ĐỀ CƯƠng ôn tập thi học kì II – MÔn vật lý LỚP 11 NĂm họC 2014 – 2015 I. Lý thuyết và công thức trong các bài



tải về 20.94 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích20.94 Kb.
#30684
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II – MÔN VẬT LÝ LỚP 11

NĂM HỌC 2014 – 2015

I. Lý thuyết và công thức trong các bài

1. Từ trường

2. Lực từ - Cảm ứng từ

3. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt

4. Lực Lorentz

5. Từ thông. Cảm ứng từ

6. Suất điện động cảm ứng

7. Khúc xạ ánh sáng

8. Phản xạ toàn phần

9. Lăng kính

10. Thấu kính

11. Mắt


12. Kính lúp

II. Một số bài tập tham khảo

Bài 1: Cho 2 dòng điện thẳng song song ngược chiều, có cường độ I1 = 4A , I2 = 1A , đặt tại hai điểm A và B cách nhau 10 cm trong không khí.

a. Xác định tổng hợp do I1, I2 gây ra tại điểm M là trung điểm AB.

b. Tìm điểm N mà tại đó tổng hợp bằng 0.

c. Tìm điểm P mà tại đó

d. Để tổng hợp tại M bằng 0 thì I2 phải thay đổi như thế nào về hướng và độ lớn.

Bài 2: Một ống dây dẫn có chiều dài 5 m, số vòng dây là 60000 vòng, cường độ dòng điện chạy trong ống dây là 8 A. Tính cảm ứng từ do dòng điện sinh ra trong ống dây.

Bài 3: Một hạt electron bay vào trong vùng từ trường đều có cảm ứng từ B = 10-4 T với vận tốc v = 3,2.106 m/s theo hướng vuông góc với , biết khối lượng của electron là 9,1.10-31 kg. Tính lực lorentz tác dụng lên electron.

Bài 4: Xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng dây khi:

a. Nam châm (cực Bắc ở trên, cực Nam ở dưới) rơi thẳng đứng xuyên qua tâm vòng dây.

b. Một dòng điện thẳng có chiều dòng điện hướng lên nằm trong mặt phẳng của vòng dây tròn, cho vòng dây tịnh tiến lại gần dòng điện thẳng.

c. Vòng dây tròn đặt trong từ trường đều, mặt phẳng vòng dây vuông góc với . Cho vòng dây quay quanh trục đi qua tâm vuông góc với mặt phẳng vòng dây.

Bài 5: Một cuộn dây dẫn thẳng có 1000 vòng đặt trong từ trường đều sao cho các đường cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung. Diện tích phẳng mỗi vòng dây S = 2dm2. Cảm ứng từ giảm đều từ 0,5 T đến 0,2 T trong 0,1 s.

a. Tìm độ biến thiên của từ thông cuộn dây trong 0,1 s?

b. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây bằng bao nhiêu?

c. Hai đầu cuộn dây nối với điện trở R=15Ω. Tìm cường độ dòng điện qua R?

Bài 6. Một cây gậy dài 2m cắm thẳng đứng dưới đáy hồ. Gậy nhô lên khỏi mặt nước 0,5m. Ánh sáng Mặt trời chiếu xuống hồ theo phương hợp với pháp tuyến của mặt nước một góc 60. Tìm chiều dài của bóng cây gậy in trên đáy hồ. Biết chiết suất của nước bằng 4/3.

Bài 7: Chiếu một tia sáng đi từ môi trường có chiết suất n ra không khí. Biết góc hợp bởi tia tới và mặt phân cách giữa 2 môi trường là  = 60, góc hợp bởi tia ló và mặt phân cách là  = 30.

a. Tìm chiết suất n.

b. Tìm góc  lớn nhất để không có tia ló ra không khí.

Bài 8: Một đĩa tròn bằng gỗ, bán kính R = 6cm nổi trên mặt nước. Ở tâm đĩa có gắn một cây đinh dài 3,5cm thẳng đứng chìm trong nước có chiết suất n = .

Hỏi khi đặt mắt trong không khí ở bất kì đâu trên mặt thoáng có nhìn thấy đầu cây đinh không? Vì sao?



Bài 9: Một thấu kính hội tụ L1 có tiêu cự 40 cm. Một vật sáng AB và một màn ảnh M đặt trong không khí.

a. Khi vật AB cách thấu kính 60cm thì thấy có 1 ảnh hiện trên màn. Xác định vị trí, tính chất, độ phóng đại của ảnh A’B’. Vẽ ảnh theo đúng tỉ lệ.

b. Cố định vị trí vật AB và màn, tịnh tiến thấu kính ra xa vật thì thấy có một vị trí mới của thấu kính cho ảnh hiện rõ trên màn M. Tìm khoảng dịch chuyển của thấu kính.

Bài 10: Một thấu kính hội tụ L1 có tiêu cự f1 = 20cm và một vật sáng phẳng AB cao 2cm đặt trước và vuông góc với trục chính của thấu kính và cách L1 một đoạn 60cm.

a. Xác định vị trí, tính chất, chiều và độ lớn ảnh của AB qua L1. Vẽ ảnh.

b. Ghép thêm một thấu kính phân kì có tiêu cự 12 cm, đồng trục, sát thấu kính L1 ở trên. Xác định vị trí vật AB để qua hệ thấu kính thu được ảnh ảo cao bằng 1/5 lần vật.

Bài 11: Mắt cận có điểm cực viễn cách mắt 50cm.

a. Muốn nhìn rõ vật ở vô cực mà không điều tiết. người đó phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu. (Kính đeo sát mắt)

b. Điểm cực cận cách mắt 10cm. Khi đeo kính nhìn thấy điểm gần mắt nhất cách mắt bao nhiêu. (Kính đeo sát mắt)

Bài 12: Mắt viễn chỉ có thể nhìn rõ được vật cách mắt gần nhất 40cm. Tính độ tụ của kính phải đeo để có thể nhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất là 25 cm (Kính đeo sát mắt)

Bài 13: Một kính lúp có độ tụ 50 dp. Mắt có điểm cực cận cách mắt 20cm đặt tại tiêu điểm ảnh của kính để nhìn vật AB dưới góc trông  = 0,05 rad.

a. Xác định độ lớn của AB.

b. Đặt mắt cách kính lúp trên 5cm và ngắm chừng ở điểm cực cận. Xác định số bội giác của kính trong trường hợp này.
Каталог: files -> %C4%91%E1%BB%81%20c%C6%B0%C6%A1ng%202015
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
%C4%91%E1%BB%81%20c%C6%B0%C6%A1ng%202015 -> ĐỀ CƯƠng ôn thi thi thpt quốc gia 2015 Môn: Đại lý 12 VỊ trí ĐỊa lí, phạm VI lãnh thổ

tải về 20.94 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương