XỬ LÝ CÁc câu truy vấn và TÌm kiếm trên kho tài liệu có chú thích ngữ nghĩa bằng tiếng anh


CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ 4.1Các bước của giải thuật



tải về 0.6 Mb.
trang7/14
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.6 Mb.
#30769
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14

CHƯƠNG 4

THIẾT KẾ

4.1Các bước của giải thuật


Kết quả nghiên cứu của tác giả [18] đã đưa ra một phương pháp dịch câu truy vấn sang đồ thị ý niệm không dựa vào phân tích cú pháp của câu truy vấn mà dựa trên thực thể cùng các mối liên hệ giữa chúng. Phương pháp này có các ưu điểm sau:

  • Có thể xây dựng đồ thị ý niệm cho các câu truy vấn có hình thức là một câu đầy đủ, hoặc một đoạn câu. Phương pháp này cũng có thể xây dựng được đồ thị ý niệm cho các câu truy vấn không đúng cú pháp.

  • Dễ dàng chuyển đổi để thực hiện cho các câu truy vấn bằng các ngôn ngữ khác nhau khi có một Ontology tương ứng.

  • Mặc khác phương pháp này cũng rút ngắn thời gian so với phương pháp phân tích cú pháp câu truy vấn.

Quá trình chuyển đổi câu truy vấn sang đồ thị ý niệm thực chất là quá trình tìm kiếm các thực thể trong câu truy vấn và xây dựng mối quan hệ giữa chúng dựa vào Ontology. Ta xét câu truy vấn: “Who is Peter’s son”, ta có Peter là một thực thể có tên thuộc lớp PERSON, son biểu diễn cho một thực thể thuộc lớp SON, chúng ta gọi là thực thể không tên, và trên Ontology tồn tại quan hệ giữa hai thực thể này là
.

Trong đề tài này, phần hiện thực chương trình đã kế thừa lại hạt nhân xử lý từ kết quả nghiên cứu của tác giả [18], đồng thời hiệu chỉnh và giải quyết thêm cho những truy vấn hỏi về số lượng, những truy vấn có chứa tính từ, tính từ so sánh nhất và liên từ luận lý. Một lược đồ tổng quát được trình bày tại Hình 4.1 với những bổ sung như sau:

Để giải quyết truy vấn hỏi về số lượng (“How many”), phương pháp tiếp cận đã hiệu chỉnh Bước 12 (Xây dựng đồ thị ý niệm).

Để giải quyết truy vấn có chứa tính từ và tính từ so sánh nhất, phương pháp tiếp cận đã thêm Bước 4 (Nhận diện tính từ) và Bước 11 (Xác định quan hệ giữa tính từ và thực thể), đồng thời hiệu chỉnh Bước 12 (Xây dựng đồ thị ý niệm).

Để giải quyết truy vấn có chứa liên từ luận lý, phương pháp tiếp cận đã thêm Bước 1 (Phân tách câu truy vấn) và đồng thời hiệu chỉnh Bước 12 (Xây dựng đồ thị ý niệm).



Hình 4.0.4: Mô tả các bước dùng để xây dựng đồ thị ý niệm cho câu truy vấn.

Tiếp theo đây, chúng ta sẽ đi vào chi tiết từng bước của giải thuật.


4.1.1Phân tách câu truy vấn


Bước này được sử dụng nhằm phân tách câu truy vấn có chứa liên từ luận lý AND, OR, NOT thành các câu truy vấn nguyên tử (là truy vấn mà không có chứa liên từ luận lý trong câu). Như chúng tôi đã phân tích tại Mục 3.1.4, Chương 3, những câu truy vấn có liên từ luận lý mà ta đang xem xét là những câu truy vấn có dạng cấu trúc song song. Quá trình phân tách sẽ sử dụng liên từ luận lý AND, OR, NOT làm từ phân tách. Từ kết quả của bước phân tách này, ta sẽ được một tập các câu truy vấn nguyên tử.

4.1.2Nhận biết thực thể có tên


Đề tài sử dụng GATE để nhận diện thực thể có tên dựa trên Ontology PROTON. Các thực thể có tên là các thực thể xác định. Trên Ontology, các thực thể có tên sẽ có một ID xác định, thuộc về một lớp xác định, có thông tin về thuộc tính và quan hệ của chúng với các thực thể khác. Ví dụ trên PROTON, http://www.ontotext.com/kim/2005/04/wkb#Country là lớp của thực thể Viet Nam” và thực thể có tên này có ID xác định là http://www.ontotext.com/kim/2005/04/wkb#Country_T.VM. Quá trình chú thích ngữ nghĩa bằng GATE cho ta kết quả là một tập các thực thể có tên, với các thông tin về lớp ID của thực thể, lớp của thực thể và các thuộc tính cũng như các mối quan hệ của thực thể. Các thực thể có tên được ký hiệu là IE.

4.1.3Nhận biết thực thể không tên


Để xây dựng được đồ thị ý niệm, ngoài việc nhận diện các thực thể có tên, các thực thể không tên cũng phải được nhận diện một cách đầy đủ và chính xác. Các thực thể không tên là các thực thể không xác định và không tồn tại trên Ontology, tuy nhiên về mặt ngữ nghĩa, chúng có thể thuộc về một lớp xác định nào đó trong Ontology, ví dụ các từ “person”, “son”, “father”, “mother”,… là các thực thể không tên, và trên PROTON, http://www.ontotext.com/kim/2005/04/wkb#Person là lớp biểu diễn cho các thực thể không tên này.

Công cụ ANNIE trong GATE có thể thực hiện chính xác việc nhận dạng các thực thể không tên. ANNIE giúp ta tất cả các bước trong quá trình tìm kiếm, công việc của chúng ta là xây dựng một danh sách tên các lớp trong Ontology và lưu vào một tập tin; sau đó, ta sẽ định nghĩa tên tập tin này vào tập tin chỉ mục có tên là lists.def trong thư mục Gazetteer.

ANNIE cho ta tập các thực thể không tên, và thông tin về lớp của các thực thể không tên đó. Các thực thể không tên được ký hiệu UE.

4.1.4Nhận biết tính từ


Bước này nhận biết các tính từ trong câu truy vấn. Các tính từ được chia làm 3 loại:

  • Tính từ định tính: famous, beautiful, …

  • Tính từ định lượng: tall, hight, …

  • Tính từ so sánh nhất: smallest, longest, …

Việc nhận diện tính từ cũng được thực hiện bằng công cụ ANNIE của GATE, điểm khác biệt là chúng ta cần xây dựng danh sách (lập từ điển) các tính từ định lượng, danh sách các tính từ định tính và danh sách các tính từ so sánh nhất và ánh xạ chúng vào Gazetteer.

4.1.5Nhận biết từ quan hệ


Các từ quan hệ được xem là chìa khóa để xác định mối quan hệ giữa các thực thể trong câu truy vấn. Các từ quan hệ là các giới từ, động từ như: in, on, of, live in, located in, has, is, are,

Tương tự như nhận diện các thực thể không tên, việc nhận diện từ quan hệ cũng được thực hiện bằng công cụ ANNIE của GATE, điểm khác biệt là chúng ta cần xây dựng danh sách các từ quan hệ và ánh xạ chúng vào Gazetteer. Kết quả nhận biết từ quan hệ là tập các từ quan hệ có trong câu truy vấn. Các từ quan hệ được ký hiệu là RW.


4.1.6Xác định lớp của thực thể


Trong các câu hỏi bắt đầu bằng What, Who, Where, các từ để hỏi này được xem là một từ biểu diễn cho một thực thể không tên và chưa xác định được lớp. Nhiệm vụ của bước này là xác định chính xác lớp thực thể cho các từ để hỏi nêu trên.

Đề tài đề xuất phương pháp xác định lớp cho thực thể What như sau:



  • Nếu đứng sau What là một thực thể không tên, thì lớp của What được xác định cũng chính là lớp của thực thể không tên đó. Ví dụ trong câu “What country are Godiva chocolates from?”, sau Whatcountry, mà ta có country là biểu diễn của thực thể không tên thuộc lớp COUNTRY, do đó lớp của What được xác định là COUNTRY.

  • Ngược lại, nếu sau What không phải là thực thể không tên thì lớp của What được xác định bởi thực thể có tên đầu tiên sau What và từ quan hệ cuối cùng trong câu. Ví dụ trong câu “What does CNN stand for?”, CNN là một thực thể có tên thuộc lớp ORGANIZATION và stand for biểu diễn cho quan hệ HASALIAS, do đó What được xác định là thuộc lớp ALIAS.

Đối với các câu hỏi bắt đầu bằng Who thì từ hỏi Who có thể được hiểu là một thực thể thuộc lớp PERSON hoặc lớp ORGANIZATION. Bước này xác định lớp của Who dựa vào từ quan hệ và thực thể đứng sau Who. Ta xét một ví dụ như sau: “Who provides telephone service in Orange County, California?”, lớp của Who trong trường hợp này được xác định là ORGANIZATION.

4.1.7Gom các thực thể


Ta xét câu truy vấn “Who are members of the board of the IMG?”, sau Bước 4.1.6 (Xác định lớp của thực thể), chúng ta được hai thực thể không tên: Who, member thuộc lớp PERSON và một thực thể có tên IMG thuộc lớp COMPANY. Trong đó Whomember chỉ về cùng một PERSON, là member của IMG. Do đó, Whomember được gom lại thành một thực thể duy nhất.

Quá trình gom thực thể được thực hiện dựa vào heuristic. Hai thực thể trong câu truy vấn chỉ được gom lại khi chúng thỏa mãn đồng thời các đặc điểm sau:



  • Trong hai thực thể có ít nhất một thực thể không tên.

  • Lớp của thực thể không tên là lớp cha của lớp của thực thể còn lại, xét trên miền Ontology.

  • Giữa hai thực thể là dấu phẩy hoặc các từ quan hệ đặc biệt: “is”, “are”, “was”, “were”.

4.1.8Xác định quan hệ ẩn


Một số thực thể trong câu truy vấn đứng liền kề nhau nhưng không xuất hiện từ quan hệ nào ở giữa chúng. Trong câu “What county is Modesto, California in?”, giữa thực thể Modesto thuộc lớp CITY và thực thể California thuộc lớp PROVINCE tồn tại mối quan hệ SUBREGIONOF, tuy nhiên giữa chúng không xuất hiện từ quan hệ nào. Bước này thực hiện việc thêm từ quan hệ cho các thực thể đứng liền kề nhau hoặc cách nhau bởi dấu phẩy. Việc xác định từ quan hệ dựa vào lớp giữa hai thực thể và loại quan hệ giữa hai lớp đó trên Ontology. Tuy nhiên trên Ontology, giữa hai lớp có thể tồn tại nhiều loại quan hệ. Đề tài sắp xếp các loại quan hệ dựa trên mức độ chi tiết về lớp của loại quan hệ. Quá trình xác định quan hệ ẩn giữa hai thực thể sẽ được tiến hành theo heuristic sau: Ta liệt kê tất cả quan hệ có thể có giữa hai thực thể đó trong Ontology và chọn ra quan hệ chi tiết nhất. Ví dụ trong câu truy vấn trên, giữa hai lớp CITY và lớp PROVINCE có thể tồn tại các loại quan hệ PARTOF, LOCATEDIN và SUBREGIONOF. Trên Ontology PROTON, các loại quan hệ này được định nghĩa như sau:

  • Quan hệ PARTOF được định nghĩa là (ENTITY, PARTOF, ENTITY).

  • Quan hệ LOCATEDIN là (ENTITY, LOCATEDIN, LOCATION).

  • Quan hệ SUBREGIONOF là (LOCATION, SUBREGIONOF, LOCATION).

Tương ứng trên Ontology PROTON, lớp LOCATION là lớp con của lớp ENTITY. Do đó quan hệ SUBREGIONOF là quan giữa hai lớp chi tiết nhất nên quan hệ này được chọn.

4.1.9Xác định loại quan hệ giữa các thực thể


Đây là bước mà các cặp thực thể sẽ được liên kết với nhau bằng từ quan hệ, được gọi là một bộ ba truy vấn .

Xem xét câu truy vấn “Where is the location of the Orange Bowl?”, từ quan hệ of nằm giữa hai thực thể là locationOrange Bowl. Đối với câu truy vấn “What state is the Filenes store located in?”, từ quan hệ in biểu diễn mối quan hệ LOCATEDIN giữa thực thể state và thực thể Filenes store nằm ở sau thực thể Filenes store. Trong câu “In what country is Angkor Wat?” từ quan hệ in nằm ở trước thực thể country dùng để biểu diễn mối quan hệ LOCATEDIN giữa thực thể country và thực thể Angkor Wat. Như vậy, từ quan hệ dùng để biểu diễn mối quan hệ giữa hai thực thể có thể nằm ở giữa, nằm ở sau hoặc nằm ở trước hai thực thể. Khi xem xét trên tập mẫu, từ quan hệ xuất hiện nhiều nhất là ở giữa hai thực thể. Do đó, để hình thành nên các bộ ba truy vấn , độ ưu tiên sẽ là vị trí của từ quan hệ đối với vị trí của hai thực thể. Ưu tiên thứ nhất là từ quan hệ nằm giữa hai thực thể, kế tiếp là từ quan hệ nằm sau hai thực thể và cuối cùng là từ quan hệ sẽ nằm phía trước hai thực thể. Các bộ ba này sau đó sẽ được so trùng với Ontology để xác định kiểu quan hệ tương ứng có trong Ontology.

Dựa vào các phân tích trên, đề tài đưa ra giải thuật xác định kiểu quan hệ giữa hai thực thể trong câu truy vấn như sau (Hình 4.2):

Hình 4.0.5: Xác định loại quan hệ giữa hai thực thể eiej.



  • Bước 1: Xét các từ quan hệ nằm giữa eiej. Bằng việc sử dụng tập luật, nếu có từ quan hệ nào khi kết hợp với eiej xác định được kiểu quan hệ giữa eiej thì quá trình dừng, ngược lại qua Bước 2.

  • Bước 2: Xét các từ quan hệ nằm ở sau eiej, tương tự như Bước 1, nếu không xác định được kiểu quan hệ giữa eiej thì qua Bước 3.

  • Bước 3: Xét các từ quan hệ nằm trước eiej.

Bằng giải thuật trên, chúng ta xác định được kiểu quan hệ giữa hai thực thể ei ej, nếu hai thực thể ei ej có mối quan hệ với nhau trong ngữ cảnh của câu truy vấn. Quá trình được áp dụng tương tự cho tất cả các cặp thực thể trong câu truy vấn. Các loại quan hệ tìm được sẽ được thêm vào danh sách quan hệ RELATION.

Việc xác định kiểu quan hệ được làm bằng cách ứng với mỗi bộ ba ta sẽ ánh xạ thành . Việc ánh xạ này được thực hiện qua giải pháp lập từ điển (Tập luật) và heuristic. Quá trình ánh xạ được khái quát bằng lược đồ như ở Hình 4.3.





Hình 4.0.6: Lược đồ ánh xạ kiểu quan hệ của bộ ba truy vấn.

Chi tiết cho lược đồ tại Hình 4.3 được diễn dịch như sau:



  • Xét mối quan hệ có dạng [C1, S1] – RW – [C2, S2] với:

    • RW là từ quan hệ,

    • C1 và C2 lần lượt là lớp của thực thể thứ nhất và thứ hai,

    • S1 và S2 lần lượt là giá trị chuỗi ban đầu của thực thể thứ nhất và thứ hai.

  • Ta sẽ lần lượt xây dựng các ánh xạ sau đây:

    • Ánh xạ từ quan hệ RW thành quan hệ R1 - tập những quan hệ có thể tương ứng với từ quan hệ RW. Ví dụ từ quan hệ ’s tương ứng với tập các quan hệ {HASWIFE, HASSON, HASCAPITAL, …}

    • Ánh xạ từ quan hệ (C1, C2) thành quan hệ R2 - tập những quan hệ có thể có giữa C1 và C2. Ví dụ giữa hai lớp (PERSON, PERSON) ta có tập các quan hệ sau: {HASWIFE, HASFATHER, HASMOTHER, …}

    • Ánh xạ (S1, RW) thành R3 - tập những quan hệ có thể có nếu biết từ quan hệ RW và giá trị chuỗi ban đầu S1. Ví dụ với (wife, ’s) sẽ được ánh xạ thành tập quan hệ {HASWIFE}.

    • Ánh xạ (RW, S2) thành R4 - tập những quan hệ có thể có nếu biết từ quan hệ RW và giá trị chuỗi ban đầu S2. Ví dụ với (has, mother) sẽ được ánh xạ thành tập quan hệ {HASMOTHER}

  • Ta có thể dễ dàng nhận thấy R3, R4 đều là tập con của R2. Gọi R là mối quan hệ thật sự của từ quan hệ RW. Chắc chắn R  R1  R2. Ngoài ra, trong một số trường hợp, có thể R  R1  R3 hoặc R  R1  R4 hoặc R sẽ thuộc giao của cả bốn tập hợp trên. Như vậy, về lý thuyết ta có thể xác định được quan hệ R nếu xây dựng đầy đủ cả bốn tập hợp trên.

  • Việc xây dựng tập ánh xạ R3 và R4 được thực hiện bằng hệ thống luật. Chi tiết về hệ thống luật sẽ được trình bày ở phần sau.

4.1.10Xoá bỏ quan hệ không phù hợp


Sau Bước 4.1.9 (Xác định loại quan hệ giữa các thực thể), có một số quan hệ được xác định nhưng không phù hợp với ngữ cảnh của câu truy vấn, các loại quan hệ này sẽ được xóa bỏ. Bước này sử dụng các heuristic sau để xóa bỏ các quan hệ không phù hợp:

  • Nếu hai thực thể Ei và Ei+1 cách nhau bởi dấu phẩy, thì Ei+1 chỉ quan hệ với Ei, các mối quan hệ của Ei+1 với các thực thể khác sẽ bị xóa bỏ. Ví dụ trong câu “What's the population of Biloxi, Mississippi?”, tồn tại các quan hệ:

    [CITY:Biloxi](POPULATIONCOUNT)[STRING:?]
    [PROVINCE:Mississippi](POPULATIONCOUNT)[STRING:?]
    [CITY:Biloxi](SUBREGIONOF)[PROVINCE:Mississippi]

    Hai thực thể BiloxiMississippi cách nhau bởi dấu phẩy, do đó quan hệ thứ hai được xóa bỏ.



  • Nếu Ei và Ei+1 đứng liền kề nhau, hoặc cách nhau bằng từ quan hệ “’s”, thì các quan hệ của Ei với các thực thể trước nó sẽ bị xóa bỏ. Ví dụ, trong câu “What is the name of Neil Armstrong’s wife?” có các quan hệ:

    [PERSON:Neil Armstrong]( HASLABEL)[LABEL:?]
    [PERSON:*](HASLABEL)[LABEL:?]
    [PERSON:Neil Armstrong](HASWIFE)[PERSON:*]

    Vì thực thể wife có quan hệ với thực thể Neil Armstrong bằng từ quan hệ ‘s. Do đó quan hệ đầu tiên được xóa bỏ.



  • Trong trường hợp một thực thể có quan hệ với nhiều thực thể đứng trước nó, thì chỉ giữ lại mối quan hệ với thực thể không xác định đứng trước, gần nó nhất. Ví dụ, trong câu truy vấn “What city in Florida is Sea World in?” có ba loại quan hệ:

    [COMPANY:Sea World](LOCATEDIN)[CITY:?]
    [CITY:?](LOCATEDIN)[PROVINCE:Florida]
    [COMPANY:Sea Word](LOCATEDIN)[PROVINCE:Florida]

    Quan hệ thứ hai bị xóa bỏ.


4.1.11Xác định quan hệ giữa tính từ và thực thể


Tại bước này, ta sẽ xét các liên kết giữa tính từ và thực thể, được gọi là một bộ hai .

Xem xét câu truy vấn “What famous model was married to Billy Joel?”, tính từ famous nằm trước thực thể model. Đối với câu truy vấn “Name a tiger that is extinct?”, tính từ extinct nằm sau thực thể tiger. Như vậy, tính từ liên kết với một thực thể có thể nằm trước, hoặc nằm sau thực thể đó. Khi xem xét trên tập mẫu, tính từ xuất hiện nhiều nhất là ở trước thực thể. Do đó, để hình thành nên các bộ hai truy vấn , độ ưu tiên sẽ được quyết định dựa vào vị trí của tính từ đối với vị trí của thực thể. Ưu tiên nhất là tính từ nằm trước thực thể, cuối cùng là tính từ nằm sau thực thể. Các bộ hai sau đó sẽ được so trùng với Ontology để xác định kiểu quan hệ tương ứng có trong Ontology.

Dựa vào các phân tích trên, đề tài đưa ra giải thuật xác định kiểu quan hệ giữa tính từ và thực thể trong câu truy vấn như sau (Hình 4.4):



Hình 4.0.7: Xác định loại quan hệ giữa tính từ adj và thực thể.


  • Bước 1: Xét các thực thể nằm sau tính từ adj. Bằng việc sử dụng tập luật, nếu có thực thể ej nào khi kết hợp với adj mà xác định được kiểu quan hệ giữa adjej thì quá trình dừng, ngược lại qua Bước 2.

  • Bước 2: Xét các thực thể ei nằm ở trước adj.

Bằng giải thuật trên, chúng ta xác định được kiểu quan hệ giữa tính từ adje nếu giữa chúng có mối quan hệ với nhau trong ngữ cảnh của câu truy vấn. Quá trình được áp dụng tương tự cho tất cả các cặp tính từ, thực thể trong câu truy vấn. Các kiểu quan hệ tìm được sẽ được thêm vào danh sách quan hệ RELATION.

Việc xác định kiểu quan hệ được làm bằng cách ứng với mỗi bộ hai ta sẽ ánh xạ thành . Việc ánh xạ này cũng được thực hiện bằng giải pháp lập từ điển (Tập luật) và heuristic, tương tự quá trình ánh xạ bộ ba thành đã được trình bày tại Bước 4.1.9. Quá trình ánh xạ được khái quát bằng lược đồ Hình 4.5.





Hình 4.0.8: Lược đồ ánh xạ kiểu quan hệ giữa tính từ và thực thể.

Chi tiết cho lược đồ tại Hình 4.5 được diễn dịch như sau:



  • Xét mối quan hệ có dạng: [ADJ] – [E, S] với:

    • ADJ là tính từ,

    • E là lớp của thực thể liên kết với tính từ được xem xét.

    • S là giá trị chuỗi ban đầu của thực thể E.

  • Ta sẽ lần lượt xây dựng các ánh xạ sau đây:

    • Ánh xạ tính từ ADJ thành tập R1 các bộ ba quan hệ . Ví dụ, tính từ famous tương ứng với tập các bộ ba quan hệ {, , ,}

    • Ánh xạ (ADJ, E) thành tập R2 các bộ ba quan hệ có thể biểu diễn tính từ ADJ đối với thực thể E. Ví dụ, giữa tính từ famous và lớp PERSON, ta có thể có các bộ ba sau: {, }

    • Ánh xạ (ADJ, S) thành R3 - tập các bộ ba có thể có nếu biết tính từ ADJ và giá trị chuỗi ban đầu S. Ví dụ, (famous, model) sẽ được ánh xạ thành tập quan hệ {}

  • Ta có thể dễ dàng nhận thấy R2, R3 đều là tập con của R1. Gọi R là mối quan hệ thật sự biểu diễn bộ hai . Chắc chắn R  R1  R2  R3. Như vậy, về lý thuyết ta có thể xác định được quan hệ R nếu xây dựng đầy đủ cả ba tập hợp trên.

  • Việc xây dựng tập ánh xạ R1, R2 và R3 được thực hiện bằng hệ thống luật. Chúng ta sẽ đi vào chi tiết về hệ thống luật này ở phần sau.

4.1.12Xây dựng đồ thị ý niệm


Sau khi đã xác định được tất cả các quan hệ có trong câu truy vấn, bước này sẽ xây dựng đồ thị ý niệm mô tả câu truy vấn. Như ta đã phân tích ở trên, để mở rộng giải quyết cho những truy vấn hỏi về số lượng, truy vấn có tính từ, tính từ so sánh nhất, liên từ luận lý yêu cầu phải mở rộng CG. Phương pháp tiếp cận đã kế thừa và đồng thời hiệu chỉnh lại Bước 12 (Xây dựng đồ thị ý niệm) trong kết quả nghiên cứu của tác giả [18] để biểu diễn được những thành phần mới bổ sung của đồ thị ý niệm mở rộng. Chúng ta sẽ đi vào chi tiết về cách lưu trữ và hiển thị đồ thị ý niệm ở phần tiếp theo sau.

Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> «Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam

tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương