Xô xát tại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến kế hoạch cải cách tư pháp


Thái Lan: Nhà riêng cựu Thủ tướng Abhisit bị tấn công



tải về 285.87 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích285.87 Kb.
#30958
1   2   3   4   5

Thái Lan: Nhà riêng cựu Thủ tướng Abhisit bị tấn công

Thái Lan: Nhà riêng cựu Thủ tướng Abhisit bị tấn công


Hà Nội (TTXVN 15/1)--


Cảnh sát Thái Lan cho biết ngày 14/1, một tiếng nổ lớn đã làm rung chuyển nhà riêng của Chủ tịch đảng Dân chủ đối lập, cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva (A-bi-xít Vây-gia-gi-va), nhưng không có ai bị thương. Vụ việc xảy ra trong bối cảnh những người biểu tình tìm cách lật đổ chính phủ của Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra (Dinh-lúc Xin-vắt) tiếp tục cắm trại ở trung tâm thủ đô Bangkok.
Theo một sĩ quan cảnh sát đồn Thong Lor (Thoong-lô) gần đó, vụ việc xảy ra đêm 14/1. Ngôi nhà của ông Abhisit bị hư hại, nhưng ông và người thân không có mặt ở nhà vào thời điểm xảy ra vụ nổ. Cảnh sát còn cho biết đây không phải là vụ nổ do bom mà nhiều khả năng là do một quả pháo hoa lớn gây ra.
Được biết, ông Abhisit và các thành viên đảng Dân chủ cũng gia nhập làn sóng biểu tình chống chính phủ hiện nay tại Thái Lan, đồng thời từ chối tham gia cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra ngày 2/2 tới.
Trong khi đó, người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia Thái Lan Paradorn Pattanathabutr (Pa-ra-đôn Pát-ta-na-bút) cho biết có 2 người biểu tình bị thương nhẹ vào đêm 14/1, khi súng nổ cạnh trung tâm mua sắm Siam Discovery, gần khu trại chính của người biểu tình. Tuy nhiên, không có ai bị bắt giữ.
Hiện chiến dịch "chiếm đóng Bangkok" của phe đối lập đã bước sang ngày thứ ba với mục đích lật đổ bà Yingluck để lập nên một hội đồng nhân dân tiến hành cải cách trước bầu cử. Cho đến nay, người biểu tình chống chính phủ đã phong tỏa ít nhất 7 giao lộ đông đúc nhất tại trung tâm thủ đô Bangkok và tiếp tục gây cản trở hoạt động tại các trụ sở cơ quan bộ ngành, buộc nhiều đơn vị phải đóng cửa.
Thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban (Xu-thép Thau-xu-ban) cũng đã đe dọa bắt giam Thủ tướng và các Bộ trưởng chủ chốt trong nội các, nếu bà Yingluck và chính phủ không từ chức, đồng thời tuyên bố lực lượng này sẽ chiếm đóng các tuyến đường huyết mạch tại Bangkok cho tới khi một "hội đồng nhân dân" được bầu ra, thay thế chính quyền của Thủ tướng Yingluck./.

Thái Lan: Thủ tướng Yingluck khẳng định sẽ tiếp tục tại vị - Thủ lĩnh biểu tình dọa bắt giam thủ tướng và các bộ trưởng

Thái Lan: Thủ tướng Yingluck khẳng định sẽ tiếp tục tại vị


- Thủ lĩnh biểu tình dọa bắt giam thủ tướng và các bộ trưởng

Hà Nội (TTXVN 14/1)--


Ngày 14/1, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra (Dinh-lúc Xin-vắt) đã một lần nữa bác bỏ yêu sách của người biểu tình đòi bà từ chức. Phát biểu trước báo giới, bà khẳng định: "Tôi tiếp tục nắm quyền không phải để duy trì vị thế chính trị của mình mà để bảo vệ nền dân chủ".
Liên quan đến việc Ủy ban bầu cử đề nghị hoãn cuộc tổng tuyển cử dự kiến vào ngày 2/2 tới, bà Yingluck cho biết việc này sẽ được thảo luận tại một cuộc họp của các quan chức chính phủ hữu quan và các cơ quan độc lập vào ngày 15/1.
Cùng ngày, thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban (Xu-thép Thau-xu-ban) đe dọa bắt giam Thủ tướng và các Bộ trưởng chủ chốt trong nội các, nếu bà Yingluck và chính phủ không từ chức.
Phát biểu trên một sân khấu do người biểu tình dựng lên, ông Suthep cho biết người biểu tình sẽ bao vây tất cả các cơ quan chính phủ trong hai hoặc ba ngày tới. Nếu chính phủ tạm quyền không từ chức như yêu cầu của Ủy ban cải cách dân chủ nhân dân (PDRC), lực lượng này sẽ đẩy cuộc biểu tình lên một nấc cao hơn bằng việc bao vây nhà ở của Thủ tướng Yingluck và các thành viên quan trọng trong nội các, thậm chí có thể bắt giam Thủ tướng và các bộ trưởng. Trước đó, ông Suthep đã bác bỏ đề nghị đối thoại của chính phủ.
Chiến dịch của phe đối lập "chiếm đóng Bangkok" đã bước sang ngày thứ hai với mục đích lật đổ bà Yingluck để lập nên một hội đồng nhân dân tiến hành cải cách trước bầu cử. Được biết số người tham gia chiến dịch này đã giảm vì một số người phải trở lại làm việc. Chính phủ không mạnh tay ngăn cản người biểu tình, trong khi Phó Thủ tướng Surapong Tovichakchaikul (Xu-ra-pông Tô-vi-chác-chai-cun) khẳng định chính phủ có thể kiểm soát tình hình hiện nay và sẽ áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn của du khách cũng như hoạt động bình thường của các chuyến bay./.

Thái Lan: Tổng tuyển cử sẽ diễn ra đúng kế hoạch
Thái Lan: Tổng tuyển cử sẽ diễn ra đúng kế hoạch

Hà Nội (TTXVN 15/1)--


Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thủ tướng tạm quyền Thái Lan Yingluck Shinawatra (Dinh-lúc Xin-vắt) cho biết hầu hết các đại diện tham gia diễn đàn về bầu cử ngày 15/1 đều ủng hộ tổ chức tổng tuyển cử đúng thời hạn vào ngày 2/2 tới.
Diễn đàn trên do Chính phủ tổ chức tại Trụ sở Không quân Hoàng gia Thái Lan để bàn về đề xuất hoãn bầu cử của Ủy ban bầu cử quốc gia. Tham gia diễn đàn có 14 đảng phái chính trị, trong đó có Đảng cầm quyền Puea Thai (Vì nước Thái), tuy nhiên, không có đại diện Đảng Dân chủ (DP) và Ủy ban Cải cách dân chủ nhân dân (PDRC) của người biểu tình.
Ủy ban Bầu cử Quốc gia cử đại diện là Tổng thư ký Ủy ban Puchong Nutrawong (Pu-chông Nu-tra-vông) tham gia. Tại diễn đàn các bên đã công khai bày tỏ quan điểm của mình và phần lớn đều nhất trí tổ chức bầu cử đúng hạn. Một đại biểu thậm chí đã tuyên bố tại diễn đàn rằng Thủ tướng Yingluck không có quyền hoãn hoặc thay đổi ngày bầu cử đã được ấn định vì Hiến pháp không cho phép làm điều này.
Cùng ngày, phát biểu với báo giới, Phó Thủ tướng Pongthep Thepkanchana (Pong-thep Thép-can-cha-na) nhấn mạnh chính phủ tin rằng cuộc bầu cử sắp tới sẽ đưa tình hình trở lại bình thường. Ông Pongthep cho biết thêm sự ủng hộ dành cho ông Suthep đang giảm dần vì ông ta đang làm điều trái pháp luật.
Trong khi đó, Phong trào biểu tình vẫn tiếp tục tổ chức bao vây thêm một số cơ quan nhà nước khác như Bộ An ninh nhân lực và phát triển xã hội, Trụ sở Cảnh sát quốc gia, và tuần hành qua Trụ sở Hãng hàng không quốc gia..../.

Thái Lan: Chiến dịch "Chiếm đóng Bangkok" bước sang ngày thứ hai

Thái Lan: Chiến dịch "Chiếm đóng Bangkok" bước sang ngày thứ hai


- Mỹ kêu gọi các bên đối thoại giải quyết bất đồng

Hà Nội (TTXVN 14/1)--


Ngày 14/1, ngày thứ hai của chiến dịch "Chiếm đóng Bangkok", người biểu tình chống Chính phủ Thái Lan tuyên bố sẽ tăng cường phong tỏa trụ sở các bộ ngành, trong khi một nhóm theo đường lối cứng rắn đã đe dọa chiếm đóng sàn giao dịch chứng khoán trong bối cảnh nhiều giao lộ trọng yếu ở thủ đô Bangkok vẫn bị phong tỏa.
Theo hãng tin Pháp AFP, trong sáng 14/1, khoảng vài nghìn người biểu tình đã tụ tập bên ngoài Cục Hải quan Thái Lan, ngăn cản các nhân viên tới làm việc. Người đứng đầu Cục Hải quan Thái Lan, Rakop Srisupaat (Ra-cốp Xri-xu-pát) cho biết cục trên đã phải ngừng hoạt động hoàn toàn, trừ các chốt hải quan.
Người biểu tình cũng tuyên bố sẽ bao vây trụ sở các Bộ Lao động, Thông tin và Truyền thông Thái Lan, trong khi nhiều điểm nút giao thông vẫn bị phong tỏa, gây ảnh hưởng tới hoạt động giao thương và du lịch tại Bangkok. Trong khi đó, một nhóm sinh viên đồng minh với Ủy ban Cải cách dân chủ nhân dân (PDRC) của thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban (Xu-thép Thau-xu-ban) đã đe dọa tấn công sàn giao dịch chứng khoán và thậm chí là trạm kiểm soát không lưu tại Bangkok nếu Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra (Dinh-lúc Xin-vắt) không từ chức trong vài ngày tới.
Chính phủ Thái Lan trước đó thông báo sẽ triển khai 10.000 cảnh sát và khoảng 8.000 binh sĩ tại các trụ sở, văn phòng chính phủ nhưng theo các nguồn tin tại chỗ, lực lượng an ninh vẫn chưa hiện diện tại các địa điểm này.
Ngày 13/1, Mỹ đã kêu gọi các bên tại Thái Lan tìm kiếm một giải pháp hòa bình để giải quyết những bất đồng hiện nay, đồng thời hoan nghênh nỗ lực kiềm chế của nhà chức trách trước các cuộc biểu tình của phe đối lập.
Trả lời báo giới, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf (Ma-ri Háp) cho biết Washington "kêu gọi tất cả các bên kiềm chế bạo lực và tôn trọng qui định của pháp luật". Bà Harf nói rằng giới chức Mỹ đang làm việc với một loạt nhân vật liên quan "nhằm khuyến khích đối thoại và tiến trình chuyển tiếp dân chủ một cách hòa bình"./.

Chính phủ Thái Lan khẳng định có thể kiểm soát tình hình - Số người tham gia chiến dịch "Chiếm đóng Bangkok" giảm

Chính phủ Thái Lan khẳng định có thể kiểm soát tình hình


- Số người tham gia chiến dịch "Chiếm đóng Bangkok" giảm

Hà Nội (TTXVN 14/1)--


Ngày 14/1, Phó Thủ tướng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul (Xu-ra-pông Tô-vi-chác-chai-cun) khẳng định chính phủ có thể kiểm soát tình hình hiện nay và sẽ áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn của du khách cũng như hoạt động bình thường của các chuyến bay.
Ông Surapong đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh chiến dịch "Chiếm đóng Bangkok" của phe đối lập đã bước sang ngày thứ hai. Sáng 14/1, hàng nghìn người biểu tình đã bao vây Cục Hải quan, Bộ Thương mại và Bộ Lao động. Phó Thủ tướng Thái Lan khẳng định chiến dịch này đã không ngăn cản được các công viên chức đến các bộ này làm việc. Ông cho biết thêm các đường dây nóng của các bộ trên vẫn hoạt động bình thường để phục vụ người dân.
Theo ông Surapon, Bộ Du lịch và Thể thao đã lập một trung tâm dịch vụ để hỗ trợ du khách về phương tiện đi lại cũng như các biện pháp bảo vệ an toàn. Hiện chưa có thông báo về du khách nào bị thương trong chiến dịch chống chính phủ của phe đối lập.
Trước đó, phong trào chống chính phủ mang tên "Sinh viên và nhân dân vì cải cách Thái Lan" đe dọa bao vây Đài kiểm soát không lưu Thái Lan (Aerothai) nếu Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra (Dinh-lúc Xin-vắt) không từ chức trước ngày 15/1. Nếu Aerothai không hoạt động thì mọi chuyến bay ra vào Thái Lan hoặc bay qua lãnh thổ nước này sẽ bị ảnh hưởng. Ông Surapong cho biết Aerothai sẽ nỗ lực hết sức để tránh rơi vào tình trạng trên.
Trong khi đó, nhiều nút giao thông chính ở thủ đô vẫn bị người biểu tình bao vây. Tuy nhiên, số người tham gia chiến dịch này của phe đối lập đã giảm vì một số người phải trở lại làm việc. Hiện, chiến dịch này diễn ra khá yên bình. Chính phủ không mạnh tay ngăn cản người biểu tình dù trước đó cảnh báo rằng các cuộc biểu tình có thể gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế đất nước cũng như đời sống của người dân thủ đô.
Ông Surapong kêu gọi các thủ lĩnh biểu tình ngồi vào bàn đàm phán để cùng tìm một lối thoát cho cuộc khủng hoảng hiện nay. Ông cũng cho biết thêm rằng chính phủ đang cân nhắc khả năng hoãn cuộc tổng tuyển cử dự kiến vào ngày 2/2 tới theo đề nghị của Ủy ban bầu cử./

Chính phủ Thái Lan xem xét đề xuất lùi thời điểm bầu cử - Binh sĩ được triển khai để đảm bảo an ninh tại thủ đô

Chính phủ Thái Lan xem xét đề xuất lùi thời điểm bầu cử


- Binh sĩ được triển khai để đảm bảo an ninh tại thủ đô

Hà Nội (TTXVN 13/1)--


Ngày 13/1, Thủ tướng tạm quyền Thái Lan Yingluck Shinawatra (Dinh-lúc Xin-vắt) đã mời các thủ lĩnh biểu tình chống chính phủ và các chính đảng cùng thảo luận về đề xuất của Ủy ban Bầu cử (EC) nhằm lùi thời điểm tổ chức cuộc bầu cử trước thời hạn dự kiến vào ngày 2/2 tới.
Thư ký của bà Yingluck, ông Suranand Vejjajiva (Xu-ra-nan Vây-gia-gi-va) cùng ngày xác nhận Thủ tướng Yingluck cho rằng vẫn còn một số điểm chưa rõ ràng trong đề xuất của EC và cách tốt nhất là nhóm họp để thảo luận về đề xuất đó.
Cho tới nay, các bộ trưởng trong chính phủ vẫn cho rằng theo Hiến pháp Thái Lan, việc trì hoãn bầu cử sẽ không thể xảy ra. Tuy nhiên, EC trước đó tuyên bố rằng cơ quan này có thể lùi thời điểm bầu cử và một thành viên gợi ý vào ngày 4/5 tới.
Cũng trong ngày 13/1, quân đội Thái Lan đã cho triển khai binh sĩ tại nhiều điểm diễn ra các cuộc biểu tình chống chính phủ của phe đối lập tại thủ đô Bangkok khi lực lượng này khởi động chiến dịch "chiếm đóng thủ đô" vào sáng cùng ngày.
Theo người phát ngôn quân đội Winthai Suwari (Uyn-thai Xu-oa-ri), các binh sĩ được triển khai nhằm duy trì an ninh và trật tự tại Bangkok. Các đơn vị có nhiệm vụ giám sát và bảo vệ người dân khỏi các vụ đụng độ giữa các nhóm đối lập. Ông Winthai cho biết quân đội sẽ không can thiệp vào tiến trình chính trị tại Thái Lan.
Trong khi đó, truyền thông Thái Lan đưa tin chiến dịch "chiếm đóng Bangkok" do phe đối lập phát động đã ảnh hưởng tới hơn 2 triệu người dân ở thủ đô. Ước tính, khoảng 680.000 người dân, 440.000 sinh viên và 1,2 triệu người làm việc trong và gần các địa điểm tuần hành bị ảnh hưởng. Chiến dịch "chiếm đóng Bangkok" cũng ảnh hưởng tới 4,8 triệu lượt vận tải. Công ty Hàng không Thái Lan đã phải cấp giấy thông hành đặc biệt cho khoảng 6.000 taxi sân bay nhằm chứng minh với người biểu tình rằng đây là các phương tiện chuyên chở khách du lịch để họ không cản trở các taxi này khi đi qua các tuyến đường bị phong tỏa.
Bắt đầu từ sáng 13/1, thủ lĩnh biểu tình chống chính phủ Suthep Thaugsuban (Xu-thép Thau-xu-ban) đã dẫn đầu cuộc tuần hành quy mô lớn tại thủ đô Bangkok nhằm làm tê liệt thành phố và ép Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra từ chức. Người biểu tình đã phong tỏa 7 điểm cắt giao thông chính trong thủ đô. Hàng nghìn người mang theo cờ và mặc áo in khẩu hiệu "Chiếm đóng Bangkok" đã tụ tập tại các điểm giao thông chiến lược trong thành phố, trong đó có khu mua sắp chính từng là tâm điểm trong làn sóng biểu tình chống chính phủ đẫm máu năm 2010.
Cùng ngày, Cơ quan điều tra đặc biệt (DSI) của Thái Lan đã triệu tập 55 lãnh đạo của Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân (PDRC) và nhiều nhóm khác để thông báo cho họ về những cáo buộc liên quan đến làn sóng biểu tình chống chính phủ hiện nay. Những người này bị buộc tội nổi loạn, kích động bất ổn và gây tình trạng rối loạn. Thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban là Tổng Thư ký PDRC lại không nằm trong danh sách 55 người này vì trước đó giới chức Thái Lan đã ban hành lệnh bắt đối với ông này.
Trong khi đó, ủy ban trên cho biết chiến dịch "chiếm đóng Bangkok" có thể kéo dài 4-5 ngày và ở một số điểm nóng có thể xảy ra xung đột./.

Phe đối lập Thái Lan khởi động chiến dịch "chiếm đóng Bangkok"

Phe đối lập Thái Lan khởi động chiến dịch "chiếm đóng Bangkok"


Hà Nội (TTXVN 13/1)--


Sáng 13/1, lực lượng thuộc phe đối lập ở Thái Lan do Ủy ban Cải cách dân chủ nhân dân (PDRC) dẫn đầu đã khởi động chiến dịch "chiếm đóng Bangkok" được lên kế hoạch từ trước nhằm lật đổ Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra (Dinh-lúc Xin-vắt).
Người biểu tình đã phong tỏa 7 điểm cắt giao thông chính trong thủ đô. Hàng nghìn người mang theo cờ và mặc áo in khẩu hiệu "Chiếm đóng Bangkok" đã tụ tập tại các điểm giao thông chiến lược trong thành phố, trong đó có khu mua sắp chính từng là tâm điểm trong làn sóng biểu tình chống chính phủ đẫm máu năm 2010. Phát biểu trước một đám đông người ủng hộ từ chiều 12/1, thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban (Xu-thép Thau-xu-ban) cho biết phe đối lập sẽ không chấp nhận thỏa hiệp.
Hiện vẫn chưa rõ sẽ có bao nhiêu người ủng hộ chiến dịch trên của phe đối lập. Những người tổ chức cho biết mục đích của chiến dịch này chỉ là ngăn cản các quan chức và nhân viên chính phủ tới công sở, đồng thời cắt điện, nước tại các tòa nhà chính phủ. Tuy nhiên, người dân Bangkok lo ngại hành động này sẽ làm ảnh hưởng tới cuộc sống thường nhật. Theo cảnh sát, sẽ có 12 bệnh viện, 28 khách sạn, 24 trường học và 5 trạm xăng trong thành phố bị ảnh hưởng. Ước tính trong một ngày bình thường có khoảng 700.000 phương tiện giao thông qua lại những nơi phe đối lập có kế hoạch biểu tình trong ngày 13/1. Hầu hết mọi người đã buộc phải để xe ở nhà và hoạt động giao thông đã giảm hẳn tại trung tâm thành phố. Mạng lưới tàu điện ngầm và tàu trên không của Bangkok vẫn hoạt động và nhiều người vẫn đi làm bình thường. Chính quyền Thái Lan cho biết đã sẵn sàng ban bố sắc lệnh tình trạng khẩn cấp nếu xảy ra bạo động và khoảng 20.000 cảnh sát và binh lính sẽ được điều động để đảm bảo an ninh.
Theo thông tin mới nhất, sáng sớm 13/1 đã có một vài tiếng súng tại trụ sở của đảng Dân chủ (DP - đối lập), nhưng không ai bị thương. Trước đó, chiều 12/1, một thành viên đội đảm bảo an ninh do người biểu tình lập ra đã bị bắn chết sau một cuộc cãi vã với một người khác ở gần một địa điểm tụ tập của phe này.
Đến nay, đã có 8 người thiệt mạng, trong đó có một cảnh sát, và hàng chục người bị thương trong các cuộc đụng độ kể từ khi bùng phát biểu tình đường phố cách đây hơn hai tháng, thời điểm Hạ viện thông qua dự luật ân xá do chính phủ đề xuất. Đây là các cuộc biểu tình rầm rộ nhất kể từ sau làn sóng biểu tình năm 2010 làm hơn 90 người thiệt mạng./.

Thái Lan: Người biểu tình bắt đầu huy động lực lượng tại Bangkok - Đảng cầm quyền chỉ trích Ủy ban bầu cử

Thái Lan: Người biểu tình bắt đầu huy động lực lượng tại Bangkok


- Đảng cầm quyền chỉ trích Ủy ban bầu cử

Hà Nội (TTXVN 12/1)--


Ngày 12/1, người biểu tình chống chính phủ ở Thái Lan đã bắt đầu huy động lực lượng ở thủ đô Bangkok nhằm chuẩn bị cho chiến dịch "phong tỏa" đã được lên kế hoạch từ trước. Động thái này diễn ra trong bối cảnh lực lượng biểu tình đang tăng cường các nỗ lực nhằm lật đổ chính phủ tạm quyền của Thủ tướng Yingluck Shinawatra (Dinh-lúc Xin-vắt) và ngăn cản cuộc bầu cử dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 2/2 tới.
Tại khu vực tụ tập chính ở thủ đô Bangkok, người biểu tình bắt đầu đóng đồ và các vật dụng để đưa đến 7 địa điểm khác nhau trong ngày 13/1 nhằm làm tê liệt giao thông ở thủ đô. Những người biểu tình cho biết họ sẽ phong tỏa các tuyến đường chính, ngăn cản công chức đến trụ sở và cắt điện một số cơ quan quan trọng của nhà nước. Trong khi đó, những người ủng hộ chính phủ cũng tổ chức tuần hành nhưng tránh xa khu vực thủ đô.
Trả lời phỏng vấn tờ "Sunday Nation" xuất bản bằng tiếng Anh, thủ lĩnh người biểu tình Suthep Thaugsuban (Xu-thép Thau-xu-ban) cho biết có thể xem xét chấm dứt các hành động chống đối chính phủ nếu có nguy cơ bùng phát thành nội chiến. Tuy nhiên, ông bác bỏ mọi thỏa hiệp với chính phủ trước chiến dịch "phong tỏa" thủ đô Bangkok vào ngày 13/1.
Trong một diễn biến khác, truyền thông Thái Lan ngày 12/1 đưa tin đảng cầm quyền Pheu Thai (Vì nước Thái) cáo buộc Ủy ban bầu cử (EC) đã không làm tròn công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử sắp tới và một số thành viên của ủy ban có "động cơ riêng" khi cố tình làm như vậy. Theo Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao chính phủ Thái Lan, ông Surapong Tovichakchaikul (Xu-ra-pông Tô-vi-chắc-chai-cu), EC đã đề nghị chính phủ ban hành sắc lệnh lùi lịch bầu cử với lý do đang xảy ra khủng hoảng chính trị. Tuy nhiên, chính phủ sẽ không hoãn cuộc bầu cử này vì đây là hành động vi hiến. Ông Surapong cho rằng EC đã không làm hết phận sự để đảm bảo cuộc bầu cử diễn ra theo đúng kế hoạch, cũng như không nỗ lực giải quyết những vấn đề liên quan tới quy trình đăng ký ứng cử viên.
Người phát ngôn đảng Pheu Thai cầm quyền, ông Prompong Nopparit (Prôm-pông Nốp-pa-rít), cũng khẳng định đề xuất của EC là "bất hợp lý" và các ủy viên EC nên từ chức nếu không thể hoàn thành nhiệm vụ. Ông tuyên bố Pheu Thai sẽ kiện EC ra tòa vì tội sao nhãng nhiệm vụ nếu ủy ban này không có các hành động pháp lý đối với Ủy ban cải cách dân chủ nhân dân về việc ngăn cản tiến trình đăng ký ứng cử viên tại một số tỉnh ở miền Nam Thái Lan.
Trước đó một ngày, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã đề nghị quân đội làm trung gian đàm phán giữa chính phủ và những người biểu tình nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay. Bà khẳng định sẽ tiếp tục giữ cương vị Thủ tướng tạm quyền để xúc tiến cuộc tổng tuyển cử vào ngày 2/2, mở đường cho công cuộc cải cách đất nước. Trong tình huống bất ổn dâng cao, chính quyền sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi đã quyết định huy động khoảng 20.000 cảnh sát và binh sĩ giữ gìn an ninh trật tự trong ngày "phong tỏa thủ đô" của lực lượng biểu tình.
Tính đến nay đã có 8 người thiệt mạng, trong đó có 1 cảnh sát, và hàng chục người bị thương kể từ khi các cuộc biểu tình leo thang tại Thái Lan kể từ cuối tháng 10/2013. Trong đợt "phong tỏa" Bangkok từ ngày 13/1, cảnh sát dự tính sẽ có khoảng 12 bệnh viện, 28 khách sạn, 24 trường học và 5 trạm cứu hỏa bị ảnh hưởng. Vì lý do an toàn, nhiều trường học đã quyết định cho học sinh, sinh viên nghỉ học./.

Cuộc chiến ngân sách tại Mỹ tạm thời khép lại
Cuộc chiến ngân sách tại Mỹ tạm thời khép lại

Hà Nội (TTXVN 17/1)--


Cuộc chiến kéo dài suốt bốn năm qua xung quanh việc chi tiêu của Chính phủ liên bang Mỹ ngày 16/1 đã tạm thời kết thúc sau khi Thượng viện bỏ phiếu nhất trí thông qua dự luật chuẩn chi ngân sách tài khóa 2014. Đây là một bước tiến quan trọng, đúng ba tháng sau khi chính phủ liên bang phải đóng cửa trong 16 ngày đầu tháng Mười năm ngoái do tranh cãi về chính sách chi tiêu và cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, kế hoạch chuẩn chi ngân sách 1.112 tỷ USD cho tài khóa 2014, bắt đầu thực thi từ ngày 1/10/2013, đã nhận được 72 phiếu ủng hộ và 26 Thượng nghị sỹ bỏ phiếu chống. Phát biểu với báo giới sau cuộc bỏ phiếu, Thượng nghị sỹ Dân chủ, Chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi ngân sách Thượng viện, Barbara Mikulski (Ba-ba-ra Mi-cun-xki) thừa nhận mặc dù thông qua muộn hơn so với Hạ viện nhưng các thượng nghị sỹ đã hoàn tất công việc.
Trước đó, ngày 15/1, với 359 phiếu thuận và 67 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã thông qua kế hoạch chuẩn chi ngân sách chi tiết cho các bộ ngành trong tài khóa 2014, trên cơ sở thỏa thuận đã đạt được trong tháng 12/2013. Theo đó, lưỡng viện Quốc hội nhất trí về trần chi tiêu ngân sách cho hai tài khóa 2014 và 2015, đều ở trên 1.000 tỷ USD. Dự luật được lưỡng viện Quốc hội thông qua này ngay lập tức đã được chuyển lên Nhà Trắng để Tổng thống Barack Obama (Ba-rắc Ô-ba-ma) ký đưa vào thực hiện.
Dự luật trên sẽ dành 491,8 tỷ USD cho các bộ ngành và 520,5 tỷ USD cho quốc phòng. Dự luật bao gồm cả một số ưu tiên của các nghị sỹ đảng Dân chủ như tăng 1 tỷ USD cho chương trình giáo dục tiền học đường cho trẻ em nghèo, 85,2 tỷ USD cho cuộc chiến Afghanistan, giảm 2 tỷ USD do rút bớt quân, nhưng không tăng ngân sách cho các dự án đường sắt cao tốc mà Nhà Trắng đề xuất. Riêng ngân sách của Bộ Y tế bị cắt giảm 1 tỷ USD để chi cho chương trình ObamaCare.
Kế hoạch chuẩn chi ngân sách cho các bộ ngành trong tài khóa 2014 là văn bản thỏa hiệp chính trị giữa các nhà lập pháp của đảng Cộng hòa nắm đa số tại Hạ viện và đảng Dân chủ giữ quyền kiểm soát tại Thượng viện. Kế hoạch này bao gồm cả khoản tiền chi cho việc thực thi ObamaCare mà trước đó các nghị sỹ đảng Cộng hòa kiên quyết ngăn chặn, đồng thời loại bỏ nguy cơ ngân sách liên bang bị tự động cắt giảm như đã từng xảy ra trong tài khóa 2013./.

Hạ viện Mỹ thông qua kế hoạch chuẩn chi ngân sách cho tài khóa 2014

Hạ viện Mỹ thông qua kế hoạch chuẩn chi ngân sách cho tài khóa 2014


Hà Nội (TTXVN 16/1)--


Chiều 15/1, Hạ viện Mỹ đã thông qua kế hoạch chuẩn chi ngân sách cho tài khóa 2014, chỉ vài giờ trước khi chính phủ liên bang hết hạn chót quyền vay tiền chi tiêu.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, kế hoạch chuẩn chi ngân sách được thông qua với 359 phiếu thuận và 67 phiếu chống. Kế hoạch này được thông qua dựa trên cơ sở thỏa thuận đạt được trong tháng 12/2013, theo đó lưỡng viện Quốc hội nhất trí sẽ giữ trần chi tiêu ngân sách cho hai tài khóa 2014 và 2015 đều ở mức trên 1.000 tỷ USD.
Việc Hạ viện thông qua kế hoạch chuẩn chi ngân sách 1.112 tỷ USD cho tài khóa 2014 được coi là một bước tiến quan trọng, giúp chính phủ liên bang tránh phải đóng cửa một lần nữa như đã từng xảy ra trong 16 ngày đầu tháng 10 năm ngoái. Trước đó, Thượng viện Mỹ nhất trí gia hạn thêm 3 ngày và dự kiến ngày 18/1 cũng sẽ thông qua kế hoạch này, chấm dứt cuộc tranh cãi kéo dài hơn 4 năm qua xung quanh chính sách chi tiêu và cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Kế hoạch chuẩn chi ngân sách cho các bộ ngành trong tài khóa 2014 là văn bản thỏa hiệp chính trị giữa các nhà lập pháp của đảng Cộng hòa nắm đa số tại Hạ viện và đảng Dân chủ giữ quyền kiểm soát tại Thượng viện. Kế hoạch này bao gồm cả khoản tiền chi cho việc thực thi Đạo luật cải cách y tế, thường được gọi là ObamaCare mà trước đó các nghị sỹ đảng Cộng hòa kiên quyết ngăn chặn, đồng thời loại bỏ nguy cơ ngân sách liên bang bị tự động cắt giảm như đã từng xảy ra trong tài khóa 2013. Trước khi được Hạ viện bỏ phiếu thông qua, kế hoạch chuẩn chi ngân sách vẫn còn bị bế tắc xung quanh đề nghị của chính quyền Barack Obama (Ba-rắc Ô-ba-ma) về việc gia hạn chương trình phúc lợi cho những người bị thất nghiệp kéo dài.
Theo kế hoạch chuẩn chi ngân sách 2014, chính phủ Mỹ sẽ dành 520,5 tỷ cho quốc phòng và 491,8 tỷ USD cho các bộ ngành, tăng 22 tỷ USD so với tài khóa trước. Kế hoạch bao gồm một số ưu tiên như tăng 1 tỷ USD ngân sách cho chương trình giáo dục tiền học đường cho trẻ em nghèo; 85,2 tỷ USD cho cuộc chiến tại Afghanistan, giảm 2 tỷ USD do rút bớt quân. Tuy nhiên, kế hoạch bác bỏ việc tăng ngân sách cho các dự án đường sắt cao tốc mà Nhà Trắng đề xuất cũng như việc cải cách Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) như yêu cầu của phe Cộng hòa. Trong khi đó, ngân sách của Bộ Y tế sẽ bị cắt giảm 1 tỷ USD để chi cho chương trình ObamaCare. Kế hoạch chuẩn chi 2014 quy định tăng 1% lương cho các nhân viên dân sự liên bang và binh lính./.

Каталог: Upload
Upload -> -
Upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
Upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
Upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
Upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
Upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
Upload -> CHỦ TỊch nưỚC
Upload -> CHỦ TỊch nưỚC
Upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 285.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương