XỬ LÝ CÁc câu truy vấn và TÌm kiếm trên kho tài liệu có chú thích ngữ nghĩa bằng tiếng anh


Chuyển đổi câu truy vấn có tính từ



tải về 0.6 Mb.
trang6/14
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.6 Mb.
#30769
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

3.4Chuyển đổi câu truy vấn có tính từ


Luận văn áp dụng phương pháp biểu diễn tính từ của thực thể được đề nghị trong [tham khảo HA], với một chút điều chỉnh để có thể linh động sử dụng dạng biểu diễn mà Ontology đã hỗ trợ.

Cụ thể, với câu có dạng (“ADJ”, “S”, “O”, ”RW” lần lượt là tính từ, chủ thể, khách thể và từ quan hệ):

                              ADJ    S          RW      O

                              Hoặc

                              S          RW      ADJ    O

Hai giải pháp được đề xuất trong trong [tham khảo HA] là:

- Cách 1: Định nghĩa lớp con. Ứng với mỗi tính từ ta sẽ định nghĩa lớp con của thực thể ngay sau ADJ mà có tính chất thỏa ADJ theo một độ đo nào đó. Các mẫu truy vấn ở trên sẽ được biểu diễn thành:

                              S ← (SubclassOf) ←Sub_S → (RW) → O

                              Hoặc

                              S → (RW) → Sub_O  → (SubclassOf) → O

- Cách 2: Định nghĩa thêm quan hệ. Định nghĩa kiểu quan hệ HASPROPERTY gắn với thực thể ngay sau ADJ và range lớp là STRING. Các mẫu truy vấn ở trên sẽ được biểu diễn thành:

                              [String: *] ← (HASPROPERTY) ← S → (RW) → O

                              Hoặc

                              S → (RW) → O → (HASPROPERTY) → [String: *]

 

Tuy nhiên, để truy vấn được tài liệu, hoặc tìm được số liệu trả lời, việc biểu diễn các câu truy vấn có tính từ sang đồ thị ý niệm phải phụ thuộc vào cách ontology thể hiện thuộc tính của thực thể. Vì đồ thị ý niệm sẽ được ánh xạ trực tiếp sang ngôn ngữ SeRQL để truy xuất cơ sở tri thức được định nghĩa trên ontology. Do đó, khi chọn cách biểu diễn cho tính từ, đề tài này xem xét thuộc tính đó được ontology thể hiện dưới dạng nào để xây dựng đồ thị ý niệm tương ứng.



Lấy ví dụ với tính từ định tính: trong ontology đã có lớp MODEL bao gồm các thực thể là người mẫu, để thể hiện thuộc tính nổi tiếng (FAMOUS) của người mẫu, Ontology có thể định nghĩa thêm lớp FAMOUS_MODEL là lớp con của lớp MODEL, chứa các thực thể là người mẫu được xem là nổi tiếng. Trong trường hợp này, đề tài sẽ chọn Cách 1 để biểu diễn đồ thị ý niệm:

                  [MODEL: *] ← (SubclassOf) ← [FAMOUS_MODEL: ?] → (RW) → O

Cũng có thể với lớp MODEL như trên, nhưng thuộc tính FAMOUS có thể được định nghĩa là một quan hệ HAS_FAME_PROPERTY với miền chủ ngữ (domain) là lớp MODEL, còn tầm vực vị ngữ (range) là lớp STRING với các giá trị “Yes” hoặc “No” để cho biết các thực thể người mẫu là nổi tiếng hay không. Trong trường hợp này, đề tài sẽ chọn Cách 2 để biểu diễn đồ thị ý niệm:

                  [String: Yes] ← (HAS_FAME_PROPERTY) ← [MODEL: ?] → (RW) → O

Khi Ontology chưa định nghĩa bất cứ cách nào trong 2 cách trên, thì đề tài sẽ dùng cách biểu diễn 1, sinh ra lớp con giả, cho tính từ định tính và cách biểu diễn 2, sinh ra quan hệ giả, cho tính từ định lượng như được đề nghị trong [tham khảo HA].

.

3.5Chuyển đổi câu truy vấn có tính từ so sánh nhất




3.5.1Trường hợp tính từ định tính

3.5.2Trường hợp tính từ định lượng [tham khảo HA]


Với câu truy vấn có tính từ định lượng so sánh nhất (Ví dụ: tallest, highest), hướng giải quyết tương tự như đã trình bày ở 3.3 (cho loại truy vấn “How many”), điểm khác biệt là thay quan hệ “COUNT thành quan hệ “MIN, hoặc MAX” tương ứng, và đường liên kết sẽ chỉ tới lớp “String” trong quan hệ ứng với tính từ định lượng mà câu truy vấn cần đề cập.

Cụ thể như sau: xét dạng tổng quát cho câu truy vấn loại này như bên dưới, với “ADJ_EST” đại diện cho cụm tính từ so sánh nhất (most adj, least adj, adjEST,…):



ADJ_EST S RW O

Hoặc


S RW ADJ_EST O

Đầu tiên, ta sẽ tìm dạng nguyên mẫu “ADJ” của “ADJ_EST” và biểu diễn câu truy vấn theo phương pháp cho tính từ định lượng đã trình bày ở phần 3.4.2. Lúc này ta đã có được một đỉnh truy vấn con.

Sau đó, ta xác định xem so sánh nhất của tính từ trong truy vấn là tương ứng với lấy “lượng” lớn nhất hay lấy “lượng” nhỏ nhất. Ví dụ: “highest tương ứng với lấy lượng lớn nhất, còn “lowest” sẽ lấy lượng nhỏ nhất. Nếu là trường hợp đầu tiên thì quan hệ là “MAX”, ngược lại là “MIN”.

Nhiệm vụ còn lại là định nghĩa quan hệ “MAX”, “MIN” chỉ tới đỉnh truy vấn con và một đường liên kết nét đôi sẽ được nối từ quan hệ này tới lớp “String trong cách biểu diễn tính từ định lượng.

Ví dụ câu truy vấn “What is the highest dam in the U.S.?” sẽ được biểu diễn như sau:

[hình tham khảo HA]



3.6Chuyển đổi câu truy vấn có tính từ định lượng so sánh hơn


Đề tài này mở rộng biểu diễn thêm một dạng nữa của tính từ định lượng, đó là dạng so sánh hơn. Trong phần này sẽ đề xuất cách biểu diễn cho 2 dạng so sánh hơn: so sánh hơn với một hằng số, và so sánh hơn với một thực thể có tên.

Đối với dạng so sánh hơn với một hằng số, mẫu câu tổng quát như sau, với “ADJ_ER” đại diện cho cụm tính từ so sánh hơn (more adj than, less adj than, adjER than,…):



S RW ADJ_ER CONSTANT

Đầu tiên, ta sẽ biểu diễn mối quan hệ giữa “S” và “ADJ_ER” như 3.4.2. Phần “CONSTANTS” sẽ được nhận biết như một giá trị thuộc lớp “String”. Sau đó, tùy theo tính từ nguyên gốc là gì, ta sẽ xác định được quan hệ so sánh hơn là “isGreaterThan” hay “isSmallerThan” . Ví dụ: “higher” sẽ tương ứng với “isGreaterThan”, còn “lower” sẽ tướng ứng với “isSmallerThan”. Cuối cùng là thêm quan hệ này vào giữa lớp “String” trong mối quan hệ biểu diễn tính từ và hằng số. Biểu diễn có dạng như sau:

S → (hasProperty) → [String: *] → (isGreaterThan) → [String: *]

Đối với dạng so sánh hơn với thực thể có tên, mẫu câu tổng quát như sau:



S RW ADJ_ER O

Để biểu diễn dạng này, ta sẽ tìm lần lượt 2 mối quan hệ thực thể - tính từ, đó là S – ADJ và O – ADJ. Rồi biểu diễn 2 mối quan hệ này như ở 3.4.2. Sau đó, cũng xác định mối quan hệ so sánh là “isGreaterThan” hay “isSmallerThan” tương tự như trên. Cuối cùng là liên kết 2 lớp “String” bằng quan hệ này. Biểu diễn có dạng tổng quát sau:

S → (hasProperty) → [String: *] → (isGreaterThan)

S → (hasProperty) → [String: *]



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> «Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam

tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương