, có thể phân loại như sau: nhóm các nước có báo chí tư nhân như Anh, Pháp, Mỹ, Đức…; nhóm các nước không có báo chí tư nhân; tư nhân và nước ngoài chỉ được phép liên kết về nội dung trong một phạm vi nhất định hoặc không được liên kết về nội dung - chủ yếu là các nước như Việt Nam, Triều Tiên, Cu Ba, Trung Quốc...
Tiếp cận từ chủ thể quản lý thấy rằng hiện nay các nước tư bản phát triển tồn tại ba loại chủ thể quản lý truyền thông đại chúng là tư nhân (kinh doanh), nhà nước và tổ chức xã hội. Truyền thông đại chúng tư nhân phổ biến ở Mỹ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí và hoạt động, sống chủ yếu bằng quảng cáo và bằng quyên góp ủng hộ. Hạn chế của loại này là do chạy theo lợi nhuận, nó phụ thuộc trực tiếp vào người thuê quảng cáo và vào giới chủ, hoặc một nhóm lợi ích nào đó, họ sẵn sàng vì lợi ích của mình mà bỏ qua quyền lợi xã hội, những chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ chung.
Truyền thông đại chúng nhà nước phổ biến ở Pháp, do Nhà nước hạch toán, quản lý, không phụ thuộc vào các nhà tài phiệt, giới tư bản mà hoạt động dưới sự điều hành, quản lý của Quốc hội và Chính phủ. Hạn chế của loại này là giảm tính cạnh tranh và có xu hướng chỉ chấp hành ý chí của chính quyền, dễ nảy sinh chủ nghĩa quan liêu. Và nó tiêu tốn đáng kể ngân sách nhà nước.
Truyền thông đại chúng của các tổ chức xã hội cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nhà nước và tư nhân. Họ có tư cách pháp nhân, tự quản, nhưng chịu sự quản lý của một ban lãnh đạo, bao gồm đại diện của các tổ chức, nhóm xã hội. Mô hình này phổ biến ở Đức, nhất là đối với truyền hình và phát thanh (ở Đức cũng có truyền hình và phát thanh tư nhân nhưng báo viết hoàn toàn nằm trong tay tư nhân). Cả ba mô hình nêu trên đều có những ưu điểm, hạn chế riêng.

tải về 149 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương