Xử lý nước thải sinh hoạt từ nhà hàng khách sạn công suất 350 m3 / ngày đêm LỜi mở ĐẦU


c. Bể Aerotank hoạt động gián đoạn theo mẻ: (SBR)



tải về 278.59 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu07.09.2016
Kích278.59 Kb.
#31729
1   2   3

c. Bể Aerotank hoạt động gián đoạn theo mẻ: (SBR)

Bể Aerotank hoạt động gián đoạn theo mẻ là một dạng công trình xử lý sinh học nước thải bằng bùn hoạt tính. Trong đó tuần tự diễn ra các quá trình thổi khí, lắng bùn và gạn nước thải. Do hoạt động gián đoạn nên số ngăn tối thiểu là 2 để có thể xử lý liên tục.

Trong bể quá trình thổi khí và quá trình lắng được thực hiện trong cùng một bể phản ứng do đó có thể bỏ qua bể lắng II. Quá trình hoạt động diễn ra trong một ngăn và gồm 5 giai đoạn:

+ Pha làm đầy: Có thể vận hành với 3 chế độ làm đầy tĩnh, làm đầy hoà trộn và làm đầy sục khí nhằm tạo môi trường khác nhau cho các mục đích khác nhau. Thời gian pha làm đầy có thể chiếm từ 25 – 30%.

+ Pha phản ứng (sục khí): Ngừng đưa nước thải vào. Tiến hành sục khí. Hoàn thành các phản ứng sinh hoá có thể được bắt đầu từ pha làm đầy. Thời gian phản ứng chiếm khoảng 30% chu kì hoạt động.

+ Pha lắng: Điều kiện tĩnh hoàn toàn được thực hiện (không cho nước thải vào, không rút nước ra, các thiết bị khác đều tắt) nhằm tạo điều kiện cho quá trình lắng. Thời gian chiếm khoảng từ 5 – 30% chu kỳ hoạt động.

+ Pha tháo nước sạch

+ Pha chờ: Ap dụng trong hệ thống có nhiều bể phản ứng, có thể bỏ qua trong một số thiết kế.

Thời gian hoạt động có thể tính sao cho phù hợp với từng loại nước thải khác nhau và mục tiêu xử lý. Nồng độ bùn trong bể thường khoảng từ 1500 – 2500 mg/l. Chu kỳ hoạt động của bể được điều khiển bằng rơle thời gian. Trong ngăn bể có thể bố trí hệ thống vớt váng, thiết bị đo mức bùn…

* Ưu điểm của bể Aerotank hoạt động gián đoạn

- Bể có cấu tạo đơn giản, dễ vận hành.

- Hiệu quả xử lý cao do các quá trình hoà trộn nước thải với bùn, lắng bùn cặn … diễn ra gần giống điều kiện lí tưởng. BOD5 của nước thải sau xử lý thường thấp hơn 20mg/l, hàm lượng cặn lơ lửng từ 3-25mg/l và N-NH3 khoảng từ 0.3-12mg/l.

- Sự dao động lưu lượng nứơc thải ít ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý.

- Bể làm việc không cần lắng II. Trong nhiều trường hợp, có thể bỏ qua bể điều hoà và bể lắng I. Đây là một ưu điểm lớn của bể aerotank hoạt động gián đoạn trong điều kiện đất đai bị giới hạn trong thành phố do tiết kiệm được công trình.

* Nhược điểm chính của bể: là công suất xử lý nhỏ và để bể hoạt động có hiệu quả thì người vận hành phải có trình độ và theo dõi thường xuyên các bước xử lý nước thải.





Hình 2.4 Các giai đoạn của bể Aerotank hoạt động gián đoạn

d. Bể lọc sinh học hiếu khí:

Bể lọc sinh học hiếu khí hoạt động dựa vào sự sinh trưởng bám dính của vi sinh vật.

Bể lọc sinh học (hay còn gọi là biophin) thường phân biệt làm hai loại : bể biophin với lớp vật liệu lọc không ngập nước (bể biophin nhỏ giọt, bể biophin cao tải) và bể biophin với lớp vật liệu lọc ngập trong nước.

+ Bể biophin nhỏ giọt

Bể biophin nhỏ giọt dùng đề xử lý sinh học nước thải hoàn toàn với hàm lượng nước sau khi xử lý đạt tới 15mg/l (hiệu suất xử lý có thể là 90% và có thể còn cao hơn nữa)

Trong bể lọc, chất các lớp vật liệu có độ rỗng và diện tích mặt tiếp xúc trong một đơn vị thể tích lớn nhất trong điều kiện có thể.Nước thải được hệ thống phân phối phun thành giọt đều khắp trên bề mặt lớp vật liệu. Nước sau khi chạm lớp vật liệu chia thành các hạt nhỏ chảy thành màng mỏng qua khe lớp vật liệu đi xuống dưới. Trong thời gian chảy như vậy nước thải tiếp xúc với màng nhầy gelatin do vi sinh vật tiết ra bám quanh vật liệu lọc. Sau một thời gian màng nhầy gelatin tăng lên ngăn cản oxy của không khí không vào trong lớp màng nhầy được. Do không có oxy, tại lớp trong của màng nhầy sát với bề mặt cứng của vật liệu lọc, vi khuẩn yếm khí phát triển tạo ra sản phẩm phân huỷ yếm khí cuối cùng là khí metan và CO2 làm tróc lớp màng ra khỏi vật cứng rồi bị nước cuốn xuống phía dưới. Trên mặt hạt vật liệu lọc lại hình thành lớp màng mới, hiện tượng này được lập di lập lại tuần hoàn và nước thải được làm sạch BOD và chất dinh dưỡng.

Để tránh hiện tượng tắc nghẽn trong hệ thống phun, trong khe rỗng lớp vật liệu, trước bể nhỏ giọt phải thiết kế song chắn rác, lưới chắn, lắng đợt I. nước sau bể lọc có nhiều bùn lơ lửng do các màng sinh học tróc ra nên phải xử lý tiếp bằng lắng II. Yêu cầu chất lượng nước thải trước khi vào biophin là hàm lượng BOD5 không quá 220mg/l(theo điều 6.14.12 TCXD-51-84) và hàm lượng chất lơ lửng cũng không quá 150mg/l. Vì cần có các công trình trước đó nhằm làm giảm lượng chất bẩn để biophin làm việc có hiệu quả.

Vật kiệu lọc tốt nhất là vật liệu có diện tích mặt tiếp xúc trong một đơn vị thể tích thể tích lớn, độ bền cao theo thời gian, giá rẻ và không bị tắc nghẽn. Có thể chọn vật liệu lọc là than đá cục, đá cục, cuội sỏi lớn, đá ong có kích thước trung bình 60-100mm. Nếu kích thước vật liệu nhỏ sẽ giảm độ rỗng gây tắc nghẽn cục bộ. Nếu kích thước vật liệu lớn thì diện tích mặt tiếp xúc bị giảm nhiều, làm giảm hiệu suất xử lý. Chiều cao lớp vật liệu khoảng 1.5-2.5m.Ngày nay, vật liệu lọc thông thường được thay bằng những tấm nhựa đúc lượn sóng, gấp nếp và các dạng khác nhau của quả cầu nhựa.Các loại này có đặc điểm là nhẹ, dễ lắp đặt và tháo dỡ nên chiều cao bể tăng dẫn đến diện tích mặt bằng của bể lọc.

Bể thường được sử dụng trong trường hợp lưu lượng nước thải không lớn, từ 20-1000m3/ngày.



+ Bể biophin với lớp vật liệu lọc ngập nước

Phạm vi áp dụng của bể là BOD5 vào không quá 500mg/l và tốc độ lọc không quá 3m/h

Trong bể lọc sinh học có lớp vật liệu lọc ngập trong nước: nước thải vào bể lọc sẽ được trộn đều với không khí cấp từ ngoài vào qua dàn ống phân phối. Hỗn hợp khí-nước thải di cùng chiều từ dưới lên qua lớp vật liệu lọc. Trong lớp vật liệu lọc xảy ra quá trình khử BOD5, và chuyển hoá NH4+ thành NO3-, lớp vật liệu lọc có khả năng giữ lại cặn lơ lửng. Khi tổn thất trong lớp vật liệu lọc đến 0.5m thì xả bể lọc.Nước xả rửa lọc được dẫn về bể lắng kết hợp đông tụ sinh học để tạo điều kiện thuận lợi cho lọc sinh học này.

Bể lọc sinh học dùng vật liệu nổi có khả năng giữ được trong khe rỗng các vẫy tróc của màng vi sinh vật bám quanh hạt, nên mặc dầu cường độ thổi gió lớn nhưng hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải ở đầu ra không vượt quá 20mg/l. Do đó có thể không cần bể lắng đợt II ,chỉ cần đưa đến bể khử trùng.





Hình 2.5 Sơ đồ bể lọc sinh học vật liệu lọc nổi

Để chọn được phương pháp xử lý sinh học hợp lí cần phải biết hàm lượng chất hữu cơ (BOD,COD) trong nước thải.Các phương pháp lên men kị khí thường phù hợp khi nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao. Đối với nước thải hàm lượng chất hữu cơ thấp và tồn tại chủ yếu dưới dạng chất keo và hoà tan thì cho chúng tiếp xúc với màng vi sinh vật là hợp lí. Bảng 2.1 Cơ sở chọn lựa các phương pháp xử lý sinh học nước thải



Hàm lượng BOD5 của nước thải

Chất hữu cơ không hoà tan

Chất hữu cơ dạng keo

Chất hữu cơ hoà tan

Cao ( 500 mg/l)

Xử lý sinh học kị khí

Trung bình(300-500mg/l)

Xử lý sinh học bằng bùn hoạt tinh

Thấp (< 300mg/l)

Xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính

Xử lý sinh học bằng màng sinh vật



3. LỰA CHỌN QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI

3.1 Cơ sở lựa chọn công nghệ

Đặc tính ô nhiễm của nước thải nhà hàng, khách sạn theo bảng sau



Bảng 3.1 Đặc trưng ô nhiễm của nước thải sinh hoạt khách sạn, nhà hàng

TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị

1

pH

-

6-8

2

BOD5

mg/l

150 - 250

3

Amoni (tính theo N)

mg/l

40 - 60

4

Nitrat (tính theo N)

mg/l

-

5

Dẫu mỡ động, thực vật

mg/l

30 - 50

6

Tổng chất hoạt động bề mặt

mg/l

15 - 20

7

Photphat (tính theo P)

mg/l

10 - 20

8

Coliform

MPN/100ml

104 - 105

Vì vậy yêu cầu xử lý cần phải đáp ứng được tiêu chuẩn thải loại B theo TCVN 14:2008 được cho trong bảng dưới đây.

Bảng 3.2 Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải cho nước thải sinh hoạt là cột A2, QCVN 14:2008/BTNMT trước khi thải ra môi trường.

TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị C

A

B

1

pH

-

5-9

5 - 9

2

BOD5

mg/l

30

50

3

Amoni (tính theo N)

mg/l

5

10

4

Nitrat (tính theo N)

mg/l

30

50

5

Dẫu mỡ động, thực vật

mg/l

10

20

6

Tổng chất hoạt động bề mặt

mg/l

5

10

7

Photphat (tính theo P)

mg/l

6

10

8

Coliform

MPN/100ml

3000

5000

9

Sunfua (tính theo H2S)

mg/l

1.0

4.0

10

Tổng chất rắn hòa tan

mg/l

500

1000

11

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

mg/l

50

100

Trong đó:

Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt( có chất lượng nước tương đương cột A1 và A2 của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt).

Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước được dùng cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột B1 và B2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ).

Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép Cmax trong nước thải sinh hoạt khi thải ra các nguồn nước tiếp nhận nước thải được quy định tại bảng 3.2



Cmax = C x K

Cmax là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận, tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/l).

K là hệ số tinh tới quy mô, loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư trong bảng 3.3

Không áp dụng công thức tính nộng độ tối đa cho phép trong nước thải cho thông số pH và tổng coliform.



Bảng 3.3 Giá trị hệ số K ứng với loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư.



3.2 Lựa chọn công nghệ

Với thành phần ô nhiễm là các tạp chất nhiễm bẩn có tính chất khác nhau, từ các loại chất không tan đến các chất ít tan và cả những hợp chất tan trong nước, việc xử lý nước thải sinh hoạt là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch nước và có thể đưa nước vào nguồn tiếp nhận hoặc đưa vào tái sử dụng. Việc lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp thường được căn cứ trên đặc điểm của các loại tạp chất có trong nước thải. Nguyên tắc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phụ thuộc vào:

- Dựa vào tính chất và lưu lượng nước thải đầu vào

- Yêu cầu về chất lượng nước thải sau xử lý

- Quy mô công suất

- Chi phí đầu tư ban đầu và chi phí quản lí vận hành

- Điều kiện giới hạn về diện tích mặt bằng

- Tận dụng công trình có sẵn nếu nâng cấp hệ thống XL

Các phương pháp chính thường được sử dụng trong các công trình xử lý nước thải sinh hoạt là: phương pháp hóa học, phương pháp hóa lý, và phương pháp sinh học.

3.2.1 Các thông số thiết kế

Công suất thiết kế của hệ thống XLNT = 350 m3 /ng.đ , là lưu lượng tính chung cho tất cả các hoạt động vui chơi giải trí , nấu nướng tắm giặt và các hoạt động của khách và nhân viên khách sạn .

Bảng 3.4 Tính chất nước thải đầu vào của khách sạn trong đề tài này là


STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

1

pH




6-7.5

2

SS

mg/l

350

3

BOD

mgO2/l

300

4

COD

mg/l

500

5

Nitrat

mg/l

150

6

Photphos

mg/l

8.5

7

Dầu mỡ

mg/l

60

8

Coliform

MPN/100ml

1.1 * 106


3.2.2 Lựa chọn phương án xử lý

Dựa vào những nguyên tắc và bảng tính chất nước thải trên chúng ta có thể chọn 1 trong 2 phương án sau đây :



a. Phương án 1 ( Dùng Unitank )

Scanvas 80Ơ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

+ Thuyết minh công nghệ

Hố thu gom: Nước thải từ bể tự hoại sẽ vào hố thu gom được đặt dưới mặt đất theo hệ thống ống dẫn. Tại đây, nước thải trước khi vào bể điều hoà.Cần đặt bơm để bơm nước thải lên bể lắng đứng. Bể thu gom có tác dụng thu gom nước thải tập trung về một nơi để tránh trường hợp phải đặt bể điều hoà dưới mặt đất và làm giảm thể tích bể điều hoà.

Song chắn rác tinh: nhiệm vụ lọc bớt một phần các loại chất rắn hữu cơ có trong nước thải của nhà bếp , qua CRS Tinh này SS có thể giảm được 4% so với lúc ban đầu , tương ứng BOD của sẽ giảm 4% .

Bể lắng đứng: Nứơc thải từ hố thu gom vào bể lắng đứng nhằm làm giảm hàm lượng tạp chất phân tán nhỏ (chất lơ lửng) dưới dạng cặn lắng xuống đáy bể hoặc nổi trên mặt nước, tạo điều kiện tốt cho công trình xử lý sinh học phía sau.

Bể điều hoà: Do tính chất và lưu lượng của nước thải khách sạn thay đổi theo giờ khá lớn vì vậy nhất thiết phải xây dựng bể điều hoà. Bể điều hoà có nhiệm vụ điều hoà lưu lượng và nồng độ nước thải.Bể điều hoà làm giảm kích thước và tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình ở phía sau, tránh hiện tượng quá tải của hệ thống xử lý.Tại đây cũng đặt 2 bơm để bơm luân phiên vào bể Unitank.

Bể Unitank: nước thải sau khi qua bể điều hoà được bơm vào bể Unitank. Tại đây, quá trình xử lý sinh học hiếu khí lơ lững được thực hiện. Trong bể Unitank diễn ra quá trình oxy hoá sinh hoá các chất hữu cơ hoà tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của các vi sinh vật hiếu khí. Vi sinh vật sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ trong nước thải để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng và được lắng ngay trong bể. Khi vi sinh vật phát triển mạnh sinh khối tăng tạo thành bùn dư, bùn dư này được bơm ra bể tự hoại. Nước thải sau khi xử lý sinh học theo ống dẫn vào bể khử trùng.

Bể tự hoại: Bùn từ Unitank và cặn lắng từ bể lắng đứng được đưa vào đây nhằm phân huỷ chất hữu cơ chưa phân huỷ trong bùn và cặn lắng để tránh gây mùi hôi đảm bảo vệ sinh và bảo tồn đựơc các thành phần phân bón rất có lợi cho cây trồng. Bể sẽ được cải tạo lại từ bể có sẵn. Nước thải chứa phân trước khi được đưa vào hệ thống xử lý nước thải chung của khách sạn cũng sẽ được chuyển đến bể tự hoại . Bể tự hoại là công trình đồng thời làm hai chức năng : lắng và lên men cặn lắng. Cặn lắng được giữ trong bể khoảng 6 tháng để được phân huỷ kị khí, còn nước tách bùn được dẫn vào bể thu gom.

b. Phương án 2 ( Dùng SBR )

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

canvas 44

Thuyết minh sơ đồ công nghệ :

Hố thu gom: Nước thải sau khi qua trống lọc và nước thải từ bể tự hoại sẽ vào hố thu gom nước thải được đặt dưới mặt đất theo hệ thống ống dẫn. Tại đây, nước thải trước khi vào bể điều hoà.Cần đặt bơm để bơm nước thải lên bể lắng đứng. Bể thu gom có tác dụng thu gom nước thải tập trung về một nơi để tránh trường hợp phải đặt bể điều hoà dưới mặt đất và làm giảm thể tích bể điều hoà.

Song chắn rác tinh: nhiệm vụ lọc bớt một phần các loại chất rắn hữu cơ có trong nước thải của nhà bếp , qua CRS Tinh này SS có thể giảm được 4% so với lúc ban đầu , tương ứng BOD của sẽ giảm 4% .

Bể lắng đứng: Nước thải từ hố thu gom vào bể lắng đứng nhằm làm giảm hàm lượng tạp chất phân tán nhỏ (chất lơ lửng) dưới dạng cặn lắng xuống đáy bể hoặc nổi trên mặt nước, tạo điều kiện tốt cho công trình xử lý sinh học phía sau.

Bể điều hoà: Do tính chất và lưu lượng của nước thải khách sạn thay đổi theo giờ khá lớn vì vậy nhất thiết phải xây dựng bể điều hoà. Bể điều hoà có nhiệm vụ điều hoà lưu lượng và nồng độ nước thải.Bể điều hoà làm giảm kích thước và tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình ở phía sau, tránh hiện tượng quá tải của hệ thống xử lý. Tại đây cũng đặt 2 bơm để bơm luân phiên vào bể Aerotank hoạt động gián đoạn (SBR)

Bể Aerotank hoạt động gián đoạn (SBR): Nước thải vào bể SBR dược thực hiện theo 5 giai đoạn kế tiếp nhau:làm đầy nước thải, thổi khí, để lắng tĩnh, xả nước thải và xả bùn dư. Trong xử lý nước thải, cần có hai bể SBR để việc xử lý được liên tục.

Bể khử trùng: Mục đích của khử trùng là tiêu diệt các loại vi trùng gây bệnh bằng chất oxy hoá trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận. Chất khử trùng được dùng là chlorine.



Bể tự hoại: Bùn từ SBR và cặn lắng từ bể lắng đứng được đưa vào đây nhằm phân huỷ chất hữu cơ chưa phân huỷ trong bùn và cặn lắng để tránh gây mùi hôi đảm bảo vệ sinh và bảo tồn đựơc các thành phần phân bón rất có lợi cho cây trồng.Bể sẽ được cải tạo lại từ bể có sẵn. Nước thải chứa phân trước khi được đưa vào hệ thống xử lý nước thải chung của khách sạn cũng sẽ được chuyển đến bể tự hoại . Bể tự hoại là công trình đồng thời làm hai chức năng : lắng và lên men cặn lắng. Cặn lắng được giữ trong bể khoảng 6 tháng để được phân huỷ kị khí, còn nước tách bùn được dẫn vào bể thu gom .

c. Chọn phương án tối ưu

Với những ưu thế vượt trội của phương án 1 như vận hành theo chương trình nên có thể linh hoạt cho nhiều hệ thống xử lý khác nhau, dễ nâng cấp hệ thống xử lý ( vì dùng công nghệ xây dựng theo kiểu lắp ráp Module ), có thể xử lý hiệu quả hệ thống nước thải quy mô vừa và nhỏ, lượng bùn thải ra ít, không phải hoàn lưu bùn -> tiết kiệm đường ống và đặc biệt là không cần phải thường xuyên theo dõi kiểm tra , không cần nhân công trình độ cao ( đây chính là điểm ưu thế hơn nhiều so với SBR ) .

Từ những ưu điểm trên, ta sẽ lựa chọn phương án 1 làm công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt cho nhà hàng, khách sạn với công suất 350 m3/ ngày đêm.

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Sự phát triển của ngành kinh doanh nhà hàng khách sạn hiện nay đã và đang tiếp tục gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái. Do đó, việc xử lý nước thải sinh hoạt từ các hoạt động do nhà hàng, khách sạn thải ra sao cho đảm bảo không gây ảnh hưởng trầm trọng, ô nhiễm môi trường là điều vô cùng quan trọng và cần được quan tâm.

Qua tìm hiểu những tổng quan về tính chất của nước thải sinh hoạt từ nhà hàng khách sạn cũng như các phương pháp xử lý thích hợp, tối ưu phù hợp với điều kiện kinh tế và đặc biệt là yếu tố giới hạn mặt bằng kinh doanh nhóm đã đề xuất công nghệ xử lý là hệ thống Unitank.

Công nghệ Unitank chính là sự kết hợp giữa hai yếu tố cơ bản và truyền thống (là một cải tiến của quá trình bùn hoạt tính) và hiện đại (hoạt động tự động). Ngoài những ưu điểm giống như hệ thống bùn hoạt tính thông thường, hệ thống Unitank còn mang lại sự tiết kiệm cho công trình do diện tích xây dựng nhỏ hơn, có thể bỏ qua lắng đợt hai, không cần tốn năng lượng cho việc hoàn lưu bùn cũng như có thể linh hoạt điều chỉnh thời gian giữa các pha để đạt hiệu quả xử lí mong muốn.

Một khả năng vượt trội của hệ thống Unitank chính là có thể khử Nitơ và Photpho khi cần thiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo từ internet

[1] http://www.moitruongauviet.com/News.aspx?k=11&cate=103

[2] http://locnuocthienson.com.vn/cac-bien-phap-xu-ly-nuoc-thai-sinh-hoat.html

[3] http://www.moitruongvietnam.org.vn/Chitietcongnghe.aspx?id=3&lang=vi

[4] http://hanhtrinhxanh.com.vn/xu-ly-nuoc-thai-nha-hang-khach-san-en.html

[5] http://www.vatgia.com/raovat/8299/3550785/xu-ly-nuoc-thai-khach-san-nha-hang.html

[6] http://viet-tech.net/xu-ly-nuoc-thai-nha-hang-khach-san.htm

[7] www.tieuchuan.vn





GVHD: Đào Minh Trung


Каталог: file -> downloadfile8 -> 219
downloadfile8 -> Đề tài: Kỹ thuật truyền số liệu trong mạng máy tính cục bộ Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện
downloadfile8 -> CHƯƠng I: TỔng quan về audio- video số TỔng quan về audio số
downloadfile8 -> Lời ngỏ của giáo sư Nguyễn Lân Dũng Cùng bạn đọc
downloadfile8 -> NGƯỜi coi thi đ ĐỀ chính thứC
downloadfile8 -> Đề Tài Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết Phương Đông ở doanh nghiệp Toyota tại Việt Nam hiện nay
downloadfile8 -> Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An MỞ ĐẦU
downloadfile8 -> Luận văn TÌnh hình thưƠng mại giữa việt nam và CÁc nưỚc khối nam mỹ
downloadfile8 -> Đề tài Thái độ của người hâm mộ sau khi kết thúc giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam năm 2012
219 -> Đề tài Tìm hiểu về lipid trong thực phẩm phần mở ĐẦU
219 -> Đề Tài: gvhd : LÊ thị kim oanh svth : LÊ thị LỆ thu nguyễn lê phưƠng uyên huỳNH thị MĨ trang

tải về 278.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương