V¡n ho¸ viöt nam: toµn cçu ho¸ Vµ thþ tr¦êNG


CâI VÜNH H»NG CñA NG¦êI M’DHOUR – Mé CHUM VíI V¡N Ho¸ SA HUúNH



tải về 1.77 Mb.
trang6/17
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.77 Mb.
#17135
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

CâI VÜNH H»NG CñA NG¦êI MDHOUR – Mé CHUM
VíI V¡N Ho¸ SA HUúNH

N



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN VAÊN HOAÙ VIEÄT NAM







guyễn Thị Hoà*


1. Đặt vấn đề

Sau phát hiện của nhà khảo cổ học M. Vinet (1909) về kho chum Sa Huỳnh (Dépot à Jarres Sa Huỳnh), quan niệm về diện mạo một nền văn hoá được gọi là Sa Huỳnh bắt đầu hình thành trong quá trình tìm kiếm, phát hiện, nghiên cứu… của nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực. Ngày càng có nhiều di chỉ khảo cổ thuộc thời đại văn hoá Sa Huỳnh với táng tục mộ chum được phát hiện, khai quật, cho đến nay văn hoá Sa Huỳnh được xem là một trong ba chiếc nôi của nền văn minh cổ xưa Việt Nam, đại diện cho văn hoá, văn minh của các tộc người tiền sơ sử ở miền Trung và Tây Nguyên. Tuy vậy, quan điểm về chủ nhân của nền văn hoá nổi tiếng này cũng chỉ là những ý kiến đoán định. Các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy bằng chứng về chủ nhân cụ thể, phù hợp với táng tục mộ chum.

Quan tâm đến một thông tin thú vị từ bài viết năm 1944 của học giả người Pháp J. Lamarche: “Ở phía nam sông Ba và bên này với bên kia sông H’Nang là nơi những người sắc tộc M’Dhour cư trú đã bị Chàm hoá ít nhiều. Họ nói một thổ ngữ gần giống với người Chàm và người Rhade ở Darlac, điểm rõ nét nhất để phân biệt người M’Dhour với các tộc người láng giềng là tục hoả táng người chết”59, trong khi nghiên cứu tộc người này, tôi chú trọng tìm hiểu các tập quán xung quanh cái chết và tục chôn cất của cư dân M’Dhour. Và điều thật thú vị là, những tư liệu nghiên cứu tìm được xem ra khá phù hợp, gần gũi với một số phát hiện của giới khảo cổ học về văn hoá Sa Huỳnh, đặc biệt trong thời gian gần đây.

2. Về người M’Dhour

M’Dhour, M’Dour, M’Dhur, M’Thur hay M’Thul là tên gọi một tộc người cư trú tại khu vực tam giác, nơi giáp giới của 3 tỉnh Phú Yên, Đăk Lăk và Gia Lai. Tại Phú Yên, người M’Dhour có mặt tại hai huyện Sông Hinh và Sơn Hoà. Tại Đăk Lăk, có một số buôn M’Dhour ở huyện M’Drak, Krông H’Nang, Ea Kar, Krong Buk… Tại Gia Lai, người M’Dhour sống ở huyện Krông Pa. Vùng cư trú của người M’Dhour thường cận và xen cư với một số buôn, plei của các tộc người như Êđê, Bana, H’Roi, Giarai. Theo điều tra sơ bộ và ước tính ban đầu của chúng tôi, số lượng cư dân M’Dhour hiện có bao gồm trong khoảng 150 buôn, phân bố trong các vùng đã kể trên. M’Dhour là một tộc người được xem là có thổ ngữ khá đặc biệt so với các tộc người khác xung quanh. Ngôn ngữ của họ pha trộn giữa tiếng Chăm, Êđê, Gia rai và cả H’Roi. Một quá trình đi tìm đất sống với sự hội nhập văn hoá, huyết thống giữa người M’Dhour và các tộc người cận cư đã diễn ra trong hàng trăm năm nay, tạo nên bản sắc văn hoá đặc biệt riêng cho cộng đồng cư dân này. Tuy vậy, M’Dhour vẫn là tộc người có các đặc trưng văn hoá riêng không thể lẫn với các tộc người khác, trong đó có tục hoả táng người chết và táng tục mộ chum.



3. Cõi vĩnh hằng của người M’Dhour – mộ chum với văn hoá Sa Huỳnh

3.1. Cõi vĩnh hằng của người M’Dhour

Ngoài dòng tư liệu ngắn ngủi từ trang viết của J. Lamarche, tôi không có bất kỳ cứ liệu nào về tục hoả táng của người M’Dhour. Khi quan tâm đến vấn đề này, trên thực địa, tôi bước đầu nhận được phản ánh của một vài người Kinh sống gần vùng cư trú M’Dhour60: “Người dân tộc ở đây thiêu xác người chết”. Vài lời kể của chính người M’Dhour: “Từ sau ngày giải phóng cho đến gần đây, khoảng năm 1984, thỉnh thoảng chúng tôi còn thấy ở buôn Dù61, buôn Ma Nga62 thiêu người”. Hoặc : “Người Kinh trong vùng này bảo buôn Kép63 chúng tôi là thiêu xác, ăn người”… Tuy vậy, những thông tin thu nhận được thật hiếm hoi, bởi người M’Dhour ngày nay cho rằng đây là tập quán lạc hậu, do đó không muốn tiết lộ.

Liên quan đến cõi vĩnh hằng, người M’Dhour có quan niệm phân biệt các dạng loại chết, như chết lành, dữ; chết bình thường, chết bất đắc kỳ tử; chết do đau ốm bình thường, chết do bệnh truyền nhiễm; người mẹ sinh con bị chết, người lớn chết, trẻ con chết, người giàu chết, người nghèo chết… Mỗi người M’Dhour, tuỳ thuộc vào hình thức ra đi của họ, gia đình sẽ dựa vào quan niệm lý giải của cư dân về cõi tâm linh để thực hiện một hình thức táng tục phù hợp.

Hiện nay những người M’Dhour lìa trần được xem là bình thường, người thân sẽ đặt người chết vào hòm gỗ và chôn theo kiểu đào huyệt mộ đất. Khi trong gia đình có người chết, thân nhân sẽ thông báo tin này cho người trong nhà, trong dòng họ, trong buôn. Sau đó, họ mua hòm của người Kinh bán ở các trại hòm về, tẩm liệm người chết, thực hiện một số nghi thức táng truyền thống. Để người chết ở nhà độ 1 đến 2 ngày, người thân tiến hành đào huyệt mộ. Huyệt đào sâu khoảng từ 1m đến 1,2m, người ta khiêng quan tài đến nghĩa địa, bỏ xuống huyệt rồi lấp đất lại. Người chết được chôn cùng trang sức và vài đồ vật quý. Cuối cùng, họ làm một cái chòi trên mộ người chết, đặt hoặc treo trên chòi những vật dụng của người chết thường dùng, những của cải mà dòng họ chia cho người chết. Hầu hết chúng đã bị đập vỡ. Sau đó mỗi ngày 3 lần, người thân trong nhà sẽ đem cơm, rượu, thịt, cá, thuốc hút, trái cây đến cho người chết dùng, tắm rửa ngôi mộ và khóc than bên cạnh mộ. Cho đến ngày gia đình có điều kiện tổ chức được một nghi lễ gọi là lễ ăn nhà mả – bỏ mả người chết (hoạ l’nôk) nhằm tiễn đưa linh hồn người đã khuất vào cõi vĩnh hằng, thì ngôi mộ sẽ được bỏ quên vĩnh viễn. Trước khi tiến hành hoạ l’nôk, phần mộ sẽ được xây lại bằng xi măng lát gạch men (những vỏ ngôi mộ này do người Kinh làm sẵn, bán cho người M’Dhour). Từ sau nghi lễ ấy, cư dân cho rằng người chết sẽ không còn tồn tại trên cõi trần, để có thể quyến luyến với người thân.

Hiện nay là như vậy, còn bức tranh táng tục của người M’Dhour xưa kia thế nào?

Cư dân M’Dhour cho biết, xưa kia họ thường đặt người chết trong hòm cây hay quấn xác người đã chết trong vỏ cây, rồi đào huyệt dưới đất để chôn. Ngoài ra còn một loại táng tục khác là hoả táng người đã chết, bỏ tro cốt người chết vào ché, sau đó đào huyệt đất chôn ché.



* Đặt người chết trong hòm cây, vỏ cây, chiếu... và chôn dưới huyệt mộ đất

Về cơ bản, tục đặt, quấn người chết trong hòm, vỏ cây, chiếu… rồi đào huyệt dưới đất để chôn, gần giống như đã mô tả ở trên, phần nghi thức có nhiều chi tiết hơn táng tục hiện nay. Tuy nhiên, trước đây người M’Dhour không mua hòm mà thường vào rừng, chặt cây làm hòm (poong). Hòm của họ là một khúc cây lớn khoét rỗng phần lõi, vừa bằng một người nằm. Đó là nơi đặt xác người chết. Poong của người M’Dhour có nắp đậy cũng là một tấm gỗ. Người giàu đôi khi làm poong 2 lớp (tức là hai quan tài lồng vào nhau); người nghèo và cô độc có thể chỉ bó xác bằng vỏ cây hoặc chiếu. Xưa kia, ngôi mộ của người M’Dhour trước khi tiến hành nghi lễ hoạ l’nôk, thay vì xây bằng xi măng, sẽ được trang trí khá đặc biệt. Đó là những túp lều dài sàn thấp, có sàn hiên, có ghế ngồi trước sàn như tại ngôi nhà ở, chung quanh phần mộ có biểu tượng kút, klao và các tượng gỗ hình người, chim công, ngà voi, kỳ đà, trăng lưỡi liềm…



* Tục hoả táng và chôn ché có đựng người chết hoặc tro cốt người chết dưới huyệt mộ đất

* Ai là người được hoả táng?

Người M’Dhour gọi tục hoả táng người chết là chuh. Ai là người được chuh và vì sao khi chết, người M’Dhour phải tiến hành hoả táng? Có nhiều cách lý giải của người M’Dhour khi họ được đặt câu hỏi này.

– Người bị bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh phong, khi chết cần phải được hoả táng.

– Người sắp chết bị bệnh nan y và yêu cầu người thân hoả táng họ sau khi chết.

– Người chết là những người giàu có nên muốn hoả táng.

– Người chết là người nghèo muốn hoả táng.

– Người giàu lẫn người nghèo đều có thể hoả táng.

– Tục hoả táng chỉ dành cho người già.

– Người chết là thành viên của những dòng họ thường hay chuh.

– Người hấp hối yêu cầu được chuh vì muốn thực hiện ước mơ về một cõi vĩnh hằng tốt đẹp.



* Hoả táng người bệnh phung

Phong theo cách nói thông thường hay phung theo cách gọi của người M’Dhour là một căn bệnh đáng ghê sợ và khá phổ biến trong các buôn M’Dhour xưa. Theo điều tra của chúng tôi64, cách đây khoảng 150 – 200 năm, trong hơn 50 buôn M’Dhour65 phân bố tại 3 tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai, Phú Yên thì có trên 80% buôn có người bị bệnh phung. Tỷ lệ trung bình người mắc bệnh phung trong mỗi buôn M’Dhour là từ 1 đến 5 người. Ngoài ra có nơi, cư dân toàn buôn đều bị mắc bệnh phung và di chứng đến nay là vẫn còn một buôn phung của người M’Dhour, được mọi người gọi là buôn cùi với 14 hộ dân66 ở xã Ea Trang, huyện M’Drak, tỉnh Đăk Lăk. Đối mặt trước một căn bệnh được xem là không có thuốc chữa trong thời quá khứ, người M’Dhour giải quyết bằng cách không cho người bị phung ở chung với người khoẻ mạnh trong buôn, dựng cho họ một cái chòi ở rừng để họ tự sản xuất kiếm ăn. Đối với người bị bệnh nặng, gia đình có thể đem cơm và thức ăn vào rừng đặt ở một vị trí quen thuộc và người bệnh tự đến lấy để ăn. Đặc biệt khi người bệnh phung sắp chết, người ta tiến hành thiêu xác với các cách như sau:

– Đào một cái hố, chất củi dưới hố, cho người bệnh phung sắp chết ăn uống những món ăn họ thích, sau đó châm lửa cho củi cháy và tìm cách đẩy người hấp hối xuống hố.

– Khi người bệnh phung hấp hối, mỗi người trong dòng họ của người bệnh đem một bó củi đến quăng xuống dưới căn chòi của người bệnh ở rừng. Sau đó họ châm lửa đốt củi, hoặc đứng ở xa dùng ná bắn tên lửa để đốt chòi, thiêu người, không dám đến gần vì sợ lây bệnh.

– Có nơi, người ta làm giàn thiêu bằng củi, đặt người bệnh phung đã chết lên trên và châm lửa đốt.

Đa phần các hoạt động thiêu xác người bệnh phung thường diễn ra vào buổi chiều, lúc mặt trời xế bóng, bởi người M’Dhour quan niệm rằng, nếu đến chỗ ở của người bệnh ban ngày, lũ ruồi sẽ đi theo và truyền bệnh cho những người khoẻ mạnh.



* Hoả táng người bệnh nan y theo yêu cầu: Trong vùng M’Dhour, có nhiều trường hợp người bị bệnh nan y, thể xác quá đau đớn, họ tìm đến cái chết và trước đó đã yêu cầu người thân hoả táng họ sau khi chết.

* Hoả táng người giàu

Nhiều người M’Dhour cho rằng người được hoả táng thường là những người giàu. Chỉ có người giàu mới đủ khả năng huy động cư dân trong làng đi vào rừng chặt cây ploi (Na ploi)67 làm củi. Theo kinh nghiệm của người M’Dhour, ploi là loại cây giữ được lửa lâu tàn, để thiêu rụi xác người. Để có thể huy động và cám ơn những người trong dòng họ hay dân buôn đi chặt củi, chủ nhà phải đốt heo, bò, phải nhấc các ché rượu mời mọi người ăn, uống. Trong khi đốt, nhiều gia đình còn phải quăng vào lửa đang cháy một vài con heo hoặc bò để mùi thịt con vật át đi mùi hôi của thịt người. Đồng bào cho rằng, để hoàn tất việc đưa một người M’Dhour vào cõi vĩnh hằng theo thủ tục hoả táng, thì cần phải tiến hành 2 lần hoạ l’nôk, mà hoạ l’nôk là một nghi lễ rất tốn kém trong hệ thống nghi lễ vòng đời của người M’Dhour. Hai lần ấy là:

– Lần 1: Ăn heo, bò, uống rượu trên đất đốt người sau khi đốt xong (ăn nhà mả – đốt người chết).

– Lần 2: Ăn heo, bò, uống rượu ở chỗ chôn ché chứa xương người chết (ăn nhà mả – bỏ mả người chết).



* Hoả táng người nghèo: Một số người khác lại cho rằng, tục hoả táng thường dành cho người nghèo, bởi người nghèo thì không đủ khả năng cung cấp thịt và rượu nhằm huy động những người bà con và dân buôn đi chặt cây asang (Na asang, keo asang)68, một loại cây quý, hiếm và gỗ tốt để làm poong cho người chết. Nhưng họ lại không lý giải về những tốn kém khi tiến hành hoả táng.

* Hoả táng dành cho cả người giàu lẫn nghèo: Những ý kiến trung gian có vẻ hợp lý hơn cho rằng, tục hoả táng dành cho cả người giàu lẫn người nghèo nếu họ cảm thấy thích và có đủ điều kiện tiến hành.

* Tục hoả táng chỉ dành cho người già: Trên thực tế, chưa tìm thấy những người trẻ tuổi hoặc thiếu niên có tên trong danh sách người đã hoả táng. Theo đồng bào, chỉ những người ở độ tuổi từ 40 trở lên mới được hoả táng. Người trẻ sau khi chết được chôn theo kiểu đặt xác vào hòm và chôn dưới huyệt mộ đất.

* Có những dòng họ thường hay hoả táng

Về phương diện huyết thống, người M’Dhour có khá nhiều họ: họ Niê, Mlo, Huyn, Ksor, Arul, Lơ mo, Rơ ô, Kpa, Ale, Hrlan, Lơ ô, Hra, Rơchom... Tuy nhiên, trong một buôn thường chỉ có hai họ chính và một vài họ nhập cư. Rất nhiều người M’Dhour cho rằng tục hoả táng được tiến hành đối với những thành viên thuộc dòng họ có tập tục hoả táng. Tuy nhiên, họ lại không thể biết dòng họ nào trước đây quy định thành viên cần phải hoả táng sau khi chết. Những tư liệu của chúng tôi phản ánh rằng, nhiều dòng họ của người M’Dhour có người hoả táng sau khi chết, tuy nhiên bước đầu có thể xác định, Ksor là họ có số lượng người hoả táng khá nhiều và một số thành viên trong họ Arul tự nhận dòng họ của mình thường hoả táng.



* Hoả táng để thực hiện ước mơ về một cõi vĩnh hằng tốt đẹp

Mốt số người trong cộng đồng các cư dân láng giềng của người M’Dhour nhận định: Những người M’Dhour giàu có thích tiến hành tục hoả táng nhằm phô trương thanh thế và sự giàu có của gia đình, dòng họ mình. Điều này có thể cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tập tục hoả táng một thời phát triển. Nhưng về điều cốt yếu khiến cho có thể hình thành, tồn tại và phát triển tục hoả táng trong xã hội, thì chính người M’Dhour thể hiện quan niệm của mình như sau:

Về cõi vĩnh hằng, cư dân cho rằng sau khi chết đi ở cõi trần, con người sẽ được lên trời ở với oi gdei (ông trời). Nơi ấy cũng như trần gian, có buôn làng, dòng họ, gia đình; có người xấu, kẻ đẹp; có người cực, kẻ sướng; có người ác, kẻ hiền và người khoẻ mạnh, kẻ ốm đau… Nơi ấy con người vẫn có tình yêu, tội ác, vẫn sinh đẻ, vẫn phải làm nương rẫy, đi lấy nước, săn bắt thú rừng, chăn nuôi gia súc gia cầm để tự nuôi sống... Và, với sự chết ở cõi đời trước của họ:

– Chuh là một hình thức nhằm để đốt sạch mọi mầm bệnh trong kiếp này lẫn kiếp sau. Sau khi chết, được chuh, con người lên trời với oi gdei, thì họ đã không còn bệnh tật, là một người khoẻ mạnh. Vì lý do đó, những người bệnh phung thường được gia đình tiến hành hoả táng hoặc người có bệnh nan y, truyền nhiễm thích hoả táng sau khi qua đời.

– Không chỉ xoá sạch bệnh tật, ngọn lửa thần kỳ thông qua chuh còn giúp tẩy rửa đi làn da đen, tái tạo làn da trắng trẻo, tạo nên dáng hình đẹp đẽ cho người được chuh.

– Do thể xác sau khi chết đã phải chịu đựng độ nóng khủng khiếp của lửa, xương thịt bị thiêu rụi; nên khi con người M’Dhour mới được tái tạo, da thịt mềm yếu, không chịu đựng được sức nóng, ngay cả ánh nắng mặt trời. Chính vì vậy, khi gia nhập với cộng đồng người ở cõi trên, những người đã thông qua chuh thường không phải làm việc nặng nhọc. Mỗi ngày, họ chỉ cần làm việc đôi chút khi mặt trời chưa ló dạng và khi mặt trời tắt nắng, bởi da thịt của họ sẽ không chịu đựng được sức nóng, dù là của ánh nắng mặt trời. Còn những kẻ chết mà không thông qua chuh thì phải làm việc như ở cõi trần, khi ở cõi trên.

– Ngọn lửa thiêu người còn có khả năng rửa sạch mọi tội lỗi mà bất kỳ người M’Dhour nào lỡ phạm phải khi còn sống ở trần gian. Kẻ được chuh sẽ trở thành một người trong sạch, tốt đẹp trước khi về ở với thế giới của oi gdei.

Ý tưởng người M’Dhour thể hiện quan niệm, ước mơ của cư dân về hình ảnh một con người, xã hội M’Dhour đẹp, lý tưởng. Đó là con người có tâm hồn trong sạch, da trắng, dáng đẹp, không bệnh tật; con người sung sướng, không phải làm việc vất vả, cực nhọc. Đó là hình ảnh một xã hội M’Dhour bình an, sung túc. Không còn cách nào khác để giải quyết những điều không hài lòng trong cuộc sống hiện tại, người M’Dhour đã gắn mơ ước của mình vào với tập tục của sự giải thoát một kiếp người, đó là tục hoả táng. Và như thế, cõi vĩnh hằng của họ thật hoàn hảo, tuyệt vời.

Tuy nhiên, hình thức hoả táng quả thật kinh khủng, khiến nhiều người trong cộng đồng cũng cảm thấy sợ hãi. Họ không muốn thân xác của mình bị lửa thiêu đốt đau đớn, hoặc họ và gia đình cũng không đủ khả năng để tiến hành nghi lễ chuh. Ngoài ra, cư dân còn có một số nguyên tắc quy định những người được chuh và không được chuh. Vì thế trong xã hội M’Dhour, bên cạnh tục hoả táng, hình thức chôn người chết trong hòm dưới huyệt mộ đất cùng song song tồn tại.

* Tục chôn ché có chứa người chết hoặc tro cốt người chết

Những nghiên cứu liên quan đến địa văn hoá được tiến hành ở vùng người M’Dhour cho thấy, ngoài việc đặt người chết trong hòm, chôn dưới huyệt mộ đất, có một số hình thức táng tục được thực hiện dành cho người qua đời, từng tồn tại trong xã hội M’Dhour như sau:

– Đặt người chết (hung táng) trong nồi đồng lớn (gọ bung), chôn dưới huyệt mộ đất.

– Đặt trẻ sơ sinh (hung táng) trong ché, chôn dưới huyệt mộ đất.

– Nghi thức hoả táng và chôn ché có đựng tro cốt người chết dưới huyệt mộ đất.

– Đặt người chết (hung táng) trong nồi đồng lớn (gọ bung), chôn dưới huyệt mộ đất.

Cũng như nhiều cư dân cư trú ở Trường Sơn (Tây Nguyên), để nấu thức ăn, người M’Dhour thường sử dụng các nồi đồng, nồi đất lớn, nhỏ mà đồng bào gọi là gọ. Và, đã có vài trường hợp đồng bào đặt người chết (hung táng) vào nồi đồng lớn mà họ gọi là gọ bung và đào huyệt chôn xuống đất. Tục chôn người này dành cho những người rất giàu và cũng không phổ biến. Chúng tôi ghi nhận được một trường hợp cụ thể ở người M’Dhour qua lời kể của nhân chứng, còn vài trường hợp hiếm hoi khác thì chỉ là lời đồn đại.

* Chôn trẻ sơ sinh (hung táng) trong ché

Ché là loại ghè đựng rượu có trong hầu hết các tộc người ở Trường Sơn (Tây Nguyên). Người M’Dhour gọi loại ghè này là che. Họ có nhiều loại ché lớn, nhỏ, cao, thấp, ché thường, ché quý, với các tên gọi khác nhau như che tuk, che tang, che bar, che bôr… Tục đặt trẻ sơ sinh đã chết trong ché rồi đem chôn là khá phổ biến trong vùng cư dân M’Dhour trước đây. Tuy nhiên, không phải trẻ em nào khi chết cũng được chôn trong ché. Có một số tập quán chôn em bé như sau:

– Người mẹ chết trong lúc sinh con, nếu không ai nhận nuôi, trẻ sơ sinh sẽ bị giết chết và được đặt vào cùng một hòm (poong) với mẹ, chôn dưới huyệt mộ đất.

– Khi người mẹ sinh đôi, người ta sẽ giết một trong hai em bé hoặc trẻ sơ sinh chết sau khi ra đời khoảng 1 đến 2 ngày; những đứa trẻ này thường được bỏ vào ché đem chôn xuống đất hoặc bỏ vào hòm cây chôn dưới huyệt đất. Nếu điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, đơn chiếc, không có ché, không có nhân lực đi chặt cây ở rừng, đôi khi người M’Dhour dùng cái nia (chơ ngoh) cũ bó xác và đào huyệt chôn em bé.

– Trẻ em đã lớn hơn một tháng, người M’Dhour không bỏ vào ché chôn mà đặt bé vào hòm cây, hoặc quấn xác bé vào nia, thúng, chiếu… rồi đào huyệt chôn dưới đất.

Như vậy, để táng trẻ em và trẻ sơ sinh, người M’Dhour đặt vào ché, bó vào nia, thúng, chiếu hoặc bỏ vào hòm cây rồi đào huyệt chôn xuống đất, theo hình thức hung táng mà không hoả táng.



* Nghi thức hoả táng và chôn ché có đựng tro cốt người chết dưới huyệt mộ đất

Khi trong một gia đình M’Dhour có người qua đời, tuỳ thuộc nguyện vọng của người đã khuất, tuỳ vào khả năng kinh tế hay theo sự bàn bạc của gia đình, dòng họ muốn người chết được thiêu, gia đình bắt đầu tiến hành các thủ tục cho nghi thức hoả táng. Ở một số vùng, cư dân cho biết, để điều động nhân lực thực hiện nghi thức hoả táng, họ nhờ người chuyên làm việc này, gọi là rtiêt. Trong buôn thường có từ một đến hai rtiêt. Tuy vậy, cũng có những buôn không có vị rtiêt nào và khi tiến hành thủ tục hoả táng, người ta phải nhờ rtiêt từ buôn khác đến.

Người M’Dhour thường tiến hành hoả thiêu vào buổi trưa. Để thiêu người, rtiêt điều động thành viên trong buôn, trong dòng họ, gia đình vào rừng chặt cây ploi. Mỗi người đem một bó ploi từ rừng về, chất vào khu vực được chọn để hoả thiêu ở cánh rừng gần nghĩa địa. Họ sắp những cây ploi gác qua lại với nhau thành một giàn thiêu bằng củi, có độ cao khoảng 3m, dài 2,5m và ngang 1,5m. Những người khác chuẩn bị thịt mấy con heo, bò, nhiều ché rượu, nấu cơm, gùi nước để ăn hoạ l’nôk (ăn nhà mả sau khi thiêu xác). Vài con heo, bò khác cũng được trói gần nơi hoả thiêu để chuẩn bị quăng vào giàn thiêu trong lúc thiêu xác người. Xác người chết được khiêng từ nhà đến, đặt lên giàn thiêu. Người ta bỏ lên giàn thiêu các đồ vật của người chết thường dùng khi còn sống. Một số nơi, đồng bào đốt đồ dùng của người chết cùng lúc và bên cạnh giàn thiêu người. Người thân của người chết buộc các ché rượu, bày biện đồ cúng là con vật hiến sinh. Rtiêt ngồi trước ché rượu và mâm lễ vật, đọc bài cúng, cầu khấn xin phép thần linh được chuh và tiễn đưa linh hồn người đã chết vào cõi vĩnh hằng. Rtiêt châm lửa đốt giàn thiêu, những người thân lớn tuổi ngồi xung quanh giàn thiêu khóc kể (chok) thảm thương. Những người thân trẻ tuổi đứng xa hơn từ nơi giàn thiêu cũng phụ hoạ khóc kể. Lửa cháy rần rật, liếm đen thân thể và các đồ dùng của người chết trên giàn thiêu. Người ta quăng các con vật đã chuẩn bị, thường là heo vào giàn thiêu, để mùi mỡ heo át đi mùi khét của thịt người. Khi lửa sắp tàn, rtiêt dùng cây thọc vào nơi có trái tim (t’bôh) của người chết, móc nó rơi và văng ra khỏi giàn thiêu một cách khéo léo. Những người thân của người chết vừa khóc, vừa chạy đến nơi trái tim vừa rơi xuống. Người thân nhất của người chết cầm lấy trái tim đem đến chỗ bên kia, nơi người ta đã chuẩn bị sẵn nước pha ấm. Một người xối nước và người kia cầm trái tim rửa sạch than tro, bụi bẩn bám trên nó.

Đêm ấy, trong không gian của tiếng nhạc chiêng tai, trống tung khăk, kèn đinh năm, trong mùi rượu cần và khói thuốc lá rẫy thơm nồng, mùi thịt thui các con vật hiến sinh, mùi cơm gạo rẫy, lẫn mùi khen khét của thịt người cháy; những người M’Dhour nhảy điệu múa khil, múa xoang thể hiện những động tác của con chim gruh (chim đại bàng), ăn thịt vật hiến sinh, uống rượu cần cho đến rạng sáng hôm sau. Đống tro cốt đêm qua đã được rưới nước. Sáng hôm sau, các mẩu xương đã nguội. Những người thân của người được thiêu dùng tay lượm các mẩu xương bỏ vào chiếc ché quý đã được chuẩn bị sẵn. Ở khu vực l’nôk, đám thanh niên đào xong huyệt mộ sâu khoảng từ 0,5m đến 0,6m; chuẩn bị sẵn gỗ, tranh, tre để làm chòi che ngôi mộ. Người ta lấy tô đậy lên miệng ché69, lấy sáp ong trét kín miệng và khiêng ché vào khu l’nôk. Họ đặt ché nằm ngang dưới đáy huyệt70, với ý thức sợ nước thấm vào miệng ché làm mục ruỗng tro cốt của người chết. Những nắm đất được người thân lần lượt ném xuống huyệt lẫn với tiếng khóc kể thảm thiết. Ngôi mộ đã vun đầy. Người ta bắt đầu dựng chòi.

Cùng tục hoả táng người chết, nhưng có nhiều khác biệt trong tập quán giữa người Chăm Bàlamôn và người M’Dhour. Ví dụ, người M’Dhour bỏ xương vào ché, đem chôn dưới huyệt mộ đất. Tập quán này không thấy có ở người Chăm. Hoặc người Chăm đập vỡ sọ người được thiêu, lấy 9 mảnh xương trán bỏ vào chiết atau; còn người M’Dhour lại quan niệm trái tim mới chính là linh hồn người chết và họ có một số tập quán liên quan đến trái tim người chết:

Người M’Dhour cho biết, nếu tục hoả thiêu dành cho người chồng đã chết, thì chỉ có vợ là người có trách nhiệm phải giữ gìn trái tim của chồng và ngược lại. Sau đó, nếu người goá còn lại chết đi, người ấy sẽ không được thiêu nữa, mà chôn trong hòm dưới huyệt mộ đất. Theo đồng bào, sở dĩ có điều này bởi người thân nhất của người chết còn lại là con, mà con với thân phận thấp hơn thì không được phép giữ trái tim của cha mẹ, chỉ có người vai vế lớn mới được phép cất giữ trái tim. Nguyên tắc giữ trái tim người thân của người M’Dhour cụ thể như sau:

– Đốt vợ thì chồng giữ trái tim và ngược lại.

– Đốt con thì cha mẹ giữ trái tim.

– Đốt em thì anh, chị giữ trái tim.

Do đó, nếu người hấp hối có nguyện vọng muốn thiêu, nhưng dòng họ xét thấy không có người để chăm sóc, giữ gìn trái tim, thì người ấy sẽ không được tiến hành nghi lễ thiêu xác. Việc giữ gìn trái tim được xem như là điều khổ hạnh:

Sau khi rửa bằng nước ấm, người giữ trái tim đem phơi khô nó, rồi lấy vải sạch quấn lại hoặc cắt đôi trái bầu khô, lót vải, bỏ tim vào giữa, đậy nắp trái bầu, dùng khăn đeo vào người, mang theo khi đi bất kỳ đâu. Mỗi ngày hai lần vào buổi sáng và chiều, người giữ trái tim phải dùng củ gừng (dja) hay củ nén (l’sun) giã nhỏ, ngâm với nước ấm và ngậm nước ấy vào miệng, phun rửa trái tim, rồi dùng khăn lau khô cho khỏi hư, thối. Người giữ trái tim, ngoài việc mang theo nó bên mình lúc ăn, lúc ngủ, lúc đi rừng, làm rẫy, lúc tắm... còn phải giữ gìn, bảo quản không được để trái tim bị mất, bị thú ăn, bị hư thối. Người ấy lúc ngủ đặt trái tim lên gối nằm bên cạnh; lúc tắm, đưa tim cho người thân phía dòng họ của người chết giữ giúp; tắm xong, lại đeo nó vào người... Người thân phía dòng họ của người chết sẽ đi theo giám sát chặt chẽ việc bảo quản trái tim của người giữ nó. Nếu bảo quản không tốt để điều không hay xảy đến cho trái tim, người của dòng họ phía bên người chết sẽ phạt đền dòng họ phía bên người giữ trái tim. Việc phạt đền cao hay thấp tuỳ thuộc vào mức độ hư hỏng hay mất mát của trái tim; đôi khi, có thể bị phạt nặng, phải đền trâu, bò, chiêng, ché. Trái tim của người chết sẽ được nâng niu, bảo quản cho đến khi gia đình tổ chức được lễ (hoạ l’nôk) ăn nhà mả – bỏ mả cho người đã qua đời. Lúc ấy, người ta sẽ đập vỡ một cái ché quý có giá trị tương đương với một mạng người, thông thường là loại ché túc, sau đó đào huyệt, úp ché lên trái tim và chôn nó phía trên ché đựng xương người.

Tuỳ từng vùng M’Dhour, có nhiều dị bản xung quanh tục chôn ché đựng xương cốt hoả thiêu và nghi thức liên quan đến trái tim người chết. Trong giới hạn của bài viết, tôi chỉ xin trình bày phần cơ bản.



3.2. Mộ chum với văn hoá Sa Huỳnh

Tiêu chí được xem là bất di dịch của văn hoá Sa Huỳnh là táng tục của người Sa Huỳnh luôn gắn liền với những chiếc chum, ché. Phát hiện khảo cổ học của những năm gần đây cho thấy, hiện trạng khai quật trên các địa bàn mộ chum của văn hoá Sa Huỳnh có nhiều tương đồng so với táng tục của cư dân M’Dhour trong quá khứ, ví dụ:

– Di chỉ Động Cườm (Bình Định)71 có một số mộ nồi.

– Tại khu mộ chum Lai Nghi (Quảng Nam)72, trong mộ chum có nhiều than tro và những mẩu xương nát vụn.

– Khu mộ Gò Quê73 (Quảng Ngãi), ngoài các ngôi mộ chum còn có các ngôi mộ huyệt đất.

– Tại di tích văn hoá Sa Huỳnh ở buôn Suối Mây74, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, lần đầu tiên tìm thấy mộ chum và mộ huyệt đất ở cách xa biển khoảng 60km về phía tây, gần khu vực cư trú của người M’Dhour hiện nay.

Đặc biệt, táng tục chôn trẻ em trong chum (hung táng), chôn người chết trong quan tài bằng cây khoét rỗng dưới huyệt đất khá phổ biến trong nhiều di chỉ mộ chum ở Đông Nam Á; cũng có thể tìm thấy dấu vết còn tồn tại trong táng tục trẻ sơ sinh và mộ thuyền của cư dân M’Dhour.

Gần đây, hoạt động sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, hoa màu và trồng cây công nghiệp ngày một phát triển trong vùng cư dân M’Dhour. Nhiều nơi, đất của khu vực nghĩa địa (l’nôk) bị lấn chiếm hoặc bị mua bán trái phép. Nhiều ngôi mộ bị khai phá, cày xén để phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Vào thời điểm này, ở một số vùng, tôi được cư dân M’Dhour cho biết, trên đất của họ khi cày, xuất hiện vài chiếc ché, bên trong có chứa xương người. Từ ngày 10 đến ngày 15 tháng 7 năm 2008, tại buôn Dji, xã Krông H’nang, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai, đã có một chương trình dời mộ tại khu nghĩa địa, nhằm bảo vệ các ngôi mộ của đồng bào khỏi sự xâm hại của mức nước thuỷ điện sông Ba Hạ.

Tôi làm việc trực tiếp với những người đào mộ và được biết: Ở các ngôi mộ trong khu nghĩa địa này khi đào, người ta phát hiện có cả mộ ché lẫn mộ táng quan tài bằng cây. Trong mộ ché có hài cốt người. Ché chứa xương được chôn nằm ngang, có ché không nắp, có ché được đậy bằng một cái chil nhỏ. Một trong những tốp đào mộ báo kết quả đào mộ của tốp họ với tôi rằng: Trong một ngôi mộ chôn ché lớn nhất mà họ đào được có 4 ché chôn song song nhau, chứa 4 bộ hài cốt; ngôi mộ lớn trung bình khi được khai quật có 2 ché chôn song song nhau chứa 2 bộ hài cốt và một ngôi mộ khác có 1 ché và 1 quan tài thuyền chôn song song. Họ cũng nhận định với tôi, những bộ hài cốt không có biểu hiện dấu vết của việc thiêu xác. Chẳng hạn, xương còn nguyên vẹn và đầy đủ các bộ phận cốt trong cơ thể, màu xương trắng ngà cho thấy không bị lửa huỷ hoại; không có dấu vết than tro. Đồ trang sức của người chết (chủ yếu là vòng đeo tay) còn nguyên vẹn, không méo mó, dị dạng, vẫn ở nguyên vị trí được đeo mà không bị rơi ra (như trong trường hợp hoả táng). Những người đào mộ nhận xét, đây là kiểu chôn hung táng chứ không phải hoả táng. Nếu đúng như vậy, chẳng lẽ, người M’Dhour lại còn có thêm một kiểu chôn hung táng trong ché?

Sau khi hỏi thân nhân những người có mộ và chính quyền địa phương, kết quả được sáng tỏ. Trong những năm 1962 – 1963, người buôn Dji bị dồn vào ấp chiến lược (nay thuộc buôn Sai, xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai). Sau ngày giải phóng, theo chủ trương của Nhà nước, người buôn Dji dời về buôn cũ và dời về chỗ ở hiện nay. Năm 1976, những gia đình có thân nhân qua đời, chôn ở khu vực ấp chiến lược, tổ chức đào mộ người thân, lấy xương, bỏ vào ché đem về chôn tại khu nghĩa địa hiện nay. Và nay họ lại tiếp tục di dời các mộ như đã trình bày. Như vậy, những ngôi mộ ché chứa hài cốt người vừa kể chỉ là những ngôi mộ cải táng. Tuy nhiên, việc cải táng với hình thức bỏ xương vào ché và chôn dưới huyệt mộ đất cũng thể hiện tập quán sử dụng quan tài bằng chum, ché đã tồn tại khá lâu và khá phổ biến trong táng tục của người M’Dhour. Giải thích tập quán này, người M’Dhour cho rằng:

– Chôn xương cải táng hoặc tro cốt hoả táng vào ché sẽ giữ cho xương cốt được lâu hơn quan tài gỗ, lại không để rơi vãi xương tro người thân của họ.

– Ché là một vật dụng quý của cư dân. Việc sử dụng ché để chôn thể hiện sự yêu quý, trân trọng của người còn sống đối với người đã chết. Hơn nữa, dùng ché làm quan tài vừa gọn lại vừa tiện dụng, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, khi không có người vào rừng chặt cây làm hòm.



4. Kết luận

Các hình thức táng tục, đặc biệt là tục hoả táng và chôn ché đựng tro cốt của người M’Dhour rất gần gũi với những phát hiện trong các di chỉ của văn hoá Sa Huỳnh. Điều này cho phép tôi có thể đưa ra một giả thuyết: Phải chăng có mối quan hệ giữa cư dân M’Dhour hiện nay với chủ nhân của nền văn hoá Sa Huỳnh xưa kia? Người M’Dhour có phải là một trong những chủ nhân của nền văn hoá Sa Huỳnh hay không, điều ấy cần phải có nhiều nghiên cứu, so sánh và minh chứng khác nữa. Tuy nhiên, quan niệm về cõi vĩnh hằng với những nghi thức táng tục được nghiên cứu từ người M’Dhour xem ra có thể góp phần lý giải, làm sáng tỏ thêm quan niệm, ý nghĩa của một số loại hình táng tục từng tồn tại trong văn hoá Sa Huỳnh.



1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương