1. Mô hình Input-output tổng quát



tải về 120.07 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu23.03.2018
Kích120.07 Kb.
#36495
  1   2
MÔ HÌNH I-O LIÊN VÙNG CHO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG


TS. Nguyễn Trần Dương, Bùi Trinh, Nguyễn Thị Thuỳ Dương

1. Mô hình Input-output tổng quát

Một mô hình I-O có thể biểu diễn dưới dạng đơn giản nhất như sau:




F

Tiêu dùng trung gian

Ô I


Y
Ô II




X

Tổng đầu ra



VA

Ô III























X

Tổng đầu vào












Ô I thể hiện chi phí trung gian của các ngành, bao gồm các ngành sản xuất ra sản phẩm vật chất và các ngành sản xuất ra sản phẩm dịch vụ.

Ô II thể hiện những sản phẩm vật chất và dịch vụ được sử dụng cho nhu cầu sử dụng cuối cùng, bao gồm nhu cầu tiêu dùng cuối cùng, tích luỹ tài sản và xuất nhập khẩu.

Ô III thể hiện giá trị tăng thêm của các ngành, bao gồm thu nhập của người sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao TSCĐ và thặng dư sản xuất.

Các ngành trong nền kinh tế có mối quan hệ hàm số như sau:

X = AX + Y (1)

Trong đó:

A: là ma trận hệ số chi phí trung gian trực tiếp,

X: là véc tơ giá trị sản xuất.

Y: là véc tơ sử dụng cuối cùng.

2. Mô hình I-O liên vùng

Mô hình I-O có thể được vận dụng để nghiên cứu mối quan hệ giữa 2 vùng kinh tế, chẳng hạn như giữa vùng kinh tế là thành phố Hồ Chí Minh và vùng 2 là các tỉnh còn lại của Việt Nam.



Ma trận A trong (1) được chia thành 4 ma trận con:

A11 là ma trận hệ số chi phí trung gian trực tiếp giữa các ngành trong vùng 1 (tức là không kể đến chi phí trung gian vùng 1 dùng của bên ngoài).

A22 tương tự, là ma trận hệ số chi phí trung gian trực tiếp giữa các ngành trong vùng 2.

A12 là ma trận hệ số xuất khẩu hàng hoá trung gian từ vùng 1 sang vùng 2, hay còn gọi là xuất khẩu nội địa của vùng 1.

A21 là ma trận hệ số nhập khẩu hàng hoá của vùng 2 làm đầu vào cho sản xuất ở vùng 1, hay còn gọi là nhập khẩu nội địa của vùng 1.

Trong bảng I-O liên vùng còn có thêm các ma trận thể hiện trao đổi của vùng 1 và vùng 2 với thế giới.



(1) có thể được khai triển thành:

Hay:


(2)

Trong đó: Y1 , Y2 lần lượt là các vectơ TDCC của vùng 1 và vùng 2.

X1, X2 lần lượt là các vectơ tổng đầu ra của vùng 1 và vùng 2.

Từ (2) khai triển ra ta có 2 hệ phương trình:

(I - A11)X1 - A12X2 = Y1 (3.1)

(I - A22)X2 - A21X1 = Y2 (3.2)

(3.1) Cho biết, Tiêu dùng cuối cùng các sản phẩm do vùng 1 sản xuất ra bằng tổng đầu ra vùng 1 trừ đi khoản Tiêu dùng trung gian cho chính vùng 1 và trừ tiếp đi khoản tiêu dùng trung gian xuất sang vùng 2.

(3.2) cũng được giải thích tương tự như vậy.




tải về 120.07 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương