Xô xát tại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến kế hoạch cải cách tư pháp


Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản và Ấn Độ tập trận chung



tải về 285.87 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích285.87 Kb.
#30958
1   2   3   4   5

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản và Ấn Độ tập trận chung

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản và Ấn Độ tập trận chung

Hà Nội (TTXVN 15/1)--
Ngày 14/1, các lực lượng bảo vệ bờ biển của Nhật Bản và Ấn Độ đã tiến hành tập trận chung thường niên mang mật danh “Sahayog-Kaijin 2014”, với các nội dung diễn tập đổ bộ, chống cướp biển, hoạt động cấp cứu và chữa cháy.
Phóng viên TTXVN tại New Delhi cho biết cuộc tập trận lần này diễn ra cách bờ biển Kochi (Cô-chi), thuộc bang Kerala (Kê-ra-la) của Ấn Độ 20 hải lý với sự tham gia của tàu bảo vệ bờ biển Samrat (Xam-rát) và hai máy bay lên thẳng của Ấn Độ, tàu bảo vệ bờ biển Mizhuho và một máy bay lên thẳng của Nhật Bản.
Chỉ huy và chứng kiến cuộc tập trận có Đô đốc Yuji Sato (Yu-ri Xa-tô), Tư lệnh lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản và Phó đô đốc Anurag Thapliyal (A-nu-ra Tha-bờ-li-ra), Tổng chỉ huy lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ. Phát biểu tại cuộc họp báo chung trên boong tàu Samrat, Đô đốc Yuji Sato và Phó Đô đốc Anurag Thapliyal đã bày tỏ sự hài lòng về thành công của cuộc tập trận. Hai ông khẳng định các cuộc tập trận như vậy đã cải thiện khả năng phối hợp hoạt động và xây dựng lòng tin giữa hai lực lượng.
Cuộc tập trận chung giữa lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản và Ấn Độ được tổ chức thường niên kể từ năm 1999, tập trung vào cách thức chống cướp biển, các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường và những lĩnh vực chuyên môn mà hai bên cùng quan tâm./.

Nhật Bản, Mỹ lên kế hoạch diễn tập chung với máy bay Osprey

Nhật Bản, Mỹ lên kế hoạch diễn tập chung với máy bay Osprey


Hà Nội (TTXVN 14/1)--


Ngày 14/1, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera (I-chư-nô-ri Ô-nô-đê-ra) thông báo Nhật Bản và Mỹ sẽ tiến hành cuộc diễn tập chung phòng chống thảm họa ở vùng biển Tây-Nam Nhật Bản vào tháng Hai tới. Dự kiến, máy bay vận tải hạng nặng MV-22 Osprey sẽ tham gia cuộc diễn tập này.
Theo Bộ trưởng Onodera, cuộc diễn tập chung nhằm đánh giá hiệu quả của các biện pháp ứng phó với thảm họa trong trường hợp xảy ra động đất lớn bắt nguồn từ vùng đất lõm Nankai Trough - một đường đứt gãy khổng lồ dưới biển nằm ở phía Nam của 2 hòn đảo Honshu (Hôn-su) và Shikoku (Si-cô-cư). Ngoài ra, cuộc diễn tập này cũng sẽ giúp đẩy mạnh hợp tác giữa các lực lượng Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản, cuộc diễn tập chung Nhật-Mỹ sẽ diễn ra từ ngày 7/2 tới.
Lực lượng Hải quân Mỹ đã triển khai 24 chiếc máy bay MV-22 Osprey tới căn cứ không quân Futenma (Phư-ten-ma) ở đảo cực Nam của tỉnh Okinawa (Ô-ki-na-oa) trong bối cảnh chính quyền và người dân địa phương phản đối mạnh sự hiện diện lâu dài của loại máy bay phản lực này tại đây do lo ngại về an ninh. Sắp tới, những máy bay này sẽ bay tới doanh trại Kochi (Cô-chi) của Lực lượng phòng vệ Mặt đất Nhật Bản ở Konan (Cô-nan), căn cứ không quân Tosashimizu (Tô-xa-si-mi-dư) của Lực lượng Tự vệ Phòng không Nhật Bản (ASDF) ở Tosashimizu, cả hai đều thuộc tỉnh Kochi, và căn cứ không quân Tsuiki (Chư-i-ki) của ASDF ở Chikujo (Chi-cư-giô) thuộc tỉnh Fukuoka (Phư-cu-ô-ca).
Theo kế hoạch ban đầu, cuộc diễn tập không quân này lẽ ra được tiến hành hồi tháng 10/2013 nhưng phải hoãn do mưa bão./.

Nghị sỹ Mỹ quan ngại về những động thái của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp
Nghị sỹ Mỹ quan ngại về những động thái của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp

Hà Nội (TTXVN 15/1)--


Gần một tuần sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ lên án việc Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, ngày 14/1, Quốc hội Mỹ tổ chức phiên điều trần về động thái nói trên đồng thời đánh giá việc Trung Quốc thiết lập Vùng Nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông (ADIZ) gần đây.
Tại đây, các nghị sỹ Mỹ đã gọi hành động của Trung Quốc là “sự gây hấn nguy hiểm” và “các động thái đe dọa, khiêu khích để xác nhận tuyên bố chủ quyền biển là không thể chấp nhận được”. Do vậy, Mỹ không được phép khoan nhượng các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc cũng như việc Bắc Kinh tiếp tục dựa vào các kiểu áp lực quân sự để thay đổi hiện trạng trong khu vực.
Phóng viên TTXVN có mặt tại phiên điều trần dẫn phát biểu của Hạ nghị sỹ Steve Charbot (Xtíp-vơ Sa-bốt), Chủ tịch Tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, cho rằng những hành động nói trên của Trung Quốc “là thách thức đối với sự hiện diện một cách hòa bình của Mỹ tại Đông Á và Đông Nam Á, và với tự do hàng hải thương mại toàn cầu”. Hạ nghị sỹ Chabot cũng nhận định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, “không có mối quan ngại nào lớn hơn những căng thẳng gia tăng xuất phát từ các quyết định đơn phương của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng ở các vùng biển tranh chấp”.
Đồng tổ chức phiên điều trần này còn có Tiểu ban Các lực lượng hải quân thuộc Ủy ban Quân lực Hạ viện. Hạ nghị sỹ Randy Forbes (Ren-đi Pho-bơ), Chủ tịch tiểu ban, tuyên bố "Mỹ phải cứng rắn" trước các động thái của Trung Quốc.
Hàng loạt nghị sỹ khác cũng lên tiếng bày tỏ quan ngại trước các diễn biến ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hạ nghị sỹ Ami Bera (A-mi Bi-ra) coi đây là điều không thể chấp nhận, khuyến cáo trước việc Trung Quốc lập ADIZ, chính quyền Tổng thống Barack Obama (Ba-rắc Ô-ba-ma) cần phải có các phản ứng mạnh ngay từ đầu, tránh tái lập sự bị động, rơi vào thế khó ứng phó như khi Trung Quốc tuyên bố đường lưỡi bò trên biển Đông trước đây.
Đến từ Học viện Nghiên cứu về hàng hải Trung Quốc thuộc Đại học Hải quân Mỹ, giáo sư Peter Dutton (Pi-tơ Đắt-tơn) cho rằng đã tới lúc Mỹ cần phải xác định một mối quan hệ mới với Trung Quốc, để nước này cùng can dự vào các vấn đề lớn toàn cầu, trở thành một cường quốc có trách nhiệm. Giáo sư Dutton đồng thời nêu rõ Mỹ phải xây dựng và duy trì sức mạnh quân sự tại khu vực, đặc biệt là hải quân, tăng cường năng lực tự vệ cho các quốc gia có tranh chấp về chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.
Trong khi đó, bà Bonnie Glaser (Bôn-ni Glây-xơ), chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc của cơ quan nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS, trả lời phóng viên TTXVN tại Washington, để ngăn chặn gia tăng các hành động khiêu khích, “Mỹ cần hiểu rằng các nước trong khu vực vừa muốn có mối quan hệ tốt với Trung Quốc và cả với Mỹ. Washington cũng cần mang lại những giá trị khích lệ để Bắc Kinh tuân thủ luật pháp và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, khi những giải pháp đó không mang lại kết quả, Mỹ cần có các biện pháp buộc Trung Quốc phải thận trọng và nhận những hậu quả do họ gây ra."
Về tính khả thi của các giải pháp mà Chính phủ Mỹ đang áp dụng hiện nay, bà Glaser đánh giá những phản ứng của Washington trong thời gian này còn là để chính các nước trong khu vực đánh giá tính thực tiễn của chính sách xoay trục về châu Á của Tổng thống Obama.
Chia sẻ quan điểm này, Hạ nghị sỹ Matt Salmon (Mát Xan-mơn) kêu gọi chính quyền Tổng thống Obama phải chứng tỏ chính sách tái cân bằng ở châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ “không chỉ là hô khẩu hiệu”./.

Nhật Bản lên án Trung Quốc hạn chế đánh bắt cá ở Biển Đông - Ba tàu cá Trung Quốc vào vùng lãnh hải Nhật Bản

Nhật Bản lên án Trung Quốc hạn chế đánh bắt cá ở Biển Đông


- Ba tàu cá Trung Quốc vào vùng lãnh hải Nhật Bản
- Nhật Bản muốn tập trận chung với Mỹ và Ấn Độ

Hà Nội (TTXVN 12/1)--


Ngày 12/1, Nhật Bản đã lên án việc Trung Quốc áp đặt các quy định mới về hạn chế đánh bắt cá ở Biển Đông, đồng thời khẳng định sẽ bảo vệ chủ quyền lãnh hải sau hành động xâm phạm mới nhất của tàu thuyền Trung Quốc.
Phát biểu tại buổi thị sát tập trận của lữ đoàn không quân tinh nhuệ thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản về khả năng bảo vệ và tái chiếm đảo xa, Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera (Ít-xu-nô-ri Ô-nô-đê-ra) cho rằng quy định mới của Trung Quốc về hạn chế đánh bắt cá ở Biển Đông và việc nước này thiết lập "Vùng nhận dạng phòng không" (ADIZ) ở biển Hoa Đông đang gây quan ngại trong cộng đồng quốc tế. Theo ông, "việc đơn phương đưa ra những quy định này chỉ phù hợp với những vùng lãnh hải thuộc chủ quyền riêng, còn đối với những vùng biển quốc tế thì hoàn toàn không được chấp nhận".
Trước đó, các quy định mới về đánh bắt cá do cơ quan lập pháp tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) thông qua tháng 11/2013 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 cũng vấp phải sự phản đối của Mỹ và Philippines. Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng đây là hành động khiêu khích và nguy hiểm, "vi phạm nghiêm trọng quyền tự do hàng hải và đánh bắt cá của tất cả các quốc gia tại vùng biển quốc tế" được ghi trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Theo cơ quan ngoại giao Mỹ, động thái này của Trung Quốc "làm leo thang căng thẳng và gây phức tạp tình hình ở Biển Đông một cách không cần thiết, đồng thời đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực".
Bộ trưởng Itsunori Onodera đưa ra tuyên bố trên sau khi Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết vào lúc 8h30' ngày 12/1 theo giờ địa phương (6h30' cùng ngày theo giờ Việt Nam) có 3 tàu tuần tra của Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải trong phạm vi 12 hải lý ngoài khơi một hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku (Xên-ca-cư) mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là đảo Điếu Ngư. Theo JCG, các tàu Trung Quốc đã rời khỏi vùng biển trên sau khoảng gần 2 giờ sau đó. Phía Nhật Bản đã yêu cầu Trung Quốc không lặp lại hành động này, đồng thời khẳng định sẽ bảo vệ lãnh hải cũng như lãnh thổ quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Đây là lần đầu tiên trong năm 2014 các tàu Trung Quốc xâm nhập vùng lãnh hải của Nhật Bản. Trước đó, trong năm 2013, các tàu và máy bay Trung Quốc thường xuyên tiếp cận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhất là sau khi chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa 3 trên 5 hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp từ tháng 9/2012.

* Trong một diễn biến khác, phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn nguồn tin địa bàn cho biết Nhật Bản đang muốn tham gia cuộc tập trận hải quân hàng năm với Mỹ và Ấn Độ.


Tại cuộc hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà AK. Antony (AK. An-tô-ni) nhân chuyến thăm Ấn Độ kết thúc hôm 9/1, ông Itsunori Onodera nêu rõ cuộc tập trận hải quân 3 bên mang tên "Malabar" có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh hàng hải trong khu vực và sẽ không nhằm vào bất cứ nước nào. Được biết, phía Mỹ không phản đối Nhật tham gia cuộc tập trận này và hiện đang chờ sự chấp thuận từ phía Ấn Độ.
Cuộc tập trận “Malabar” được Mỹ và Ấn Độ tổ chức thường niên từ năm 1992 với sự tham gia của các máy bay chiến đấu và tàu ngầm hạt nhân. Trong các cuộc tập trận này, máy bay chiến đấu sẽ cất cánh từ tàu sân bay, trong khi tàu ngầm hạt nhân diễn tập tại Ấn Độ Dương, vịnh Bengal (Ben-gan) hoặc trên biển Arab. Cuộc tập trận "Malabar" năm 2007 được tiến hành ở gần quần đảo Okinawa (Ô-ki-na-oa) của Nhật Bản và có sự tham gia của Nhật Bản và Australia. Từ đó đến nay, Ấn Độ và Mỹ vẫn duy trì tập trận nhưng chỉ trong khuôn khổ hoạt động song phương./.

Nhật Bản hối thúc Trung Quốc tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh

Nhật Bản hối thúc Trung Quốc tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh


-Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi Nhật Bản nhìn nhận đúng đắn về lịch sử

Hà Nội (TTXVN 14/1)--


Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida (Phư-mi-ô Ki-si-đa) ngày 14/1 một lần nữa kêu gọi Bắc Kinh tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Sin-dô A-bê) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, sau khi quan hệ hai nước gia tăng căng thẳng do chuyến thăm của ông Abe đến ngôi đền gây tranh cãi Yasukuni (Y-a-xư-cư-ni) hồi tháng 12 vừa qua.
Phất biểu tại buổi họp báo, trong bối cảnh các nước láng giềng châu Á của Nhật Bản chỉ trích mạnh mẽ hành động thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Abe, ông Kishida khẳng định nội các của ông Abe đã "kế thừa" quan điểm của các chính phủ tiền nhiệm "về các điểm cơ bản" liên quan tới các hành động của Nhật Bản thời chiến trong thế kỷ trước. Ông nêu rõ Tokyo "chưa bao giờ phủ nhận tuyên bố năm 1993 của ông Yohei Kono (Yô-hây Cô-nô), cũng như tuyên bố năm 1995 của ông Tomiichi Murayama (Tô-mi-i-chi Mu-ra-ya-ma) hay những tuyên bố của các nội các tiền nhiệm.
Phát biểu trên của Ngoại trưởng Kishida đề cập tuyên bố ông Kono đưa ra trong thời gian giữ chức Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản và tuyên bố của ông Murayama trong thời gian giữ chức Thủ tướng - những tuyên bố vốn được các nước láng giềng coi là tượng trưng cho sự "ăn năn" của Nhật Bản về những hành động quân phiệt thời chiến. Trong đó, ông Kono thừa nhận trách nhiệm của quân đội Nhật Bản đối với hành động cưỡng ép phụ nữ làm nô lệ tình dục đồng thời xin lỗi các nạn nhân, và ông Murayama xin lỗi về hành động xâm lược của Nhật Bản ở châu Á trong thời chiến.
Kể từ khi ông Abe trở lại cương vị Thủ tướng Nhật Bản tháng 12/2012, chưa có cuộc gặp thượng đỉnh nào giữa ông và các lãnh đạo Trung Quốc. Ngoại trưởng Fumio Kishida nhấn mạnh hy vọng hai nước sẽ sớm hiện thực hóa đối thoại chính trị cấp cao.
Liên quan đến căng thẳng trong khu vực, cùng ngày 14/1, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye (Pắc Cưn Hê) kêu gọi các nhà lãnh đạo Nhật Bản nhìn nhận đúng đắn về lịch sử để phát triển quan hệ song phương hướng tới tương lai.
Trang web của Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 14/1 cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNN, bà Park Geun-hye bày tỏ hy vọng xây dựng quan hệ hướng tới tương lai với Nhật Bản dựa trên quan điểm đúng đắn về lịch sử và mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước. Tổng thống Hàn Quốc cũng hối thúc ban lãnh đạo hiện nay của Nhật Bản tôn trọng những lời xin lỗi trước đây của nội các Nhật Bản.
Cho tới nay, Tổng thống Park Geun-hye chưa có cuộc gặp nào với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, mặc dù những người tiền nhiệm của bà thường chọn Nhật Bản là điểm đến thứ 2 trong lịch trình công du nước ngoài sau khi nhậm chức. Tháng 6/2013, bà Park Geun-hye thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước đến Trung Quốc sau khi thăm Mỹ.
Sự chỉ trích mạnh mẽ của Bắc Kinh và Seoul đối với chuyến thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 26/12/2013, trong khi căng thẳng gia tăng tại khu vực Đông Bắc Á do tranh chấp giữa Bắc Kinh và Tokyo về chủ quyền quần đảo Senkaku (Xên-ca-cư)/ Điếu Ngư, tranh chấp giữa Tokyo và Seoul về quần đảo Takeshima (Ta-kê-si-ma)/Dokdo (Đốc-đô), cũng như việc Trung Quốc đơn phương thiết lập Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông vào tháng 11/2013, đang gây cản trở cho những nỗ lực thúc đẩy các cuộc đàm phán cấp cao và các cuộc gặp thượng đỉnh giữa ba nước Nhật - Trung - Hàn năm 2014./.

Nga cấm quan chức nhận quà đắt tiền

Nga cấm quan chức nhận quà đắt tiền


Hà Nội (TTXVN 14/1)--


Theo Đài Tiếng nói nước Nga, Chính phủ Nga vừa ban hành nghị định cấm quan chức nước này nhận những món quà đắt tiền và phải nộp những món quà được tặng để cơ quan chức năng định giá.
Theo quyết định của Chính phủ Nga, công chức được tặng quà phải thông báo cho một ủy ban đặc biệt trong vòng 3 ngày sau khi nhận quà hoặc 3 ngày sau khi trở về từ một chuyến công du nơi người đó được tặng quà. Sau đó, các nhân viên nhà nước được ủy quyền sẽ định giá món quà. Nếu món quà trị giá dưới 3.000 rúp (khoảng 100 USD) thì được trả lại cho người được tặng, nếu đắt hơn thì được đem bán và số tiền thu được sẽ chuyển vào kho bạc. Tuy nhiên, người được tặng quà vẫn được quyền ưu tiên mua lại món quà nếu thích.
Hoa, giải thưởng, văn phòng phẩm được tặng trong các sự kiện chính thức sẽ không bị đưa vào danh sách quà tặng.
Giám đốc Viện Nghiên cứu Chính trị, Ủy viên Viện cộng đồng LB Nga Sergei Markov (Xéc-gây Mác-cốp), nêu rõ mục đích chính của nghị định trên là đấu tranh chống tham nhũng, để ngăn chặn kế hoạch tham nhũng thông qua những món quà.
Ý tưởng kiểm soát các quan chức Chính phủ Nga nhận quà tặng xuất phát từ kinh nghiệm của nước ngoài. Quan chức Anh không được nhận quà tặng giá trị lớn hơn 250 USD, tuy nhiên họ vẫn có thể nhận món quà này nếu tặng lại món quà gì đó với số tiền tương đương. Tại Canada, công chức không được nhận quà tặng bằng tiền mặt và nếu vi phạm phải chịu trách nhiệm hình sự. Chính quyền Trung Quốc đã lập danh sách các quà tặng không được phép tặng cho quan chức. Vi phạm danh sách này được coi là hối lộ và sẽ bị tử hình. Tại Mỹ, các quan chức chính phủ liên bang, bao gồm cả tổng thống, cần phải khai báo và nộp vào kho bạc những quà tặng từ nước ngoài nếu giá trị vượt quá 305 USD. Sau đó, nếu muốn, họ có thể mua lại món quà đó./.

Chính quyền Obama bảo vệ chính sách đối với Afghanistan
Chính quyền B.Obama bảo vệ chính sách đối với Afghanistan

Hà Nội (TTXVN 14/1)--


Phản ứng trước những chỉ trích nặng nề của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates (Rô-bớt Ghết) về cách xử lý cuộc chiến tại Afghanistan, Tổng thống Barack Obama (Ba-rắc Ô-ba-ma) ngày 13/1 đã lên tiếng bảo vệ chính sách của Nhà Trắng tại quốc gia Nam Á này.
Tại Phòng Bầu dục, Tổng thống Obama đã có những bình luận công khai đầu tiên về những chỉ trích thẳng thừng của cựu Bộ trưởng Gates trong cuốn hồi ký "Nhiệm vụ: Những hồi ức của một Bộ trưởng Chiến tranh" ra mắt công chúng ngày 14/1. Về những chỉ trích đối với vai trò Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Mỹ, Tổng thống Obama lập luận ông có nhiệm vụ chất vấn cũng như có quyền hoài nghi về các chiến lược chiến tranh của quân đội Mỹ và quan ngại mỗi khi điều động quân nhân Mỹ ra chiến trường. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh niềm tin "vững chắc" vào sứ mệnh của quân đội Mỹ tại Afghanistan cũng như năng lực của lực lượng này khi phải đối mặt với các tình huống khó khăn nhất. Về chiến lược của Nhà Trắng tại Afghanistan, Tổng thống Obama tái khẳng định Mỹ sẽ rút toàn bộ binh sĩ khỏi chiến trường này vào cuối năm nay.
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn chương trình "Today Show" phát sóng trên kênh truyền hình NBC ngày 13/1, cựu Bộ trưởng Gates cho rằng nội dung của cuốn hồi ký là rất "khách quan" và "không vu khống ai cả". Theo ông, đây không phải là một cuộc tấn công nhằm vào Tổng thống Mỹ mà thực tế là ông đồng tình với nhiều quyết định quan trọng của ông Obama liên quan tới Afghanistan. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng đồng thời chỉ trích các trích dẫn và bóp méo một số câu nói trong cuốn hồi ký trên các trang báo nhằm mục đích chính trị.
Liên quan các chỉ trích nhằm vào cá nhân Phó Tổng thống Joe Biden (Giâu Bai-đơn) và các thành viên trong Hội đồng An ninh quốc gia, ông Gates không đưa ra lời xin lỗi cũng như giải thích cụ thể. Trong hồi ký, ông Gates viết rằng ông đã bất đồng quan điểm với Phó Tổng thống Biden trong các vấn đề từ những năm 1970 trở lại đây.
Cuốn hồi ký "Nhiệm vụ: Những hồi ức của một Bộ trưởng Chiến tranh" của cựu Bộ trưởng Gates đã khiến chính trường Mỹ dậy sóng. Trong cuốn sách này, ông Gates nói rõ Tổng thống Obama rất thiếu lòng tin với chiến lược chiến tranh mà chính ông đã thông qua, cũng như vị tư lệnh chiến dịch được ông bổ nhiệm lúc đó, Tướng David Petraeus (Đa-vít Pê-tra-ớt). Theo cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, mặc dù đã nhận được sự đồng thuận về việc triển khai thêm 30.000 quân sau một cuộc tranh luận nảy lửa ở Nhà Trắng, Tổng thống Obama vẫn tỏ ra hoài nghi quyết định này. Ông Gates cho rằng chính những cố vấn dân sự là những người đã gieo rắc vào ông Obama sự thiếu tin tưởng đối với quân đội. Ông nhận định việc giới chóp bu Nhà Trắng, kể cả tổng thống và phó tổng thống, thiếu sự tin tưởng các sĩ quan quân đội cấp cao, đã trở thành một vấn đề lớn đối với ông khi còn đảm đương vị trí đứng đầu Bộ Quốc phòng vì ông phải tìm cách giải quyết những vướng mắc giữa tổng tư lệnh với chính quyền.
Ông Gates là người của đảng Cộng hòa, từng phục vụ dưới thời Tổng thống George Bush (Gioóc-giơ Bu-sơ) và sau đó được bổ nhiệm đứng đầu Lầu Năm Góc hai năm sau khi Tổng thống Obama đắc cử nhiệm kỳ đầu tiên. Vào thời điểm được Tổng thống Obama tái bổ nhiệm, giới phân tích cho rằng ông Gates phải gánh một nhiệm vụ khó khăn vì chính quyền Mỹ lúc đó và kể cả các đồng minh như Nhật Bản, Anh... đều đang tranh cãi về việc có nên tiếp tục ủng hộ cho cuộc chiến tại Afghanistan hay là chỉ tập trung để tiêu diệt mạng lưới khủng bố Al Qaeda./.

Mỹ điều tra vụ thiết bị trên máy bay chiến đấu được sản xuất tại Trung Quốc
Mỹ điều tra vụ thiết bị trên máy bay chiến đấu được sản xuất tại Trung Quốc

Hà Nội (TTXVN 14/1)--


Giới chức tư pháp Mỹ đang xúc tiến điều tra vụ việc một nhà thầu quốc phòng nước này đã sản xuất tại Trung Quốc một thiết bị cảm biến trang bị cho máy bay tiêm kích đa năng F-35.
Người phát ngôn của nhà thầu quốc phòng Honeywell, ông Scott Sayres (Xcốt Xây-rết), ngày 13/1 lên tiếng xác nhận thông tin đăng tải trên truyền thông về cuộc điều tra của Bộ Tư pháp và khẳng định Honeywell sẽ hợp tác đầy đủ với các cơ quan chức năng. Theo ông Sayres, đây là một thiết bị cảm biến điện tử thông thường, được dùng phổ biến trong các ứng dụng thương mại trên thế giới. Honeywell từng sản xuất thiết bị cảm biến này tại Trung Quốc trong một thời gian ngắn, sau đó chuyển hoạt động sản xuất sang một cơ sở ở Mỹ hai năm trước sau khi tham khảo ý kiến Bộ Quốc phòng Mỹ cùng các đối tác. Quan chức trên khẳng định Honeywell "đã tuân thủ tất cả các quy định và luật lệ của Mỹ đối với việc sản xuất những linh kiện liên quan tới quốc phòng tại Trung Quốc".
Honeywell là nhà cung cấp cho nhóm phát triển chương trình máy bay tiêm kích đa năng F-35 thế hệ mới do công ty sản xuất khí tài Lockheed Martin đứng đầu. Loại máy bay tiêm kích tàng hình này là chương trình quân sự lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ và được trang bị cho các lực lượng không quân, hải quân, lính thủy đánh bộ và quân đội các đồng minh của Mỹ./.

Mỹ, Hàn Quốc vẫn tập trận chung bất chấp sự phản đối của Triều Tiên

Mỹ, Hàn Quốc vẫn tập trận chung bất chấp sự phản đối của Triều Tiên


Hà Nội (TTXVN 16/1)--


Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 16/1 thông báo các cuộc tập trận giữa Hàn Quốc và Mỹ sẽ được tổ chức theo kế hoạch bất chấp việc Triều Tiên phản đối mạnh mẽ và đề nghị đòi hủy các cuộc tập trận chung này.
Tại cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min Seok (Kim Min Xúc) cho biết các cuộc tập trận "Giải pháp then chốt" và "Đại Bàng non" sẽ diễn ra theo kế hoạch, đồng thời khẳng định đây là hoạt động mang tính chất thường niên và phòng vệ. Tuyên bố của ông Kim Min Seok nhằm đáp lại yêu cầu trước đó của Triều Tiên đòi Hàn Quốc và Mỹ phải hủy các cuộc tập trận chung thường niên giữa hai nước này. Theo ông, trước khi chỉ trích các cuộc tập trận thường niên và mang tính phòng thủ này, Triều Tiên nên có những hành động chân thành hướng tới phi hạt nhân hóa, đồng thời cảnh báo sẽ "đáp trả cứng rắn và ngay lập tức" nếu Bình Nhưỡng có những hành động khiêu khích quân sự.
Ngày 15/1, Ủy ban Tái Thống nhất Hòa bình Triều Tiên (CPRK) tuyên bố việc Hàn Quốc và Mỹ thông báo tiến hành tập trận chung "tương đương tuyên bố một cuộc chiến tranh hạt nhân". Người phát ngôn của CPRK nêu rõ Bình Nhưỡng nghiêm khắc cảnh báo Mỹ và Hàn Quốc không được tiến hành các cuộc tập trận có thể khiến tình hình bán đảo Triều Tiên cũng như quan hệ giữa hai miền trở thành thảm họa.
Vào khoảng thời gian cuối tháng Hai và tháng Tư, Hàn Quốc và Mỹ thường có kế hoạch tiến hành cuộc tập trận chung mô phỏng trên máy tính mang tên "Giải pháp then chốt" và diễn tập huấn luyện tại thực địa mang tên "Đại Bàng non" nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu chung và ngăn chặn các mối đe dọa. Seoul khẳng định các cuộc tập trận này mang tính chất phòng thủ, nhưng Bình Nhưỡng lên án hoạt động này thực chất là cuộc diễn tập nhằm xâm lược Triều Tiên. Năm ngoái, quân đội Mỹ đã huy động các máy bay ném bom chiến lược B-52 và máy bay trinh thám B-2 tham gia các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc./.

riều Tiên yêu cầu Hàn Quốc và Mỹ hủy tập trận chung

Triều Tiên yêu cầu Hàn Quốc và Mỹ hủy tập trận chung



Hà Nội (TTXVN 16/1)--
Ngày 15/1, Triều Tiên đã yêu cầu Hàn Quốc và Mỹ hủy cuộc tập trận chung thường niên giữa hai nước này, dự kiến sẽ được bắt đầu trong tháng tới.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA dẫn lời phát ngôn viên của Ủy ban Tái thống nhất Hòa bình Triều Tiên (CPRK) cho rằng việc Hàn Quốc và Mỹ thông báo tiến hành tập trận chung "tương đương tuyên bố một cuộc chiến tranh hạt nhân". Phát ngôn viên của CPRK nêu rõ Bình Nhưỡng "nghiêm khắc cảnh báo Mỹ và Hàn Quốc không được tiến hành các cuộc tập trận có thể khiến tình hình bán đảo Triều Tiên cũng như quan hệ giữa hai miền Triều Tiên trở thành thảm họa".
Hồi đầu tháng này, Triều Tiên đã từ chối đề xuất của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye (Pắc Cưn Hê) về việc nối lại hoạt động tổ chức đoàn tụ cho các gia đình bị ly tán trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) nhân dịp Tết Nguyên đán sắp tới, với lý do hoàn cảnh không thich hợp để tổ chức đoàn tụ do các cuộc tập trận của Hàn Quốc.
Mỹ hiện diện quân sự tại Hàn Quốc kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên, với quân số hiện nay là 28.500 binh sĩ. Hai nước tiến hành tập trận chung hàng năm với quy mô không cố định. Triều Tiên cáo buộc các cuộc tập trận này là "diễn tập cho một cuộc xâm lược". Từ cuối tháng Hai đến tháng Tư tới, Hàn Quốc và Mỹ có kế hoạch tiến hành cuộc tập trận mô phỏng trên máy tính mang tên "Key Resolve" và tiếp đó là cuộc tập trận trên thực địa mang tên "Foal Eagle".
Trong một động thái phản ánh các diễn biến khó lường tại khu vực Đông Bắc Á, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates (Rô-bớt Ghết) mới đây tiết lộ, sau vụ đấu pháo trên đảo Yeonpyeong (Dơn-piêng) hồi năm 2010, Seoul đã có ý định tấn công trả đũa ồ ạt vào các mục tiêu ở Triều Tiên.
Phóng viên TTXVN tại Washington trích dẫn những thông tin được tiết lộ trong cuốn hồi ký mới xuất bản của ông Gates mang tên “Nhiệm vụ: Hồi ức của một bộ trưởng trong thời chiến” (Duty: Memoirs of a Secretary at War), cho biết sau vụ nã pháo của Triều Tiên ngày 23/11/2010 để phản đối cuộc tập trận bắn đạn thật của Hàn Quốc, chính phủ của Tổng thống Hàn Quốc thời đó là ông Lee Myung-Bak (Li Miêng Pắc) đã tăng cường triển khai quân và khí tài quân sự mới gồm tên lửa, radar (ra-đa) và máy bay trực thăng trên đảo Yeonpyeong với ý định thực hiện một đòn tấn công trả đũa ồ ạt, không kích và pháo kích vào các mục tiêu của Triều Tiên. Nắm được ý đồ này, Tổng thống Mỹ Barack Obama (Ba-rắc Ô-ba-ma) và Ngoại trưởng Mỹ hồi đó, bà Hillary Clinton (Hi-la-ri Clin-tơn), đã liên tục điện đàm với những người đồng cấp Hàn Quốc nhằm hạ nhiệt căng thẳng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Kết quả, Chính phủ Hàn Quốc đã rút bỏ kế hoạch tấn công trả đũa Triều Tiên. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết Trung Quốc cũng đã góp phần làm giảm tình trạng căng thẳng trên đây.
Tuy nhiên, khi được truyền thông Mỹ phỏng vấn, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã từ chối xác nhận thông tin trên.
Vụ đấu pháo trên đảo Yeonpyeong xảy ra vào chiều 23/11/2010, ngay sau khi hải quân Hàn Quốc bắt đầu cuộc tập trận bắn đạn thật ở vùng biển gần Triều Tiên. Hai binh sĩ Hàn Quốc và một số cư dân trên đảo đã thiệt mạng, căn cứ quân sự và một số tòa nhà trên đảo bị phá hủy trong vụ đấu pháo này./.
Каталог: Upload
Upload -> -
Upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
Upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
Upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
Upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
Upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
Upload -> CHỦ TỊch nưỚC
Upload -> CHỦ TỊch nưỚC
Upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 285.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương