V/v ban hành Quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và đăng ký biến động sau khi cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn thành phố Đà Nẵng


Điều 45. Đính chính Giấy chứng nhận đã cấp



tải về 440.39 Kb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích440.39 Kb.
#18611
1   2   3   4   5   6   7

Điều 45. Đính chính Giấy chứng nhận đã cấp

1. Việc đính chính nội dung sai sót trên Giấy chứng nhận đã cấp được thực hiện sau khi có đơn đề nghị hoặc phản ánh của người được cấp Giấy chứng nhận hoặc có văn bản của tổ chức, cá nhân có liên quan về việc phát hiện nội dung sai sót trên Giấy chứng nhận.

2. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, Chi nhánh Văn phòng đăng ký có trách nhiệm kiểm tra, ghi nội dung đính chính trên Giấy chứng nhận theo quy định tại điểm q khoản 1 Điều 12 của Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT để Văn phòng đăng ký một cấp xác nhận.

3. Trường hợp đính chính mà người được cấp Giấy chứng nhận có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận mới hoặc trường hợp có nhiều nội dung đính chính thì Văn phòng đăng ký một cấp trình Sở Tài nguyên và Môi trường để cấp Giấy chứng nhận mới. Thời gian cấp đổi Giấy chứng nhận thực hiện theo điểm c khoản 1 Điều 37 Quy định này.



Điều 46. Thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp

1. Trong trường hợp có biến động phải cấp đổi lại Giấy chứng nhận thì không phải ra thông báo thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp cho người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất; Văn phòng Đăng ký có trách nhiệm đóng dấu “đã thu hồi” tại trang 2 bản chính Giấy chứng nhận để đưa vào hồ sơ lưu trữ sau khi cấp Giấy chứng nhận.

2. Việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật được thực hiện như sau:

a) Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp mà có văn bản của cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra kết luận là Giấy chứng nhận đã cấp trái với quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, nếu kết luận đó là đúng thì ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp;

b) Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận tự kiểm tra và phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp là trái pháp luật thì có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới cơ quan thanh tra cùng cấp để thẩm tra. Nếu qua thẩm tra có kết luận là Giấy chứng nhận cấp trái pháp luật thì cơ quan nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp;

c) Trường hợp tổ chức, công dân phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật thì gửi kiến nghị, phát hiện đến cơ quan nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận. Cơ quan nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định tại điểm b khoản này.

3. Trường hợp cả thửa đất bị thu hồi theo quy định tại Điều 38 Luật Đất đai hoặc trường hợp sạt lở tự nhiên đối với cả thửa đất, thì Sở Tài nguyên và Môi trường ra thông báo thu hồi Giấy chứng nhận.

4. Trường hợp đã có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận, nhưng không thu hồi lại được và trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, thì Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo hủy và chấm dứt giao dịch đối với Giấy chứng nhận đó; đồng thời chỉ đạo Văn phòng đăng ký cập nhật hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính.

5. Việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đối với các trường hợp không thuộc khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này chỉ thực hiện khi có bản án hoặc quyết định của Tòa án Nhân dân đã có hiệu lực thi hành.

6. Việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật mà Giấy chứng nhận đó đã được cấp từ trước ngày Quy định này có hiệu lực thi hành, được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.



Điều 47. Hồ sơ và trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận cho trường hợp Giấy chứng nhận bị mất

1. Người đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận nộp một (01) bộ hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (theo mẫu);

b) Việc nộp hồ sơ để làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận bị mất được thực hiện sau ba mươi (30) ngày, kể từ ngày đăng tin về việc mất Giấy chứng nhận trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương (đối với trường hợp của tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài) hoặc kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (đối với trường hợp của hộ gia đình và cá nhân trong nước).

Trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn thì không phải có giấy tờ chứng minh đã đăng tin mất, giấy niêm yết thông báo mất giấy nhưng phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã nơi có đất về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.

2. Trình tự và thời gian thực hiện:

Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chi nhánh Văn phòng đăng ký kiểm tra hồ sơ; nếu đủ điều kiện thì báo cáo lại việc Giấy chứng nhận đã bị mất, trình Văn phòng đăng ký một cấp viết Giấy chứng nhận gửi Sở Tài nguyên và Môi trường; Trong thời gian hai (02) ngày làm việc, Văn phòng đăng ký một cấp trình Sở Tài nguyên và Môi trường; Trong thời gian hai (02) ngày làm việc Sở Tài nguyên và Môi trường quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp và ký Giấy chứng nhận mới.

Chi nhánh Văn phòng đăng ký trao Giấy chứng nhận cho người đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.



Điều 48. Hồ sơ và trình tự, thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận cho trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp bị nhòe, rách, hỏng

1. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp một (01) bộ hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (theo mẫu);

b) Giấy chứng nhận đã cấp (bản chính);

2. Trình tự và thời gian thực hiện:

Về trình tự và thời gian thực hiện theo khoản 2 Điều 47 của Quy định này.



Điều 49. Hồ sơ và trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đối với thửa đất

Hồ sơ, trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP, thời hạn giải quyết và trả kết quả không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật), cụ thể như sau:

1. Hồ sơ tách thửa hoặc hợp thửa gồm có:

a) Đơn xin tách thửa hoặc hợp thửa của người sử dụng đất;

b) Giấy chứng nhận; trường hợp tách thửa, hợp thửa do nhận quyền sử dụng đất quy định tại điểm k và điểm l khoản 1 Điều 99 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP thì phải có thêm văn bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 140 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP;

c) Trường hợp tách thửa đất theo quy hoạch chi tiết phân lô thì phải có hồ sơ phê duyệt quy hoạch chi tiết kèm theo;

2. Việc tách thửa, hợp thửa theo nhu cầu của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Ngay trong ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Văn phòng UBND quận, huyện có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký để chuẩn bị hồ sơ địa chính;

b) Đối với trường hợp hợp thửa không phải trích đo địa chính thì ngay trong ngày nhận được hồ sơ hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo, Chi nhánh Văn phòng đăng ký có trách nhiệm làm trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với hồ sơ của hộ gia đình, cá nhân và gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với hồ sơ của tổ chức. Đối với trường hợp cần phải trích đo địa chính thì được cộng thêm thời gian không quá bảy (07) ngày làm việc.

c) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra việc tách hợp thửa đất, nếu đủ điều kiện thì chuyển lại hồ sơ để Văn phòng đăng ký một cấp viết Giấy chứng nhận và trình Sở Tài nguyên và Môi trường ký Giấy chứng nhận cho thửa đất mới.

d) Trong thời hạn không quá hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, ký Giấy chứng nhận;

3. Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì căn cứ quyết định thu hồi đất, Chi nhánh Văn phòng đăng ký có trách nhiệm thực hiện việc tách thửa theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này.



Điều 50. Đăng ký chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

1. Hồ sơ, trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 23 Thông tư 17/2009/TT-BTNMT và Điều 4 Thông tư 20/2010/TT-BTNMT. Về trách nhiệm thực hiện của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quy định tại Điều 23 Thông tư 17/2009/TT-BTNMT thì do Chi nhánh Văn phòng đăng ký thực hiện.

2. Thời hạn giải quyết và trả kết quả không quá bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật).

Điều 51. Đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

1. Hồ sơ, trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 24 Thông tư 17/2009/TT-BTNM. Về trách nhiệm thực hiện của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quy định tại Điều 24 Thông tư 17/2009/TT-BTNMT thì do Chi nhánh Văn phòng đăng ký thực hiện.

2. Thời hạn giải quyết và trả kết quả không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Điều 52. Xoá đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

1. Hồ sơ, trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư 17/2009/TT-BTNMT. Về trách nhiệm thực hiện của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quy định tại Điều 25 Thông tư 17/2009/TT-BTNMT thì do Chi nhánh Văn phòng đăng ký thực hiện.

2. Thời hạn giải quyết và trả kết quả không quá một (01) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Điều 53. Đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

1. Hồ sơ, trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 26 Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009. Về trách nhiệm thực hiện của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quy định tại Điều 26 Thông tư 17/2009/TT-BTNMT thì do Chi nhánh Văn phòng đăng ký thực hiện.

2. Thời hạn giải quyết và trả kết quả không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Điều 54. Xoá đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

1. Hồ sơ, trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 27 Thông tư 17/2009/TT-BTNMT. Về trách nhiệm thực hiện của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quy định tại Điều 27 Thông tư 17/2009/TT-BTNMT thì do Chi nhánh Văn phòng đăng ký thực hiện.

2. Thời hạn giải quyết và trả kết quả không quá một (01) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Điều 55. Đăng ký nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

1. Hồ sơ, trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 28 Thông tư 17/2009/TT-BTNMT. Về trách nhiệm thực hiện của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quy định tại Điều 28 Thông tư 17/2009/TT-BTNMT thì do Chi nhánh Văn phòng đăng ký thực hiện.

2. Thời hạn giải quyết và trả kết quả không quá bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật).

Điều 56. Đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do đổi tên; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu chính, cấp (hạng) nhà, công trình; thay đổi thông tin về rừng cây

1. Hồ sơ, trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 29 Thông tư 17/2009/TT-BTNMT và Điều 5 Thông tư 16/2011/TT-BTNMT. Về trách nhiệm thực hiện của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quy định tại Điều 29 Thông tư 17/2009/TT-BTNMT và Điều 5 Thông tư 16/2011/TT-BTNMT thì do Chi nhánh Văn phòng đăng ký thực hiện.

2. Thời hạn giải quyết và trả kết quả không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật).

Điều 57. Trình tự, thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp không phải xin phép

1. Hồ sơ, trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 133 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư 16/2011/TT-BTNMT. Về trách nhiệm thực hiện của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quy định tại Điều 133 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư 16/2011/TT-BTNMT thì do Chi nhánh Văn phòng đăng ký thực hiện.

2. Thời hạn giải quyết và trả kết quả không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Điều 58. Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp phải xin phép

Hồ sơ, trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 134 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư 16/2011/TT-BTNMT, cụ thể như sau:

1. Người xin chuyển mục đích sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có:

a) Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất;

b) Giấy chứng nhận;

c) Dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư đối với trường hợp người xin chuyển mục đích sử dụng đất là tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài.

2. Chi nhánh Văn phòng đăng ký có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa; xem xét tính phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với trường hợp chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết; trích sao hồ sơ địa chính.

3. Chi nhánh Văn phòng đăng ký có trách nhiệm làm trích sao hồ sơ địa chính gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường (nếu người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân), gửi cho Văn phòng đăng ký một cấp để trình Sở Tài nguyên và Môi trường (nếu người sử dụng đất là tổ chức) và gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.

4. Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân quận, huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; Chi nhánh Văn phòng đăng ký chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính; Phòng Tài nguyên và Môi trường ký lại hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất.

Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức sử dụng đất; Chi nhánh Văn phòng đăng ký chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính; Sở Tài nguyên và Môi trường ký lại hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất.

5. Thời gian thực hiện các công việc quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này không quá hai mươi (20) ngày làm việc (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính).

Điều 59. Trình tự, thủ tục đăng ký và xoá đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

Về trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký và xoá đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2011 của Liên Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết về thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Về trách nhiệm thực hiện của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT thì do Chi nhánh Văn phòng đăng ký thực hiện.



Điều 60. Nơi nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký biến động sau khi cấp Giấy chứng nhận

Nơi nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký biến động sau khi cấp Giấy chứng nhận tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Văn phòng UBND quận, huyện.



Điều 61. Thời gian thực hiện các thủ tục về đăng ký biến động sau khi cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp phải trích đo địa chính thửa đất

Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký biến động mà phải trích đo địa chính thửa đất thì thời gian thực hiện thủ tục hành chính được tăng thêm không quá năm (05) ngày làm việc; trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận thì thời gian thực hiện thủ tục hành chính được tăng thêm không quá bảy (07) ngày làm việc; trường hợp hồ sơ đăng ký biến động chưa có Giấy chứng nhận mà có một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 13, 14, 15, các khoản 1, 2 và 3 Điều 16 Quy định này thì thời gian thực hiện thủ tục hành chính được tăng thêm không quá mười (10) ngày làm việc.



Điều 62. Lệ phí, phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất, đo đạc bổ sung tài sản gắn liền với đất và đăng ký biến động

1. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận: áp dụng mức thu theo quy định tại Quyết định số 03/2011/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2011 của UBND thành phố về quy định mức thu, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

2. Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất: áp dụng mức thu theo quy định tại Quyết định số 10/2004/QĐ-UB ngày 29 tháng 01 năm 2004 của UBND thành phố về quy định mức thu phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2010 của UBND thành phố về sửa đổi bổ sung khoản 1, Điều 1 Quyết định số 10/2004/QĐ-UB ngày 29 tháng 01 năm 2004 của UBND thành phố về quy định mức thu phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

3. Phí đo đạc bổ sung tài sản gắn liền với đất: áp dụng đơn giá sản phẩm đo đạc bổ sung tài sản gắn liền với đất theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Quyết định số 02/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2011 của UBND thành phố về Ban hành Bộ đơn giá đo đạc địa chính.

4. Phí đăng ký biến động đối với trường hợp chuyển quyền sở hữu nhà gắn liền với quyền sử dụng đất: áp dụng mức thu theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 63. Trách nhiệm của người sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân người nước ngoài phải thực hiện kê khai, đăng ký cấp Giấy chứng nhận theo quy định này. Mọi trường hợp cản trở việc kê khai, cố tình không kê khai hoặc kê khai không đúng sự thật sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về đất đai.

3. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính khi được cấp Giấy chứng nhận và đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất.



Điều 64. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường

1. Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành thuộc thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức triển khai thực hiện nội dung Quy định này. Tổng hợp, kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố giải quyết những vướng mắc (nếu có) trong quá trình thực hiện;

2. Hướng dẫn sử dụng các mẫu giấy tờ, thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận và các mẫu sử dụng trong quản lý, phát hành Giấy chứng nhận; Ký cấp Giấy chứng nhận cho tất cả các đối tượng, bao gồm: Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; hộ gia đình; cộng đồng dân cư; cơ sở tôn giáo.

3. Chủ trì, phối hợp với các ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức kiểm tra, thanh tra việc cấp Giấy chứng nhận, đăng ký biến động về sử dụng đất;

4. Xử lý cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý và kiến nghị xử lý vi phạm quy định của pháp luật về cấp Giấy chứng nhận, đăng ký biến động về sử dụng đất;

5. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo việc đo đạc lập bản đồ địa chính gắn với việc lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận; tăng cường năng lực, trang thiết bị, củng cố tổ chức bộ máy đảm bảo thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận và việc đăng ký, chỉnh lý biến động sau khi cấp Giấy chứng nhận.

6. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan xây dựng dự toán chi sự nghiệp tài nguyên và môi trường cho công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, xây dựng hồ sơ địa chính và chỉnh lý biến động, gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt.

7. Chỉ đạo Văn phòng đăng ký một cấp lập, cập nhật, chỉnh lý thường xuyên hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính; quản lý hồ sơ địa chính và cung cấp thông tin đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai theo định kỳ.

8. Định kỳ báo cáo Tổng cục Quản lý Đất đai và Ủy ban nhân dân thành phố về tình hình cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

Điều 65. Trách nhiệm của Sở Xây dựng

1. Công bố và cung cấp hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng ở các quận, huyện, phường, xã và các dự án quy hoạch chi tiết xây dựng (dự án do Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt) cho Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân quận, huyện (kể cả điều chỉnh, bổ sung quy hoạch) để thực hiện nội dung liên quan tại Quy định này.

2. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan của thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện hướng dẫn xác định cấp (hạng) nhà, công trình xây dựng, đo vẽ nhà, công trình xây dựng, xác nhận sơ đồ nhà, công trình xây dựng để tổ chức thực hiện;

3. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các quận, huyện hướng dẫn cụ thể các tài sản không được cấp giấy chứng nhận theo khoản 6 Điều 11 của Quy định này; hướng dẫn xử lý để cấp Giấy chứng nhận, đăng ký biến động đối với các trường hợp xây dựng không phép, sai phép, sai thiết kế hoặc không phù hợp quy hoạch và dự án đầu tư đã được phê duyệt;

4. Quản lý, bảo quản bản sao Giấy chứng nhận về sở hữu nhà ở, công trình xây dựng và tổng hợp để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của ngành;

5. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc giải quyết vướng mắc liên quan đến công tác cấp Giấy chứng nhận, trả lời văn bản đề nghị của Văn phòng đăng ký một cấp.



Điều 66. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện hướng dẫn loại cây lâu năm được cấp Giấy chứng nhận.

2. Cung cấp thông tin về phạm vi hành lang bảo vệ đê, sông, kênh, mương thủy lợi, quy hoạch thoát lũ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.

3. Quản lý bản sao Giấy chứng nhận và tổng hợp để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của ngành.

4. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường giải quyết vướng mắc liên quan đến cấp Giấy chứng nhận, trả lời văn bản đề nghị của Văn phòng đăng ký một cấp.

Điều 67. Trách nhiệm của Sở Tài chính

1. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp dự toán chi sự nghiệp tài nguyên và môi trường, bố trí kinh phí phục vụ công tác đo đạc lập bản đồ địa chính gắn với việc lập hồ sơ địa chính, chỉnh lý biến động và xây dựng hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố xem xét, quyết định.

2. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố ban hành mức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và chính sách pháp luật của Nhà nước.

3. Phối hợp trong công tác kiểm tra, thanh tra việc thu phí, lệ phí và thực hiện chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí theo đúng quy định hiện hành.



Điều 68. Trách nhiệm của Sở Tư pháp

1. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn nghiệp vụ cho các Phòng Công chứng, Uỷ ban nhân dân phường, xã trong việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản theo quy định.

2. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân thành phố để thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương để đáp ứng yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xem xét, đề nghị chuyển giao việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch mà Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đang thực hiện sang tổ chức hành nghề công chứng ở địa bàn cấp huyện mà tổ chức hành nghề công chứng đáp ứng được yêu cầu công chứng.



tải về 440.39 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương