Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh sở khoa học và CÔng nghệ


Hỗ trợ, phổ biến các công nghệ thực tế cho thấy đang hoạt động tốt



tải về 1.15 Mb.
trang11/16
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.15 Mb.
#14404
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

Hỗ trợ, phổ biến
các công nghệ thực tế
cho thấy đang hoạt động tốt




HỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC KH&CN



Tìm kiếm, phổ biến các


công nghệ “mới” hiện đang có




Huấn luyện

Phát triển


công nghệ, đổi mới



Các dịch vụ đặc biệt




Huấn luyện

Tưvấn vấn


Vận hành



Thông tin


Hỗ trợ
kỹ thuật



Sản phẩm
và quy trình đặc biệt



Thử nghiệm

Phân tích,
giải quyết
vấn đề nhỏ



Số liệu

Thiết kế “Cơ bản


Kỹ năng và con người


Thiết kế

chi tiết

Thiết kế kỹ thuật,
thiết bị, sản xuất





Nghiên cứu và phát triển


Cải tiến/thích nghi


Vận hành




Bậc: 1 2 3 4

Năng lực công nghệ của DN/Công nghiệp

(Trong tiến trình công nghiệp hoá)
Với trình độ năng lực của doanh nghiệp (tương thích với 4 bậc năng lực công nghệ của doanh nghiệp của từng thời kỳ phát triển về công nghệ – xem hình trên đây) và các nhu cầu khác của KT–XH. Doanh nghiệp cũng phải có các tổ chức, các hoạt động nghiên cứu, triển khai tương ứng để bản thân doanh nghiệp có được năng lực nhằm tiếp nhận các công nghệ mới được chuyển giao từ các tổ chức KH&CH từ bên ngoài vào trong doanh nghiệp. Có năng lực công nghệ tương ứng thì doanh nghiệp mới tiếp thu được công nghệ mới và tự mình phát triển được công nghệ phục vụ cho SX–KD của mình (cụ thể xem Hình trên về sự tương thích giữa chức năng, nhiệm vụ của tổ chức KH&CN với các bậc năng lực công nghệ của doanh nghiệp và ngược lại cũng để thể hiện tại thời điểm nào của bậc tiến hóa về công nghệ thì doanh nghiệp cần các hoạt động với các sản phẩm gì từ các tổ chức KH&CN)

5.2. Áp dụng mô hình KH&CN tiên tiến


Tỉnh Quảng Ninh được xem như là nước Việt Nam thu nhỏ, nằm ở điểm đầu tuyến của khu vực hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” Việt – Trung và khu mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc, cầu nối ASEAN với Đông Bắc Á. Quảng Ninh là đầu tàu và là một trong ba cực tăng trưởng trong Vùng tam giác kinh tế động lực phía Bắc. Quảng Ninh có tiềm năng về phát triển một nền kinh tế mạnh, đa dạng (chỉ số năng lực cạnh tranh PCI năm 2011 đứng hàng đầu của mức tốt: 12/63; năm 2012 đạt mức khá: 20/63). Lãnh đạo tỉnh có quyết tâm cao trong việc đầu tư cho nghiên cứu, đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong tỉnh (dành 4% ngân sách chi hàng năm cho KH&CN tương đương khoảng 1% GDP của tỉnh) và có quyết tâm tăng nhanh GDP/người lên 8.100 USD vào năm 2020. Về tăng trưởng kinh tế, năm 2012 Quảng Ninh chỉ đạt 7,4%. Do vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2013–2020: 12,7% và các mục tiêu nêu trên, hệ thống KH&CN cần được tổ chức và quản lý một cách khoa học và cụ thể là cần áp dụng mô hình KH&CN tiên tiến theo kinh nghiệm của các nước công nghiệp mới (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore) đã áp dụng thành công trong thời gian công nghiệp hoá trước đây của các nước này. Đây là mô hình Hệ thống đổi mới quốc gia, trong đó doanh nghiệp chiếm vị trí trung tâm. Tiêu chí xác định và cơ chế vận hành mô hình KH&CN tiên tiến xin xem cụ thể tại Phụ lục 2.
5.2.1. Các tiêu chí của mô hình

– Xây dựng Trường Đại học đa ngành có năng lực đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ và nghiên cứu trong các lĩnh vực có tiềm năng và thế mạnh của Tỉnh như: khoa học và kinh tế về dịch vụ (du lịch, vận tải), cơ khí điện tử, vật liệu xây dựng, nuôi trồng và chế biến nông lâm thủy sản, y tế, kinh tế biên mậu, kinh tế biển (không trùng lặp với các chuyên ngành của các trường đại học của TW đã có hoặc các phân viện đại học đóng tại Quảng Ninh.

– Hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ được xây dựng: Khu nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và ươm tạo doanh nghiệp KH&CN; Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Khu công nghiệp công nghệ cao. Hàng năm, hình thành được 2–3 doanh nghiệp KH&CN, xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho 25–30 sản phẩm, hỗ trợ xác lập khai thác 250 –300 đối tượng sở hữu công nghiệp trong đó có từ 25–30 sáng chế.

– Xây dựng và các trung tâm dịch vụ kỹ thuật: Trung tâm Quatest; Trung tâm y học hạt nhân; Trung tâm chiếu xạ; Hệ thống kiểm soát và quản lý công nghệ. Ngoài các việc thực hiện nhiệm vụ theo chức năng quản lý nhà nước, các tổ chức này có trách nhiệm thực hiện các dịch vụ công phục vụ cho các doanh nghiệp triển khai các thử nghiệm, đo kiểm phục vụ cho hoạt động NC&PT cũng như hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

– Tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp: Tốc độ đổi mới công nghệ trung bình 20–25%/năm; 100% doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý, hay mô hình công cụ cải tiến năng suất chất lượng; 100% cán bộ quản lý được đào tạo về quản trị công nghệ; 80% sản phẩm hàng hóa có quy chuẩn kỹ thuật. Phát triển từ 2–3 sản phẩm quốc gia. Các doanh nghiệp đều có nhân lực hoặc bộ phận tiến hành các nghiên cứu, ứng dụng KH&CN, có năng lực tiếp thu làm chủ công nghệ trong giai đoạn đến 2015, có năng lực cải tiến công nghệ nhập, tạo ra công nghệ riêng có của Quảng Ninh trong giai đoạn đến 2020 và tạo ra những công nghệ có trình độ ngang bằng các nước tiên tiến trong giai đoạn sau 2020 trở đi.


5.2.2. Đặc điểm mô hình

Có môi trường thuận lợi cho hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới trong Tỉnh và liên kết chặt chẽ với hệ thống đổi mới khoa học và công nghệ của vùng Đồng bằng Sông hồng và trong cả nước, tranh thủ được các thành tựu KH&CN của các tỉnh xung quang, cả nước và đặc biệt là các tổ chức KH&CN của TW để phát triển các sản phẩm chủ lực của Tỉnh.

Các tổ chức khoa học và công nghệ, trường đại học, doanh nghiệp và các khu/cụm kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ của Tỉnh sẽ liên kết chặt chẽ theo các cụm, tạo hành lang đổi mới sáng tạo để khai thác tiềm năng và phát triển thế mạnh của từng cụm, phát triển các sản phẩm đặc trưng của Tỉnh (các cụm đó là: các sản phẩm về du lịch, vận tải; cơ khí điện tử; chế biến nông lâm thủy sản, đồ uống; vật liệu xây dựng; nhiệt điện). Đây là các cụm (clusters) mà các tổ chức KH&CN trong và ngoài doanh nghiệp phối hợp, hợp tác với nhau cũng như tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức KH&CN TW để phát triển các công nghệ mới, sản phẩm mới của Tỉnh.

Hàng năm, dành 2–3% GDP cho hoạt động khoa học và công nghệ; trước mắt dành 4% tổng chi thường xuyên từ ngân sách tỉnh đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ. Tỷ lệ đầu tư từ ngân sách nhà nước/đầu tư ngoài ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ đạt 60/40 vào năm 2015 và 40/60 vào năm 2020. Dành nhiều ngân sách KH&CN của Tỉnh cho hỗ trợ đổi mới công nghệ của doanh nghiệp và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực KH&CN, NC&PT cho doanh nghiệp, tổ chức KH&CN của Tỉnh.

6. Các chương trình, đề án thực hiện quy hoạch


KH&CN là giải pháp quan trọng cho việc nâng cao năng suất và hiệu quả các hoạt động KT–XH theo hướng bền vững; đưa nền kinh tế bước lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị; cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục và nâng cao mức sống với chi phí thấp; bảo vệ môi trường. Việc triển khai các chương trình, đề án KH&CN nhằm mục đích sau đây:

– Đẩy mạnh tốc độ đầu tư đổi mới công nghệ trong tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế; đặc biệt đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế chủ lực.

– Tập trung các hoạt động của lĩnh vực KHXH và NV vào các nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn để cải tiến công tác quản lý kinh tế, quản lý nhà nước (các mô hình đặc khu kinh tế, hành chính của tỉnh), dự báo các vấn đề kinh tế trực tiếp liên quan đến hoạt động KT–XH; quy hoạch, kế hoạch phát triển KT–XH; làm rõ các giá trị tài nguyên văn hóa, địa chính trị, địa kinh tế của Tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng KH&CN trong quản lý Nhà nước (ISO 9000; ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong điều hành quản lý, hội thảo, hội nghị từ xa,…).

– Tăng cường công tác điều tra cơ bản, tập trung vào đánh giá, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm rõ các giá trị cảnh quan, giải pháp bảo tồn tôn tạo cảnh quan, nâng cao thương hiệu Quảng Ninh; bảo vệ môi trường, dự báo, phòng tránh, giảm nhẹ hậu quả thiên tai.

– Tập trung vào công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghiệp chế biến, chế tạo, vật liệu xây dựng, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ và các sản phẩm có thế mạnh của Tỉnh; ứng dụng nhanh thành tựu KH&CN vào nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt trong xây dựng nông thôn mới và lĩnh vực y tế.

Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ nêu trên, cần xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình và đề án bao gồm 4 nhóm: Chương trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn; Chương trình nghiên cứu Khoa học tự nhiên; Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và các Chương trình xây dựng mô hình tiên tiến về khoa học và công nghệ.


6.1. Chương trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn


Nội dung nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho quản lý kinh tế, quản lý nhà nước tại địa phương:

Nghiên cứu các mô hình kinh tế đặc thù của Tỉnh (đặc khu hành chính –kinh tế; khu tự do thương mại tại cửa khẩu, kinh tế du lịch, kinh tế biển, vận tải, địa kinh tế…), mô hình nông thôn mới, các cơ chế chính sách xóa đói, giảm nghèo;

Nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong công tác quản lý Nhà nước và cải các quản lý hành chính (ứng dụng ISO 9000; ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông; cải tiến bộ máy quản lý hành chính của Tỉnh,…).

Nghiên cứu những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đối với phát triển kinh tế–xã hội và an ninh–quốc phòng;

Nghiên cứu tiếp cận, nắm vững các quan điểm lý luận và thực tiễn của Đảng, Nhà nước, quá trình công nghiệp hóa–hiện đại hóa nền kinh tế, vận dụng một cách đúng đắn và sáng tạo vào thực tiễn ở Quảng Ninh;

Nghiên cứu bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc Quảng Ninh cho mục đích nâng cao đời sống và phát triển du lịch; Xây dựng Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn các di sản văn hóa của tỉnh Quảng Ninh nhằm bảo tồn và khai thác giá trị của các di sản văn hóa phục vụ cho phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nói chung.

Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả việc giáo dục lịch sử, thuần phong, mỹ tục cho thế hệ thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Quảng Ninh.

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm phát huy đầy đủ lợi thế, khắc phục tối đa các lợi thế của tỉnh Quảng Ninh trong quá trình công nghiệp hoá theo đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; địa chính trị, địa kinh tế;

Nghiên cứu các vấn đề về an ninh, tâm lý dân cư, dân tộc, tôn giáo và các vấn đề tội phạm trên địa bàn tỉnh; Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Dành ít nhất 30% số đề tài và kinh phí để đáp ứng nhu cầu của các cơ quan hoạch định chính sách; 50% số đề tài và kinh phí tập trung đưa ra các giải pháp trực tiếp, khả thi cho các vấn đề thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường đặt ra; 20% số đề tài và kinh phí dành cho các nghiên cứu dự báo tình hình phát triển trong nứơc và xu thế quốc tế để tham mưu cho các cơ quan hoạch định chính sách Tỉnh xây dựng và điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế chính sách phát triển.

Phương thức tiến hành bảo đảm sự kế thừa và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức khoa học xã hội và nhân văn ở Trung ương để đưa ra các kết quả nghiên cứu có tính mới, không tiến hành các nghiên cứu trùng lặp.

– Kinh phí năm 2014: 6%, năm 2015 và các năm sau được điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tiễn


6.2. Chương trình nghiên cứu khoa học tự nhiên


Nội dung nghiên cứu tập trung vào các vấn đề:

Điều tra các nguồn lợi tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên biển, tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, các nguồn lợi thủy hải sản) phục vụ cho công tác quản lý và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý các nguồn lợi tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đất đai, đô thị; Điều tra, bảo tồn, lưu giữ và khai thác hợp lý các nguồn gen quý hiếm của tỉnh.

Nghiên cứu các giá trị cảnh quan, địa chất, địa lý phục vụ du lịch, phát triển kinh tế xã hội; Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, các quy luật diễn biến của các quá trình tự nhiên để chủ động phòng tránh sự tàn phá do biến đổi khí hậu, tác động của môi trường.

Ứng dụng các kỹ thuật hiện đại để ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu; Nghiên cứu ứng dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Điều tra các nguồn gen quý hiếm và đề xuất các giải pháp bảo vệ, khai thác hợp lý các nguồn gen;

Tập trung ít nhất 50% kinh phí và số đề tài, dự án nghiên cứu để điều tra các nguồn lợi tự nhiên, đặc biệt là tài nguyên biển và rừng; 30% kinh phí và số đề tài nghiên cứu để làm rõ các qui luật diễn biến các quá trình tự nhiên trên địa bàn Tỉnh; 20% số kinh phí và đề tài phục vụ đổi mới công nghệ và đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao, phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ đến những người có nhu cầu, đặc biệt là những nhà hoạch định chính sách, nhà lập kế hoạch, nhà đầu tư tiềm năng.

Phương thức tiến hành nghiên cứu cần kế thừa và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức khoa học và công nghệ ở Trung ương, các địa phương có điều kiện tự nhiên gần tương tự, tránh trùng lặp và kém hiệu quả.

– Kinh phí năm 2014: 4%, năm 2015 và các năm sau được điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tiễn.


6.3. Nhóm chương trình, đề án phục vụ phát triển các ngành, lĩnh vực KT–XH


Các chương trình, đề án dưới đây được xây dựng nhằm triển khai các nhiệm vụ KH&CN, dự án KH&CN độc lập, đồng thời triển khai các nhiệm vụ KH&CN khác như tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tài sản trí tuệ, dịch vụ khoa học và công nghệ; cung cấp công nghệ…được lồng ghép trong các nhiệm vụ sản xuất–kinh doanh, đổi nới công nghệ của các doanh nghiệp. Đây có thể xem như các chương trình mục tiêu và được giao cho quỹ phát triển KH&CN của Tỉnh điều hành thực hiện. Triết lý của chương trình này là việc thực hiện phải dựa vào việc gắn kết, lồng ghép các nhu cầu của danh nghiệp xuất phát từ nhu cầu đích thực của sản xuất –kinh doanh. Các sở ngành có liên quan có thể tham gia thực hiện chương trình theo quy chế hoạt động của quỹ.
6.3.1. Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ đổi mới công nghệ trong công nghiệp

a. Mục tiêu: Tốc độ đổi mới công nghệ 20–25%/năm; Thành lập mới từ 2–3 doanh nghiệp công nghệ cao/năm (2012–2020); 10% doanh nghiệp sản xuất có hoạt động nghiên cứu và phát triển; 05 doanh nghiệp khoa học và công nghệ sản xuất sản phầm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển; xây dựng mới 1–2 thương hiệu Quảng Ninh/năm.

b. Nội dung

– Công nghiệp hỗ trợ: ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực chế tạo, sửa chữa phục vụ cho ngành mỏ, đóng tàu, vận tải, khai thác, chế biến nông, lâm và thủy sản; Công nghiệp phụ trợ, công nghiệp hỗ trợ thực hiện theo quyết định số 842/QĐ–TTg ngày 01/6/2011 của Thủ tưởng Chính phủ.

– Công nghiệp khai thác: Đổi mới công nghệ, nâng cấp trang thiết bị ngành than chuyển sang sản xuất theo quy trình tự động; Ứng dụng công nghệ khai thác hiện đại, chế biến tinh, nâng cao hệ số thu hồi và hiệu quả sử dụng tổng hợp trong khai thác khoáng sản

– Chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, đồ uống: Ứng dụng công nghệ sinh học, đổi mới công nghệ, giảm sơ chế, tăng chế biến để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu; Chú trọng các công nghệ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; đảm bảo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái; Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ chế biến các sản phẩm nông lâm thủy sản phục vụ xuất khẩu.

– Công nghiệp cơ khí: Ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, cơ khí động lực, chế tạo máy để có thể chế tạo được các thiết bị thay thế thiết bị nhập ngoại phục vụ trong nước và xuất khẩu như máy động lực, máy xây dựng, máy nông nghiệp, dây chuyền chế biến; đóng tàu… Tăng tỷ trọng công nghiêp cơ khí điện tử, chế biến nông–lâm–sản thực phẩm; hướng tới hình thành khu công nghiệp công nghệ cao.

– Công nghiệp xây dựng: Nghiên cứu thiết kế các mẫu công trình xây dựng đô thị, dân dụng sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm năng lượng; Ứng dụng công nghệ mới để tái sử dụng chất thải của các nhà máy nhiệt điện; Ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất các loại vật liệu xây dựng có giá trị gia tăng cao, tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm (xi măng, gạch ngói nung, sản phẩm gốm mỏng, gạch ốp lát, kính xây dựng, cát thủy tinh, đá ốp lát).

– Giao thông: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong thiết kế, quản lý chất lượng công trình xây dựng, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải, ứng dụng các loại vật liệu mới trong xây dựng công trình giao thông; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động tàu, thuyền, đặc biệt là hoạt động của tàu du lịch trên vịnh Hạ Long.

– Công nghệ tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguồn năng lượng sạch.

– Công nghệ thông tin: Ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất phần cứng, lắp ráp linh kiện điện tử; máy tính, điện thoại di động hướng tới hình thành các doanh nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp công nghệ cao; Có chính sách hỗ trợ hợp lý các hoạt động NC&PT của các doanh nghiệp dịch vụ sản xuất điện tử thông qua các giải pháp điều chỉnh khung pháp chế và biện pháp hỗ trợ, bảo hộ tài sản trí tuệ để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Đầu tư phát triển mạng thông tin KH&CN với trung ương, địa phương trong nước, quốc tế; phát triển giao dịch công nghệ, thị trường công nghệ. Nâng cao năng lực cho Trung tâm Tin học và Thông tin tư liệu nhằm đáp ứng yêu cầu về công tác thống kê, lưu trữ cơ sở dữ liệu về KH&CN; Đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước theo mô hình chính quyền điện tử trên địa bàn Tỉnh.

c. Lộ trình thực hiện:

Từ nay đến 2015: lựa chọn và nhập khẩu công nghệ tiên tiến, hiện đại cho doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ yếu có đóng góp lớn cho GDP của tỉnh.

Từ 2016–2020: làm chủ công nghệ, cải tiến sản phẩm để tạo ra sản phẩm tương tự với sản phẩm sẵn có trên thị trường quốc tế nhưng với mẫu mã riêng, đặc trưng riêng, màu sắc riêng của tỉnh;

Từ 2020–2030: nâng cấp công nghệ sản xuất làm chủ các công nghệ cao, mới nhằm tạo ra các sản phẩm mới, ngành nghề mới phát huy được tiềm năng thế mạnh của tỉnh, tạo ra sản phẩm có tầm quan trọng quốc gia cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

d. Kinh phí năm 2014: 25%, năm 2015 và các năm sau được điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Phương thức xác định nhiệm vụ phải xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp.


6.3.2. Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn

a. Mục tiêu:

Hiện đại hóa công nghệ, xây dựng nền nông nghiệp toàn diện, quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, mang thương hiệu Quảng Ninh. Tạo ra các sản phẩm và ngành nghề mới có giá trị gia tăng cao trong nông, lâm thủy sản. Hình thành các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng sản xuất quy mô lớn và các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao như mục tiêu đã đề ra (xem phần mục tiêu). Xây dựng mới 1–2 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao/năm và 2–3 thương hiệu/năm (2012–2020).

b. Nội dung

Nghiên cứu xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp cho các vùng quy hoạch.

Nghiên cứu, ứng dụng KH&CN tiên tiến để duy trì, phục tráng và nhân giống cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản (nguồn gen quý) và sản xuất các sản phẩm đặc sắc nổi tiếng của địa phương (có thương hiệu); Lựa chọn và sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi chủ lực đáp ứng quy mô sản xuất lớn, sản xuất hàng hóa của tỉnh; Ứng dụng kỹ thuật canh tác, công nghệ tiên tiến phù hợp trong thâm canh cây trồng nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản; Đổi mới kỹ thuật và công nghệ khai thác, bảo quản và chế biến gỗ, lâm sản; Ưu tiên công nghệ chế biến sau thu hoạch đặc biệt là chế biến sâu phục vụ xuất khẩu nông sản phẩm; Hướng dẫn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp nông nghiệp, các nhóm hộ nông dân xây dựng, đăng ký và bảo vệ thương hiệu hàng hóa.

c. Lộ trình thực hiện:

Từ nay đến 2015: lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản và tiến hành nghiên cứu các phương pháp nhân giống nhân tạo; nghiên cứu cải tiến các quy trình kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, sơ chế, bảo quản các sản phẩm nông – lâm– thủy sản.

Từ 2016–2020: làm chủ các quy trình sản xuất quy mô công nghiệp; các công nghệ bảo quản, chế biến và nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm nông – lâm– thủy sản với thương hiệu riêng của tỉnh.

Từ 2020–2030: nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ cao trong sản xuất nông – lâm– thủy sản, hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn, phát huy được tiềm năng thế mạnh của tỉnh, tạo ra sản phẩm cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

d. Kinh phí năm 2014: 7%, năm 2015 và các năm sau được điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tiễn.


6.3.3. Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển dịch vụ

– Khoa học và công nghệ trong dịch vụ vận tải, đặc biệt là kinh tế vận tải: Nghiên cứu kinh tế, dự báo vận tải nhằm nâng cao trình độ công nghệ logistics, hợp lý hoá sản xuất, kho bãi trong vận tải. Dự báo ngành vận tải sẽ tăng trưởng mạnh giai đoạn đến 2020 và 2030 do vậy phải từng bước hiện đại hoá phương tiện vận tải, áp dụng các công nghệ và phương thức vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức, logistics; ứng dụng công nghệ thông tin vào điều hành quản lý, tổ chức giao thông, quản lý phương tiện. Áp dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực giao thông vận tải để nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành vận tải; Cơ giới hoá công tác bảo trì, đảm bảo chất lượng và tăng thời gian sử dụng của công trình, giảm chi phí sửa chữa.

– Hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong các dịch vụ tài chính, ngân hàng và các dịch vụ phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

– Khoa học và công nghệ trong dịch vụ thương mại: Nghiên cứu điều tra thị trường, dịch vụ tài chính ngân hàng; Phát triển dịch vụ khoa học và công nghệ (đo lường, kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm, hàng rào kỹ thuật trong thương mại). Ứng dụng các kỹ thuật hiện đại trong lưu kho, bảo quản hàng hóa; quản lý chất lượng hàng hóa trong giao dịch, mua bán, xuất nhập khẩu và các hoạt động biên mậu khác tại các cửa khẩu; Tiến hành các dự báo phục vụ kịp thời cho việc điều chỉnh chính sách trong quan hệ thương mại với Trung Quốc tại các cửa khẩu.

– Khoa học và công nghệ trong dịch vụ công: phát triển tin học hóa trong quản lý và dịch vụ công (trong đó có dịch vụ tiêu chuẩn–đo lường chất lượng, dịch vụ sở hữu trí tuệ); đẩy nhanh tốc độ xây dựng chính quyền điện tử từ cấp tỉnh đến cấp xã trên địa bàn Tỉnh.

– Ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc giám định chất lượng sản phẩm hàng hóa xuất nhập khẩu.

– Kinh phí năm 2014: 5%, năm 2015 và các năm sau được điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tiễn.


6.3.4. Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển du lịch

– Nghiên cứu các vấn đề kinh tế du lịch với đặc thù của Quảng Ninh về điều kiện tự nhiên, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng; nghiên cứu các vấn đề về kinh tế văn hoá phục vụ cho phát triển du lịch.

– Nghiên cứu bảo tồn lễ hội và phát huy các giá trị văn hoá dân gian truyền thống của các dân tộc (Dao, Sán chỉ, Cao Lan, Sán Dìu, Tày,…); nghệ thuật trình diễn dân gian, xây dựng các chương trình nghệ thuật dân tộc quảng bá, phục vụ khách du lịch quốc tế; bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử và danh thắng tỉnh Quảng Ninh (tập trung cho các khu di tích lớn, gắn với phát triển du lịch);

– Nghiên cứu tạo ra các dạng loại sản phẩm du lịch độc đáo của Quảng Ninh theo hướng kết hợp giữa du lịch tham quan với du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, giải trí, vui chơi có thưởng, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch hội thảo, du lịch cộng đồng, đảm bảo vệ sinh và môi trường. Liên kết lữ hành trong và ngoài nước có chất lượng cao; Nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ (trung tâm thương mại – mua sắm, vui chơi, thể thao; trung tâm tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế,…); sản phẩm lưu niệm thủ công mỹ nghệ, ẩm thực; biểu diễn thời trang, nghệ thuật dân tộc….

– Quy hoạch, thiết kế các tuyến, điểm du lịch (mua sắm, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, hội nghị, hội thảo,…) nhằm kết hợp được thế mạnh của biển, văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, khoa học;

– Ứng dụng những công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa để quảng bá, xúc tiến, quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn Tỉnh tạo chất lượng khác biệt, thương hiệu và biểu tượng du lịch của Quảng Ninh; Ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và các di tích lịch sử văn hoá khác.

– Kinh phí năm 2014: 5%, năm 2015 và các năm sau được điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tiễn.


6.3.5. Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển y, dược

a. Mục tiêu:

Phát triển lĩnh vực y dược của tỉnh đạt trình độ quốc tế. Làm chủ kỹ thuật công nghệ cao, y học cổ truyền phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là điều trị các loại bệnh nghề nghiệp phổ biển ở tỉnh.

Phát triển ngành công nghiệp dược nhằm khai thác các nguồn dược liệu tại chỗ; nghiên cứu, sản xuất các thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng phục vụ đắc lực cho việc chăm sóc sức khỏe của nhân dân và khách du lịch, xây dựng mới 1–2 thương hiệu, chỉ dẫn địa lý/năm cho các dược phẩm và dược liệu của Quảng Ninh.

b. Nội dung:

Lựa chọn vùng nuôi trồng, khai thác, chế biến các cây dược liệu quý hiếm; Phát triển và hiện đại hóa ngành dược liệu; nghiên cứu xây dựng hồ sơ dược liệu giá trị cao đối với các dược liệu quan trọng; nghiên cứu, sản xuất một số thuốc và thực phẩm chức năng từ dược liệu của tỉnh. Điều tra tổng thể các nguồn dược liệu, đánh giá hiệu quả kinh tế để có cơ sở phát triển và khai thác có hiệu quả theo hướng sản xuất hàng hóa;

Đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, tăng cường ứng dụng các phương pháp khoa học, công nghệ của y học hiện đại, y học cổ truyền trong hội chẩn, tư vấn, khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế của tỉnh nhằm nâng cao năng lực cho các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện góp phần giảm thiểu tình trạng quá tải bệnh viện.

c. Kinh phí năm 2014: 2%, năm 2015 và các năm sau được điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

6.3.6. Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường

a. Mục tiêu:

Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ tiên tiến góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái phục vụ phát triển bền vững các ngành, lĩnh vực kinh tế–xã hội, đặc biệt là sản xuất công nghiệp và du lịch; môi trường trong chăn nuôi và nông thôn.

Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ tiên tiến để chủ động ứng phó có hiệu quả đối với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai. 

Nghiên cứu đưa ra các giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, phát triển nhanh, tăng trưởng cao để có thể có các giải pháp kịp thời các hệ lụy khi tình hình khai thác khoáng sản, biến đổi khí hậu, suy thoái về môi trường sinh thái.

b. Nội dung

– Điều tra, đánh giá các tác động của biến đổi môi trường lên cảnh quan Vịnh Hạ Long; nghiên cứu biến đổi của các yếu tố như đất, nước, không khí, khí hậu thủy văn ảnh hưởng đến phát triển KT–XH của tỉnh; Ứng dụng công nghệ viễn thám trong giám sát chất lượng nước biển, nước thải, quản lý tài nguyên nước, khí tượng thuỷ văn, biến đổi khí hậu; Duy trì và mở rộng hệ thống tự động giám sát và cảnh báo thiên tai.

– Xây dựng các kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh. Thực hiện việc lồng ghép các yêu cầu về bảo vệ môi trường vào trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế–xã hội, đặc là sản xuất công nghiệp và du lịch.

– Nghiên cứu lựa chọn, ứng dụng các công nghệ hiện đại trong việc xử lý chất thải, rác thải, đảm bảo môi trường; Ưu tiên ứng dụng công nghệ cao trong xử lý chất thải, rác thải; Nghiên cứu, triển khai về tăng trưởng xanh như sử dụng năng lượng tái tạo; phục hồi, phát triển nguồn “vốn tự nhiên”; tập trung đầu tư nghiên cứu công nghệ năng lượng xanh, công nghệ xanh/các bon thấp; lựa chọn các cây con để hoàn nguyên rừng, tái sinh rừng trên các vùng đã khai thác than; Nghiên cứu các giải pháp cụ thể hạn chế ô nhiễm môi trường; giảm phát thải khí nhà kính; bảo tồn đa dạng sinh học; phát triển sản xuất xanh; lối sống xanh.

c. Kinh phí năm 2014: 3%, năm 2015 và các năm sau được điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

6.4. Nhóm chương trình, đề án xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ

6.4.1. Chương trình phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ

a) Mục tiêu:

Phát triển nguồn nhân lực nói chung của Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển của Quy hoạch KT–XH đã đặt ra. Đặc biệt đối với KH&CN, cần phát triển nhân lực làm NC&PT đạt 6–7 người/1 vạn dân vào 2015 và 10–11 người/1vạn dân vào 2020. Số nhân lực này chủ yếu làm việc tại các doanh nghiệp của Tỉnh. Số Tiế sỹ năm 2020 đạt con số 150 người và chủ yếu làm việc tại các tổ chức KH&CN công lập và tại các doanh nghiệp vừa và lớn của Tỉnh.

b) Nội dung:

– Ngay từ 2014, cần tiến hành đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ sư chất lượng cao thuộc các ngành/lĩnh vực/sản phẩm/chương trình/dự án trọng điểm (phối hợp với chương trình phát triển nhân lực của Tỉnh và với các doanh nghiệp) để thực hiện) nhằm đáp ứng nguồn nhân lực yêu cầu ngày càng cao về só lượng và chất lượng cho các dự án sản xuất trong Tỉnh và các doanh nghiệp FDI;

– Ngay từ 2014, cần tiến hành đào tạo và thu hút cán bộ quản trị công nghệ, quản trị kinh doanh (phối hợp với chương trình nhân lực của Tỉnh và với các doanh nghiệp để thực hiện) đề có đội ngũ quản trị công nghệ có năng lực lựa chọn công nghệ phù hợp với tình hình phát triển sản xuất của Tỉnh;

– Ngay từ 2014, cần thu hút hoặc gửi đi đào tạo hàng năm 15–20 nghiên cứu sinh để đến năm 2020 đào tạo được khoảng 150 tiến sỹ. Phấn đấu số cán bộ làm công tác NC&PT đạt 10–11 người/vạn dân, đặc biệt chú trọng đội ngũ tiến sỹ, thạc sỹ về các lĩnh vực quản lý kinh tế, quản trị công nghệ, các ngành kỹ thuật và công nghệ của những ngành KT–XH mà Quảng Ninh chủ trương đầu tư phát triển. (du lịch, vận tải, thương mại; cơ khí điện tử; chế biến nông lâm thủy sản, đồ uống; vật liệu xây dựng; khai khoáng; nuôi trồng nông lâm thủy sản)

– Đầu tư khoảng 20000 USD/tiến sĩ trong nước và 30000 USD/tiến sĩ ngoài nước. Việc thu hút và đào tạo nhân lực KH&CN cần được tiến hành song song và khởi động sớm vì nhân lực là yếu tố quyết định, đặc biệt là cần sớm tăng cường nhân lực KH&CN có trình độ cho các ngành công nghiệp chủ chốt như du lịch, vận tải, thương mại biên mậu; cơ khí điện tử; chế biến nông lâm thủy sản, vật liệu xây dựng; công nghệ sinh học–nông lâm thủy sản). Về cơ cấu ngành nghề cần được tính toán cho việc hình thành mô hình KH&CN tiên tiến (nêu ở mục trên). Cần gấp rút chuẩn bị thì đến 2020 mới có được đội ngũ cán bộ KH&CN như dự kiến.

Đào tạo, nâng cao năng lực hoạt động cho các doanh nghiệp KH&CN, Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao KH&CN để phục vụ phát triển kinh tế và xã hội tỉnh. Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên trách về KH&CN của các cơ quan quản lý nhà nước.

c– Kinh phí năm 2014: 5%, năm 2015 và các năm sau được điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

6.4.2. Đề án xây dựng và thí điểm cơ chế, chính sách khoa học và công nghệ đặc thù

– Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế, chính sách thu hút, sử dụng cán bộ khoa học và công nghệ trong nước (đặc biệt là các tổ chức TW, Hà Nội, TP HCM,…);

– Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng chuyên gia khoa học và công nghệ nước ngoài;

– Thực hiện Đề án rà soát, đánh giá năng lực hoạt động, bố trí nguồn lực, kiện toàn các tổ chức KH&CN công lập thuộc các Sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Xây dựng cơ chế quản lý ngân sách cho nghiên cứu theo hướng khoán kinh phí thực hiện.

– Xây dựng và triển khai thực hiện cơ Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư cho khoa học và công nghệ từ doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế, thực hiện tổng đầu tư xã hội cho khoa học và công nghệ đạt 2% GDP vào năm 2020;

– Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế, chính sách sử dụng ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ; hỗ trợ doanh nghiệp nhập công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm nhanh chóng nâng cao giá trị hàng xuất khẩu;

– Đẩy mạnh hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong tỉnh; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp; đổi mới công nghệ, phát huy sáng kiến; Cung ứng các dịch vụ về chuyển giao công nghệ.

– Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động xây dựng, xác lập và bảo vệ quyền SHTT phục vụ mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh; quảng bá thương hiệu mạnh trên thị trường; Đẩy mạnh công tác bảo hộ quyền SHTT theo các chuẩn mực quốc tế nhằm thu hút các doanh nghiệp FDI mạnh dạn và an tâm đầu tư và chuyển giao công nghệ vào trong tỉnh; Hỗ trợ cho các Doanh nghiệp của tỉnh nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa nhằm tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất và chất lượng của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của tỉnh, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

– Nâng cao năng lực của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong việc thực thi các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Hiệp định TBT của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

– Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ công về KH&CN: dịch vụ tư vấn, cung cấp thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng. Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo TCVN ISO 9001: 2008.

– Tăng cường công tác thanh, kiểm tra trong các lĩnh vực hoạt động KH&CN, đặc biệt là các lĩnh vực tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng, sở hữu trí tuệ, quản lý công nghệ.


6.4.3. Đề án xây dựng Trường Đại học đào tạo đa ngành

Xây dựng trường đại học đào tạo đa ngành nhằm đào tạo nguồn nhân lực KH&CN phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, đặc biệt là nhân lực trình độ caocho các ngành/lĩnh vực đào tạo thiết yếu đối với Quảng Ninh như: kinh tế du lịch, kinh tế biên mậu, kinh tế biển, kinh tế vận tải; có thể xem xét từ 2020 mở các ngành cơ khí điện tử; nuôi trồng và chế biến nông lâm thủy sản; vật liệu xây dựng. Xây dựng cơ chế bảo đảm thời gian dành cho hoạt động nghiên cứu của giảng viên đạt ít nhất 1/3.

Xây dựng các bộ phận nghiên cứu, tiến hành các hoạt động NC&PT, dịch vụ KH&CN tại các trường đại học của tỉnh; Ứng dụng công nghệ cao phục vụ giảng dạy ở tất cả các cấp học, ngành học, nhất là học ngoại ngữ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh. Phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh bao gồm cả các nhà khoa học và công nghệ trong và ngoài nước;

– Thời gian thực hiện xong đề án và quy hoạch xây dựng được phê duyệt trước 2015.

– Lựa chọn địa điểm: Hạ Long

– Kinh phí năm 2014: 3%, năm 2015 và các năm sau được điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

6.4.4. Đề án xây dựng Khu nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ

– Liên kết chặt chẽ với trường Đại học (Đại học nghiên cứu đa ngành) và doanh nghiệp

– Có xưởng thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và chuyển giao công nghệ, khu nông nghiệp công nghệ cao,…

– Thời gian thực hiện xong đề án và quy hoạch xây dựng được phê duyệt trước 2015.

– Lựa chọn địa điểm: Hạ Long hoặc Yên Hưng.

– Kinh phí năm 2014: 16%, năm 2015 và các năm sau được điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

6.4.5. Các Đề án xây dựng các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ

– Trung tâm thông tin–tư liệu–thư viện của tỉnh nối mạng quốc gia

– Trung tâm tư vấn công nghệ và sở hữu trí tuệ (đánh giá, định giá,…)

– Trung tâm kiểm định–thử nghiệm chất lượng hàng hóa

– Trung tâm chiếu xạ

– Trung tâm y học hạt nhân

– Kinh phí năm 2014: 18%, năm 2015 và các năm sau được điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tiễn.


7. Các đột phá

7.1. Đột phá 1


Quảng Ninh cần nhanh chóng phát triển đội ngũ nhân lực KH&CN, có trình độ trong nghiên cứu và sản xuất (doanh nghiệp). Kết hợp giữa thu hút để có nhân lực kịp thời trước mắt nhưng cũng phải gấp rút đào tạo nhân lực có trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ theo tiến trình đề ra cho giai đoạn 2016–2020 để hình thành và xây dựng vững chắc mô hình KH&CN tiên tiến vào năm 2020. Đặc biệt cần lưu ý đào tạo, thu hút nhân lực KH&CN có trình độ làm việc tại các doanh nghiệp (ở các bộ phận nghiên cứu, bộ phận kỹ thuật, công nghệ sản xuát), thì mới chuyển hóa được các tri thức KH&CN của các viện, trường (từ bên ngoài hàng rào doanh nghiệp) thành các quy trình, công nghệ, sản phẩm bán được trên thị trường (được người tiêu dùng chấp nhận) tức là tạo ra của cải vật chất do doanh nghiệp sản xuất ra. Cần vận dụng cơ chế, chính sách nhà nước hỗ trợ và doanh nghiệp là người chủ động đầu tư kinh phí đào tạo nhân lực KH&CN của doanh nghiệp (nhà nước và nhân dân cùng làm).

7.2. Đột phá 2:


Quảng Ninh cần thực hiện gấp chương trình khoa học và công nghệ phục vụ đổi mới công nghệ trong công nghiệp. Tỉnh cần có cơ chế, chính sách, chế độ cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu, triển khai, ứng dụng, mua, chuyển giao công nghệ. Các hỗ trợ có thể là các tài trợ không hoàn lại (đối vơi nghiên cứu), cho vay với lãi suất thấp hoặc bằng O (dối với mua, chuyển giao công nghệ), bảo lãnh vay vốn,…phù hợp với từng giai đoạn từ nghiên cứu đến triển khai, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và thậm chí đến việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường (marketing). Đồng thời cần vận dụng sáng tạo các cơ chế thuế đối với công nghệ mới, sản phảm mới để tạo cho doanh nghiệp sẵn sàng tiến hành các dự ản sản xuất mặt hàng mới.

7.3. Đột phá 3:


Quảng Ninh cần nhanh chóng hình thành hệ thống các tổ chức KH&CN (xây dựng Khu nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; các trung tâm , trạm trại KH&CN; các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong trường đại học; các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp độc lập,…). Hệ thống các tổ chức KH&CN của Tỉnh có một số bộ phận có năng lực hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm, chuyển giao công nghệ từ ngoài Tỉnh vào trong Tỉnh và cũng có một số bộ phận triển khai thực hiện các NC&PT từ giai đoạn đầu của khoa học đối với các sản phẩm có đặc tính và đặc trưng riêng có của Quảng Ninh.

Với 3 đột phá nêu trên, nếu thực hiện thành công thì đến 2020 Quảng Ninh cơ bản có được mô hình KH&CN tiên tiến và sẽ trở thành một trung tâm điển hình về KH&CN của Vùng. Trong 3 đột phá trên, đột phá 1 là quan trọng nhất. Nếu giải quyết tốt đột phá này thì các đột phá 2 và 3 sẽ dễ dàng thực hiện.


8. Bố trí nguồn lực đầu tư cho KH&CN


Đối với nguồn lực từ Ngân sách nhà nước cần cân đối và dành nguồn lực thỏa đáng, lống ghép và sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ các chương trình phát triển sản phẩm chủ lực, công nghệ cao, đổi mới công nghệ quốc gia, ứng dụng KH&CN trong nông nghiệp, vùng sâu vùng xa, xây dựng nông thôn mới, khuyến nông, khuyến công, đào tạo nghề…cho các chương trình dự án ứng dụng KH&CN vào sản xuất (ưu tiên cho các ngành cơ khí, lắp ráp điện tử, chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, đồ uống).

Ngoài việc tăng cường huy động các nguồn lực từ xã hội đầu tư cho hoạt động KH&CN. Để đảm bảo Quy hoạch được triển khai có hiệu quả ngay sau khi được phê duyệt, việc bố trí nguồn lực từ ngân sách nhà nước là một trong những nội dung mang tính quyết định. Hàng năm, dành từ 4–5% ngân sách chi thường xuyên của tỉnh đầu tư cho KH&CN theo nguyên tắc:



* Ngân sách sự nghiệp khoa học được bố trí hàng năm để triển khai thực hiện các nội dung:

– Triển khai thực hiện các Chương trình, Đề án, dự án KH&CN ưu tiên.

– Triển khai các Đề tài, dự án ứng dụng tiến bộ KH&CN theo danh mục được UBND tỉnh phê duyệt.

– Triển khai các nhiệm vụ khoa học theo các Chương trình Quốc gia thực hiện trên địa bàn tỉnh được Bộ KH&CN phê duyệt.

– Triển khai các nhiệm vụ thường xuyên phục vụ công tác quản lý nhà nước về KH&CN: Tiêu chuẩn đo lường chất lượng; sở hữu trí tuệ; Thông tin và Thống kê KH&CN; Kiểm soát an toàn và bức xạ hạt nhân; Hợp tác quốc tế về KH&CN; Công tác thanh tra KH&CN…

– Triển khai các nhiệm vụ khác: xác lập, khai thác quyền sở hữu trí tuệ, tạo lập khai thác; quản lý phát triển tài sản trí tuệ đối với sản phẩm đặc thù của địa phương; tham gia Chợ công nghệ, Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị…



* Ngân sách dành cho đầu tư phát triển được bố trí hàng năm để thực hiện các nội dung:

– Triển khai các dự án đầu tư phát triển khoa học và công nghệ; các dự án tăng cường tiềm lực phục vụ cho công tác phân tích, kiểm định, kiểm nghiệm.

– Hình thành các Khu, cụm công nghệ cao; khu nông nghiệp công nghệ cao; các khu ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp.

– Hỗ trợ đầu tư phát triển doanh nghiệp KH&CN.

– Bổ sung dành cho Quỹ phát triển KH&CN để thực hiện các nội dung được Quy định của Điều lệ Quỹ (Bổ sung hàng năm để đảm bảo nguồn quỹ tối thiểu theo Điều lệ).

* Tỷ lệ bố trí ngân sách tỉnh dành cho KH&CN:

– Giai đoạn 2013–2015: Bố trí ngân sách cho sự nghiệp khoa học/đầu tư phát triển theo tỷ lệ tương ứng là 20/80%.

– Giai đoạn 2016–2020: Bố trí ngân sách cho sự nghiệp khoa học/đầu tư phát triển theo tỷ lệ tương ứng là 30/70%.

– Giai đoạn 2021–2030: Bố trí ngân sách cho sự nghiệp khoa học/đầu tư phát triển theo tỷ lệ tương ứng là 40/60%.



* Ngân sách các huyện, thị dành cho KH&CN

Cùng với ngân sách Tỉnh, các địa phương phân bổ, bố trí chi ngân sách của địa phương cho hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ.




tải về 1.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương