Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh sở khoa học và CÔng nghệ


IV. Quy hoạch phát triển KH&CN giai đoạn 2012–2020, tầm nhìn 2030



tải về 1.15 Mb.
trang10/16
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.15 Mb.
#14404
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16

IV. Quy hoạch phát triển KH&CN giai đoạn 2012–2020, tầm nhìn 2030

1. Quan điểm phát triển KH&CN


1. Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp, hiệu quả cho phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh, là nền tảng quan trọng cho việc chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế nhanh và bền vững; Phát triển văn hóa – xã hội theo hướng hiện đại; bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; đảm bảo quốc phòng, an ninh; nâng cao đời sống nhân dân. Đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ sẽ đưa Quảng Ninh trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu trong tăng trưởng kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng. Tập trung nguồn vốn đầu tư cho ứng dụng, chuyển giao và làm chủ khoa học và công nghệ là chính.

2. Hoạt động khoa học và công nghệ phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm; tập trung hỗ trợ hoạt động công nghệ cao của Tỉnh trong các lĩnh vực: công nghiệp, du lịch, dịch vụ và nông nghiệp. Tận dụng vị thế địa lý thuận lợi của Tỉnh tiếp giáp trực tiếp với các nước có trình độ khoa học và công nghệ phát triển trong khu vực để phát triển khoa học và công nghệ của Tỉnh.

3. Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phải đồng bộ giữa đào tạo, thu hút đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ, đội ngũ công nhân lành nghề có trình độ, chất lượng và cơ cấu hợp lý cho các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp; Phát triển hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ, hệ thống doanh nghiệp khoa học và công nghệ để từng bước hình thành mô hình khoa học và công nghệ tiên tiến của Quảng Ninh.

4. Phát triển khoa học và công nghệ của Quảng Ninh dựa trên các nguồn lực của Tỉnh, đồng thời tận dụng tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước. Đẩy mạnh FDI, liên kết công–tư (PPP), ODA để đầu tư cho khoa học và công nghệ. Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích sự tham gia của các thành phần trong xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động ứng dụng, đổi mới công nghệ.

5. Phát triển khoa học và công nghệ một cách đồng bộ giữa đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ, tập trung đầu tư trang thiết bị hiện đại cho các tổ chức nghiên cứu ứng dụng, phân tích kiểm định, kiểm nghiệm đảm bảo đủ mạnh nhằm kiểm soát được các hoạt động về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm và môi trường.

6. Phát triển khoa học và công nghệ và ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội kết hợp chặt chẽ với đảm bảo vững chắc quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.


2. Mục tiêu phát triển KH&CN

2.1. Mục tiêu tổng quát


Phấn đấu đưa khoa học và công nghệ trở thành nền tảng và động lực then chốt trong tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, góp phần đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của tỉnh đạt 12–13% giai đoạn 2011–2020. Xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh tiên tiến trong vùng Đồng bằng sông Hồng về khoa học và công nghệ vào năm 2020.

2.2. Mục tiêu cụ thể


2.2.1. Đến năm 2015

– Xây dựng 2 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo tiền đề hình thành mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các địa phương.

– Chuẩn bị hình thành khu công nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ thuộc các ngành, lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Hình thành khu sản xuất thực nghiệm, trình diễn và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ.

– Nâng cấp các Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; Trung tâm khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp; Trung tâm khoa học và sản xuất giống thủy sản theo hướng hiện đại và có đủ năng lực đáp ứng theo yêu cầu của mô hình khoa học và công nghệ tiên tiến.

– Củng cố và nâng cao năng lực phân tích, kiểm định và thử nghiệm tập trung cho 3 lĩnh vực: Phân tích, quan trắc môi trường; kiểm soát an toàn thực phẩm; kiểm soát chất lượng sản phẩm hàng hóa nhằm đảm bảo các yêu cầu phục vụ chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

– Thành lập trường đại học Hạ Long đào tạo đa ngành, đa cấp. Năm 2015, số lượng thạc sỹ, tiến sỹ tăng gấp 1,5 lần so với năm 2011. Phấn đấu có một số chuyên gia, nhà khoa học giỏi trong các lĩnh vực sinh học, nông nghiệp, dịch vụ tư vấn và y tế.

– Số doanh nghiệp sản xuất tiến hành hoạt động đổi mới công nghệ tăng trung bình 10%/năm; đến năm 2015 có 250–300 doanh nghiệp áp dụng thành công hệ thống quản lý tiên tiến và các công cụ cải tiến nâng cao năng suất chất lượng.

– Đến năm 2015: Phấn đấu có ít nhất 1 sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm quốc gia; phấn đấu hình thành từ 4–5 doanh nghiệp khoa học và công nghệ; xây dựng và phát triển thương hiệu cho 30 sản phẩm; hỗ trợ xác lập, khai thác và phát triển 250–300 đối tượng sở hữu công nghiệp, trong đó có 10–15 sáng chế; Quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật đối với 80% các sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, vệ sinh, ô nhiễm môi trường (Sản phẩm hàng hoá nhóm 2).

– Phấn đấu nâng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt 40% giá trị sản xuất công nghiệp của Tỉnh vào năm 2015.

– Hoàn thành việc xây dựng hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước theo mô hình chính quyền điện tử, trung tâm hành chính công trên địa bàn Tỉnh.



2.2.2. Đến năm 2020

– Xây dựng 4–5 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hoàn thiện 2 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hình thành 4– 5 vùng chuyên canh ứng dụng công nghệ cao.

– Hình thành khu công nghiệp công nghệ cao Quảng Ninh; hình thành 4–5 doanh nghiệp công nghệ cao.

– Hoàn thiện các cơ sở nghiên cứu, dịch vụ khoa học và công nghệ của trường đại học Hạ Long đào tạo đa ngành, đa cấp. Năm 2020, số lượng thạc sỹ, tiến sỹ tăng gấp 2 lần so với năm 2015. Phấn đấu đến năm 2020 toàn Tỉnh có 150 tiến sỹ.

– Phấn đấu nâng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt 45% giá trị sản xuất công nghiệp của Tỉnh.

– Số doanh nghiệp sản xuất tiến hành hoạt động đổi mới công nghệ tăng trung bình 15%/năm. Có 500–600 doanh nghiệp áp dụng thành công hệ thống quản lý tiên tiến và các công cụ cải tiến nâng cao năng suất chất lượng. Quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật đối với 100% các sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, vệ sinh, ô nhiễm môi trường.

– Phấn đấu có ít nhất 02 sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm quốc gia; Xây dựng và phát triển thương hiệu cho 70 sản phẩm; Hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho 700–800 đối tượng sở hữu công nghiệp, trong đó có tối thiểu 50 sáng chế.

– Hoàn thành việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước theo mô hình chính quyền điện tử trên địa bàn Tỉnh.



2.2.3. Tầm nhìn đến năm 2030

Các doanh nghiệp của Tỉnh có năng lực thiết kế các sản phẩm mới, công nghệ mới mang thương hiệu Quảng Ninh. Hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ của Tỉnh có năng lực hỗ trợ các tổ chức khoa học và công nghệ của doanh nghiệp làm chủ, thích nghi công nghệ mới; Tiến hành các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, triển khai thực nghiệm; Thiết kế công nghệ mới, sản phẩm mới; Sản xuất thử nghiệm, thương mại hóa các sản phẩm và công nghệ mới.


3. Bố trí không gian các tổ chức KH&CN theo vùng lãnh thổ


Quảng Ninh sẽ bố trí không gian phát triển các tổ chức KH&CN trên các vùng lãnh thổ của tỉnh theo mô hình 1 tâm và 2 tuyến cụ thể như sau:

Tâm Hạ Long: Thành phố sẽ phát triển theo hướng phát triển xanh; công nghiệp văn hoá, giải trí phục vụ du lịch; cảng biển quốc tế văn minh. Theo đó các tổ chức KH&CN được bố trí trên địa bàn thành phố Hạ Long gồm Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN, Khu sản xuất thực nghiệm, trình diễn và chuyển giao tiến bộ KH&CN, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh, Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường, Trường cao đẳng Y tế Quảng Ninh, Trường cao đẳng Nghề mỏ Hồng Cẩm – Vinacomin…

Tuyến hành lang phía Tây: gồm Ba Chẽ, Hoành Bồ, Quảng Yên, Uông Bí, Đông Triều. Hướng phát triển của tuyến này là phát triển chuỗi đô thị công nghiệp mà chủ đạo là công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao. Do vậy các tổ chức KH&CN được bố trí trên tuyến này gồm Khu công nghiệp công nghệ cao, Vườn cây thuốc quốc gia Yên Tử, Trường đại học Hạ Long, Trường đại học Ngoại thương, Trường cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng, Trường cao đẳng Nghề mỏ Hữu nghị – Vinacomin ở Uông Bí; Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Trường đại học Công nghiệp Quảng Ninh tại Đông Triều; Trung tâm Khoa học và Sản xuất Lâm Nông Nghiệp, Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Sản xuất giống thủy sản, Trường cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc ở Quảng Yên.

Tuyến hành lang phía Đông: gồm Cẩm Phả, Móng Cái, Vân Đồn, Cô Tô, Tiên Yên, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà. Hướng phát triển tới của tuyến chủ đạo là phát triển dịch vụ hiện đại (du lịch sinh thái, thương mại quốc tế) và kinh tế biển. Theo đó các tổ chức KH&CN được bố trí trên tuyến này gồm Cơ sở dịch vụ kỹ thuật TC–ĐL–CL (cả kho bãi hiện đại), Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật ứng phó sự cố, an toàn bức xạ và phóng xạ môi truờng, Trạm kiểm nghiệm vệ sinh, an toàn thực phẩm tại Móng Cái; Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ươm tạo công nghệ cao về thuỷ sản) tại Đầm Hà; Khu chăn nuôi công nghệ cao, Trường cao đẳng Công nghiệp Cẩm Phả tại Cẩm Phả…


4. Nhiệm vụ phát triển KH&CN

4.1. Khoa học xã hội và khoa học tự nhiên


Khoa học xã hội: Tập trung nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho quản lý kinh tế, quản lý nhà nước tại địa phương (các mô hình đặc khu hành chính kinh tế, kinh tế thương mại biên mậu, kinh tế du lịch, kinh tế vận tải; kinh tế địa lý); nghiên cứu những vấn đề về phát triển KT-XH của tỉnh; xây dựng các định hướng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế và chính sách phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, phát huy lợi thế, khắc phục hạn chế trong quá trình hội hội nhập; các vấn đề xã hội liên quan đến văn hóa, xã hội, môi trường; đưa khoa học và công nghệ trong quản lý Nhà nước và bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn Tỉnh.

Khoa học tự nhiên: Nghiên cứu phát hiện, điều tra nắm vững các nguồn lợi tự nhiên, tiềm năng phát triển của Tỉnh; làm rõ giá trị các cảnh quan, địa lý; các điều kiện tự nhiên, các quy luật diễn biến của các quá trình tự nhiên để chủ động phòng tránh thiên tai, bão lũ, giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường tự nhiên, sinh thái cân bằng, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn Tỉnh.


4.2. Khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học nông nghiệp, khoa học y dược

4.2.1. Giai đoạn 2012–2015

Nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn này là khoa học và công nghệ tập trung cho đổi mới công nghệ, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ trong những ngành, lĩnh vực công nghiệp (cơ khí điện tử, chế biến nông lâm thủy sản, vật liệu xây dựng,…); du lịch, vận tải biển; kết cấu hạ tầng; dịch vụ cảng biển và logistics. Đẩy mạnh trên quy mô lớn các hoạt động làm chủ, thích nghi, hợp lý hoá sản xuất và bước đầu triển khai các hoạt động cải tiến công nghệ nhập trong sản xuất – kinh doanh của các ngành lĩnh vực, sản phẩm nêu trên.
4.2.2. Giai đoạn 2016– 2020

Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ trong những ngành, lĩnh vực dịch vụ (du lịch, dịch vụ vận tải) công nghiệp (cơ khí điện tử, chế biến nông lâm thủy sản, vật liệu xây dựng,…), nông lâm thủy sản, y dược và sản phẩm chủ lực tạo giá trị gia tăng cao và đóng góp lớn trong GDP của Tỉnh, đồng thời tập trung cao cho nhiệm vụ nâng cao năng lực tiếp thu, làm chủ công nghệ hiện đại trong sản xuất – kinh doanh, đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động cải tiến công nghệ nhập trên diện rộng, bước đầu tạo ra những công nghệ bản địa đầu tiên của Tỉnh có trình độ tiên tiến. Ưu tiên ứng dụng KH&CN vào quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long và các di tích lịch sử văn hóa khác. Ứng dụng công nghệ cao phục vụ giảng dạy ở tất cả các cấp học, ngành học, nhất là học ngoại ngữ. Đảm bảo an ninh mạng và an ninh thông tin.
4.2.3. Giai đoạn 2020–2030

Hoàn thiện năng lực cải tiến công nghệ nhập trong sản xuất và dịch vụ, chuyển sang giai đoạn sáng tạo công nghệ có trình độ ngang bằng với các nước tiên tiến trong một số lĩnh vực có thế mạnh (du lịch, vận tải, kinh tế biển; cơ khí điện tử; chế biến nông lâm thủy sản, đồ uống) và đã tích lũy đủ năng lực đổi mới; Hình thành một số ngành, sản phẩm, doanh nghiệp công nghệ cao chủ lực và nòng cốt cho tăng trưởng và phát triển bền vững của Tỉnh, đủ năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế (du lịch, nghỉ dưỡng, công nghiệp bổ trợ; nuôi trồng và chế biến nông lâm thủy sản bền vững dựa trên công nghệ cao; dịch vụ thương mại và vận tải biển).

4.3. Phát triển tiềm lực KH&CN


– Tăng đầu tư cho khoa học và công nghệ đạt mức 2–3% GDP trong giai đoạn 2012– 2020. Phát huy vai trò của đầu tư từ ngân sách nhà nước ở giai đoạn 2012–2020 (đặc biệt là 2012–2015). Tăng nhanh đầu tư cho khoa học và công nghệ từ doanh nghiệp, phấn đấu đạt tỷ lệ doanh nghiệp/nhà nước là 40/60 vào năm 2015, 50/50 vào năm 2020 và 60/40 sau năm 2020.

– Xây dựng, vận hành đồng bộ và hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu của một Tỉnh công nghiệp hóa và phát triển bền vững như: Khu nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; Trường đại học đa ngành vừa giảng dạy vừa nghiên cứu. Trung tâm Kiểm định – Thử nghiệm chất lượng hàng hóa; nhân lực KH&CN và các tổ chức KH&CN trong các doanh nghiệp phát triển mạnh và đủ năng lực thực hiện được các nhiệm vụ NC&PT, sáng tạo công nghệ mới, sáng chế mới.

–Tập trung nâng cấp các Trung tâm ứng dụng, các tổ chức KH&CN hiện có trên địa bàn; Thành lập các bộ phận nghiên cứu trong Trường đại học của tỉnh (nghiên cứu thành lập các tổ chức KH&CN tại đại học Hạ Long), hình thành cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ để thương mại hóa các kết quả nghiên cứu của Trường; Hình thành các bộ phận NC&PT tiến hành các hoạt động KH&CN trong các doanh nghiệp, hợp tác với các tổ chức KH&CN bên ngoài để làm chủ, thích nghi, cải tiến công nghệ nhập, tiến tới tự chủ nghiên cứu, thiết kế công nghệ, sản phẩm mới.

– Xây dựng một số vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao tiến tới phát triển các khu công nghệ cao, khu công nghiệp công nghệ cao về cơ khí tự động hóa, công nghệ thông tin; Xây dựng vườn ươm doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh về công nghệ sinh học ứng dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.


4.4. Dịch vụ KH&CN


– Nâng cao chất lượng dịch vụ kỹ thuật cho sản xuất (đo lường, kiểm nghiệm,…); phát triển các dịch vụ tiêu chuẩn đo lường chất lượng đảm bảo theo quy định phục vụ quản lý nhà nước. Đảm bảo hài hòa tiêu chuẩn, công nhận kết quả thử nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế.

– Tăng nhanh số lượng sản phẩm mang thương hiệu Quảng Ninh (sản phẩm du lịch, sản xuất nông lâm thủy sản hàng hóa,…); hướng dẫn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp nông nghiệp, các nhóm hộ nông dân xây dựng, đăng ký và bảo vệ thương hiệu hàng hóa; đẩy mạnh hoạt động sở hữu trí tuệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

– Phát triển các dịch vụ chuyển giao công nghệ: thông tin, lựa chọn, thẩm định, định giá, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công nghệ sản xuất, dịch vụ; ngăn ngừa các công nghệ lạc hậu, công nghệ gây ô nhiễm môi trường trên địa bản tỉnh; phát triển thị trường công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao.

– Rà soát, đánh giá năng lực hoạt động, bố trí nguồn lực, kiện toàn các tổ chức KH&CN công lập thuộc các Sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Nghiên cứu thành lập trung tâm KHXH&NV vào thời điểm thích hợp (sau 2020). Đẩy mạnh việc phát triển doanh nghiệp, tổ chức KH&CN nhằm đáp ứng yêu cầu về nghiên cứu ứng dụng và làm chủ các tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất; Củng cố và nâng cao năng lực cho của 3 trung tâm: Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng; Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh; Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường nhằm đảm bảo các yêu cầu về phân tích, kiểm định, kiểm nghiệm phục vụ chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các LAS, VILAS,… thực hiện các dịch vụ công phục vụ các thử nghiệm của doanh nghiệp; Hỗ trợ, khuyến khích để đẩy nhanh tiến độ thành lập các doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Khu sản xuất thực nghiệm, trình diễn và chuyển giao tiến bộ KH&CN…


4.5. Xây dựng cơ chế mới về quản lý KH&CN


– Xây dựng, thí điểm thực hiện và hoàn thiện cơ chế quản lý KH&CN đặc thù mang tính đột phá về tài chính chung và riêng cho các đặc khu hành chính –kinh tế khu kinh tế cửa khẩu tự do thương mại Móng Cái để chủ yếu thu hút, sử dụng cán bộ khoa học và công nghệ trong nước, chuyên gia khoa học và công nghệ nước ngoài.

– Xây dựng cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ và thu hút được các đầu tư của doanh nghiệp vào hoạt động đổi mới công nghệ (các chế độ ưu đãi, tài trợ không hoàn lại, cho vay lãi suất thấp hoặc không lấy lãi; bảo lãnh vốn vay).

– Xây dựng năng lực thích nghi và tự đổi mới trong cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, phát triển và duy trì sức hấp dẫn của môi trường hoạt đông khoa học và công nghệ trong Tỉnh;

5. Mô hình KH&CN tiên tiến của Quảng Ninh


Để phát triển KT–XH của tỉnh theo Phương án 2 là phương án phát triển dựa vào KH&CN để khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh và đưa tốc độ tăng trưởng KT–XH có bước đột phá, Quảng Ninh cần phải tổ chức lại hệ thống KH&CN của Tỉnh và triển khai hoạt động theo mô hình KH&CN tiên tiến dựa trên kinh nghiệm của các nước đi trước.

5.1. Kinh nghiệm nước ngoài


1. Các nước phát triển trên thế giới thường tiến hành xây dựng quy hoạch khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo với một cách tiếp cận không dừng lại ở phát triển tri thức KH&CN thuần tuý ở các cơ quan khoa học (nơi tiền tạo ra tri thức) mà còn nhấn mạnh vào nơi tiếp nhận công nghệ (doanh nghiệp, nơi tri thức biến thành tiền), nơi mà các kết quả KH&CN được chuyển hoá thành các sản phẩm bán trên thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận về giá cả, tính năng kỹ thuật, công dụng và hình thức mẫu mã. Tham gia vào quá trình này (thường gọi là quá trình đổi mới) gồm có Nhà nước, Nhà khoa học và Nhà sản xuất nhằm đẩy nhanh hoạt động hoạt động KH&CN của các viện, trường đại học và đặc biệt là hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Ở Việt Nam lâu nay các cơ quan quản lý KH&CN tập trung quan tâm nhiều đến NC&PT của viện nghiên cứu, trường đại học, chưa quan tâm đúng mức đến đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, chưa hỗ trợ được doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ, chưa tạo ra các công nghệ hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Các công nghệ do các tổ chức KH&CN nhà nước nghiên cứu ra được xếp vào ngăn kéo và do không phù hợp nên vẫn đứng ngoài hàng rào doanh nghiệp. Do vậy đóng góp của KH&CN (qua chỉ số TFP) trong tăng trưởng GDP năm 2010 chỉ đạt 19,32% và giai đoạn 2003–2010 bình quân đạt 19,95% (xemBáo cáo năng suất Việt Nam 2010).

Tại các nước như Hàn Quốc, Đài Loan trong giai đoạn cơ bản công nghiệp hoá cho thấy các doanh nghiệp đã đạt được năng lực nghiên cứu cải tiến công nghệ nhập và tạo ra các công nghệ mới, thiết kế các sản phẩm mới; các trường đại học, các viện nghiên cứu công lập đều tiến hành các nghiên cứu công ích và tích cực trợ giúp các doanh nghiệp làm chủ, thích nghi, cải tiến công nghệ nhập và tạo công nghệ mới; nhà nước tạo cơ chế, chính sách để đẩy nhanh các hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Trong giai đoạn này mức đầu tư kinh phí cho NC&PT thường đạt 2–3% GDP và trong đó có tới một nửa hoặc quá nửa là do các doanh nghiệp tự đầu tư và tự tiến hành các hoạt động NC&PT, ứng dụng công nghệ. Mức đầu tư từ doanh nghiệp là hết sức quan trọng vì nó thể hiện nhu cầu đổi mới, ứng dụng công nghệ là nhu cầu có thực nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh nguồn kinh phí, nhân lực làm công tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp có tính chất quyết định đến năng lực và trình độ công nghệ của doanh nghiệp. Phát triển đủ nhân lực KH&CN của doanh nghiệp về cơ cấu, số lượng và chất lượng để triển khai, thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng KH&CN trong doanh nghiệp, tiếp thu các công nghệ tiên tiến chuyển giao từ bên ngoài vào doanh nghiệp, hợp tác với các tổ chức KH&CN bên ngoài để triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng KH&CN (cải tiến, thích nghi, nâng cấp công nghệ, sáng tạo công nghệ mới,…) là nhiệm vụ không thể thiếu được của các doanh nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, triển khai chiến lược phát triển kinh doanh của mình.

Do ứng dụng công nghệ được đẩy mạnh ứng dụng với trình độ ngày càng cao nên sản xuất được nâng cao về năng suất, chất lượng và giảm được giá thành, do vậy đóng góp của KH&CN (TFP) vào tăng trưởng GDP ngày càng cao. Điều này đồng nghĩa với việc thu nhập GDP bình quân đầu người tăng nhanh và gấp đôi trong vòng 5–7 năm và đạt mức 5.000–10.000 USD/người tại thời điểm công nghiệp hóa của các nước này.

2. UNIDO đã tổng kết các đặc điểm hoạt động KH&CN của các giai đoạn công nghiệp hóa trên cơ sở kinh nghiệm của các nước NICs. Học tập kinh nghiệm này, Quảng Ninh căn cứ vào giai đoạn công nghiệp hóa mà Quảng Ninh đang trong thời kỳ thực hiện để có thể thiết kế mô hình KH&CN tiên tiến cho phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa của Tỉnh. Các đặc điểm hoạt động KH&CN từng giai đoạn công nghiệp hóa của các nước này diễn ra như sau:

– Giai đoạn công nghệ truyền thống (nước kém phát triển – đặc trưng: công nghệ, kỹ thuật chỉ là các kinh nghiệm có được trong sản xuất);

– Giai đoạn phụ thuộc công nghệ nước ngoài (nước đang công nghiệp hoá – đặc trưng là có kinh nghiệm lựa chọn công nghệ nhập là chủ yếu);

– Giai đoạn bắt chước/ngược (nước bán công nghiệp – đặc trưng là có kinh nghiệm thiết kế sản phẩm, quy trình sản xuất);

– Giai đoạn tăng cuờng, mở rộng công nghệ (nước NICs – đặc trưng là kết hợp công nghệ tự làm với công nghệ nhập);

– Giai đoạn dẫn đầu về công nghệ (nước phát triển – đặc trưng là làm NCCB, NCUD, TKTN để tạo ra công nghệ mới).

Mối quan hệ giữa các giai đoạn phát triển công nghệ, năng lực KH&CN và các hoạt động KH&CN của từng giai đoạn phát triển trong tiến trình công nghiệp hóa của các nước cũng đã được UNIDO tổng kết. Trong đó, đã chỉ rõ các năng lực KH&CN cần thiết phải có và các hoạt động KH&CN đặc trưng cụ thể cần phải tiến hành và triển khai trong từng giai đoạn công nghiệp hóa (xem Bảng 10 sau đây).



Bảng 10: Các giai đoạn công nghiệp hóa với phát triển KH&CN

Các giai đoạn
Phát triển


Năng lực
KH&CN


Các hoạt động
KH&CN


1– Giai đoạn truyền thống, trước bắt đầu công nghiệp hóa

– Có tri thức KH&CN cơ bản

– Có k/nghiệm trong huấn luyện kỹ thuật, nghề và quản lý



– Khích lệ không khí kỹ thuật (chủ yếu)

– Sản xuất phục vụ nội địa, không có công nghệ nhập



2– Giai đoạn phụ thuộc công nghệ nước ngoài, nhập công nghệ là chủ yếu

– Quản lý công nghệ, kỹ thuật cơ bản; kỹ thuật nhà máy, kỹ thuật công nghiệp và thử nghiệm sản phẩm

– Lựa chọn công nghệ nhập

– Nghiên cứu khả thi

– Nhập know–how

– CGCN trong doanh nghiệp

– CGCN ra nước ngoài (đôi khi)


3– Giai đoạn bắt chước công nghệ

– Bắt chước kỹ thuật trong thiết kế, dịch vụ tư vấn và giải pháp công nghệ

– Bắt chước kỹ thuật và cải tiến công nghệ nhập

– Mua know–how, bản quyền sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá

– Nâng cấp, cải tiến công nghệ


4– Giai đoạn hoàn thiện, mở rộng công nghệ

– Có năng lực làm R&D cao, quy trình kỹ thuật tiên tiến.

– Có năng lực trong triển khai công nghệ, có hiệu quả cao



– Cải tiến, phát triển công nhệ nhập thành sản phẩm mới

– Xuất khẩu công nghệ (certain)



5– Giai đoạn dẫn đầu công nghệ

– Có R&D tiên tiến xuất phát từ NCCB, NCUD và TKTN

– Đổi mới công nghệ (cả sản phẩm và quy trình)

– Xuất khẩu công nghệ



Trên cơ sở tình hình phát triển KH&CN của Quảng Ninh thời gian qua như đã đề cập ở các phần trên, có thể nhận định Quảng Ninh đang ở giai đoạn 3 của tiến trình CNH–HĐH. Đến năm 2020, Quảng Ninh phải nhanh chóng chuyển sang phát triển công nghệ giai đoạn 4 và từ năm 2020 đến 2030 phải đạt được trình độ phát triển công nghệ của giai đoạn 5. Mô hình KH&CN tiên tiến của Quảng Ninh cần được thiết kế dựa trên các kinh nghiệm phát triển công nghệ từ giai đoạn 3 đến giai đoạn 5.

Một kinh nghiệm nữa của UNIDO cho thấy, khi xây dựng mô hình KH&CN tiên tiến, thành lập các tổ chức KH&CN cần phải thiết kế các chức năng, nhiệm vụ và năng lực KH&CN của các tổ chức KH&CN cho phù hợp.


C

tải về 1.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương