BỘ luật tố TỤng hình sự CỘng hoà pháP



tải về 3.81 Mb.
trang1/49
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.81 Mb.
#1709
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   49
BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

CỘNG HOÀ PHÁP

THIÊN 1

ĐIỀU KHOẢN SƠ BỘ 1

Ý KIẾN CHUYÊN GIA (TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH) 135

ĐƠN XIN MIỄN GIẢM CÁC BIỆN PHÁP CẤM, TƯỚC GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ HOẶC MỘT SỐ QUYỀN HOẶC CÔNG KHAI XIN LỖI 402

TRUY TỐ, ĐIỀU TRA VÀ XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH 403

TRUY TỐ, ĐIỀU TRA VÀ XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM LIÊN QUAN ĐẾN CÁC VẤN ĐỀ Y TẾ 408

THỦ TỤC BỒI THƯỜNG CHO CÁC NẠN NHÂN NHẤT ĐỊNH ĐỐI VỚI CÁC THIỆT HẠI DO TỘI PHẠM GÂY RA 409

TRUY TỐ, ĐIỀU TRA VÀ XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM KHỦNG BỐ 414

TRUY TỐ, ĐIỀU TRA VÀ XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM BUÔN BÁN CHẤT MA TUÝ 418

TRUY TỐ, ĐIỀU TRA VÀ XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM MÔI GIỚI VÀ CHỨA CHẤP MẠI DÂM VỊ THÀNH NIÊN 420

TRUY TỐ, ĐIỀU TRA VÀ XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM DO PHÁP NHÂN THỰC HIỆN 422

THỦ TỤC ĐẶC BIỆT ÁP DỤNG CHO CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM TÌNH DỤC VÀ BẢO VỆ NẠN NHÂN VỊ THÀNH NIÊN 424

CƠ SỞ DỮ LIỆU GIEN TRÊN MÁY TÍNH QUỐC GIA 433

BẢO VỆ NHÂN CHỨNG 436

BẢO VỆ NGƯỜI ĐƯỢC MIỄN, GIẢM HÌNH PHẠT VÌ ĐÃ NGĂN CHẶN VIỆC THỰC HIỆN TỘI PHẠM, NGĂN CHẶN HOẶC HẠN CHẾ THIỆT HẠI DO TỘI PHẠM HOẶC IDENT GÂY RA 438

CHUYỂN VỤ ÁN ĐẾN TOÀ THƯỢNG THẨM ĐỂ PHÁN QUYẾT 439

SỬ DỤNG BIỆN PHÁP VIỄN THÔNG TRONG QUÁ TRÌNH TỐ TỤNG 440

THỦ TỤC ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TỘI PHẠM CÓ TỔ CHỨC VÀ VỊ THÀNH NIÊN 441




THIÊN

ĐIỀU KHOẢN SƠ BỘ





ĐIỀU KHOẢN SƠ BỘ

Điều 1-P


(Bổ sung bởi Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 1 Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2000)

I. Tố tụng hình sự phải công bằng và tranh tụng, duy trì sự cân bằng về quyền giữa các bên.

Những người nào thuộc các trường hợp tương tự nhau và bị truy tố bởi các tội danh giống nhau thì phải được xử lý theo các quy định pháp luật giống nhau.

II. Cơ quan tư pháp đảm bảo là các nạn nhân được thông báo và các quyền của họ được tôn trọng trong suốt bất kỳ quá trình tố tụng nào.

III. Bất kỳ ai bị nghi ngờ hoặc truy tố được suy đoán vô tội chừng nào chưa chứng minh được tội của họ. Việc vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội bị cấm, và phải bị bồi thường, trừng phạt trong các trường hợp luật định.

Người này có quyền được thông báo về cáo buộc chống lại họ và được bào chữa về mặt pháp lý.

Các biện pháp cưỡng chế mà người này phải chịu được tiến hành bởi hoặc dưới sự kiểm soát hiệu quả của cơ quan tư pháp. Chúng phải được giới hạn một cách nghiêm ngặt trong sự cần thiết của tiến trình, tương ứng với mức độ nghiêm trọng của tội phạm bị cáo buộc và không xâm phạm phẩm giá của con người.

Việc buộc tội đối với người này phải được đưa ra trước phán quyết cuối cùng trong thời gian hợp lý.

Bất kì ai bị kết án có quyền được toà án cấp thứ hai thẩm tra việc kết án.

THIÊN MỞ ĐẦU




QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỆN DÂN SỰ

Các điều từ 1 đến 10


Điều 1

Quyền công tố nhằm áp dụng hình phạt được khởi tố và tiến hành bởi các thẩm phán, công tố viên hoặc công chức được luật trao quyền.

Quyền này cũng có thể do bên bị thiệt hại tiến hành theo các điều kiện quy định tại Luật này.
Điều 2

(Pháp lệnh số 58-1296 ngày 23 tháng 12 năm 1958 Điều 1 Công báo ngày 24 tháng 12 năm 1958 có hiệu lực từ ngày 2 tháng 3 năm 1959)

Tất cả những ai chịu thiệt hại cá nhân trực tiếp gây ra bởi tội phạm được phép kiện dân sự để đòi bồi thường thiệt hại do một tội nghiêm trọng, một tội ít nghiêm trọng hoặc một tội vi cảnh.

Việc từ bỏ một việc kiện dân sự sẽ không làm gián đoạn hoặc đình chỉ việc thực hành quyền công tố, tuỳ thuộc các trường hợp quy định trong đoạn ba của điều 6.


Điều 2-1

(Luật số 72-546 ngày 1 tháng 7 năm 1972 Điều 8 Công báo ngày 2 tháng 7 năm 1972)

(Luật số 85-10 ngày 3 tháng 1 năm 1985 Điều 99 Công báo ngày 4 tháng 1 năm 1985)

(Luật số 87-588 ngày 30 tháng 7 năm 1987 Điều 87 Công báo ngày 31 tháng 7 năm 1987)

(Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992 Điều 1 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 1994)

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 các điều 42, 43 Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Bất kì hiệp hội nào đã đăng ký hợp pháp ít nhất 5 năm cho đến ngày xảy ra tội phạm, thông qua Điều lệ của mình mong muốn đấu tranh với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và trợ giúp các nạn nhân của việc phân biệt đối xử dựa trên nguồn gốc về quốc tịch, dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo của họ, có thể thực hành các quyền được dành cho bên dân sự liên quan đến, trước tiên, việc phân biệt đối xử bị xử phạt bởi các điều 225-2 và 432-7 của Luật Hình sự và việc tạo ra hoặc sở hữu các hồ sơ bị cấm theo điều 226-19 của luật này, và, thứ hai, các tội cố ý xâm phạm tính mạng hoặc sự toàn vẹn về thể chất của các cá nhân, đe doạ, trộm cắp, tống tiền, huỷ hoại, làm mất thể diện và gây thiệt hại, được thực hiện do định kiến đối với một người vì nguồn gốc quốc tịch của người này, hoặc tư cách thành viên hoặc không thành viên, thực tế hoặc giả định, của bất kì nhóm dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo nào.

Tuy nhiên, khi tội phạm được thực hiện đối với cá nhân một người, hoạt động của hiệp hội chỉ được chấp nhận nếu chứng minh được là đã có sự đồng ý của cá nhân liên quan hoặc, nếu là người chưa thành niên, sự đồng ý của người giữ quyền làm cha mẹ đối với người này hoặc người đại diện pháp lý của họ, khi có thể có việc đồng ý như vậy.
Điều 2-2

(Luật số 80-1041 ngày 23 tháng 12 năm 1980 Điều 3 Công báo ngày 24 tháng 12 năm 1980)

(Luật số 90-602 ngày 12 tháng 7 năm 1990 Điều 12 Công báo ngày 13 tháng 7 năm 1990)

(Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992 Điều 2 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1994)

(Luật số 98-468 ngày 17 tháng 6 năm 1998 Điều 23 Công báo ngày 18 tháng 6 năm 1998)

(Luật số 2004-1 ngày 2 tháng 1 năm 2004 Điều 14 Công báo ngày 3 tháng 1 năm 2004)

Bất kỳ hiệp hội nào đã đăng ký hợp pháp ít nhất 5 năm cho đến ngày xảy ra tội phạm, có các mục tiêu theo Điều lệ là đấu tranh với hành vi bạo lực tình dục hoặc bạo hành trong gia đình, có thể thực hiện các quyền được dành cho bên dân sự liên quan đến các tội cố ý xâm phạm tính mạng hoặc sự toàn vẹn về thể chất của các cá nhân, các tội phạm tình dục hoặc đe doạ sử dụng vũ lực khác, bắt cóc, tịch thu tài sản và xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp, bị xử phạt bởi các điều 221-1 đến 221-4, 222-1 đến 222-18, 222-23 đến 222-33, 224-1 đến 224-5, 226-4, và 432-8 của Bộ luật Hình sự khi nạn nhân của các tội phạm này đủ tuổi vào thời điểm xảy ra tội phạm. Tuy nhiên, hoạt động của hiệp hội chỉ được chấp nhận nếu chứng minh được là đã có sự đồng ý của nạn nhân. Khi người này là người đã thành niên đang phải chấp hành một lệnh giám hộ thì phải được sự đồng ý của người đại diện pháp lý của người này.


Điều 2-3

(Luật số 81-82 ngày 2 tháng 2 năm 1981 Điều 19-ii Công báo ngày 3 tháng 2 năm 1981)

(Luật số 85-772 ngày 25 tháng 7 năm 1985 Điều 7 Công báo ngày 26 tháng 7 năm 1985)

(Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992 Điều 2 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1994)

(Luật số 98-468 ngày 17 tháng 6 năm 1998 Điều 23 Công báo ngày 18 tháng 6 năm 1998)

(Luật số 2004-1 ngày 2 tháng 1 năm 2004 Điều 14 Công báo ngày 3 tháng 1 năm 2004)

Bất kì hiệp hội nào đã đăng ký hợp pháp ít nhất 5 năm cho đến ngày xảy ra tội phạm, thông qua Điều lệ của tổ chức mình mong muốn bảo vệ hoặc hỗ trợ trẻ em gặp nguy hiểm hoặc các nạn nhân của bất kì hình thức lạm dụng nào có thể thực hiện các quyền được dành cho bên dân sự liên quan đến việc tra tấn và các hành vi hành hạ, các hành vi bạo lực và đe doạ tình dục được thực hiện đối với người chưa thành niên và tội phạm gây nguy hiểm cho người chưa thành niên bị xử phạt bởi các điều 221-1 đến 221-5, 222-1 đến 222-18-1, 222-23 đến 222-33-1, 223-1 đến 223-10, 223-13, 224-1 đến 224-5, 225-7 đến 225-9, 225-12-1 đến 225-12-4, 227-1, 227-2, 227-15 đến 227-27-1 của Bộ luật Hình sự, khi công tố viên hoặc bên bị thiệt hại đã khởi tố.

Các thủ tục tố tụng do bất kì hiệp hội nào tiến hành, đã đăng ký với Bộ Tư pháp theo các điều kiện quy định trong Nghị định của Chính phủ, được chấp nhận cho dù công tố viên hoặc bên bị thiệt hại chưa tiến hành tố tụng, liên quan đến các tội phạm tại điều 227-23 của Bộ luật Hình sự. Điều này cũng áp dụng tương tự liên quan đến các thủ tục tố tụng tại đoạn hai của điều 222-22 và điều 227-27 của Bộ luật này.

Điều 2-4

Bất kú hiệp hội nào đã đăng ký hợp pháp ít nhất 5 năm cho đến ngày xảy ra tội phạm, thông qua điều lệ của tổ chức mình mong muốn chống lại tội phạm chống nhân loại và tội ác chiến tranh hay ®Ó b¶o vÖ c¸c lîi Ých vµ danh dù cña ng­êi tham gia kh¸ng chiÕn hay cña nh÷ng ng­êi bÞ trôc xuÊt, cã quyÒn được dành cho bªn d©n sù liªn quan ®Õn téi ph¹m chèng nh©n lo¹i vµ téi ¸c chiÕn tranh.


Điều 2-5
Bất kì hiệp hội nào đã đăng ký hợp pháp ít nhất 5 năm cho đến ngày xảy ra tội phạm, thông qua Điều lệ của tổ chức mình thể hiện mong muốn bảo vệ lợi ích của và danh dự của những người tham gia kháng chiến hay những người bị trục xuất có quyền được dành cho các bên dân sự liên quan đến việc chứng minh tội ác chiến tranh tội nghiêm trọng tội ít nghiêm trọng liên quan đến việc hợp tác với quân thù, hay phá hủy hay làm mất mỹ quan công trình tưởng niệm, xâm phạm lăng mộ, hay tội ít nghiêm trọng làm mất mỹ quan hay làm phương hại, gây tổn hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến các vật thể đó.
Điều 2-6

(Luật số 2001-397 ngày 9 tháng 5 năm 2001 Điều 22 Công báo ngày 10 tháng 5 năm 2001)
Bất kì hiệp hội nào đã đăng ký hợp pháp ít nhất 5 năm cho đến ngày xảy ra tội phạm, thông qua Điều lệ của tổ chức mình thể hiện mong muốn đấu tranh chống lại việc phân biệt dựa trên giới tính hay ý thức tình dục có quyền được dành cho các bên dân sự liên quan đến những việc phân biệt theo điều 225-2 và 432-7 Bộ luật hình sự, mà theo đó tội phạm được thực hiện vì lý do giới tính, thành phần gia đình hay ý thức tình dục, và theo điều L.123-1 của Luật lao động.
Tuy nhiên, đối với những hành vi theo khoản cuối của điều L.123-1 Luật lao động và ba đoạn cuối cùng của điều 6 của Luật số 83-634 ngày 13 tháng bảy năm 1983 quy định quyền và nghĩa vụ của công chức, đơn kiện của hiệp hội chỉ được thụ lý khi chứng minh được là đã có sự đồng ý bằng văn bản của nạn nhân, hoặc, khi nạn nhân là người chưa thành niên, của người giữ quyền làm cha mẹ hoặc người đại diện pháp lý.
Hiệp hội cũng có thể thực hiện các quyền của bên dân sự trong các vụ án cố tình xâm phạm tính mạng hoặc sức khoẻ, nhân phẩm của cá nhân và huỷ hoại, làm mất thể diện hoặc gây thiệt hại bị xử phạt bởi các điều 221-1 đến 221-4, 222-1 đến 222-18 và 322-1 đến 322-13 của Bộ luật Hình sự, khi các hành vi được thực hiện vì lí do tình dục hoặc ý thức tình dục của nạn nhân, với điều kiện cho thấy được là đã nhận được sự đồng ý của nạn nhân, hoặc nếu là người chưa thành niên hoặc người đã thành niên đang chấp hành lệnh giám hộ, của người đại diện pháp lý của họ.
Điều 2-7

Trong trường hợp truy tố tội gây hỏa hoạn thực hiện trong rừng, rừng cây lấy gỗ, bãi hoang, bụi rậm, bụi cây, vườn ươm hay rừng trồng, các pháp nhân theo luật có thể kiện dân sự ra tòa để yêu cầu bồi hoàn đối với người bị kết án về các chi phí phát sinh trong quá trình cứu hỏa.


Điều 2-8

(Luật số 2005-102 ngày 11 tháng 2 năm 2005 Điều 83 Công báo ngày 12 tháng 2 năm 2005)

Bất kì hiệp hội nào đã đăng ký hợp pháp ít nhất 5 năm cho đến ngày xảy ra tội phạm, thông qua Điều lệ của tổ chức mình thể hiện mong muốn giúp đỡ và bảo vệ người tàn tật hay có bệnh tật có quyền được dành cho các bên dân sự liên quan đến việc phân biệt đối xử theo điều 225-2 và 432-7 của Bộ luật hình sự, khi các việc phân biệt này có lý do từ tình trạng sức khỏe hay tàn tật của nạn nhân. Tuy nhiên, khi công tố viên hoặc bên bị thiệt hại đã thực hiện hành vi công khai của mình, hiệp hội được thực hiện các quyền dành cho bên dân sự liên quan đến các tội cố ý xâm phạm tính mạng hoặc sức khoẻ và tinh thần của cá nhân, các hành vi bạo lực và đe doạ tình dục, từ bỏ, lạm dụng sự yếu thế, các hoạt động làm mất thuần phong mỹ tục, tống tiền, lừa đảo, huỷ hoại và làm mất thể diện và không tố cáo việc đối xử sai trái, quy định tại các điều 221-1 đến 221-5, 222-1 đến 222-18, 222-22 đến 222-33-1, 223-3 và 223-4, 223-15-2, 225-16-2, 312-1 đến 312-9, 313-1 đến 313-3, 322-1 đến 322-4 và 434-3 của Bộ luật Hình sự khi chúng được thực hiện vì lí do tình trạng sức khoẻ hoặc thương tật của nạn nhân.


Tuy nhiên, đơn kiện của hiệp hội chỉ được thụ lý khi chứng minh được là đã có sự đồng ý bằng văn bản của nạn nhân, hoặc, khi nạn nhân là người chưa thành niên hay người thành niên bị đặt dưới sự giám hộ theo luật, thì có cần có sự đồng ý của người đại diện theo luật của những người này.
Điều 2-9

Bất kì hiệp hội nào đã đăng ký hợp pháp ít nhất 5 năm cho đến ngày xảy ra tội phạm, thông qua Điều lệ của tổ chức mình thể hiện mong muốn giúp đỡ nạn nhân của tội phạm quyền được thực hiện các quyền giành cho các bên dân sự liên quan đến các tội quy định điều 706-16, khi việc truy tố đã được thực hiện bởi cơ quan công tố hay nạn nhân tội phạm.


Điều 2-10

Bất kì hiệp hội nào đã đăng ký hợp pháp ít nhất 5 năm cho đến ngày xảy ra tội phạm, thông qua Điều lệ của tổ chức mình muốn đấu tranh chống lại việc không cho hưởng các quyền về văn hóa và xã hội đối vối những người vì lý do nghèo nàn hay hoàn cảnh gia đình được thực hiện các quyền dân sự giành cho các bên dân sự liên quan đến việc phân biệt trên theo quy định tại điều 225-2 và 432-7 của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, đơn kiện của hiệp hội chỉ được thụ lý khi chứng minh được là đã có sự đồng ý bằng văn bản của nạn nhân, hoặc, khi nạn nhân là người chưa thành niên hay người thành niên bị đặt dưới sự giám hộ theo luật, thì có cần có sự đồng ý của người đại diện theo luật của những người này.


Điều 2-11

Bất kì hiệp hội nào đã đăng ký hợp pháp ít nhất 5 năm cho đến ngày xảy ra tội phạm và đăng ký với Ủy ban quốc gia thương binh và nạn nhân chiến tranh theo những điều kiện quy định bởi Nghị định của Chính phủ, thông qua Điều lệ của tổ chức mình muốn bảo vệ các lợi ích về tinh thần và danh dự của các thương binh, nạn nhân chiến tranh và hay những người hy sinh vì lợi ích của nước Pháp được thực hiện các quyền dân sự giành cho các bên dân sự liên quan đến việc làm mất mỹ quan hay làm phương hại lăng mộ, gây tổn hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến các vật thể đó.


Điều 2-12

Bất kì hiệp hội nào đã đăng ký hợp pháp ít nhất 5 năm cho đến ngày xảy ra tội phạm thông qua Điều lệ của tổ chức mình thể hiện mong muốn đấu tranh chống tội phạm giao thông hay giúp đỡ nạn nhân của loại tội phạm này, được thực hiện các quyền dân sự liên quan các tội ít nghiêm trọng ngộ sát hay không cố ý gây thương tích thực hiện trong quá trình điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, khi việc truy tố đã được tiến hành bởi cơ quan công tố hay nạn nhân.

Tuy nhiên, đơn kiện của hiệp hội chỉ được thụ lý khi chứng minh được là đã có sự đồng ý bằng văn bản của nạn nhân, hoặc, khi nạn nhân là người chưa thành niên hay người thành niên bị đặt dưới sự giám hộ theo luật, thì có cần có sự đồng ý của người đại diện theo luật của những người này.
Điều 2-13

Bất kì hiệp hội nào đã đăng ký hợp pháp ít nhất 5 năm cho đến ngày xảy ra tội phạm với chức năng luật định là bảo vệ và các loài động vật, được thực hiện các quyền giành cho các bên dân sự liên quan đến các tội phạm sử dụng bạo lực hay hành hạ động vật, cũng như tội cố ý sát sinh động vật quy định bởi Bộ luật hình sự.


Điều 2-14

Bất kì hiệp hội nào đã đăng ký hợp pháp thể hiện trong Điều lệ của tổ chức minh mong muốn bảo vệ tiếng Pháp và được công nhận theo Nghị định của Chính phủ được thực hiện các quyền dân sự liên đến việc vi phạm các quy định pháp luật để thi hành các điều 2, 3, 4, 6, 7 và 10 của Luật số 94-655 ngày 04/08/1994 điều chỉnh về việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Pháp.


Điều 2-15

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 76 Công báo ngày 10 tháng 3

năm 2004)

Bất kì hiệp hội nào đã đăng ký hợp pháp, với mục tiêu theo luật định để bảo vệ các nạn nhân trong các tai nạn trên phương tiện vận tải công cộng hay trong địa bàn hay địa điểm công cộng, hoặc bất động sản tư nhưng sử dụng làm khu dân cư hay cho mục đích chuyên dụng khác, gây ra hậu quả với một số nhất định nạn nhân, có thể, nếu được quy định theo mục đích trên, được thực hiện các quyền dân sự đối với các tai nạn khi việc truy tố đã được tiến hành bởi cơ quan công tố hay nạn nhân.

Điều kiện mà hiệp hội được xét để thực hiện đối với nội dung đoạn thứ nhất điều luật này, sau khi tham khảo với ý kiến của cơ quan công tố về khả năng được họ là đại diện hay không, được xác định bởi Nghị định.

Bất kỳ liên đoàn của các hiệp hội nào, đã được đăng ký hợp pháp ít nhất 5 năm cho đến khi xảy ra sự kiện, cũng như đã đăng ký với Bộ Tư pháp, theo các điều kiện quy định tại Nghị định của Chính phủ, và có mục đích là bảo vệ nạn nhân của các vụ tai nạn lớn, có thể thực hiện quyền của bên dân sự liên quan đến các vụ tai nạn lớn xảy ra trong các trường hợp miêu tả trong đoạn một, khi công tố viên hoặc bên bị thiệt hại đã khởi tố.


Điều 2-16

(Bổ sung bởi Luật số 96-392 ngày 13 tháng 5 năm 1996 Điều 19 Công báo ngày 14 tháng 5 năm 1996)

Bất kì hiệp hội nào đã đăng ký hợp pháp ít nhất 5 năm cho đến ngày xảy ra tội phạm, thông qua Điều lệ của mình mong muốn đấu tranh với tội sử dụng hoặc vận chuyển chất ma tuý có thể thực hiện quyền của bên dân sự liên quan đến các tội quy định tại các điều 222-34 đến 222-40 và điều 227-18 của Bộ luật hình sự, khi công tố viên hoặc bên bị thiệt hại đã khởi tố.


Điều 2-17

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 105 Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2000)

(Luật số 2001-504 ngày 12 tháng 6 năm 2001 Điều 22 Công báo ngày 13 tháng 6 năm 2001)

(Luật số 2004-800 ngày 6 tháng 8 năm 2004 Điều 31 Công báo ngày 7 tháng 8 năm 2004)

Bất kỳ hiệp hội dịch vụ công ích nào đã đăng ký hợp pháp ít nhất 5 năm cho đến ngày xảy ra tội phạm thông qua các văn bản của mình mong muốn bảo vệ và hỗ trợ cá nhân hoặc bảo vệ tự do của cá nhân hoặc nhóm có thể, khi các hành vi được thực hiện bởi một thể nhân hoặc pháp nhân trong khuôn khổ một phong trào hoặc tổ chức có việc kiến tạo là mục đích hoặc tác động, duy trì hoặc khai thác sự kiểm soát về thể chất hoặc tâm lý, thực hiện các quyền của bên dân sự liên quan đến các tội phạm chống lại loài người, cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng hoặc sức khoẻ thể chất hoặc tâm thần của cá nhân, xâm phạm phẩm giá của cá nhân, gây nguy hiểm cho một người, vi phạm các quyền tự do cá nhân, vi phạm phẩm giá của một người, xâm phạm nhân cách, gây nguy hiểm cho người chưa thành niên hoặc làm hại tài sản quy định tại các điều 214-1 đến 214-4, 221-1 đến 221-6, 222-1 đến 222-40, 223-1 đến 223-15, 223-15-2, 224-1 đến 224-4, 225-5 đến 225-15, 225-17 và 225-18, 226-1 đến 226-23, 227-1 đến 227-27, 311-1 đến 311-13, 312-1 đến 312-12, 313-1 đến 313-3, 314-1 đến 314-3 và 324-1 đến 324-6 và 511-1-2 của Bộ luật Hình sự, các tội phạm về kinh doanh bất hợp pháp thuốc hoặc thiết bị y tế theo các điều L.4161-5 và L.4223-1 của Luật Sức khoẻ Công cộng, các tội quảng cáo gian dối, lừa đảo hoặc giả mạo giấy tờ quy định tại các điều L.121-6 và L.213-4 của Luật Người tiêu dùng.


Điều 2-18

(Bổ sung bởi Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 107 Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2000)

Bất kì hiệp hội nào đã đăng ký hợp pháp ít nhất 5 năm, thông qua các văn bản của mình mong muốn bảo vệ hoặc hỗ trợ các nạn nhân của các tai nạn hoặc bệnh tật công nghiệp có thể thực hiện các quyền của bên dân sự liên quan đến các tội phạm quy định tại các điều 221-6, 222-19 và 222-20 của Luật Hình sự trong hoạt động thương mại hoặc kinh doanh khi công tố viên hoặc bên bị thiệt hại đã khởi tố.

Tuy nhiên, đơn kiện của hiệp hội chỉ được thụ lý khi chứng minh được là đã có sự đồng ý của nạn nhân, hoặc, khi nạn nhân là người chưa thành niên, của người giữ quyền làm cha mẹ hoặc người đại diện pháp lý.
Điều 2-19

(Bổ sung bởi Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 108 Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2000)

Chi nhánh hiệp hội các thị trưởng đã đăng kí hợp pháp, trực thuộc Hiệp hội các Thị trưởng Pháp, và có Điều lệ đã được nộp ít nhất 5 năm, có thể thực hiện các quyền của bên dân sự trong toàn bộ các thủ tục tố tụng do thành viên hội đồng thành phố tiến hành liên quan đến các hành vi lăng mạ, khinh thường, đe doạ hoặc gây thương tích vì lý do nghề nghiệp của họ.

Tuy nhiên, đơn kiện của hiệp hội chỉ được thụ lý nếu chứng minh được là đã có sự đồng ý của người có chức vụ do bầu cử.
Điều 2-20

(Bổ sung bởi Luật số 2003-239 ngày 18 tháng 3 năm 2003 Điều 63 Công báo ngày 19 tháng 3 năm 2003)

Bất kì hiệp hội nào đã đăng ký hợp pháp ít nhất 5 năm đến ngày xảy ra các sự việc được nêu, thông qua Điều lệ của mình mong muốn bảo vệ các lợi ích vật chất và tinh thần của người thuê nhà, chủ nhà và người thuê trong các khu nhà chung cư, có thể thực hiện các quyền của bên dân sự trong các vụ án cố ý gây thương tích cho một người hoặc huỷ hoại, gây thiệt hại hoặc làm hư hỏng tài sản trái với các điều 222-1 đến 222-18 và 322-1 của Bộ luật Hình sự, khi bên bị thiệt hại hoặc công tố viên đã khởi tố, và khi tội phạm được thực hiện trong một khu nhà thuộc phạm vi mục đích của hiệp hội.

Tuy nhiên, đơn kiện của hiệp hội chỉ được thụ lý khi chứng minh được là đã có sự đồng ý của nạn nhân, hoặc, nếu nạn nhân là người chưa thành niên hoặc người đã thành niên đang chấp hành lệnh giám hộ, của người đại diện pháp lý của người này.
Điều 2-21

(Pháp lệnh số 2004-178 ngày 20 tháng 2 năm 2004 Điều 5 Công báo ngày 24 tháng 2 năm 2004)

(Luật số 2004-1343 ngày 9 tháng 12 năm 2004 Điều 78 XIV Công báo ngày 10 tháng 12 năm 2004)

Bất kì hiệp hội nào đã được phê chuẩn ít nhất 3 năm, có mục đích nghiên cứu và bảo vệ di sản khảo cổ quốc gia, có thể thực hiện các quyền được trao cho bên dân sự liên quan đến bất kì vấn đề nào bị xử phạt bởi khoản 3 và 4 điều 322-2 Bộ luật Hình sự gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến các lợi ích tập thể thuộc mục tiêu bảo vệ.

Một Nghị định của Chính phủ quy định các điều kiện theo đó các tổ chức đề cập tại đoạn trên có thể được phê chuẩn.
Điều-3

QuyÒn kiÖn d©n sù cã thÓ thùc hiÖn ®ång thêi víi thùc hiÖn viÖc truy tè vµ cïng tßa ¸n.

Cho phÐp bÊt kú nguyªn nh©n tõ viÖc thiÖt h¹i nµo, kÓ c¶ vËt chÊt, søc kháe hay tÝnh thÇn n¶y sinh tõ hµnh vi bÞ truy tè.
Điều 4

Quyền kiện dân sự có thể được thực hiện độc lập với quyền công tố.

Tuy nhiên, phán quyết của toà án dân sự về bất kì đơn kiện nào bị đình chỉ cho đến khi có quyết định cuối cùng được tuyên dựa trên cơ sở việc truy tố khi việc truy tố nói trên đã được thực hiện.
Điều 4-1

(Bổ sung bởi Luật số 2000-647 ngày 10 tháng 7 năm 2000 Điều 2 Công báo ngày 11 tháng 7 năm 2000)

Việc không có trách nhiệm hình sự do lỗi vô ý trong phạm vi ý nghĩa của Điều 121-3 Bộ luật Hình sự không ngăn cản việc nộp đơn kiện trước toà án dân sự nhằm có được việc bồi thường thiệt hại theo điều 1382 Bộ luật Dân sự khi trách nhiệm dân sự theo điều đó được xác định, hoặc theo điều L.452-1 của Bộ luật An sinh Xã hội khi trách nhiệm chặt chẽ theo điều này được xác định.


Điều 6

(Luật số 99-515 ngày 23 tháng 6 năm 1999 Điều 4 Công báo ngày 24 tháng 6 năm 1999)

Việc truy tố với mục đích để trừng trị với một hình phạt nhất định được đình chỉ với lý do bị can chết, vì thời hiệu, ân xá, việc hủy bỏ của bộ luật hình sự, và án đã có hiệu lực.

Tuy nhiên, nếu việc truy tố dẫn đến bản án thể hiện có việc sai lệch trong bản án hoặc quyết định dẫn tới việc đình tố, việc truy tố có thể được phục hồi. Thời hiệu được tính lại từ khi bị đình chỉ từ thời điểm ra phán quyết hay quyết định cuối cùng cho đến thời điểm kết án người có tội làm sai lệch hay dùng tài liệu giả mạo làm sai lệch.

Cũng có thể chấm dứt do quyết định không truy tố trong trường hợp pháp luật quy định, hoặc do việc đình chỉ truy tố có điều kiện. Điều này cũng giống với việc rút đơn kiện, khi đơn kiện này là điều kiện cần thiết cho việc truy tố.


Điều 7

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 72 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Trừ trường hợp theo quy định tại Điều 213-5 Bộ luật Hình sự, thời hiệu truy tố các tội nghiêm trọng là mười năm tính từ ngày tội phạm đó xảy ra, nếu không có quyết định điều tra hay truy tố.

Nếu trong thời gian đó có quyết định điều tra hay truy tố nói trên, thời hiệu là 10 năm tính từ ngày có các bước trên được thực hiện. Quy định này cũng được áp dụng đối với người không liên quan đến quyết định điều tra hoặc truy tố.

Thời hiệu truy tố các tội nghiêm trọng quy định tại điều 706-47 khi được thực hiện đối với người chưa thành niên là 20 năm, và chỉ bắt đầu tính từ ngày họ đủ tuổi thành niên.


Điều-8

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 72 II Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Đối với tội ít nghiêm trọng, thời hạn truy tố là 3 năm và được thực hiện theo quy định của điều trên.

Thời hiệu truy tố các tội ít nghiêm trọng quy định tại điều 706-47 và được thực hiện đối với người chưa thành niên là 10 năm; đối với các tội quy định tại các điều 222-30 và 227-26 là 20 năm. Thời hiệu này chỉ bắt đầu tính từ ngày nạn nhân đủ tuổi thành niên.
Điều-9

Đối với tội vi cảnh thời hiệu truy tố là băm một năm và được thực hiện theo quy định tại điêu 7.


Điều 10

Thời hiệu kiện vè dân sự tuân theo những quy định của Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, không được kiên về dân sự trước khi xử lý về hình sự khi quyền công tố đã hết thời hiệu.

Khi xét xử hình sự trên cơ sở quyết định khởi tố của Viện Công tố, Tòa hình sự có thể quyết định các vấn đề về dân sự nhưng phải áp dụng các quy định của pháp luật Tố tụng dân sự.


QUYỂN I

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ ĐIỀU TRA TƯ PHÁP

Các điều từ 12 đến 230-5

THIÊN I


CÁC CƠ QUAN CÓ TRÁCH NHIỆM TRUY TỐ VÀ ĐIỀU TRA TƯ PHÁP

Các điều từ 11 đến 11-1


Điều 11

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 96 Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2000)
Trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác và không phương hại đến quyền bào chữa, thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra sơ bộ và điều tra của thẩm phán điều tra được tiến hành bí mật.

Mọi người tiến hành tố tụng có nghĩa vụ giữ bí mật nghề nghiệp theo những điều kiện và hình phạt theo Điều 226-13 và 226-14 của Bộ luật hình sự.

Tuy nhiên, nhằm ngăn chặn việc phát tán thông tin không chính xác hoặc không hoàn chỉnh, hoặc nhằm dập tắt việc phá hoại sự thanh bình của công chúng, công tố viên cấp quận1 có thể, bằng văn bản của chính mình hoặc theo yêu cầu của toà án điều tra hoặc các bên, đề xuất các vấn đề một cách khách quan liên quan đến thủ tục tố tụng mà không đưa ra kết luận là liệu có hay không hoặc các cáo buộc đối với bị cáo là có đủ cơ sở hay không.”
Điều 11-1

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 75 II Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Được sự uỷ quyền của công tố viên cấp quận hoặc thẩm phán điều tra, nếu thấy phù hợp, các yếu tố của tố tụng tư pháp đang diễn ra có thể được trao đổi với bất kì cơ quan hoặc tổ chức nào được thành lập vì mục đích này bằng một quyết định của Bộ trưởng Tư pháp ban hành sau khi đã tham vấn ý kiến bộ trưởng hoặc các bộ trưởng liên quan, để tiến hành nghiên cứu hoặc điều tra kỹ thuật hoặc khoa học, đặc biệt là để giảm tai nạn, hoặc làm thuận lợi hơn việc đền bù cho các nạn nhân hoặc đền bù thiệt hại của họ. Đại diện của các cơ quan hoặc tổ chức này sau đó phải có nghĩa vụ giữ bí mật nghề nghiệp liên quan đến thông tin này, tuỳ vào các điều kiện và hình phạt quy định tại các điều 226-13 và 226-14 của Bộ luật Hình sự.


CHƯƠNG I

CẢNH SÁT TƯ PHÁP

Các điều từ 12 đến 29-1

MỤC I


CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Các điều từ 12 đến 15-3


Điều 12

Các sỹ quan, công chức và nhân viên cảnh sát tư pháp quy định trong Thiên này thực hiện nhiệm vụ cảnh sát tư pháp dưới sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm.



Điều 13

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 83 Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2000 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2001)

Trong phạm vi thẩm quyền của mỗi Tòa phúc thẩm, cảnh sát tư pháp chịu sự giám sát của Viện công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm và sự kiểm tra của Tòa điều tra theo quy định tại Điều 224 và các điều tiếp theo.



Điều 14

Theo các quy định đặc biệt tại thiên này, cảnh sát tư pháp có nhiệm vụ khám phá các hành vi vi phạm luật hình sự, thu thập chứng cứ của những vi phạm này và xác định thủ phạm, trừ khi và cho đến khi đã tiến hành một cuộc điều tra tư pháp.

Khi đã tiến hành điều tra tư pháp thì phải thực hiện các trách nhiệm được các cơ quan điều tra tư pháp giao và tuân theo mệnh lệnh của họ.
Điều-15

Cảnh sát tư pháp bao gồm:



  1. Sỹ quan cảnh sát tư pháp;

  2. Nhân viên cảnh sát tư pháp và trợ lý nhân viên cảnh sát tư pháp

  3. Công chức và viên chức được pháp luật giao một số chức năng của cảnh sát tư pháp.



Điều 15-1

(Bổ sung bởi Luật số 2003-239 ngày 18 tháng 3 năm 2003 Điều 8 I Công báo ngày 19 tháng 3 năm 2003)

Các nhóm cơ quan hoặc đơn vị mà ở đó các sỹ quan và nhân viên cảnh sát tư pháp làm việc theo các mục 2 và 3 của chương này thực hiện các chức năng hiện có, thể thức thành lập các cơ quan hoặc đơn vị này và tiêu chí để ấn định khu vực thẩm quyền được quy định bởi Nghị định của Chính phủ căn cứ vào báo cáo của Bộ trưởng Tư pháp và Bộ trưởng liên quan. Thẩm quyền theo lãnh thổ của các cơ quan hoặc đơn vị này được thực hiện, theo các quy định đặc biệt trong Nghị định này, vừa ở trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia vừa ở một hoặc nhiều hơn các khu vực quốc phòng, hoặc từng phần của những khu vực này, hoặc đối với toàn bộ một cơ quan hành chính.


Điều 15-2

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 17 Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2000)

Việc điều tra hành chính liên quan đến ứng xử của một sỹ quan hoặc nhân viên cảnh sát tư pháp khi thực hiện công vụ trong lực lượng cảnh sát tư pháp được tiến hành bởi sự phối kết hợp giữa Tổng Thanh tra của các Sở Tư pháp và cơ quan điều tra có thẩm quyền. Bộ trưởng Tư pháp có thể ra lệnh và theo đó thẩm phán hoặc công tố viên có thể chỉ đạo các cơ quan này.


Điều 15-3

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 17 Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2000)

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 201 V II Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Cảnh sát tư pháp có nghĩa vụ tiếp nhận đơn khiếu nại của nạn nhân của các hành vi phạm tội quy định trong luật hình sự và chuyển giao chúng, nếu tình huống phát sinh, cho cơ quan hoặc nhóm cảnh sát tư pháp có thẩm quyền trong khu vực liên quan.

Toàn bộ khiếu nại đã nộp được ghi vào một báo cáo chính thức, và phải đưa ngay cho nạn nhân một giấy biên nhận. Nếu nạn nhân có yêu cầu, thì cũng đưa ngay cho họ một bản sao các báo cáo chính thức.

Khi khiếu nại đã nộp liên quan đến một người chưa xác định được danh tính, nạn nhân được thông báo là sẽ nhận được kết quả giải quyết khiếu nại từ công tố viên cấp quận nếu xác định được thủ phạm. [Ghi chú: đoạn này có hiệu lực cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2007]


MỤC II

SỸ QUAN CẢNH SÁT TƯ PHÁP

Các điều từ 16 đến 19-1


Điều 16
Những người sau đây có địa vị của sỹ quan cảnh sát tư pháp:

  1. Các thị trưởng và phó thị trưởng

  2. Các sỹ quan quân cảnh, quân nhân quân cảnh đã phục vụ ít nhất 4 năm trong ngành, được Bộ Trưởng tư pháp và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định bổ nhiệm sau khi nhận được ý kiến đồng ý của một ủy ban

  3. Tổng thanh tra, Phó cục trưởng cảnh sát, kiểm tra viên trưởng, cảnh sát trưởng, công chức được bổ nhiệm vào ngạch chỉ huy nhóm cảnh sát quốc gia, công chức được đào tạo được bổ nhiệm chỉ huy nhóm cảnh sát quốc gia mà đã từng phục vụ ở vị trí này, được Bổ trưởng tư pháp và Bộ trưởng nội vụ quyết định bổ nhiệm sau khi nhận được ý kiến chấp thuận của một ủy ban;

  4. Công chức được chỉ định vào nhóm điều lệnh và kiểm tra của cảnh sát quốc gia đã phục vụ ít nhất ba năm trong cơ quan này, có tên gọi theo quyết định của Bộ trưởng Tư pháp và Nội vụ sau khi nhận được ý kiến đồng ý của một uỷ ban.

Thành phần của uỷ ban quy định tại các khoản từ 2 đến 4 được quyết định bằng một lệnh ban hành dựa trên báo cáo của Bộ trưởng Tư pháp và các Bộ trưởng liên quan.

Công chức đề cập tại các khoản từ 2 đến 4 nói trên không thực hiện các nhiệm vụ được giao trên cương vị cảnh sát tư pháp, cũng như không nhân danh trên vị trí này, trừ khi họ được bổ nhiệm vào một vị trí nhất định để thực hiện công việc này và tuân theo một quyết định giao việc riêng rẽ của công tố viên bên cạnh toà phúc thẩm. Việc thực hiện các nhiệm vụ được giao này bị tạm hoãn trong thời gian họ tham gia vào một đơn vị hoạt động giữ gìn trật tự xã hội. Nếu họ được điều động sang một cơ quan ngoài phạm vi thẩm quyền của Tòa phúc thẩm thì Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm nơi cơ quan mới đống trụ sở ra quyết định giao quyền thực hiện nhiệm vụ cảnh sát tư pháp.


Tuy nhiên, công chức đề cập trong khoản 4 nói trên có thể không nhận được sự công nhận trừ khi họ gia nhập hoặc một cơ quan hoặc một nhóm cơ quan quy định tại điều 15-1 và có tên trong một danh sách được ấn định bởi một quyết định của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ, hoặc gia nhập một nhóm được đề cập trong quy định tương tự.

Các điều kiện cho việc giao nhiệm vụ, truất quyền và tạm đình chỉ trong một thời hạn nhất định của việc nhận xét, đánh giá quy định trong các đoạn trên được ấn định bằng một Nghị định của Chính phủ căn cứ vào báo cáo của Bộ trưởng Tư pháp và các Bộ trưởng khác liên quan.
Điều 16-1

Sau khi tống đạt quyết định tạm đình chỉ hoặc truất quyền thực hiện nhiệm vụ, trong thời hạn một tháng, sỹ quan cảnh sát tư pháp có thể yêu cầu Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm rút lại quyêt định đó. Viện trưởng Viện công tố phải xem xét trong thời hạn 1 tháng. Nếu Viện trưởng Viện công tố không thực hiện được coi như yêu cầu bị bác bỏ.


Điều 16-2

Trong thời hạn một tháng kể từ ngày bác đơn yêu cầu quy định tại Điều trên, sỹ quan cảnh sát tư pháp có thể khiếu nại lên một ủy ban gồm 3 thẩm phán xét xử của Tòa phá án là Chánh tòa hoặc thẩm phán Tòa phá án. Hàng năm, Ủy ban thẩm phán tòa phá án chỉ định ba thẩm phán đặc trách công việc này và ba thẩm phán dự khuyết.

Chức năng công tố sẽ do Viện công tố bên cạnh Tòa phá án đảm nhận.
Điều 16-3

Ủy ban ra quyết định giải quyết khiếu nại không phải ghi lý do. Ủy ban tiến hành tranh luận và ra quyết định tại phiên họp kín. Tranh luận được tiến hành băng lời, người khiếu nại được trực tiếp trình bày ý kiến theo đề nghị của họ hoặc theo đề nghị của luật sư tư vấn của họ, những người khiếu nại cũng có thể nhờ luật sư tư vấn giúp đỡ.


Tổng thống, sau khi có ý kiến của Tham chính viện, ban hành Sắc lệnh quy định cụ thể thủ tục tố tụng trước Ủy ban giải quyết khiếu nại.
Điều 17

Sỹ quan cảnh sát tư pháp thực thi quyền hạn quy định tại Điều 14; nhận đơn khiếu nại và tố cáo, tiến hành điều tra sơ bộ theo quy định các Điều từ 75 – 78.

Đối với trưởng hợp phạm tội nghiêm trọng và tội ít nghiêm trọng, sỹ quan cảnh sát tư pháp thực thi những quyền hạn đặc biệt quy định tại các điều từ 53 đến 67.

Sỹ quan cảnh sát tư pháp có quyền trực tiếp yêu cầu lực lượng cảnh sát khác hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ của mình.



Điều 18

(Luật số 75-285 ngày 24 tháng 4 năm 1975 Điều 2 Công báo ngày 25 tháng 4 năm 1975)

(Luật số 78-788 ngày 28 tháng 7 năm 1978 Điều 3 Công báo ngày 29 tháng 7 năm 1978)

(Pháp lệnh số 92-1149 ngày 02 tháng 11 năm 1992 Điều 20 Công báo ngày 16 tháng 11 năm 1992 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1993)

(Luật số 94-89 ngày 01 tháng 02 năm 1994 Điều 3 Công báo ngày 02 tháng 02 năm 1994 có hiệu lực từ ngày 02 tháng 02 năm 1994)

(Luật số 95-125 ngày 08 tháng 02 năm 1995 Điều 54 Công báo ngày 09 tháng 02 năm 1995)

(Luật số 2003-239 ngày 18 tháng 3 năm 2003 Điều 8 II Công báo ngày 19 tháng 3 năm 2003)

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 78 Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Các sỹ quan cảnh sát tư pháp có thẩm quyền trong phạm vi lãnh thổ nơi họ thực hiện các chức năng thông thường của mình.

Các sỹ quan cảnh sát tư pháp tạm thời đảm nhận một nhiệm vụ ngoài công việc thường xuyên có thẩm quyền lãnh thổ tương tự với các sỹ quan tư pháp của cơ quan mà họ tham gia.

Trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng quả tang, sỹ quan cảnh sát tư pháp có thể tới khu vực tài phán của các toà án sơ thẩm cấp quận bên cạnh toà án hoặc các toà án mà họ phục vụ, nhằm tiếp tục việc điều tra và tiến hành thẩm tra, khám xét và bắt giữ. Vì mục đích của điều này, các khu vực tài phán của các toà án cấp quận nằm trong phạm vi của cùng một cơ sở được coi là tạo thành một quyền tài phán. Các khu vực tài phán của các toà án sơ thẩm cấp quận tại Paris, Nanterre, Bobigny và Créteil được coi là một khu vực đơn nhất.

Khi hành động theo một công văn yêu cầu tương trợ hoả tốc từ thẩm phán điều tra hoặc căn cứ vào việc trả lại tài sản do công tố viên quyết định trong quá trình điều tra sơ bộ của cảnh sát hoặc điều tra một tội quả tang, sỹ quan cảnh sát tư pháp có thể tiến hành các hoạt động do thẩm phán hoặc công tố viên quy định trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Họ được yêu cầu phải có một sỹ quan cảnh sát tư pháp có thẩm quyền trong địa bàn đi kèm, nếu thẩm phán hoặc công tố viên ban hành thư yêu cầu hoặc trả lại tài sản quyết định như vậy. Công tố viên cấp quận với thẩm quyền theo lãnh thổ được thẩm phán hoặc công tố viên ra lệnh hoạt động thông báo về điều này.

Được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia liên quan, các sỹ quan cảnh sát tư pháp theo một thư yêu cầu tương trợ hoả tốc từ thẩm phán điều tra hoặc việc trả lại tài sản cho công tố viên cấp quận quyết định có thể tiến hành phỏng vấn trên lãnh thổ một Quốc gia khác.

Khi cần, căn cứ vào một đề nghị của các cơ quan hành chính, và nhận xét hoạt động từ công tố viên, họ có thể được quyền hành động trong cùng các giới hạn quyền tài phán như các sỹ quan cảnh sát tư pháp được điều đến để thay thế.

Các sỹ quan hoặc nhân viên cảnh sát tư pháp thực hiện trách nhiệm trên các phương tiện giao thông công cộng hoặc trong phạm vi các cơ sở được thiết kế để tiếp cận các phương tiện giao thông đó, có thẩm quyền hoạt động trên toàn bộ khu vực hoạt động của đơn vị mà họ đảm nhận, theo các điều kiện tại Nghị định của Chính phủ.


Điều 19

Sỹ quan cảnh sát tư pháp phải thông báo ngay cho Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm những tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng và tội vi cảnh mà họ phát hiện được. Sau khi hoàn tất công việc, phải gửi ngay cho Viện trưởng Công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm bản chính và bản sao có chứng thực tất cả các biên bản mà họ đã lập cũng như những văn bản và tài liệu liên quan. Nhưng đồ vật kê biên thuộc quyền xem xét của Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tò sơ thẩm.

Người lập biên bản phải ghi rõ tư cách sỹ quan cảnh sát tư pháp của mình.
MỤC III

NHÂN VIÊN CẢNH SÁT TƯ PHÁP

Các điều từ 16 đến 19-1


Điều 20

(Pháp lệnh số 60-529 ngày 04 tháng 6 năm 1960 Điều 2 Công báo ngày 08 tháng 6 năm 1960)

(Luật số 72-1226 ngày 29 tháng 12 năm 1972 Điều 19 Công báo ngày 30 tháng 12 năm 1972)

(Luật số 78-788 ngày 28 tháng 7 năm 1978 Điều 3 Công báo ngày 29 tháng 7 năm 1978)

(Luật số 85-1196 ngày 18 tháng 11 năm 1985 Điều 3-i, 3-ii và 8 Công báo ngày 19 tháng 11 năm 1985 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1986)

(Luật số 87-1130 ngày 31 tháng 12 năm 1987 Công báo ngày 01 tháng 01 năm 1988)

(Luật số 96-647 ngày 22 tháng 7 năm 1996 Điều 21 Công báo ngày 23 tháng 7 năm 1996)

(Luật số 2001-1062 ngày 15 tháng 11 năm 2001 Điều 13 Công báo ngày 16 tháng 11 năm 2001)

Những người sau giữ cương vị nhân viên cảnh sát tư pháp:

1) hiến binh không giữ cương vị sỹ quan cảnh sát tư pháp;

2) công chức được chỉ định giám sát và chỉ huy cảnh sát quốc gia không giữ cương vị sỹ quan cảnh sát tư pháp, cũng như các thực tập sinh thuộc cùng một đơn vị và trung uý cảnh sát tập sự;

3) công chức được chỉ định đến cơ quan thực thi và giám sát của cảnh sát quốc gia không giữ cương vị sỹ quan cảnh sát tư pháp, theo các quy định liên quan đến công chức được xem xét theo các khoản 4 và 5 dưới đây;

4) nhân viên cảnh sát đến từ các cựu đơn vị của các hạ sỹ quan và nhân viên cảnh sát của cảnh sát quốc gia được chỉ định là thực tập sinh trước ngày 31 tháng 12 năm 1985, khi có ít nhất hai năm phục vụ với cương vị là nhân viên cảnh sát đủ tiêu chuẩn và đã qua các kỳ thi kiểm tra kỹ thuật theo các điều kiện ấn định bằng một Nghị định của Chính phủ, hoặc khi họ có các bằng cấp chuyên môn cho phép thăng tiến lên cấp cao hơn;

5) nhân viên cảnh sát đến từ các cựu đơn vị các điều tra viên cảnh sát được chỉ định là thực tập sinh trước ngày 01 tháng 3 năm 1979, khi họ có ít nhất hai năm phục vụ với cương vị một nhân viên cảnh sát đủ tiêu chuẩn và khi họ tuân theo các điều kiện chuyên môn quy định tại luật số 78-788 ngày 28 tháng 7 năm 1978 sửa đổi tố tụng hình sự liên quan đến cảnh sát tư pháp và bồi thẩm đoàn toà án đại hình2, hoặc khi vượt qua được các bài thi kiểm tra kỹ thuật theo các điều kiện ấn định bởi một Nghị định của Chính phủ, hoặc khi họ có chứng chỉ chuyên môn cho phép thăng tiến lên cấp cao hơn.

Tuy nhiên, công chức đề cập tại các khoản từ 1 đến 5 nói trên có thể không thực hiện một cách hợp pháp các thẩm quyền có được với cương vị nhân viên cảnh sát tư pháp hoặc đảm nhận cương vị như vậy trừ khi họ được đặt vào vị trí liên quan đến việc thực hiện. Việc thực hiện các thẩm quyền này bị tạm hoãn trong thời gian họ tham gia, như là một đơn vị được thành lập, hoạt động nhằm duy trì trật tự xã hội.

Nhiệm vụ của một nhân viên cảnh sát tư pháp là:

- trợ giúp sỹ quan cảnh sát tư pháp thực hiện trách nhiệm của mình;

- chứng minh có sự tồn tại của các tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng hoặc tội vi cảnh và tập hợp các hồ sơ chính thức liên quan đến chúng;

- tiếp nhận dưới hình thức các bản ghi chính thức các lời khai được gửi đến bởi bất kì người nào có trách nhiệm cung cấp đầu mối, chứng cứ, và thông tin liên quan đến các thủ phạm và đồng bọn của những tội phạm này.

Nhân viên cảnh sát tư pháp không có khả năng quyết định biện pháp giam giữ của cảnh sát.

Điều 20-1

(Bổ sung bởi Luật số 2003-239 ngày 18 tháng 3 năm 2003 Điều 9 Công báo ngày 19 tháng 3 năm 2003)

Các sỹ quan đã nghỉ hưu của lực lượng cảnh sát quốc gia và hiến binh quốc gia giữ vị trí sỹ quan hoặc nhân viên cảnh sát tư pháp trong quá trình phục vụ có thể giữ vị trí nhân viên hoặc sỹ quan cảnh sát tư pháp khi được triệu tập là một phần của lực lượng cảnh sát quốc gia hoặc lực lượng hiến binh dự bị. Nghị định của Chính phủ quy định điều kiện áp dụng của điều này. Nó chỉ rõ các điều kiện về kinh nghiệm và bằng cấp được yêu cầu nhằm hưởng lợi từ vị thế của sỹ quan hoặc nhân viên cảnh sát tư pháp theo điều này.


Điều 21

(Luật số 66-493 ngày 9 tháng 7 năm 1966 Điều 2 Công báo ngày 10 tháng7 năm 1966)

(Luật số 78-788 ngày 28 tháng 7 năm 1978 Điều 3 Công báo ngày 29 tháng 7

năm 1978)

(Luật số 85-1196 ngày 18 tháng 11 năm 1985 Điều 4 và 8 Công báo ngày

19 tháng 11 năm 1985 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1986)

1988)

(Luật số 97-1019 ngày 28 tháng 11 năm 1997 Điều 6 Công báo ngày 08 tháng 11 năm 1997)

(Luật số 2001-1062 ngày 15 tháng 11 năm 2001 Điều 13 Công báo ngày 16 tháng 11 năm 2001)

(Luật số 2003-239 ngày 18 tháng 3 năm 2003 Điều 90 Công báo ngày 19 tháng 3 năm 2003)

Những người sau là trợ lý nhân viên cảnh sát tư pháp:

1) công chức thuộc các lực lượng cơ động của cảnh sát quốc gia không đáp ứng đủ các điều kiện tại điều 20;

1 bis) tình nguyện viên phục vụ với cương vị nhân viên quân đội trong hiến binh;

1 ter) trợ lý sỹ quan an ninh được đề cập tại điều 36 Luật số 95-73 ngày 21 tháng 01 năm 1995 có định hướng liên quan đến an ninh;

1 quarter) nhân viên lực lượng tuần tra khu vực Paris;

2) nhân viên cảnh sát trưởng.

Nhiệm vụ của họ là:

- trợ giúp sỹ quan cảnh sát tư pháp thực hiện nhiệm vụ;

- báo cáo cấp trên bất kì tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng hoặc tội vi cảnh biết được.

Chứng minh có sự tồn tại các vi phạm pháp luật hình sự, phù hợp với mệnh lệnh của cấp trên, và thu thập thông tin nhằm xác định thủ phạm của các tội phạm này, tất cả những điều này nằm trong khuôn khổ và theo các nghi thức quy định bởi các luật đặc biệt hoặc tổ chức chuyên ngành.

Ghi chú bằng các hồ sơ chính thức về các tội vi cảnh theo Luật Giao thông, danh sách quy định tại Nghị định của Chính phủ.

Khi tập hợp một báo cáo chính thức về một tội phạm đã thực hiện, sỹ quan cảnh sát tư pháp cũng có thể chính thức nhận bất kì quan sát nào của người thực hiện tội phạm.

Điều 21-1

Nhân viên cảnh sát tư pháp và trợ lý nhân viên cảnh sát tư pháp trong phạm vi thẩm quyền nơi họ thực hiện nhiệm vụ hàng ngày cũng như trong phạm vi thẩm quyền của sỹ quan cảnh sát tư pháp phụ trách đơn vị cảnh sát quốc gia hoặc đơn vị quân cảnh nơi họ được tạm thời được cử đến làm nhiệm vụ. Khi làm nhiệm vụ giúp đơ cho một sỹ quan cảnh sát tư pháp, họ có thẩm quyền trong phạm vi địa bàn nơi sỹ quan cảnh sát tư pháp đó thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại Điều 18.



Điều 21-2

(Bổ sung bởi Luật số 99-291 ngày 15 tháng 4 năm 1999 Điều 13 Công báo ngày 16 tháng 4 năm 1999)

Không ảnh hưởng đến trách nhiệm với thị trưởng theo điều 21, nhân viên cảnh sát trưởng phải báo cáo ngay bất kì tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng hoặc tội vi cảnh nào được thông báo cho bất kì sỹ quan cảnh sát tư pháp nào của cảnh sát quốc gia hoặc hiến binh có thẩm quyền theo lãnh thổ.

Đồng thời gửi ngay báo cáo và hồ sơ chính thức cho thị trưởng và, thông qua các nhân viên của cảnh sát tư pháp đề cập tại khoản trên, cho công tố viên cấp quận.
MỤC IV

VIÊN CHỨC VÀ CÔNG CHỨC ĐẢM NHẬN MỘT SỐ CHỨC NĂNG CỦA CẢNH SÁT TƯ PHÁP






tải về 3.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương