Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh sở khoa học và CÔng nghệ


PHẦN IV PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KT–XH



tải về 1.15 Mb.
trang8/16
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.15 Mb.
#14404
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   16

PHẦN IV
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KT–XH

I. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực KT-XH giai đoạn 2012–2020


Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 đã đưa ra phương án phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 như Bảng 9:

Bảng 9. Phương án phát triển KT–XH đến 2020 của Quảng Ninh

Các chỉ tiêu

Năm 2015


Năm 2020


Tăng trưởng GDP (%)

9,5-10,5*

14–15**

GDP/người (USD)

3.600-4.000

8.000-8.500

Cơ cấu kinh tế GDP (%)

Nông nghiệp

Công nghiệp – Xây dựng

Dịch vụ


5,0-5,5

49,0-49,5

45,0-45,5


3-4

45-46


51-52

Lao động qua đào tạo

73 %

89 %

Ghi chú: * là số trung bình của giai đoạn 2011-2015 và ** là của 2016-2020

Để đạt được các chỉ tiêu KT–XH đã đặt ra trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Ninh, cần có sự nỗ lực vượt bậc của Tỉnh trong việc triển khai các cơ chế chính sách và giải pháp phù hợp, tạo môi trường sản xuất kinh doanh hấp dẫn (theo Báo cáo Môi trường kinh doanh 2012 của WB, Việt Nam xếp thứ 98/183 nước về Điều kiện kinh doanh thuận lợi, đó là thứ hạng kém và các yếu kém nhất là về: bảo vệ nhà đầu tư, quy trình nộp thuế, thành lập và giải thể doanh nghiệp). Cần khắc phục kịp thời sự suy giảm liên tục chỉ số PCI trong 3 năm qua, khắc phục sự sụt giảm chỉ số về lòng tin đối với FDI, khắc phục tình trạng giải ngân chậm trong hoạt động FDI. Bên cạnh đó, Tỉnh cũng cần giảm nhanh hệ số ICOR, có cơ chế chính sách KH&CN phù hợp nhằm nâng cao chỉ số TFP. Đồng thời cũng cần quy hoạch phát triển KH&CN tỉnh Quảng Ninh theo hướng đẩy nhanh và mạnh các hoạt động ứng dụng các thành tựu KH&CN, chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại vào trong tất cả các lĩnh vực KT–XH, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Những yêu cầu đòi hỏi mang tính chất sống còn trên đây đối với tỉnh Quảng Ninh phải được đáp ứng kịp thời, nếu không sẽ không đạt được mục tiêu đề ra.

Bám sát vào việc triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội Quảng Ninh đến 2020, tầm nhìn đến 2030 và xuất phát từ tình hình thực trạng cũng như định hướng phát triển giai đoạn 2012–2020, Các nhiệm vụ chủ yếu được tỉnh xác định ưu tiên tập trung là:

1– Phát triển dịch vụ, du lịch và thương mại: Phát triển nhanh dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch. Phát triển du lịch trên cơ sở các tài sản vốn có như các di sản kỳ quan thiên nhiên thế giới, văn hóa riêng của tỉnh. Phát triển thương mại trên cơ sở tận dụng thế mạnh hiện có của tỉnh. Chú trọng phát triển hoạt động xuất khẩu kết hợp với phát triển thị trường nội địa. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ kho vận. Cải thiện và hiện đại hóa ngành dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng theo đẳng cấp quốc tế. Cụ thể là:

Ngành du lịch: Khai thác tối đa các lợi thế về giá trị cảnh quan, sinh thái, văn hóa, truyền thống, lịch sử cho phát triển các loại hình dịch vụ du lịch và hướng đến phát triển nền công nghiệp dịch vụ giải trí vào năm 2020. Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch độc đáo, tour du lịch hợp lý, phát triển hoạt động liên kết lữ hành trong và ngoài nước. Chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch có chất lượng cao (du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch đồng quê,…) và các sản phẩm du lịch bổ trợ (trung tâm thương mại – mua sắm, vui chơi, thể thao; trung tâm tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế,…); sản phẩm lưu niệm thủ công mỹ nghệ, ẩm thực. Phát triển công nghiệp văn hoá, giải trí (nghệ thuật phim, nghệ thuật thị giác, biểu diễn thời trang, nghệ thuật dân tộc, xuất bản,…). Tập trung phát triển mạnh các trung tâm du lịch; phát triển các khu du lịch chính như Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái – Trà Cổ, Uông Bí – Đông Triều – Yên Hưng thành trung tâm du lịch lớn tương xứng với vị thế của Tỉnh. Đưa tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch vào GDP của tỉnh đạt 10% vào năm 2015 và 20% vào năm 2020. Đây là nhiệm vụ rất lớn đặt ra cho ngành du lịch Quảng Ninh. KH&CN về du lịch, khách sạn nhà hàng; KH&CN về các lĩnh vực bổ trợ cần được đầu tư phát triển mạnh hơn nữa để phát huy tối đa lợi thế tổng hợp về du lịch của Tỉnh.

Kinh tế biên mậu: Cần phát huy tiềm năng, thế mạnh các cửa khẩu trên bộ và trên biển để phát triển dịch vụ thương mại biên giới và các loại hình dịch vụ khác. Dịch vụ kỹ thuật cần được tăng cường nhằm phục vụ cho việc nhập và xuất hàng hoá qua cửa khẩu với những loại hàng hoá khác nhau (mặt hàng tươi sống, mặt hàng không qua chế biến, mặt hàng chế biến,…); đảm bảo an toàn thực phẩm,… Đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Móng Cái, giữ vai trò cửa ngõ giao lưu chính của vành đai kinh tế với Trung Quốc và giữa Việt Nam – Trung Quốc với ASEAN. Phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng hợp lý để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng xuất khẩu những mặt hàng có giá trị tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, giảm dần tỷ trọng hàng thô. Hình thành các khu thương mại tự do ở các khu hành chính – kinh tế đặc biệt. KH&CN về thương mại và đặc biệt KH&CN kinh tế biên mậu cần được đẩy mạnh phát triển (cả dự báo) nhằm làm chỗ dựa cho các cơ chế, chính sách và các quyết sách của Tỉnh trong tình hình kinh tế diễn biến phức tạp.

Ngoài ra, KH&CN cần đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật hiện đại kiểm tra chất lượng hàng hoá, chống buôn bán hàng giả, hàng không đạt chất lượng; ứng dụng KH&CN trong bảo quản, lưu kho hàng hoá, chế biến các sản phẩm xuất khẩu, hạn chế gia công. Phát triển dịch vụ kỹ thuật như đo lường, kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm, hàng rào kỹ thuật trong thương mại, kiểm soát chất lượng hàng hoá. Cần có các nghiên cứu về thị trường biên mậu để có thể chủ động cung ứng nguồn hàng phù hợp.

Dịch vụ vận tải: Cần phát triển cảng, các dịch vụ vận tải, hậu cần cảng biển, nghề cá; phát triển phương tiện vận tải đồng bộ (vận tải bộ, thuỷ, hàng không, đường sắt); xây dựng sân bay quốc tế Vân Đồn. Tận dụng tối đa lợi thế, thế mạnh về vận tải đường biển và vận tải đường thuỷ nội địa của tỉnh nhằm phục vụ vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và tiêu dùng trong tỉnh. Vận tải thủy sẽ vận tải các mặt hàng rời, hàng khối lượng lớn, hàng vật liệu xây dựng và than. Vận tải đường bộ vận chuyển các mặt hàng nguyên, nhiên liệu phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt. Vận tải đường sắt sẽ vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, các hàng hoá có khối lượng lớn từ cảng Cái Lân đến các tỉnh khu vực phía Bắc, trên hành lang kinh tế Đông Tây.

Hiện tại, với gần 160 tuyến vận tải hành khách liên tỉnh bằng đường bộ thể hiện sự thu hút đối với vận chuyển hành khách là tương đối đa dạng. Trong giai đoạn tiếp theo, các tuyến vận tải này cần tiếp tục duy trì và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của hành khách, đồng thời nghiên cứu mở mới các tuyến vận tải đến các khu vực khác. Phát triển tuyến vận tải hành khách quốc tế từ Trung Quốc (chủ yếu từ Quảng Tây, Quảng Đông) quá cảnh qua cửa khẩu Móng Cái theo đường bộ đến Quảng Ninh và đến tỉnh thứ 3, theo đường biển đến các cảng khu vực Hạ Long.

Phát huy thế mạnh của vận tải hành khách bằng đường sắt và đường biển. Bên cạnh vận tải khách đường bộ, vận tải đường sắt đảm nhận vận chuyển lượng hành khách đi Hà Nội khi tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân đưa vào sử dụng. Ngoài ra phát triển mạnh vận tải đường biển, bao gồm vận tải du lịch thăm quan vịnh; hình thành các tuyến cao tốc ven biển và đến các đảo.

Đáp ứng yêu cầu phát triển nêu trên, trước hết cần thường xuyên nghiên cứu dự báo tình hình phát triển vận tải của Tỉnh, khu vực đến 2020 và nghiên cứu các vấn đề về kinh tế vận tải có liên quan (vận trù, quy hoạch, tổ chức quản lý doanh nghiệp vận tải,…). Trên cơ sở đó từng bước hiện đại hoá phương tiện vận tải, áp dụng các công nghệ và phương thức vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức; ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hóa trong vận tải hành khách; ứng dụng KH&CN để cải tiến, đóng mới các phương tiện vận tải tiên tiến, xây dựng các cảng hiện đại trang bị công nghệ hiện đại (tàu container, sà lan nhỏ tuyến thuỷ nội địa) và nhanh chóng hình thành hệ thống công nghệ logistics trong vận tải người và hàng hoá đường không, đường biển, đường bộ, đường sắt. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành sản xuất, đi lại trên biển. Khuyến khích và sử dụng và áp dụng công nghệ tiên tiến vào công tác khảo sát, thiết kế nhằm đạt độ chính xác. Xây dựng, bảo trì các công trình cầu, đường, bến, bãi… Cần khuyến khích mạnh dạn áp dụng công nghệ tiên tiến trong mọi lĩnh vực trong ngành giao thông vận tải. Tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ và công nhân lành nghề đáp ứng vận hành các công nghệ mới trong thu phí cầu đường, vận hành hệ thống giao thông thông minh, quản lý đường cao tốc…


Kinh tế biển: Phát triển mạnh kinh tế biển, trọng tâm là du lịch biển, cảng biển, các lĩnh vực dịch vụ hậu cần cảng biển và nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản theo hướng công nghiệp, sinh thái. Cần xúc tiến ngay quy hoạch kinh tế biến; phát triển ngành công nghiệp chế biến hải sản, công nghiệp cầu cảng và công nghiệp đóng tàu; phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp đóng tàu, chế biến thuỷ sản, xây dựng cảng. Ngành đóng tàu tiếp tục nâng cấp mở rộng hoàn thiện khu công nghiệp đóng tàu Cái Lân, nhà máy đóng tàu Hạ Long, Hà An… triển khai xây dựng một số nhà máy đóng tàu quy mô lớn cùng công nghiệp phụ trợ tại khu công nghiệp cảng biển Hải Hà, khu công nghiệp dịch vụ Đầm Nhà Mạc. Đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa các nhà máy cơ khí, đóng tàu hiện có nhằm nâng tỷ lệ nội địa hóa trong ngành đóng tàu.


KH&CN thời gian tới cần đẩy mạnh các nghiên cứu về kinh tế biển nhằm làm cơ sở cho Tỉnh đưa ra cơ chế, chính sách, quyết sách (cả quy hoạch, quản lý) đối với phát triển kinh tế biển một cách hợp lý trong bối cảnh phát triển kinh tế nhiều biến động đến 2020. Bên cạch đó, cần đẩy mạnh ứng dụng KH&CN trong công nghiệp biển; nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản nhằm nâng cao năng suất và tạo vùng sản xuất hàng hoá. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong ngành kinh tế biển như đóng tàu, hệ thống cảng biển; nuôi trồng, đánh bắt và chế biến hải sản.

Tài chính, ngân hàng: Phát triển và hiện đại hóa ngành ngân hàng, tài chính tạo ra các tiện ích trong chu chuyển tài chính, tiền tệ phục vụ cho phát triển sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân.



2– Phát triển công nghiệp, xây dựng: Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo trở thành động lực tăng trưởng chính trong giai đoạn tới. Khai thác than bền vững, tập trung nghiên cứu công nghệ khai thác tiên tiến nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường, tận thu tối đa nguồn tài nguyên, cải thiện điều kiện cho người lao động. Thu hút đầu tư nước ngoài ngành công nghiệp lắp ráp và kiểm thử thiết bị điện tử (EMS). Đảm bảo cung cấp điện bền vững, ổn định và thân thiện với môi trường tới tất cả các hộ gia đình vào năm 2015. Tiếp tục duy trì phát triển các tiểu ngành như: Khai thác khoáng sản phi kim loại (vật liệu xây dựng); gốm sứ và hàng thủ công mỹ nghệ, đặc biệt để hỗ trợ ngành du lịch; ngành sản xuất vật liệu xây dựng và ngành cơ khí.

Quảng Ninh sẽ tập trung phát triển các ngành, các lĩnh vực công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh về vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào và nguồn nguyên liệu sẵn có. Phát triển và tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy xây dựng nhiệt điện, trung tâm sản xuất vật liệu xây dựng, đóng tàu và khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên; đẩy mạnh xử lý các vấn đề môi trường do khai khoáng gây ra. Tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp (chuyển dịch lên phía Bắc và phía Tây để bảo vệ Di sản và phát triển công nghiệp hoá nông thôn). Kết hợp với Hải Phòng hình thành trung tâm sản xuất thiết bị siêu trường, siêu trọng, đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao (ưu tiên các lĩnh vực công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo, cơ khí chính xác, công nghệ thông tin, viễn thông). Phát triển lắp ráp, kiểm thử thiết bị điện tử; chế biến thực phẩm, đồ uống quy mô lớn, trong đó xây dựng một vài tiểu ngành mới mang tính đột phá như dịch vụ sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử EMS, chế biến thực phẩm và đồ uống; duy trì phát triển các tiểu ngành như khai thác khoáng sản phi kim loại, gốm sứ, thủ công mỹ nghệ. Tái cơ cấu các cụm sản xuất theo mô hình đặc khu hành chính – kinh tế; khu kinh tế thương mại tự do. Trong đó tập trung phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ và có chính sách hỗ trợ, tài trợ hoạt động NC&PT; tài trợ cho đào tạo nhân lực, thu hút những người có trình độ tiến sỹ, chuyên gia trình độ cao.

Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Quảng Ninh trong tương lai sẽ gồm: sản phẩm lắp ráp, kiểm thử thiết bị điện tử; các sản phẩm công nghiệp thực phẩm và đồ uống; các sản phẩm phi khoáng sản; các sản phẩm lắp ráp, chế tạo, sửa chữa ô tô; sản xuất máy biến áp, động cơ điện; sản xuất máy móc thiết bị, chi tiết máy; đóng tàu biển và tàu du lịch; cơ khí xây dựng; cơ khí tiêu dùng; chế tạo thiết bị chính xác, thiết bị bảo vệ môi trường. Các ngành, lĩnh vực công nghiệp cụ thể là:



a. Ngành cơ khí, chế tạo: Hiện đại hóa công nghiệp cơ khí, hình thành và phát triển các nhà máy, tổ hợp công nghiệp cơ khí chế tạo có trình độ công nghệ tương đương khu vực, đóng vai trò là hạt nhân công nghiệp cơ khí chế tạo một số sản phẩm như thiết bị, phụ tùng và tổng thành máy động lực, máy xây dựng, máy nông nghiệp, dây chuyền chế biến, lắp ráp ô tô, xe máy, sản phẩm máy công cụ, thiết bị y tế, sản phẩm cơ khí – điện máy tiêu dùng như máy điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, dụng cụ gia đình.

Cơ khí phục vụ ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, năng lượng: Khuyến khích đầu tư nhà máy sản xuất ô tô và nhà máy chế tạo giảm xóc ô tô tại Cẩm Phả; dự án sản xuất các thiết bị thủy lực; dự án lắp ráp và sản xuất các thiết bị nâng hạ… Đầu tư nâng cao năng lực của nhà máy thuộc Công ty công nghiệp ô tô Than Việt Nam; nâng cao năng lực chế tạo các máy biến áp của công ty chế tạo thiết bị điện Cẩm Phả; tiếp tục đầu tư nâng cấp trang thiết bị và khả năng sản xuất các cơ sở cơ khí.

Cơ khí đóng tàu: Nâng cao năng lực nhà máy đóng tàu Hạ Long, Công ty cơ khí đóng tàu than Việt Nam, công ty cơ khí đóng tàu Thủy An, mở rộng nhà máy tàu thủy Sông Chanh.

Phát triển các khu, cụm công nghiệp cơ khí đóng và sửa chữa tàu biển đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; Từng bước thay thế máy móc, trang thiết bị ngoại nhập; Tăng cường năng lực thiết kế sản phẩm cho những nỗ lực NC&PT của Vinacomin, đồng thời nâng cao công nghệ hiện đại; Hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cấp trang thiết bị chuyển hướng sang qui trình sản xuất tự động.



b. Ngành luyện kim: Phát triển các nhà máy sản xuất thép liên hợp, sản xuất thép cán có qui mô công suất lớn. Từng bước phát triển sản xuất thép chất lượng cao, thép chuyên dụng cung cấp cho công nghiệp cơ khí, đóng tàu. Kêu gọi đầu tư dự án nhà máy luyện thép tại KCN Hải Hà, hoặc KCN Đầm nhà Mạc.

c. Ngành điện tử và công nghệ thông tin: Phát triển mạnh công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp chủ lực. Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin phần cứng, sản xuất linh kiện, lắp ráp hoàn chỉnh máy tính, điện thoại di động sử dụng công nghệ tiên tiến.

Phát triển cụm công nghiệp điện tử, chuyển từ sản xuất linh phụ kiện và lắp ráp (CKD, IKD) thiết bị điện tử nghe nhìn, thiết bị điện, cáp điện và thiết bị thông tin viễn thông sang sản xuất hàng điện tử nghe nhìn cao cấp, sản phẩm điện – điện tử kỹ thuật cao như máy phát và biến thế điện công suất lớn, thiết bị viễn thông, điện thoại di động, linh kiện điện tử, thiết bị điện tử cho công nghiệp ô tô, đóng tàu để tiêu thụ trong nước thay thế nhập khẩu và xuất khẩu.

Tập trung phát triển khu EMS thông qua các giải pháp điều chỉnh khung pháp chế và biện pháp hỗ trợ để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư như dịch chuyển lao động, cơ chế hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo lao động (công nhân kỹ thuật cao), bảo hộ tài sản trí tuệ, hỗ trợ NC&PT.

d. Ngành khai thác và chế biến khoáng sản: Phát triển công nghiệp khai khoáng theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ khai thác hiện đại, chế biến tinh để nâng cao hệ số thu hồi và hiệu quả sử dụng tổng hợp khoáng sản.

Khai thác lộ thiên: Sớm kết thúc khai thác các mỏ lộ thiên để tiến hành hoàn nguyên môi trường, trả lại cảnh quan cho phát triển thành phố Hạ Long. Khai thác hầm lò: Duy trì, cải tạo, mở rộng nâng công suất các mỏ hiện có. Khẩn trương đầu tư các mỏ hầm lò mới có công suất cao, đồng bộ và hiện đại tại các khu vực có tiềm năng… Đẩy mạnh cơ giới hóa, hiện đại hóa công nghệ khai thác hầm lò để nâng cao hệ số thu hồi than, nâng cao năng suất lao động.

Khai thác khoáng sản cần chú trọng phát triển bền vững về môi trường, tăng sản lượng đi đôi với hiệu quả đầu tư và an ninh năng lượng lâu dài của quốc gia vì các hoạt động khai thác than hiện nay chủ yếu vẫn tập trung vào khai thác lộ thiên và xuất khẩu thô nên hiệu quả không cao và làm suy kiệt nguồn tài nguyên nhanh chóng. Theo ước tính, với việc khai thác 60 triệu tấn/năm thì mỗi năm ngành than phải bóc tách và thải ra môi trường khoảng 300 triệu tấn đất đá, 48 triệu m3 nước thải bẩn chưa xử lý sạch, an toàn.

Trong ngành khai khoáng các công nghệ và thiết bị cần hiện đại hóa và tăng cường nhân lực có tay nghề cao.



đ. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Sản xuất xi măng theo quy hoạch đã được phê duyệt: Nhà máy xi măng Hạ Long; xi măng Thăng Long… Cần hạn chế việc phát triển thêm các nhà máy xi măng. Không phát triển mới hoặc mở rộng sản xuất xi măng lò đứng.

Sản xuất gạch ngói: Dự kiến đầu tư mở rộng các nhà máy gạch hiện có. Xây dựng mới một số nhà máy gạch Tuynen với công suất mỗi nhà máy từ 25–30 triệu viên/năm… Ưu tiên cho các dự án sản xuất gạch không nung để tận dụng nguồn chất thải từ các nhà máy công nghiệp, tiết kiệm tài nguyên, thân thiện môi trường. Ngoài ra còn dự kiến mở rộng và xây dựng mới các cơ sở khai thác đá, cát, sản xuất vật liệu mỏng, bê tông thương phẩm… đảm bảo nhu cầu vật liệu xây dựng cho tỉnh trong các giai đoạn tới.

Lực lượng lao động trong tiểu ngành sản xuất vật liệu xây dựng cần được đào tạo, thu thập kinh nghiệm đặc biệt nhân lực quản lý giỏi, chuyên gia thị trường, thiết kế sản phẩm, xây dựng thương hiệu.

e. Ngành chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, đồ uống: Mở rộng qui mô công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, khuyến khích đầu tư phát triển các nhà máy, cơ sở chế biến trang thiết bị hiện đại gắn với xây dựng các vùng nguyên liệu sản xuất các sản phẩm chất lượng cao. Ưu tiên cho các dự án đầu tư sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ để chế biến thịt, sữa, rau quả, rượu bia, nước giải khát. Đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm của tiểu ngành.

Tập trung phát triển tiểu ngành chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm thông qua biện pháp chứng nhận tiêu chuẩn sản xuất, an toàn thực phẩm và các biện pháp hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ hoạt động NC&PT; miễn thuế thu nhập, xây dựng thương hiệu.



g. Ngành hóa chất: Phát triển công nghiệp hóa chất sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao sản xuất sản phẩm phân bón vi sinh có hàm lượng dinh dưỡng cao, đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân đạm từ khí than, các loại dược phẩm, hóa chất phục vụ công nghiệp, sản phẩm điện hóa, sản phẩm nhựa, cao su, sơ cao cấp, hóa mỹ phẩm.

h. Ngành dệt may, da giầy: Phát triển công nghiệp dệt may, da giày theo hướng xuất khẩu và phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh phát triển các ngành hỗ trợ như sợi, chỉ may, nhuộm, thiết kế mẫu mã để chuyển dần từ gia công sang sản xuất nội địa hóa sản phẩm.

i. Công nghiệp hỗ trợ: Công nghiệp hỗ trợ của tỉnh hiện còn phân tán cả ngành nghề, phân bố không gian, bởi vậy cần có trọng điểm phát triển; Cần xây dựng KCN hỗ trợ làm trọng tâm để tạo liên kết công nghiệp hỗ trợ, đồng thời là tâm điểm kết nối và hội nhập công nghiệp trong toàn Vùng.

k. Công nghiệp điện: Nâng cấp khả năng tiếp cận lưới điện quốc gia cho hầu hết các khu vực của tỉnh; Nâng cao hiệu suất sử dụng các nhà máy nhiệt điện; Đảm bảo cung cấp điện ổn định cho công nghiệp và du lịch.

g. Phát triển các KCN, CCN: Đẩy mạnh thu hút đầu tư lấp đầy các KCN, CCN đã có; xây dựng thêm các KCN, CCN mới (theo quy hoạch đã được phê duyệt) để thu hút đầu tư và giảm bớt mật độ tập trung khu công nghiệp xung quanh Thành phố Hạ Long và vùng phụ cận. Xây dựng một số khu vườn ươm công nghiệp công nghệ cao tiến tới phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao về cơ khí tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.

Phát triển các KCN, CCN phù hợp với phát triển đô thị, giao thông; hạ tầng các KCN, CCN đồng bộ gắn phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung với phát triển các khu dịch vụ – đô thị. Các KCN, CCN đều phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung để giảm ô nhiễm môi trường, có kết cấu hạ tầng hiện đại. Xây dựng các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành như: công nghiệp đóng tàu, công nghiệp sản xuất ô tô, công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp dệt – may, công nghiệp chế biến thực phẩm.



Về giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến 2020 đưa ra dự báo tỷ trọng giá trị khai thác than trên tổng giá trị công nghiệp sẽ giảm xuống 31,40 % vào năm 2020; ngành cơ khí điện tử sẽ tăng và chiếm khoảng 17,12%; ngành chế biến nông – lâm – thuỷ sản, thực phẩm ở mức 14–15% (Bảng 8). Do vậy, cần đẩy mạnh đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ và năng lực công nghệ cho các lĩnh vực này.

Bảng 8. Dự báo cơ cấu GTSX các ngành công nghiệp (8)

TT

Ngành công nghiệp

2010

2015

2020




Tổng

100%

100

100

1

CN Khai thác mỏ

43,48%

38,37%

31,40%

2

CN sản xuất vật liệu xây dựng

13,85%

12,50%

11,05%

3

CN cơ khí, điện tử.

14,85%

15,64%

17,12%

4

CN chế biến nông, lâm sản, thực phẩm

15,15%

14,90%

14,45%

5

CN hóa chất

0,43%

0,53%

0,62%

6

CN dệt may, da giày

0,56%

0,43%

0,27%

7

CNSX & phân phối điện, nước

8,22%

10,89%

9,34%

8

Công nghiệp khác (xuất bản, in, sao…)

3,46%

3,26%

2,93%

Từ tình hình phát triển công nghiệp nêu trên, Quảng Ninh cần đẩy mạnh đổi mới công nghệ để sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả các ngành công nghiệp khai thác than, nhiệt điện, sản xuất VLXD, cơ khí và đặc biệt phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông lâm, thuỷ sản, thực phẩm; điện, điện tử; nghiên cứu làm rõ các giá trị, khả năng khai thác, sử dụng các tài nguyên còn tiềm năng (VLXD, thuỷ sản, dược liệu, nước khoáng,…).

Trong lĩnh vực khoáng sản cần quan tâm hoàn thiện công nghệ khai thác hầm lò và vận chuyển than ra cảng theo phương pháp hiện đại (ống dẫn khí) nhằm nâng cao hiệu quả trong khai thác và bảo vệ môi trường. Trong công nghiệp cơ khí cần ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực cơ khí chế tạo và cơ khí động lực, chế tạo máy, cơ khí phục vụ chế biến; nghiên cứu phát triển năng lượng sạch; ứng dụng công nghệ hiện đại giám định chất lượng hàng hoá; đẩy mạnh xây dựng các thương hiệu; mở rộng sàn giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thân môi trường.

Đối với công nghiệp hỗ trợ, cần tranh thủ sự hỗ trợ của công nghiệp Trung ương về công nghệ và phát triển công nghiệp hỗ trợ, đồng thời tập trung khuyến khích ứng dụng công nghệ mới để hình thành các doanh nghiệp hỗ trợ phục vụ một số lĩnh vực công nghiệp chính như khai thác than, vật liệu xậy dựng (xi măng, gạch); chế biến lâm sản, thuỷ sản; công nghiệp nhiệt điện.

Đẩy mạnh việc hình thành các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp KH&CN, khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghệ cao; tạo ra các sản phẩm mới, công nghệ mới đặc trưng mang thương hiệu Quảng Ninh.



3- Phát triển nông nghiệp: Tập trung vào sản xuất hàng hoá, phát triển nông nghiệp sinh thái hỗ trợ cho phát triển ngành du lịch; hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao để có sản phẩm chất lượng và cạnh tranh cao. Xây dựng các cơ sở cung cấp giống cây, con nhằm chủ động cung cấp giống chất lượng tốt. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng diện tích trồng các cây có giá trị kinh tế cao. Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, trở thành một động lực phát triển; Hình thành vùng cây nguyên liệu cho chế biến gỗ phục vụ xuất khẩu và vùng cây lâm nghiệp đặc sản phục vụ xuất xuất khẩu. Phát triển ngành thủy sản toàn diện và bền vững trên tất cả các lĩnh vực, nhất là công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu đối với những mặt hàng chất lượng cao, đảm bảo môi trường vùng biển.

Chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa theo hướng xuất khẩu, xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh, nông nghiệp sạch. Từng bước hình thành khu nông nghiệp công nghệ cao để tạo ra sản phẩm chất lượng và có sức cạnh tranh. Giảm thất thoát sau thu hoạch và phát triển công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường. Phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, từng bước trở thành ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng cao trong nông nghiệp. Về lâm nghiệp, chú trọng phát triển rừng phòng hộ, rừng ngập mặn, rừng du lịch sinh thái, phát triển rừng quanh các khu đô thị và các khu công nghiệp; Phát triển lâm nghiệp toàn diện, chú trọng phát triển 3 loại rừng: rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất. Hình thành 2 vùng sản xuất lâm nghiệp: vùng cây nguyên liệu gỗ cho sản xuất, xây dựng; vùng cây lâm nghiệp đặc sản (quế, hồi, thông nhựa) cho xuất khẩu; Chú trọng phát triển nghề rừng, đặc sản rừng, nuôi trồng dược liệu và các loại hình dịch vụ du lịch liên quan đến rừng. Về thủy sản, kết hợp chặt chẽ giữa nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ, hải sản với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất con giống. Đẩy mạnh nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản quy mô hàng hoá. Chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu sang chế biến xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao; tạo ra khối lượng hàng hóa lớn; đưa thủy, hải sản thành ngành kinh tế có vị trí xứng đáng trong kinh tế của Tỉnh.

Vấn đề đặt ra cho KH&CN trong nông nghiệp là đẩy mạnh nghiên cứu làm rõ các vấn đề kinh tế nông nghiệp, thương mại, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm và đồng thời nghiên cứu các giá trị kinh tế đặc sắc của các cây con trên địa bàn; quy hoạch các vùng sản xuất; lựa chọn giống cây con có giá trị kinh tế và nuôi trồng hàng hoá, tăng cường chế biến, giảm sản xuất, nâng cao hàm lượng KH&CN trên một đơn vị thành phẩm. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ sinh học; khai thác tiềm năng sinh vật; xây dựng hình thức tổ chức sản xuất mới như khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiến bộ khai thác xa bờ cho ngư dân.

Căn cứ các nhóm nhiệm vụ KH&CN đã được UBND tỉnh phê duyệt trong quy hoạch trên, Sở NN&PTNT Quảng Ninh đã xác định nhiệm vụ trọng tâm phát triển KH&CN ngành Nông nghiệp đến năm 2020 như sau:

a. Quy hoạch xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Khu tiến hành ứng dụng công nghệ cao để nghiên cứu, sản xuất các giống cây, con – năng suất, chất lượng cao và ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cho nông dân. Cụ thể xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao gồm:

– Xây dựng Trung tâm nghiên cứu khoa học và sản xuất Lâm – nông nghiệp rau, hoa, củ, quả… địa điểm tại Km 11– Yên Hưng.

– Xây dựng Khu chăn nuôi công nghệ cao, địa điểm tại xã Cộng Hòa, TP Cẩm Phả.

– Xây dựng Khu sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản công nghệ cao tại huyện Đầm Hà, Cô Tô.

b. Quy hoạch Ứng dụng KH&CN trong sản xuất nông nghiệp

– Chuyển giao các tiến bộ KHKT và công nghệ cho nông dân. Từng bước tạo vùng sản xuất nông sản năng suất, chất lượng cao, lập nhãn hiệu thương hiệu sản phẩm bền vững, đạt tiêu chuẩn VietGAP.

– Triển khai toàn diện trên 3 lĩnh vực nông lâm thuỷ sản (giống, bảo quản, chế biến, cơ giới hoá, tự động hoá sản xuất).

4– Phát triển văn hóa xã hội: Tập trung đào tạo nhân lực chất lượng cao, kêu gọi đầu tư trường đại học đa ngành Hạ Long thành trường đại học tiêu chuẩn quốc tế, đại học quốc tế tại khu kinh tế Vân Đồn và Móng Cái. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao phục vụ học tập; xây dựng xã hội học tập, nâng cao chất lượng đào tạo thường xuyên, đào tạo nghề. Đẩy mạnh bảo tồn, khai thác, phát huy có hiệu quả văn hóa vật thể và phi vật thể, hoàn thành cá công trình văn hóa phục vụ du lịch. Tạo môi trường văn hóa lành mạnh. Coi trọng phát triển công nghiệp giải trí. Tập trung nguồn lực vào các môn thể thao thế mạnh của tỉnh. Xây dựng Trung tâm Thể thao vùng Đông Bắc, Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao. Phát triển hạ tầng truyền thông, đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ internet công cộng. Đến năm 2014, phấn đấu hoàn thiện hạ tầng và các cấu phần lõi của dịch vụ chính quyền điện tử; phấn đấu các thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến; nghiên cứu ứng dụng công nghệ không dây mới WiMax, công nghệ truyền thông quang qua không gian. Từng bước số hóa truyền hình trên toàn tỉnh; xây dựng tòa soạn Báo theo hướng báo điện tử; phát hành báo in đến các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể về giáo dục và y tế như sau:

– Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đến 2020 đảm bảo 75% số trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia, duy trì kết quả giáo dục phổ thông ở tốp 10 tỉnh đứng đầu cả nước; hoàn thiện hệ thống đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề; nghiên cứu thành lập Học viện đào tạo nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế để đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn phục vụ ngành du lịch. Theo chủ trương mới, phấn đấu đến năm 2015 đạt 73% lao động được qua đào tạo và đến 2020 là 89% lao động được qua đào tại (phù hợp với chỉ tiêu của Vùng ĐBSH). Phát triển đội ngũ nhân lực KH&CN để đến 2015 đạt 6–7 cán bộ NC&PT/1 vạn dân và đến 2020 đạt 10–11 cán bộ NC&PT/1vạn dân (Phụ lục 3). Phấn đấu đến năm 2020 Tỉnh có 150 tiến sỹ. Năm 2013 thành lập trường đại học đào tạo đa ngành (du lịch, vận tải; kinh tế biên mậu; kinh tế biển;…) đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đẩy mạnh thu hút nhân lực chất lượng cao về Quảng Ninh làm việc với chế độ đặc biệt về lương, môi trường làm việc để ngay trong giai đoạn 2012–2015 tỉnh có đội ngũ nhân lực theo yêu cầu đề ra. Từ năm 2015, đẩy mạnh đào tạo để có được lực lượng cán bộ KH&CN đáp ứng yêu cầu của Quy hoạch. Đến năm 2015, tổng số lao động cần có là 711.000 người, trong đó trên 35.800 có trình độ đại học và 3.500 trên đại học. Đến 2020, tổng số lao động là 802.000 người, trong đó 18.000 có trình độ đại học và 5.700 người trên đại học

Trên cơ sở tính toán nhu cầu nhân lực cần phát triển của những ngành dịch vụ, công nghiệp, cần tích cực triển khai chương trình, đề án đào tạo nhân lực và đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, du lịch để chuyển nhân lực làm nông nghiệp sang làm việc tại khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, đặc biệt là phát triển những ngành công nghiệp mới, ngành công nghệ cao. Đào tạo, thu hút nhân lực phải đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp FDI. Trước mắt công tác thu hút và đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật cần được tăng cường đáp ứng kịp thời cho phát triển doanh nghiệp thời gian tới. Chú trọng đào tạo dạy nghề, đặc biệt đào tạo nghiệp vụ quản lý và kỹ thuật nhà hàng, khách sạn và đào tạo ngoại ngữ hỗ trợ du lịch, kỹ thuật ngành sản xuất giá trị cao; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, tăng cường hợp tác với các cơ sở giáo dục và đào tạo có uy tín trong và ngoài nước phù hợp với các lĩnh vực dịch vụ (du lịch), công nghiệp ưu tiên của tỉnh.

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng phòng giáo dục điện tử, trường học điện tử, xây dựng trường, lớp học thông minh để đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục góp phần đào tạo nhân lực có chất lượng.

– Ngành y tế đảm bảo người dân được hưởng phúc lợi về y tế, trẻ em được tiêm chủng đủ loại vắc xin, 12 bác sỹ/1vạn dân; 58,8 giường bệnh/1vạn dân; 100% số xã có bác sỹ.

Về KH&CN, cần đẩy mạnh phát triển y tế dự phòng, thường xuyên đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là cho khách du lịch. Phát triển và hiện đại hóa ngành dược liệu (quy hoạch nuôi trồng, khai thác, chế biến một số dược liệu thế mạnh,…), đẩy mạnh điều trị y học cổ truyền; phát triển y tế chăm sóc, nghỉ dưỡng, chữa bệnh đẳng cấp quốc tế phục vụ cho phát triển du lịch; tăng cường trang thiết bị y tế hiện đại và đào tạo nhân lực có trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành y. Chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới trong chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hệ thống y tế. Xây dựng bệnh viện đạt chuẩn quốc tế. Đầu tư sản xuất dược phẩm ở Hạ Long. Thành lập khu bảo tồn và sản xuất các loại cây thuốc có giá trị. Xây dựng Vườn cây thuốc quốc gia tại Yên tử. Xây dựng Trạm Y tế di động và tổng đài y tế kịp thời chữa bệnh cho người dân trên địa bàn Tỉnh.



5– Phát triển kết cấu hạ tầng: Đường bộ: tập trung đầu tư các tuyến mạch kết nối nội tỉnh và địa phương khác trong cả nước và quốc tế; Đường sắt: đến 2020uwu tiên tuyến đường Hà Nội-Cái Lân; chuẩn bị điều kiện xây dựng các tuyến khác; Cảng: phát triển dịch vụ cảng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cảng và quản lý tác động đến môi trường, mở rộng cảng và chuyển đổi cảng sát với yêu cầu thực tế; Đầu tư xây dựng sân bay Vân Đồn. Điện: đảm bảo cấp điện liên tục, ổn định cho khu vực chiến lược, bao gồm các khu công nghiệp và các điểm du lịch lớn.

Xây dựng quy hoạch về xây dựng hạ tầng đô thị và hạ tầng kỹ thuật giao thông (đầu tư xây dựng và sớm hoàn thiện sân bay quốc tế Vân Đồn và các tuyến đường cao tốc Hải Phòng – Hạ Long); đầu tư và sớm hoàn thiện hệ thống cảng biển Quảng Ninh (Cái Lân, Hải Hà, Vạn Gia, Mũi Chùa), đường sắt (Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân), đường bộ (đường ven biển từ miền Trung ra đến Quảng Ninh). Năm 2013 hoàn thành nâng cấp đường Quốc lộ 18A đoạn đi qua Quảng Ninh, Quảng Ninh – Móng Cái và Uông Bí – Hạ Long. Phát triển hạ tầng điện lưới quốc gia (đã hoàn thành đưa điện lưới ra Cô Tô…). Tỉnh cần có quy hoạch và cơ chế đẩy mạnh phát triển hạ tầng thuỷ lợi và ứng phó biến đổi khí hậu (đê sông, kè biển, khu neo đậu tàu thuyền,…); hạ tầng đô thị (giao thông, điện, nước,…); hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp (cửa khẩu, kho bãi,…); hạ tầng thương mại (trung tâm hậu cần, phân phối lớn ở Hạ Long, Móng Cái, Vân Đồn,…); hạ tầng dịch vụ du lịch (khu vui chơi giải trí cao cấp, hệ thống khách sạn, resort, công nghiệp giải trí); hạ tầng KH&CN, giáo dục đào tạo, y tế (cơ sở nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, khu công nghệ cao,…); hạ tầng văn hoá thể thao (nhà hát, bảo tàng,… trung tâm thể thao khu vực Đông Bắc,…). Đầu tư vào hạ tầng ảnh lưởng rất lớn đến chỉ số ICOR. Do vậy cần đầu tư có lựa chọn những công trình hạ tầng sớm mang lại hiệu quả, đặc biệt là cơ sở hạ tầng cho KH&CN (Khu nông nghiệp công nghệ cao Hồng Thái Tây Đông Triều; Khu công nghệ cao thủy sản Đầm Hà,…).

Về ứng dụng công nghệ, cần ứng dụng công nghệ tiên tiến vào công tác khảo sát, thiết kế nhằm đạt độ chính xác cao. Đối với công tác xây dựng và bảo trì các công trình cầu, đường, cảng, biển,… cần áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo tính lâu bền; cơ giới hoá công tác bảo trì, đảm bảo chất lượng và tăng thời gian sử dụng của công trình. Nghiên cứu các vật liệu làm đường địa phương để giải quyết đường nông thôn (trục xã, trục thôn).

6– Phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế: Tập trung ưu tiên nguồn lực phát triển 6 khu công nghiệp (Cái Lân, Việt Hưng, Hoành Bồ, Đầm nhà Mạc, Hải Yên, Hải Hà); 2 khu kinh tế (Móng Cái, Vân Đồn). Cụ thể là:

– Sáu KCN được lựa chọn ưu tiên phát triển đảm bảo ưu tiên cao công nghiệp cơ khí điện tử; công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm; công nghiệp vật liệu xây dựng trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, đảm bảo sản xuất xanh và áp dụng mô hình quản lý tiên tiến. Đây cũng là những sản phẩm đột phá trong 3 ngành công nghiệp nêu trên Về thiết kế cụ thể như sau: KCN Việt Hưng tập trung phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, kim khí, chế biến lâm sản; các ngành đột phá như lắp ráp, kiểm thử điện tử (EMS); chế biến thực phẩm và đồ uống; KCN Hải Hà sẽ phát triển công nghiệp nặng, công nghệ cao; KCN Hoành Bồ sẽ phát triển các dự án sản xuất sạch và công nghệ cao, sản xuất phụ trợ; KCN Hải Yên tập trung phát triển chế tạo máy, dệt may, công nghiệp nhẹ; KCN Đầm nhà Mạc sẽ phát triển ngành kho vận, dịch vụ vận tải, chế biến hải sản, thực phẩm đóng gói; KCN Cái Lân tiến hành các ngành sản xuất phụ trợ, thức ăn gia súc, chế biến thực phẩm, công nghiệp nhẹ, luyện kim, chế biến lâm sản và sản xuất vật liệu xây dựng.

Về mô hình quản lý các KCN sẽ tập trung ưu tiên phát triển các KCN theo mô hình đặc khu kinh tế theo phiên bản 2.0 đã được áp dụng thành công tại nhiều nước. Trong đó các yếu tố quan trọng liên quan đến hoạt động KH&CN được đặc biệt quan tâm nhấn mạnh như có môi trường phát triển SME/doanh nhân mạnh; cơ chế khuyến khích, tài trợ nói chung và cho hoạt động NC&PT nói riêng có hiệu quả; cơ chế trợ cấp đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu cao của các nhà đầu tư; cơ chế quản lý sở hữu trí tuệ mạnh và hiệu lực.

– Về mô hình phát triển tương lai của KKT Vân Đồn sẽ lựa chọn là Khu hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn; và KKT Móng Cái sẽ áp dụng mô hình phát triển Khu kinh tế cửa khẩu tự do Móng Cái cho phù hợp với vị trí địa lý, tính chất và đặc điểm phát triển của từng khu. Về mô hình quản lý đối với 2 khu này cũng được áp dụng mô hình quản lý ĐKKT phiên bản 2.0 đã được áp dụng thành công ở nhiều nước, trong đó có các yếu tố quan trọng của chính sách liên quan đến hoạt động KH&CN như có chính sách phát triển SMEs/doanh nhân vững mạnh, hỗ trợ mạnh NC&PT, đảm bảo SHTT, thu hút lao động nước ngoài, trợ cấp đào tạo nhân lực thỏa đáng đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư,…

Đây là 2 mô hình mới về quản lý lãnh thổ ở nước ta, do vậy cần có các hoạt động nghiên cứu thường xuyên về tổ chức và quản lý để đề xuất các giải pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo cho sự phát triển của mô hình đạt hiệu quả cao, ứng phó với tình hình phát triển phức tạp của khu vực. Ngoài ra cũng cần nghiên cứu thường xuyên về cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút được nhân lực, tài lực và công nghệ đầu tư mạnh vào các khu kinh tế đặc biệt này.

7– Bảo vệ môi trường: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi các hoạt động kinh tế theo hướng từ “nâu” sang “xanh” và giảm nhẹ các tác động đến môi trường. Tăng cường phòng tránh ô nhiễm; Giảm phát thải khí nhà kính, tăng cường khắc phục, ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Giảm thiểu thất thoát nước trong quá trình phân phối; Nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nước. Thực hiện đầy đủ các nội dung của kế hoạch hành động đa dạng sinh học; Đầu tư xây dựng năng lực cảnh báo, kiểm soát ô nhiễm môi trường xuyên biên giới.

Tỉnh ưu tiên đầu tư phát triển nguồn lực con người, nguồn lực vật chất để xử lý triệt để các vùng đất do khai thác than gây ra mà trước hết cần nghiên cứu các giải pháp, lựa chọn các cây con để hoàn nguyên rừng, tái sinh rừng trên các vùng đã khai thác). Đối với việc ô nhiễm môi trường do khai thác than và công nghiệp gây ra cũng như ở các khu kinh tế, khu du lịch nhất là nước thải, chất thải rắn và bụi cần được theo dõi thường xuyên và nghiên cứu đưa ra giải pháp KH&CN hợp lý. Nghiên cứu dừng không xây dựng thêm nhà máy xi măng gây ô nhiễm môi trường và tàn phá cảnh quan, ảnh hưởng trực tiếp du lịch; Điều chỉnh địa điểm quy hoạch nhà máy nhiệt điện không trùng với các điểm du lịch. Xây dựng nhà máy xử lý nước thải, rác thải, chất thải bằng công nghệ tiên tiến. Đến năm 2015, kiểm soát được cơ bản các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và đến năm 2020, kiểm soát được toàn bộ tình hình môi trường, đặc biệt ở những vùng như Vịnh Hạ Long, đô thị, các trung tâm, điểm du lịch. Đẩy mạnh đầu tư khắc phục ô nhiễm môi trường.

KH&CN cần tiến hành điều tra, quy hoạch sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, khắc phục các tác động xấu về môi trường lên cảnh quan vịnh Hạ Long; nghiên cứu biến đổi của các yếu tố môi trường như đất, nước, không khí và thiết lập các biện pháp xử lý, khắc phục; ứng dụng công nghệ tiên tiến lựa chọn công nghệ đảm bảo tuyệt đối thân môi trường, sử dụng công nghệ của EU, Mỹ, Nhật; nghiên cứu lựa chọn công nghệ cao, độ an toàn cao trong xử lý, chế biến chất thải, rác thải; xây dựng bãi chôn lấp.

Tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến về bảo vệ môi trường, đẩy mạnh các chương trình sản xuất sạch, thân thiện môi trường, phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải (xử lý chất thải công nghiệp, nghiên cứu chế phẩm vi sinh dùng trong nông nghiệp, xây dựng công trình ngăn chặn rửa trôi, sạt lở,…). Ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trong xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi bảo vệ môi trường sống trong các khu dân cư và sản xuất nông nghiệp. Ứng dụng công nghệ viễn thám trong giám sát chất lượng nước biển, nước thải, quản lý tài nguyên nước, khí tượng thuỷ văn, biến đổi khí hậu; duy trì và mở rộng hệ thống tự động giám sát và cảnh báo thiên tai; ứng dụng KH&CN trong lập quy hoạch, khai thác, thực hiện quy hoạch.

Quảng Ninh cần đi đầu trong việc triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Các giải pháp cụ thể là hạn chế ô nhiễm môi trường; giảm phát thải khí nhà kính; bảo tồn đa dạng sinh học. Định hướng phát triển sản xuất xanh; lối sống xanh; chuyển cơ cấu kinh tế nâu sang kinh tế xanh; phòng tránh ô nhiễm, ứng dụng công nghệ xanh và công nghệ thân môi trường. KH&CN Quảng Ninh cần có kế hoạch thiết thực nghiên cứu, triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh tại địa phương mình: sử dụng năng lượng tái tạo; phục hồi, phát triển nguồn “vốn tự nhiên”; tập trung đầu tư nghiên cứu công nghệ năng lượng xanh, vật liệu và xây dựng, công nghệ nông, lâm, sinh học, hóa học xanh; công nghệ xanh/các bon thấp. Đối với công nghệ sinh học, Quảng Ninh cần nghiên cứu, phát triển và ứng dụng triển khai, sản xuất thử nghiệm sản phẩm công nghệ sinh học trong quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường; xử lý các chất thải gây ô nhiễm, phục hồi và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên; tạo ra công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trường.

8– Bảo đảm quốc phòng, an ninh: Xây dựng Quảng Ninh trở thành khu vực phòng thủ vững mạnh của vùng Đông Bắc tổ quốc và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế. Phát triển kinh tế xã hội đi đôi với tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh.

II. Định hướng phát triển kinh tế theo không gian lãnh thổ


Theo Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013, Quảng Ninh sẽ tổ chức không gian lãnh thổ theo hướng “một tâm, hai tuyến đa chiều và hai mũi đột phá” nhằm đảm bảo mục tiêu liên kết đồng bộ để phát huy thế mạnh của từng địa phương trong tỉnh cũng như thế mạnh của tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Theo hướng này, Hạ Long là tâm, hai tuyến đa chiều là tuyến hành lang phía Tây và tuyến hành lang phía Đông, hai mũi đột phá là khu kinh tế Vân Đồn và Móng cái. Cụ thể là:

1– Vùng trung tâm (thành phố Hạ Long): Phát triển thành phố Hạ Long thành trung tâm du lịch lớn trong nước và quốc tế trong tương lai; trở thành một thành phố đô thị hiện đại trong vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ. Phát triển thành phố Hạ Long gắn liền với công tác bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa của Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long. Không gian thành phố sẽ được phát triển mở rộng về phía Tây và phía Bắc, trong phía Tây là khu Bãi Cháy sẽ tập trung phát triển du lịch; phía Đông là khu Hòn Gai là trung tâm hành chính và thương mại.

2– Tuyến hành lang phía Tây: Phát triển chuỗi đô thị dọc theo các tuyến đường từ Hạ Long đi Hà Nội, Hải Phòng; phát triển các ngành công nghiệp xanh và du lịch tâm linh trên cơ sở truyền thống văn hóa và lịch sử của vùng, theo định hướng:

- Hiện đại hóa ngành khai thác than và sản xuất điện theo hướng sản xuất xanh, sạch nhằm đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ môi trường; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ khai thác than như cơ khí, sửa chữa phương tiện vận tải.

- Đa dạng hóa ngành vật liệu xây dựng ở Đông Triều dể sản xuất các sản phẩm có giá trị cạnh tranh như gạch lát, kính xây dựng; phát triển du lịch văn hóa và lịch sử ở Uông Bí, Quảng Yên và Đông Triều.

- Phát triển cụm công nghiệp ở Quảng Yên, tập trung vào sản xuất, sửa chữa tàu, các dịch vụ thương mại và kho vận cũng như chế biến hải sản gắn với các hoạt động nuôi trồng thủy sản ở địa phương. Nghiên cứu xây dựng “Thành phố thông minh” tại Quảng Yên gồm các khu chức năng: Khu đô thị, khu công nghiệp công nghệ cao và thân thiện môi trường, khu mậu dịch tự do, các cơ sở nghiên cứu và phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng cao,… được triển khai theo lộ trình phát triển khu công nghiệp hiện đại – khu đô thị thông minh .



- Phát triển kinh tế lâm nghiệp tại Hoành Bồ và Ba Chẽ kết hợp du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng, khai thác môi trường rừng, bản sắc văn hóa dân tộc và lợi thế gần các trung tâm du lịch Hạ Long và Vân Đồn. Hình thành vùng cung cấp thực phẩm tại Hoành Bồ, tham gia vào dây chuyền cung cấp rau, hoa cao cấp và các loại thịt gia súc gia cầm. Nghiên cứu chuyển các hoạt động công nghiệp từ Hạ Long và Cẩm Phả đến Hoành Bồ và Ba Chẽ để tạo thêm không gian phát triển đô thị cho Hạ Long và Cẩm Phả.

3– Tuyến hành lang phía Đông: Tập trung phát triển hai Khu kinh tế Vân Đồn và Móng Cái theo định hướng:

a- Khu kinh tế Vân Đồn:

- Dịch vụ, du lịch: Phát triển du lịch biển – đảo cao cấp gắn với công nghiệp giải trí tiên tiến, hiện đại có casino để tạo điều kiện thúc đẩy các ngành nghề và dịch vụ khác phát triển như: Mua sắm, thời trang, biểu diễn nghệ thuật, phim trường, mỹ thuật, thể thao và các khu vực giải trí hiện đại đặc thù khác phát triển; phát triển Trung tâm du thuyền và dịch vụ cảng du lịch. Phát triển các dịch vụ y tế, giáo dục chất lượng cao, trung tâm dịch vụ cao cấp về tài chính, ngân hàng, dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông quốc tế. Xây dựng chuỗi du lịch nghỉ dưỡng Hà Nội-Hạ Long-Vân Đồn-Cô Tô.

- Công nghiệp: Phát triển công nghiệp xanh, sạch, công nghệ cao (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, truyền thông, điện tử,…) hướng vào phục vụ phát triển du lịch, công nghiệp giải trí và xuất khẩu.

- Nông nghiệp: Phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao hướng vào phục vụ nhu cầu dịch vụ du lịch; đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng thủy sản, phát triển tài nguyên rừng bền vững gắn với du lịch; xây dựng và phát triển đội tàu đánh bắt phù hợp, kết hợp phát triển kinh tế gắn với quốc phòng an ninh bảo vệ quyền và chủ quyền trên biển.

b- Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái:

- Dịch vụ du lịch: Phát triển dịch vụ du lịch phục vụ đối tượng du khách qua cửa khẩu với Trung Quốc như khu vui chơi, giải trí, ẩm thực, trung tâm mua bán,…; đầu tư các điểm du lịch đáp ứng yêu cầu của gia đình để khai thác khách Trung Quốc từ các khu vực gần biên giới.

- Dịch vụ thương mại: Phát triển theo hướng dịch vụ vận tải và kho vận để phấn đấu trở thành một trong những trung tâm thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc.

- Công nghiệp, sản xuất: Ưu tiên thu hút các nhà đầu tư có quy mô lớn trong ngành dệt may thời trang để lấp đầy khu công nghiệp Hải Yên; nghiên cứu phát triển khu nuôi lợn và chế biến thịt lợn tổng hợp có quy mô lớn.

c- Các huyện thị khác:

- Công nghiệp: Phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam thực hiện các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường của ngành khai thác khoáng sản, đảm bảo cho phát triển bền vững.

- Lâm nghiệp: Phát triển lâm nghiệp bền vững, chế biến gỗ theo phương thức tạo giá trị gia tăng, chuyển đổi cây trồng ngắn ngày giá trị thấp sang các cây lâu năm giá trị cao hơn; nghiên cứu phương án chuyển sang sản xuất các mặt hàng giá trị cao như sản xuất đồ gia dụng từ nguồn nguyên liệu lâm nghiệp phục vụ xuất khẩu và phục vụ cho du khách.

- Nông nghiệp: Ứng dụng các kỹ thuật canh tác hiện đại trong sản xuất nông nghiệp; sản xuất các sản phẩm hữu cơ và đặc sản có chứng chỉ, thương hiệu; phát triển trồng trọt và chăn nuôi gắn với chế biến sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn tại Hải Hà.

- Thương mại, dịch vụ du lịch: Phát triển hoạt động biên mậu, đặc biệt với hàng tiêu dùng và nông sản tại các khu vực cửa khẩu Bình Liêu và Hải Hà; phát triển du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng tại Bình Liêu trên cơ sở khai thác cảnh quan độc đáo của Bình Liêu với khí hậu ôn hòa, địa hình rừng đồi để phát triển nhiều loại sản phẩm du lịch và khu nghỉ dưỡng độc đáo; xem xát phát triển hình thức du lịch văn hóa với những giai điệu dân gian, các lễ hội truyền thống.

- Phát triển kinh tế biển bền vững: tập trung tại các vùng biển đảo của tỉnh, đặc biệt tại huyện đảo Cô Tô theo hướng tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm: Đánh bắt cá chất lượng cao, xa bờ; dịch vụ hậu cần, cung cấp nhiên liệu và nhu yếu phẩm, khai thác các đảo và vùng nước nguyên sơ để phát triển du lịch, khu nghỉ dưỡng cao cấp.

d- Phát triển mạng lưới đô thị

- Giai đoạn đến năm 2015: Nâng cấp thành phố Móng Cái lên đô thị loại II; phát triển mở rộng và kết nôid đô thị Mạo Khê và Đông Triều của huyện Đông Triều đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV; nâng cấp thị trấn Tiên Yên (huyện Tiên Yên) lên đô thị loại IV, xây dựng Tiên Yên trở thành đô thị trung tâm tiểu vùng có chức năng tổng hợp, liên kết, hỗ trợ với các trung tâm vùng và khu vực trung chuyển hàng hóa qua biên giới, dịch vụ hậu cần cho các khu kinh tế Móng Cái, Vân Đồn.

- Giai đoạn đến năm 2020: Nâng cấp thành phố Cẩm Phả lên đô thị loại II; các thị trấn Trới (Hoành Bồ), Cô Tô (huyện Cô Tô) lên đô thị loại IV.

Nghiên cứu nâng cấp thị trấn Quảng Hà (Hải Hà), thị trấn Đầm Hà, thị trấn Bình Liêu lên đô thị loại IV, đô thị Quảng Yên lên đô thị loại III; thành lập mới đô thị Hoành Mô (Bình Liêu) khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.




tải về 1.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương