Xô xát tại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến kế hoạch cải cách tư pháp


Phe đối lập Campuchia nhất trí hòa đàm để giải quyết bất đồng



tải về 285.87 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích285.87 Kb.
#30958
1   2   3   4   5

Phe đối lập Campuchia nhất trí hòa đàm để giải quyết bất đồng

Phe đối lập Campuchia nhất trí hòa đàm để giải quyết bất đồng

Hà Nội (TTXVN 16/1)--
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) đã đáp lại một cách tích cực lời kêu gọi của Thủ tướng Hun Sen (Hun Xen), lãnh đạo đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền, về việc tổ chức đối thoại giữa CNRP và CPP để giải quyết các bất đồng hậu bầu cử. Tuy nhiên, cả CPP và CNRP đều chưa đưa ra kế hoạch cụ thể cho chương trình gặp gỡ giữa hai bên.
Người phát ngôn CNRP Yem Ponharith (Yêm Pôn-ha-rít) tuyên bố nhóm kỹ thuật của hai đảng sẽ sớm gặp nhau để thảo luận về các vấn đề còn tồn tại trước cuộc họp của các nhà lãnh đạo hai bên. Ông cũng nhấn mạnh chỉ khi nào các vấn đề còn tranh cãi được giải quyết, CNRP mới tham gia vào Quốc hội khóa mới theo lời kêu gọi của Thủ tướng Hun Sen.
Trước đó, ngày 15/1, tại cuộc gặp Đặc phái viên Liên hợp quốc về tình hình nhân quyền ở Campuchia Surya P.Subedi (Xu-ri-a P. Xu-bê-đi), Thủ tướng Hun Sen đã kêu gọi phe đối lập tham gia Quốc hội mới để cùng thảo luận và giải quyết tranh cãi hậu bầu cử.
Tranh cãi hiện nay xuất phát sau khi công bố kết quả cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 7, theo đó CPP được 68 ghế và đảng đối lập được 55 ghế trong Quốc hội. CNRP cáo buộc có gian lận và không chấp nhận kết quả bỏ phiếu đồng thời tẩy chay Quốc hội. Đảng đối lập cũng tổ chức biểu tình đòi Thủ tướng Hun Sen từ chức và bầu cử lại. Thủ tướng Hun Sen khẳng định lại ông sẽ không từ chức./.

Thủ tướng Campuchia kêu gọi phe đối lập ngừng tẩy chay Quốc hội

Thủ tướng Campuchia kêu gọi phe đối lập ngừng tẩy chay Quốc hội

Hà Nội (TTXVN 15/1)--

Ngày 15/1, Thủ tướng Campuchia Hun Sen (Hun Xen) kêu gọi Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP - đảng đối lập chính) chấm dứt tẩy chay Quốc hội, đồng thời nhấn mạnh cánh cửa vẫn để ngỏ cho các cuộc đối thoại với phe đối lập để giải quyết tranh cãi hậu bầu cử.

Thủ tướng Hun Sen đưa ra lời kêu gọi trên trong một cuộc họp kéo dài hơn ba giờ đồng hồ tại Cung điện Hòa bình với đặc phái viên Liên hợp quốc về tình hình nhân quyền ở Campuchia Surya P. Subedi (Xu-ri-a P. Xu-bê-đi).

Phát biểu với báo giới sau cuộc họp, Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Campuchia, Bộ trưởng Cấp cao Campuchia Om Yentieng (Ôm Yên-chiêng) cho biết Thủ tướng cảnh báo sẽ "không khoan nhượng" nếu phe đối lập muốn lật đổ chính phủ. Theo Thủ tướng, bế tắc chính trị hiện nay liên quan đến Quốc hội, vì vậy phe đối lập cần tham gia cơ quan lập pháp để cùng nhau thảo luận và giải quyết tất cả các vấn đề tồn đọng. Thủ tướng cũng đề nghị ông Subedi thuyết phục CNRP ngừng tẩy chay Quốc hội. Về phần mình, ông Subedi đã hứa chuyển đề nghị của Thủ tướng Hun Sen tới CNRP.

Người phát ngôn CNRP Yem Ponharith (Y-êm Pôn-ha-rít) nhận định đề nghị của Thủ tướng là một bước tích cực hướng tới việc giải quyết hòa bình các tranh chấp hậu bầu cử. Tuy nhiên, ông cho biết phe đối lập sẽ không tham gia Quốc hội nếu một cuộc cải cách bầu cử và bầu cử lại vào giữa kỳ không được tiến hành.

Tranh cãi chính trị giữa Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền với CNRP kéo dài kể từ sau cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 7, với kết quả CPP được 68 ghế và đảng đối lập được 55 ghế trong Quốc hội. CNRP cáo buộc có gian lận và không chấp nhận kết quả bỏ phiếu đồng thời tẩy chay Quốc hội. Đảng đối lập cũng tổ chức biểu tình đòi Thủ tướng Hun Sen từ chức và bầu cử lại. Ngày 14/1, Thủ tướng Hun Sen khẳng định lại ông sẽ không từ chức.

Lãnh đạo hai đảng đã gặp nhau hai lần vào tháng 9/2013 nhằm dàn xếp các bất đồng chính trị, nhưng các cuộc đàm phán này không đạt kết quả./.

Thủ lĩnh đối lập Campuchia hầu tòa

Thủ lĩnh đối lập Campuchia hầu tòa


Hà Nội (TTXVN 14/1)--


Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, sáng 14/1, Chủ tịch đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) Sam Rainsy (Xam Rên-xi) và Phó chủ tịch đảng này, Kem Sokha (Kem Xô-kha) cùng lãnh đạo công đoàn độc lập Campuchia Rong Khu (Rông Khu) đã lần lượt ra hầu tòa để trả lời về những các buộc kích động bạo lực, ảnh hưởng đến an ninh xã hội bắt nguồn từ các cuộc biểu tình do CNRP và công nhân tổ chức hồi đầu tháng.
Khoảng 7.000 người ủng hộ các thủ lĩnh đối lập và lãnh đạo công đoàn độc lập đã tụ tập trước trụ sở tòa án. Phát biểu với báo giới khi rời tòa, ông Rong Khu cho biết đã bác bỏ tất cả những cáo buộc của tòa, trong khi ông Sam Rainsy nói rằng "không lo ngại" trước những tin đồn về khả năng bị bắt giữ.
Nhân viên của nhiều tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước đã có mặt trước tòa án để theo dõi tình hình./.

Giới chức Mỹ đề nghị xóa bỏ đạo luật can thiệp quân sự vào Iraq
Giới chức Mỹ đề nghị xóa bỏ đạo luật can thiệp quân sự vào Iraq

Hà Nội (TTXVN 15/1)--


Ngày 14/1, một số nghị sỹ Mỹ đã đề xuất xóa bỏ đạo luật "Quyền sử dụng lực lượng quân sự " (AUMF) đối với Iraq nhằm ngăn chặn Washington can thiệp quân sự vào quốc gia Vùng Vịnh này trong tương lai.
Phát biểu trước báo giới, nghị sỹ Cộng hòa Rand Paul (Ran Pôn), người đứng đầu đề xuất trên, cho biết mặc dù cách đây hai năm, Tổng thống Mỹ Barack Obama (Ba-rắc Ô-ba-ma) đã tuyên bố kết thúc sứ mệnh chiến đấu của Mỹ tại Irắc, song đạo luật AUMF vẫn có thể cho phép các tổng thống Mỹ tương lai quyền phát động chiến tranh nhằm vào nước này. Do đó, ông Paul cho rằng đã đến lúc xóa bỏ đạo luật AUMF nhằm chính thức khép lại cuộc chiến tại Iraq trong bối cảnh Washington đã rút toàn bộ binh lính ra khỏi quốc gia này hồi năm 2011.
Đề xuất trên ngay lập tức đã nhận được sự ủng hộ của Nhà Trắng và đa số nghị sỹ Quốc hội. Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Caitlin Hayden (Kết-lin Hây-đen) cho biết Nhà Trắng ủng hộ việc thu hồi AUMF đối với Iraq bởi đạo luật này không còn cần thiết trong các hoạt động của Chính phủ Mỹ trong tương lai. Đồng ý với quan điểm trên, nghị sĩ đảng Dân chủ Ron Wyden (Rôn Oai-đen), một trong 23 thượng nghị sỹ phản đối cuộc chiến của Mỹ tại Iraq, cho rằng trong bối cảnh các cuộc xung đột sắc tộc và tình trạng bạo lực vẫn đang tiếp diễn tại quốc gia Trung Đông này, chính người dân Iraq, chứ không phải quân đội Mỹ, phải đưa ra các quyết định quan trọng nhằm khôi phục nền an ninh cũng như mang lại hòa bình và sự thịnh vượng cho quốc gia của mình.
Trước đó, hồi đầu tháng này, Chính quyền Tổng thống Obama chính thức tuyên bố sẽ không đưa quân trở lại Iraq, song vẫn cân nhắc kế hoạch xây dựng chương trình huấn luyện mới cho các lực lượng tinh nhuệ của nước này tại một nước thứ ba nhằm tìm cách giúp Bagdad đẩy lùi chiến dịch tấn công của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda gần khu vực biên giới phía Tây nước này.
Cuộc chiến lật đổ chế độ của cố Tổng thống Iraq Saddam Hussein (Xát-đam Hút-xen) do chính quyền Mỹ dưới thời cựu Tổng thống George Bush (Gióc-giơ Bu-sơ) phát động hồi năm 2003 đã để lại một đất nước bị tàn phá nặng nề, hàng nghìn dân thường và binh lính thiệt mạng, và những khoản chi phí khổng lồ cho ngân sách của Mỹ. Đã có tổng cộng 4.488 lính Mỹ và 3.400 nhà thầu Mỹ thiệt mạng, hàng trăm nghìn lính Mỹ bị thương vong và bệnh tật hành hạ, trong khi có ít nhất 134.000 thường dân Irắc thương vong. Cuộc chiến cũng đã làm tăng chủ nghĩa khủng bố không chỉ ở Irắc mà khắp các nước trong khu vực. Hơn 10 năm đã trôi qua, song tình hình an ninh tại quốc gia Trung Đông này vẫn còn nhiều bất ổn khi tình trạng bạo lực tiếp tục leo thang và làn sóng đánh bom khủng bố bùng phát./.

Iraq: Đánh bom gây thương vong ở nhiều khu vực

Iraq: Đánh bom gây thương vong ở nhiều khu vực

Hà Nội (TTXVN 15/1)--
Nguồn tin cảnh sát Iraq cho biết đã có ít nhất 24 người chết và 55 người bị thương trong các cuộc xung đột bạo lực xảy ra ở nước này trong ngày 14/1, phần lớn thương vong tập trung tại thủ đô Baghdad và các vùng phụ cận.
Một quả bom xe phát nổ ngay tại khu chợ Ghazaliya (Ga-da-li-gia) ở ngoại ô Tây Baghdad đã khiến 6 người chết và 13 người bị thương, trong khi một nhóm tay súng không rõ danh tính đã tấn công một chốt cảnh sát ở Tarmiyah (Ta-mi-gia), cách thủ đô Baghdad 30km về phía Bắc, cũng làm 3 cảnh sát thiệt mạng. Tại Kirkuk (Ki-cúc), cách Baghdad 250km về phía Bắc, 13 người đã bị thương trong 3 vụ đánh bom xe khác nhau. Sáng sớm 14/1, các vụ tấn công xung quanh Baghdad và Đông Diyala (Đi-gia-la) cũng khiến 15 người chết và 29 người bị thương.
Cũng trong ngày 14/1, lực lượng phiến quân, trong đó có cả các tay súng thuộc mạng lưới al-Qaeda, đã tái chiếm thị trấn Ramadi (Ra-ma-đi), thủ phủ của tỉnh Anbar (An-ba), miền Tây Iraq, sau các cuộc xung đột ác liệt với quân đội chính phủ, được sự yểm trợ của các bộ lạc người Sunni (Xăn-ni). Trong khi đó, các cuộc đụng độ cũng đang diễn ra quyết liệt tại tỉnh Khaldiyah (Ca-đi-gia), cách Ramadi 30km về phía Đông, giữa quân đội chính phủ và các tay súng al-Qaeda. Rất nhiều người dân Iraq tại các khu vực này đã buộc phải rời bỏ nhà cửa để tìm nơi lánh nạn.
Trong một vụ tấn công khác xảy ra tại thành phố Falluja (Pha-lu-gia), các phiến quân Hồi giáo dòng Sunni đã phá hủy hai xe tăng của quân đội và đánh chiếm một đồn cảnh sát tại thành phố phía Tây thủ đô Baghdad này, vốn rơi vào tay lực lượng phiến quân từ hai tuần trước. Cảnh sát địa phương cho biết các tay súng, có liên hệ với mạng lưới al-Qaeda, đã cho phát nổ một xe chở dầu và đánh sập một cây cầu gần thị trấn Saqlawiya (Xa-la-uy-gia), đồng thời phá hủy chiếc xe tăng của quân đội Iraq đang đỗ tại đây. Các tay súng sau đó đã tấn công và phá hủy chiếc xe tăng thứ hai. Cùng thời điểm đó, hàng chục tay súng đã đột kích vào một đồn cảnh sát ở Saqlawiya và bắt giữ nhiều người làm con tin. Chính quyền địa phương đã phải điều động quân đội để đối phó với các tay súng này, hiện chưa có thông tin về thương vong của các cuộc giao tranh.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon (Ban Ki Mun) trong chuyến thăm Iraq hai ngày (13-14/1) đã bày tỏ quan ngại trước tình trạng bạo lực tràn lan tại Iraq và hối thúc giới lãnh đạo nước này sớm giải quyết tận gốc vấn đề.
Tình trạng bạo lực đang diễn ra tại Iraq được cho là nghiêm trọng nhất kể từ năm 2011, thời điểm lực lượng Mỹ rút khỏi nước này. Theo số liệu của Liên hợp quốc, chỉ riêng trong năm 2013, bạo lực đã cướp đi sinh mạng của gần 8.900 người. Trong khi đó, chỉ còn vài tháng nữa là diễn ra cuộc tổng tuyển cử ở tại quốc gia Trung Đông nhiều bất ổn này./.

Tổng Thư ký Ban Ki-moon thăm Iraq
Tổng Thư ký Ban Ki-moon thăm Iraq

Hà Nội (TTXVN 13/1)--


Ngày 13/1, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Ban Ki-moon (Ban Ki Mun) đã tới thủ đô Baghdad của Iraq để thảo luận với các quan chức cấp cao nước này về tình hình khu vực.
Trong một tuyên bố, Văn phòng Thủ tướng Iraq cho biết TTK Ban Ki-moon dự kiến sẽ gặp Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki (Nuri An Ma-li-ki) và Ngoại trưởng Iraq Hoshyar Zebari (Hô-si-a Dê-ba-ri). Nội dung các cuộc hội đàm sẽ tập trung về vấn đề Syria và đặc biệt là cuộc khủng hoảng tại tỉnh Anbar (An-ba), phía Tây Iraq.
Chuyến thăm của TTK Ban Ki-moon diễn ra hơn một tuần trước khi diễn ra Hội nghị hòa bình quốc tế về Syria (hay còn gọi là Hội nghị Geneva II), dự kiến được tổ chức vào ngày 22/1 tới, và đặc biệt là trong bối cảnh Iraq đang phải đối mặt với tình trạng bạo lực nghiêm trọng nhất kể từ năm 2011, thời điểm lực lượng Mỹ rút khỏi nước này. Lần gần đây nhất ông Ban Ki-moon tới Iraq là vào đầu tháng 12/2012.
Giao tranh tại Iraq bùng phát từ ngày 30/12 vừa qua khi các lực lượng an ninh dỡ bỏ một trại biểu tình tại thành phố Ramadi (Ra-ma-đi) thuộc tỉnh Anbar, nơi tập trung người Hồi giáo dòng Sunni (Xăn-ni). Bạo lực sau đó lan sang nhiều thành phố lân cận của tỉnh này. Việc các tay súng có quan hệ với mạng lưới Al-Qaeda chiếm được hai thành phố Fallujah và Ramadi - vốn được coi là những thành phố chủ chốt của người Hồi giáo dòng Sunni ở miền Tây và Trung Iraq - là đòn mạnh giáng vào chính phủ đương nhiệm do người Shiite lãnh đạo./.

Iraq: Bạo lực tiếp diễn trong khi Tổng Thư ký LHQ đang ở thăm

Iraq: Bạo lực tiếp diễn trong khi Tổng Thư ký LHQ đang ở thăm


Hà Nội (TTXVN 14/1)--
Ngày 13/1, cảnh sát Iraq cho biết một loạt vụ đánh bom xe đã xảy ra ở thủ đô Baghdad, làm ít nhất 21 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương giữa lúc Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Ban Ki-moon (Ban Ki Mun) đang ở thăm nước này.
Vụ tấn công đẫm máu nhất xảy ra tại quận Shaab (Sa-áp), phía Đông Baghdad - một khu vực có đông người Hồi giáo dòng Shi'ite (Xi-ai) sinh sống, khi một quả bom xe phát nổ tại một khu vực thương mại làm 11 người thiệt mạng và 28 người bị thương. Trong khi đó các vụ đánh bom tương tự ở các quận và một số khu vực khác ở thủ đô Baghdad như Bab Almuadem (Ba An-mu-a-đem), Shulla (Xu-la), Shab (Sờ-áp), al-Adhamiya (An-A-đa-mi-ra) cũng đã làm 10 người thiệt mạng và 48 người bị thương.
Hiện chưa có nhóm nào nhận tiến hành các vụ đánh bom trên, song đây dường như là một phần trong chiến dịch dồn dập của lực lượng phiến quân có quan hệ với tổ chức al-Qaeda nhằm phá hoại chính phủ do phe Hồi giáo dòng Shi'ite của Thủ tướng Nuri al-Maliki (Nu-ri an Ma-li-ki) lãnh đạo.
Cùng ngày, phát biểu tại một cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà Nuri al-Maliki ở Baghdad, TTK LHQ Ban Ki-moon bày tỏ quan ngại trước tình trạng bạo lực tràn lan tại Iraq và hối thúc giới lãnh đạo nước này sớm giải quyết tận gốc vấn đề.
Khẳng định tình hình an ninh ở Iraq hiện nay là vấn đề lớn cần quan tâm, nhất là tình hình bạo lực ngày càng leo thang tại tỉnh Anbar (An-ba), TTK LHQ Ban Ki-moon cho rằng để giải quyết bất ổn hiện nay chính quyền Baghdad cần thúc đẩy sự liên kết chính trị, xã hội và đối thoại chính trị toàn diện giữa tất cả các bên. Trong phát biểu của mình, ông Ban Ki-moon cũng nhấn mạnh đến vai trò của Mỹ trong việc hối thúc các nhà lãnh đạo Iraq tập trung hòa giải chính trị.
Trong khi đó, Thủ tướng Iraq al-Maliki tuyên bố bất ổn tại Anbar không liên quan đến những vấn đề của Iraq và đối thoại với các tay súng không phải là một sự lựa chọn. Ông khẳng định không đối thoại với al-Qaeda và người dân Iraq quyết định sẽ tiêu diệt al-Qaeda - được xem như là sự ám chỉ đến nhóm chiến binh Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) - lực lượng gây ra các vụ bạo lực đẫm máu trên toàn Iraq hiện nay.
Chuyến thăm hai ngày tới Iraq của TTK Ban Ki-moon diễn ra trong thời điểm chỉ còn vài tháng nữa là diễn ra cuộc tổng tuyển cử ở Iraq trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng bạo lực nghiêm trọng nhất kể từ năm 2011, thời điểm lực lượng Mỹ rút khỏi nước này.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, chỉ riêng trong năm 2013, bạo lực đã cướp đi sinh mạng của 8.868 người, trong đó có 7.818 dân thường và nhân viên an ninh. Đây cũng là con số thương vong cao nhất trong nhiều năm qua./.

Tổng thống Mỹ hối thúc Quốc hội mở cửa ngoại giao cho Iran
Tổng thống Mỹ hối thúc Quốc hội mở cửa ngoại giao cho Iran

Hà Nội (TTXVN 14/1)--


Tổng thống Mỹ Barack Obama (Ba-rắc Ô-ba-ma) ngày 13/1 đã kêu gọi Quốc hội nước này dành cho Iran một cơ hội hòa bình, mở ra cánh cửa để quốc gia Hồi giáo này có thể xây dựng quan hệ tốt hơn với thế giới bên ngoài sau nhiều thập kỷ đối đầu với Mỹ. Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh các nhà lập pháp Mỹ đang chuẩn bị cho một dự luật trừng phạt mới đối với Tehran bất chấp những cảnh báo cho rằng bước đi này có thể tác động tiêu cực tới thỏa thuận hạt nhân tạm thời mà Iran và Nhóm P5+1 (gồm Nga, Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức) đạt được cuối năm ngoái.
Tuyên bố tại Nhà Trắng, Tổng thống Obama cho biết ông dành ưu tiên cho hòa bình và ngoại giao, đó là lý do ông đề nghị Quốc hội trì hoãn việc thông qua các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Iran. Ông nhấn mạnh Washington cần phải đánh giá đúng thiện chí của Chính phủ Iran hiện nay trước khi quyết định áp đặt thêm biện pháp cứng rắn. Tổng thống Obama khẳng định sẽ ủng hộ các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Iran nếu quốc gia này không tuân thủ các điều khoản trong thỏa thuận tạm thời. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo nếu các biện pháp trừng phạt mới làm đổ vỡ đàm phán, Mỹ có thể buộc phải can dự vào một cuộc chiến mới tại Trung Đông.
Trước đó, Nhà Trắng đã từng cảnh báo Tổng thống Obama sẽ phủ quyết mọi dự luật được Quốc hội thông qua nhằm áp đặt thêm lệnh trừng phạt mới đối với Iran do lo ngại các biện pháp này sẽ khiến Tehran rời xa tiến trình đàm phán hoặc đặt các nhà đàm phán Iran đối mặt với những lực cản từ lực lượng bảo thủ trong nước. Tuy nhiên, những dấu hiệu gần đây cho thấy sự ủng hộ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đối với dự luật mới có thể cho phép văn kiện này được thông qua với 2/3 số phiếu, đủ để Tổng thống không có quyền phủ quyết.
Trong một diễn biến liên quan cùng ngày, Nhà Trắng cho biết Washington quan ngại về thông tin gần đây nói rằng giới chức Nga và Ira đang thương lượng về một thỏa thuận đổi dầu lấy hàng hóa trị giá 1,5 tỷ USD. Mỹ cho rằng thỏa thuận này có thể dẫn đến các biện pháp trừng phạt mới của Washington nếu như vi phạm các điều khoản trong thỏa thuận hạt nhân tạm thời giữa Iran với Nhóm P5+1./.

Iran và Nhóm P5+1 nhất trí về các biện pháp kỹ thuật để kiểm tra chương trình hạt nhân

Iran và Nhóm P5+1 nhất trí về các biện pháp kỹ thuật để kiểm tra chương trình hạt nhân

Hà Nội (TTXVN 15/1)--
Nguồn tin ngoại giao từ Vienna (Áo) ngày 14/1 cho biết Iran và Nhóm P5+1 (gồm 5 nước thành viên HĐBA LHQ là Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) đã thông qua danh sách dài 9 trang các biện pháp kỹ thuật nhằm kiểm tra chương trình hạt nhân của Tehran, đồng thời chuyển danh sách này lên Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Theo thông báo, đây cũng là các biện pháp nhằm thực thi một thỏa thuận mang tính bước ngoặt mà Iran và IAEA đạt được ngày 24/11/2013. Danh sách cũng mô tả chi tiết các cơ sở hạt nhân và phương thức tiến hành giám sát chúng. Tài liệu trên đã được trao cho ông Tero Variorante (Tê-rô Va-ri-ô-ran-tê), Phó Giám đốc IAEA phụ trách an ninh và cơ quan này sẽ đưa ra kế hoạch kiểm tra chậm nhất vào ngày 20/1.
Trước đó, IAEA dự kiến sẽ triệu tập phiên họp đặc biệt vào ngày 21/1 nhằm minh bạch chương trình hạt nhân của Iran theo theo thỏa thuận đạt được. Tuy nhiên, theo thông báo của Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi (Áp-bát A-ra-chi) cuộc họp trên đã được lùi lại tới ngày 8/2.
Tháng 11 năm ngoái, Iran và IAEA đã nhất trí về một thỏa thuận hợp tác gồm 6 bước đi đầu tiên mà Iran sẽ thực hiện trong 3 tháng, trong đó có việc tiếp cận 2 cơ sở hạt nhân và cung cấp thông tin. Trong một cuộc họp tổng kết tháng trước, hai bên khẳng định sẽ gặp lại nhau vào ngày 21/1 tại Tehran để bàn về những bước đi tiếp theo theo thỏa thuận khung nói trên. Tuy nhiên, cả phía Iran và IAEA đều xác nhận thời điểm cuộc họp đã được lùi lại.
Mặc dù vẫn có liên hệ mật thiết với nhau, cuộc đàm phán giữa Iran và IAEA tách biệt với nỗ lực ngoại giao với phạm vi rộng hơn giữa Tehran và nhóm P5+1 liên quan đến hoạt động hạt nhân gây tranh cãi của Iran./.

Công bố thời điểm thỏa thuận hạt nhân Iran - P5+1 có hiệu lực

Công bố thời điểm thỏa thuận hạt nhân Iran - P5+1 có hiệu lực

Hà Nội (TTXVN 13/1)--
Ngày 12/1, Bộ Ngoại giao Iran thông báo thỏa thuận bước ngoặt mà nước Cộng hòa Hồi giáo này đạt được với Nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Tehran sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 20/1 tới.
Theo phó trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran, ông Abbas Araqchi, điểm mấu chốt trước khi thỏa thuận này được thông qua là vướng mắc giữa Tehran và Washington, song cuối cùng hai bên đã đạt được thỏa hiệp.
Ông Abbas Araqchi – Thứ trưởng Ngoại giao Iran nói: “Iran và P5+1 đã đi tới nhất trí về phương thức triển khai các điều khoản của thỏa thuận sơ bộ đạt được tại Geneva vừa qua. Bước đầu tiên sẽ có hiệu lực vào ngày 20/1 tới. ”
Ngay sau đó, Nhà Trắng đã xác nhận thông tin trên. Thông cáo của Tổng thống Barack Obama cho biết nhà lãnh đạo Mỹ hoan nghênh bước tiến này và kêu gọi các bên tiếp tục tập trung vào các nội dung quan trọng để sớm đạt được một thỏa thuận toàn diện.
Tổng thống Obama cho biết Mỹ và các nước khác sẽ bắt đầu “nới lỏng một cách hạn chế” các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran với điều kiện là Tehran phải thực hiện trách nhiệm của họ trong thỏa thuận với nhóm P5+1 hồi tháng 11 năm ngoái.
Tổng thống Obama cũng cho biết sẽ dùng quyền phủ quyết của mình để chống lại bất cứ đề xuất trừng phạt mới nào được Quốc hội Mỹ thông qua trong giai đoạn đàm phán sắp tới với nước Cộng hòa Hồi giáo. Tuy nhiên ông khẳng định Washington có thể sẽ gia tăng trừng phạt nếu Tehran không thực hiện đúng thỏa thuận của mình.
Theo thỏa thuận đạt được hồi tháng 11 năm ngoái, Iran đồng ý đình chỉ một phần chương trình hạt nhân gây tranh cãi của họ trong 6 tháng, đổi lại sẽ được nới lỏng hạn chế các biện pháp trừng phạt của quốc tế và nhận được cam kết của các cường quốc Phương Tây không áp đặt chế tài mới đối với nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn của nước này./.

Iran sẽ nhận được khoản tiền bị phong tỏa đầu tiên trong tháng tới

Iran sẽ nhận được khoản tiền bị phong tỏa đầu tiên trong tháng tới


Hà Nội (TTXVN 13/1)--


Một quan chức cấp cao của Mỹ ngày 12/1 cho biết vào đầu tháng Hai, Iran sẽ nhận được khoản giải ngân đầu tiên 550 triệu USD trong số tài sản trị giá 4,2 tỷ USD sẽ được dỡ bỏ phong tỏa theo thỏa thuận đạt được với nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) ngày 24/11/2013. Thông tin này được công bố sau khi Iran xác nhận thỏa thuận hạt nhân bước ngoặt nói trên sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 20/1 tới.
Theo thỏa thuận, nhóm P5+1 đồng ý cho phép Iran tiếp cận 4,2 tỷ USD tài sản bị phong tỏa ở nước ngoài nếu Tehran thực thi văn kiện nói trên. Hoạt động giải ngân sẽ được chia làm hai chương trình, trong đó chương trình một được tiến hành trong 6 tháng (dự kiến từ 3/2 - 21/7) và chia thành 6 đợt giải ngân với mỗi đợt 550 triệu USD. Chương trình hai sẽ giải ngân 900 triệu USD còn lại, chia đều thành hai đợt vào các ngày 1/3 và 15/4. Việc giải ngân theo chương trình hai sẽ được thực hiện dựa trên kết quả Iran "làm loãng" kho urani cấp độ 20% xuống mức dưới 5%. Đây là lần đầu tiên các quan chức Mỹ công khai chi tiết hoạt động giải ngân cho Iran.
Ngoài ra, nhóm P5+1 cũng sẽ đình chỉ các biện pháp trừng phạt nhằm vào hoạt động xuất khẩu hóa dầu, nhập khẩu linh kiện ôtô, giao dịch vàng và các kim loại quý khác của Iran nếu như Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) xác nhận Tehran tiến hành các bước kiềm chế chương trình hạt nhân như thỏa thuận. Trong khi đó, Mỹ sẽ xúc tiến thủ tục cho phép Nhà nước Hồi giáo nhập linh kiện, tiếp cận các dịch vụ bay dân sự và lập các kênh tài chính để tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch liên quan đến hoạt động nhân đạo.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (Giôn Ke-ri) khẳng định Washington sẽ “hết sức thận trọng” trong việc kiểm chứng và giám sát những hành động của Iran. Ông Kerry nhấn mạnh kể từ ngày 20/1, lần đầu tiên trong gần 10 năm qua, chương trình hạt nhân Iran sẽ không được phát triển và một số phần trong chương trình này sẽ bị đình chỉ.
Hiện tại, nhóm P5+1 đang chuẩn bị cho tiến trình đàm phán một thỏa thuận hạt nhân toàn diện với Iran. Ngoại trưởng Kerry thừa nhận tiến trình này có thể sẽ vấp phải những thách thức lớn và kêu gọi Quốc hội Mỹ không áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt có thể làm hỏng toàn bộ tiến trình thương lượng./.

Iran mời đại diện Nhóm P5+1 thăm chính thức

Iran mời đại diện Nhóm P5+1 thăm chính thức


Hà Nội (TTXVN 11/1)--


Sau khi tuyên bố đạt được tiến triển trong đàm phán hạt nhân, Iran đã gửi lời mời bà Catherine Ashton (Ca-thơ-rin A-stơn), Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) phụ trách đối ngoại và chính sách an ninh, tới thăm nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Hãng thông tấn Mehr của Iran ngày 11/1 dẫn phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi (Áp-bát A-rắc-chi), cho biết Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif (Mô-ham-mát Gia-vát Da-ríp) đã gửi lời mời chính thức tới bà Ashton. Tuy nhiên, ông Abbas Araqchi không tiết lộ thông tin về ngày dự kiến diễn ra chuyến thăm, mà chỉ cho biết Tehran hoan nghênh bà Ashton đến Iran vào bất cứ thời điểm nào thích hợp. Bà Ashton là đại diện của Nhóm P5+1 (gồm 5 ủy viên thường trực Hội đồng bảo an LHQ là Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc cùng với Đức) trong tiến trình đàm phán hạt nhân Iran.
Trước đó một ngày, Thứ trưởng Araqchi tuyên bố đàm phán hạt nhân giữa Tehran và Nhóm P5+1 đã đạt được đồng thuận về việc thực thi thỏa thuận hạt nhân. Đàm phán cấp chuyên viên giữa hai bên đã kết thúc tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 10/1 và đạt được sự nhất trí về những vấn đề còn tồn đọng. Dự kiến, các bên sẽ đưa ra tuyên bố trong vài ngày tới. Tuy nhiên, thỏa thuận mới đạt được cần có sự thông qua của các bên trước khi chính thức có hiệu lực.
Theo thỏa thuận tạm thời đạt được cuối tháng 11 năm ngoái, Tehran đồng ý giảm cấp độ làm giàu urani xuống 5% và cam kết không vận hành các máy ly tâm mới trong vòng 6 tháng để đổi lấy việc phương Tây nới lỏng một số biện pháp trừng phạt kinh tế, và trong thời gian này hai bên sẽ tiếp tục thảo luận để đạt được một thỏa thuận toàn diện. Hiện các nhà đàm phán muốn bắt đầu thực hiện thỏa thuận hạt nhân trên từ ngày 20/1./.

Каталог: Upload
Upload -> -
Upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
Upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
Upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
Upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
Upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
Upload -> CHỦ TỊch nưỚC
Upload -> CHỦ TỊch nưỚC
Upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 285.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương