VIỆt nam phật giáo sử luận nguyễn Lang Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội 1979 o0o Nguồn


CHƯƠNG XV - TỔNG LUẬN VỀ PHẬT GIÁO ÐỜI TRẦN



tải về 5.52 Mb.
trang17/49
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích5.52 Mb.
#35590
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   49

CHƯƠNG XV - TỔNG LUẬN VỀ PHẬT GIÁO ÐỜI TRẦN

CHỦ LỰC CỦA VĂN HÓA ÐỜI TRẦN


Trong những buổi đầu lập quốc đời Lý, các vua Lý rất cần đến các thiền sư. Không những họ cần đến các vị này để liên kết nhân tâm, họ còn cần đến sức học, công tác giáo dục, công tác ngoại giao và kế hoạch của những ông thầy tu nữa. đến đời Trần, tình trạng khác hẳn. Các vua Trần đều học giỏi, mà lại rất giỏi về đạo Phật, nên liên hệ giữa các vua và các thiền sư không phải là để nhờ cậy về phương diện kế hoạch và công tác. Các ông vua như Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông và Anh Tông đều có căn bản vững chắc về Phật học. Họ ủng hộ Phật Giáo như một phần vì họ là Phật tử, một phần có lẽ cũng vì muốn liên kết nhân tâm trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Thời đại Nhân Tông là thời đại mà Phật Giáo đời Trần hưng thịnh đến cực độ. Thế nhưng tinh thần từ bi và khoan dung của đạo Phật không hề đi đôi với một thái độ tiêu cực và quên lãng. Hội Nghị Diên Hồng do Trần Nhân Tông triệu tập đã nói lên được sự đồng tâm nhất trí của vua dân thời ấy. “Ðánh”, quyết nghị đồng thanh của Hội Nghị Diên Hồng là một tiếng nói của ý thức tự chủ và tinh thần tự cường tự lực của dân Việt trong thời đại Phật Giáo Thống Nhất đời Trần. Nếu vua Trần Thái Tông không học Phật và theo Phật Giáo thì có lẽ Phật Giáo đời Trần đã không có được giai đoạn rực rỡ hồi Trần Nhân Tông. Cuộc đời tu học của Trần Thái Tông đã tạo một không khí học Phật thật sự tại trong giơi trẻ tuổi ở triều đình và ở giới trí thức tại thủ đô Thăng Long. Sự học Phật này của giới trẻ tuổi và trí thức đã lấy nguồn cảm hứng ở cuộc đời Thái Tông và hoàn toàn không vụ lợi. Thánh Tông và Tuệ Trung là hai người xuất sắc trong số những người trẻ học Phật và thành đạt trong sự nghiệp học Phật ấy. Sự học Phật ở đây không đưa đến thi cử và địa vị, sự học Phật đây chỉ là để làm người. Cái học hoàn toàn không có tính cách khoa cử, từ chương và ép buộc.

Phật Giáo Trúc Lâm là một nền Phật Giáo độc lập: uy tín tinh thần của nó là uy tín tinh thần quốc gia Ðại Việt. Nó là xương sống của nền văn hóa Việt Nam độc lập. Nền Phật Giáo này tuy có tiếp nhận những ảnh hưởng của Phật Giáo Trung Hoa, Ấn Ðộ và Tây Tạng nhưng vẫn giữ cá tính đặc biệt của mình. Ðứng về phương diện tư tưởng, tổ chức, cũng như hành đạo, giáo hội Trúc Lâm có những nét độc đáo khiến cho nó chỉ có thể là một giáo hội Việt Nam, phục vụ cho người Việt, duy trì và bồi đắp cá tính Việt. Chính vì nhận thức được điểm ấy mà nhà Minh vào đầu thế kỷ thứ mười lăm đã quyết tâm đập cho tan nát những cơ cấu văn hóa xây dựng trong suốt gần 150 năm của Phật Giáo đời Trần. Trương Phụ lượm lặt hết các sách vở cổ kim của ta, đóng thùng chở về Kim Lăng. Tháng bảy năm Mậu tuất (118) nhà Minh còn sai hai cán bộ văn hóa của họ là tiến sĩ Hạ Thi và hành nhân Hạ Thanh sang tìm tòi và thu lượm tất cả những sách chép về lịch sử và sự tích xưa nay do người Việt viết. Năm 1419, nhà Minh lại cho người đem sách Khổng giáo, Lão giáo và Phật Giáo của họ sang để thay thế cho những sách trước kia bị họ lấy mất. Chính sách tiêu diệt văn hóa thâm độc đó đã phá hoại gia tài tinh thần của triều Trần để lại không phải là ít.

---o0o---

NHỮNG VỊ TĂNG SĨ NGOẠI QUỐC CÓ MẶT TRONG ÐỜI TRẦN


Trong đời Trần Thái Tông, có hai vị thiền sư Trung Hoa là Thiên Phong và Ðức Thành đến viếng Ðại Việt. Cả hai người đều là khách của vua Thái Tông. Thiên Phong thuộc truyền thống Lâm Tế, còn Ðức Thành không biết thuộc truyền thống nào. Cả hai người đều đã được mời tham dự những buổi tham bác thiền học do Thái Tông tổ chức ở viện Tả Nhai và chùa Phổ Ninh. Những yếu tố mới của Thiền học Lâm Tế do Thiên Phong đem tới đã có ảnh hưởng nhiều trên mặt tư tưởng phát triển thời này. Ðại Ðăng quốc sư và Nan Tư hòa thượng là hai người chịu ảnh hưởng Lâm Tế sâu đậm nhất. Trần Thái Tông cũng đã học với quốc sư Ðại Ðăng. Ðại Ðăng còn dạy thiền học Lâm Tế cho các vị như Liễu Minh quốc sư, Thường Cung, Huyền Sách và có lẽ cho cả thiền sư Tiêu Diêu nữa.

Năm 1318, dưới triều Minh Tông có một vị cao tăng Trung Hoa khác từ Hồ Nam tới viếng. Vị này tên là Phúc Tuệ, hiệu là Vô Phương trưởng lão. Ông được thượng hoàng Anh Tông mời đến tham vấn. Thiền sư Pháp Loa cũng được mời đến để tiếp Vô Phương trưởng lão. Ta không biết được vị tăng sĩ Trung Hoa này theo khuynh hướng Phật Giáo nào.

Cũng vào năm 1318. Một vị tăng sĩ Ấn Ðộ tên Ban Ðể Ô Sa Thất lưu trú tại Ðại Việt được phụng chiếu vua Minh tông dịch Bạch Tán Cái Thần Chú. Vị tăng sĩ này hẳn là người có khuynh hướng Mật Giáo. Sự kiện ông được phụng chiếu dịch kinh Bạch Tán Cái Thần Chú cho ta thấy rằng dưới thời Minh Tông, Phật Giáo Trúc Lâm đã nặng khuynh hướng Mật Giáo và tăng sĩ Ðại Việt đã chỉ học Phật học bằng Hán tự mà không được học Phạn ngữ như dưới triều Lý. Một vị tăng sĩ Ấn Ðộ khác thuộc Mật Giáo tên Bồ Ðề Thất Lý cũng đã đến Ðại Việt trong thời đại Minh Tông.

Ngoài những vị tăng sĩ Mật Giáo Ấn Ðộ còn có một vị tăng sĩ Lạt Ma Giáo người Tây Tạng tên là Du Chi Bà Lam. Ông này qua Ðại Việt hai lần, một lần dưới triều vua Nhân Tông, một lần dưới triều vua Anh Tông. Ông có gia đình vợ con. Trong chuyến viếng thăm thứ hai vào năm 1311, ông có đưa cô con gái Ða La Thanh đi theo. Vua Anh Tông đã tuyển cô thiếu nữ Tây Tạng này vào cung. Du Chi Bà Lam ở lại Ðại Việt và mất ở thủ đô Thăng Long.

Sự có mặt của những vị tăng sĩ Mật Giáo cho biết Phật Giáo cuối đời Trần chịu ảnh hưởng Mật Giáo không phải chỉ qua trung gian Trung Hoa mà còn trực tiếp bằng sự viếng thăm của tăng sĩ Tây Tạng và Ấn Ðộ.

---o0o---


CÁC KHUYNH HƯỚNG TƯ TƯỞNG TRONG PHẬT GIÁO ÐỜI TRẦN


Thiền học đời Trần tiếp nối Thiền học đời Lý và trong suốt thời gian xây dựng và phát triển nền Phật Giáo Thống Nhất, đã tiếp nhận nhiều khuynh hướng mới.

Thiền sư Thường Chiếu, người đánh dấu cho sự chuyển tiếp giữa Phật Giáo đời Lý và Phật Giáo đời Trần đã thừa hưởng di sản tinh thần của cả ba thiền phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Ðường. Thiền học đời Trần trong buổi đầu đã chú trọng tới sự nghiên cứu các cổ tắc những thiền ngữ và những kệ tụng dùng làm tài liệu thiền quán. Ðây là yếu tố do thiền phái Thảo Ðường đem lại, bắt từ thiền học của Tuyết Ðậu thuộc thiền phái Vô Môn.

Những nhà Thiền học đầu Trần như Thái Tông và Tuệ Trung đã có sáng tác niêm tụng (những lời thiền ngữ và những bài kệ tụng dùng làm sáng tỏ các cổ tắc), chứng tỏ Phật Giáo thượng bán thế kỷ mười ba tiếp nối vững chãi truyền thống Thảo Ðường. Yếu tố Mật Giáo đã được thanh lọc ra khỏi Thiền học qua những nhà Phật tử như Viên Chứng, Ứng Thuận, Thái Tông, Ðại Ðăng và Tuệ Trung.

Trong những tác phẩm của Thái Tông và Tuệ Trung, Mật Giáo đời Lý không còn lưu lại dấu vết nào. Tuy vậy, khuynh hướng niệm Phật vẫn được tiếp nối.

a) Ảnh hưởng Lâm Tế - Cùng với Thiên Phong, truyền thống Lâm Tế được du nhập lần đầu có ảnh hưởng lớn. những tư tưởng “vô tâm” và “mê ngộ không hai”cùng những nguyên tắc Tứ Liệu Giản, Tam Cú, Tam Huyền, Tam Yếu, Tứ Chiếu Dụng và Tứ Tân Chủ được học tập và áp dụng. Phương pháp dùng tiếng hét và gậy đánh cũng thỉnh thoảng được áp dụng. Sự thực hành Thiền học trong thế kỷ thứ mười ba có thể được mô tả bằng những nét sau đây:

- Thọ giới cư sĩ, tỳ khưu hoặc Bồ tát

- Học kinh Kim Cương, và nếu có thể thì kinh Lăng Già, Viên Giác và Pháp Hoa. 

- Thực hành sám hối để thanh lọc tâm ý.

- Học các bộ ngữ lục như Tuyết Ðậu Ngữ Lục, Ðại Tuệ Ngữ Lục, Bích Nham Lục.

- Ngồi thiền

- Tham cứu thoại đầu, cổ tắc, công án.

- Dự những buổi tham vấn Thiền học để nghe đối thoại giữa thiền sư và thiền sinh.

- Kết hạ an cư mõi năm ba tháng từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy.

- Cầu pháp với một vị cao tăng đại đạo để được đắc pháp.

- Niệm Phật.

b) Yếu Tố Tịnh Ðộ Giáo - Vấn đề niệm Phật đã được Trần Thái Tông và Tuệ Trung đề cập tới. Ðối với cả hai người, niệm Phật, cũng như ngồi thiền, có mục đích gạn lọc tâm ý và thể hiện pháp thân. Tuy Thái Tông có nói đến việc “sinh về nước Phật”, nhưng vua nhấn mạnh nhiều hơn tới tác dụng phát khởi chính niệm và diệt trừ tam nghiệp (thân, khẩu, ý). Vua viết:

“Niệm Phật là do tâm phát khởi: Tâm phát khởi về nẻo thiện thì đó là thiện niệm; thiện niệm đã phát khởi thì thiện nghiệp sẽ đền bồi. Tâm phát khởi về nẻo ác thì đó là ác niệm; ác niệm đã sinh thì ác nghiệp sẽ ứng nghiệm. Như kính hiện ảnh, như bóng theo hình, cho nên thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ nói: ai mà vô niệm, ai mà vô sinh?”.

“Nay học giả muốn khởi chính niệm để dứt tam nghiệp thì cũng cần mượn công phu niệm Phật vậy. Vì sao niệm Phật có thể dứt tam nghiệp? Khi niệm Phật, thân ngồi ngay ngắn, không hành tà hạnh, dó là dứt thân nghiệp; miệng tụng chân ngôn 80 không nói lời tà ngữ, đó là dứt khẩu nghiệp; ý duy trì tinh tiến mà không khởi tà niệm; đó là dứt ý nghiệp. Tuy nhiên, có ba trình độ trí giả: đối với bậc thượng trí, tâm chính là Phật, không cần phải thêm gì vào, chủ thể niệm và đối tượng niệm là một không khác. Ðối tượng và chủ thể niệm vốn bản nhiên thanh tịnh, nên nói là như như bất động, là Phật thân. Phật thân với thân ta không phải là hai; hình tướng không khác, tịch nhiên thường tồn, vượt ngoài mọi tư duy, nên gọi là Phật đang sống. Ðối với bậc trung trí, thì tất cần mượn đến phương pháp niệm Phật, chú tâm tinh cần niệm trước nối niệm sau không vong thất gián đoạn, tự tâm thành ra thuần thiện. Thiện niệm đã hiện thì ác niệm liền tiêu. Ác niệm đã tiêu thì chỉ còn lại thiện niệm. Dùng niệm này mà ý thức đến sự có mặt của khái niệm, dùng niệm để diệt trừ khái niệm. Khái niệm đã diệt tất nhiên hành giả trở về với chính đạo, khi mạng chung đạt đến cái vui của niết bàn, của thường, lạc, ngã, tịnh, vốn chính là con đường của Phật vậy. Ðối với bậc hạ trí, miệng phải chuyên niệm lời Phật, tâm phải mong thấy tướng Phật, thân phải nguyện sinh nước Phật, ngày đêm siêng năng tu hành không thối chuyển, sau khi mạng chung sẽ tùy thiện niệm của mình mà được sinh về nước Phật, sau đó được nghe chính pháp do chư Phật giảng dạy mà chứng được quảvị Bồ Ðề, cũng đạt tới địa vị Phật...”

Thái Tông hai lần nói tới việc “mượn đến phương pháp niệm Phật” cho ta thấy vua xem niệm Phật cũng là một phương tiện thiền định, bởi vì niệm Phật mà gạn lọc tâm ý, diệt trừ ác nghiệp, phá trừ những chướng ngại tâm lý để làm hiển lộ bản tính mà cũng là Phật tính. Bài thơ của Tuệ Trung về Tịnh Ðộ cũng cho biết ông xem Ðức Phật A Di Ðà là tự tâm của mỗi người, là pháp thân có mặt khắp nơi như ánh trăng có trên mọi sóng nước của đại dương vào một đêm thu lạnh:

Di Ðà vốn thực pháp thân ta

Nam Bắc Ðông Tây khắp chói lòa

Trăng Thu ngự giữa trời cao rộng

Ðêm lặng trùng dương rạng chiếu xa

(Tâm nội Di Ðà tử mạ khu

Ðông Tây Nam Bắc pháp thân chu

Trường không chỉ kiến cố luân nguyệt

Sát hải trùng trùng dạ mạn thu).

Thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ mà Thái Tông nói đến trong bài Niệm Phật Luận của vua là một thiền sư Trung Hoa (904-975) thuộc thiền phái Pháp Nhãn. Diên Thọ là người đầu tiên áp dụng phương pháp niệm Phật và trì chú trong thiền giới. Về phương pháp niệm Phật, ông nói “Tịnh độ là tâm ta” và vãng sinh tịnh độ là “sinh ra ở cõi vô sinh”. Ông nói rằng theo nguyên tắc thì chán sinh cõi ta bà cầu sinh tịnh độ là trái với chân lý bình đẳng và cũng trái với nguyên tắc “ngoại tâm không có pháp”. Tuy nhiên, sinh lại ở tịnh độ thì dễ thành được quả vị bồ đề. Ông chủ trương bốn trường hợp:

1) Có tu thiền mà không tu tịnh độ: mười người rớt tới chín người.

2) Không tu thiền chỉ tu tịnh độ: vạn người thành công cả vạn.

3) Tu cả thiền cả tịnh: như cọp có cánh.

4) Không thiền mà không tịnh: Vạn kiếp trầm luân

Chính vì khuynh hướng niệm Phật quá mạnh như vậy mà sau khi Diên Thọ mất, thiền phái Pháp Nhãn đã suy đồi và nhường chỗ cho Tịnh Ðộ Tông. Những tác phẩm Tông Cảnh Lục và Vạn Thiện Ðồng Quy của ông chắc đã được vua Thái Tông đọc qua. Tuy nhiên ảnh hưởng của Diên Thọ nơi Phật Giáo đời Trần, nhất là trong thế kỷ thứ mười ba không nặng nề đến nỗi Tịnh Ðộ có thể lấn áp Thiền học. Trong những buổi tập chúng vào thời Trúc Lâm, tăng sĩ đã áp dụng phương pháp niệm Phật tập thể. Sách Thiền Ðạo Yếu Học có ghi lại cuộc vấn đáp của Trúc Lâm với vài vị tăng trong khi đại chúng đang thực hành phương pháp niệm Phật trên chính điện.

c) Thiền Giáo Nhất Trí - Sau khi Trần Nhân Tông xuất gia, phong trào Phật học được phát khởi và đại chúng hóa. Thiền ngày xưa chú trọng đến thiền tọa và tham cứu những thoại đầu, có tính cách đố kỵ cái học chương cú, bắt đầu lấy sự học hỏi kinh điển làm trọng. Không những thiền sinh học kinh Kim Cương và các bộ ngữ lục, họ còn học nhiều kinh khác, và học theo kiểu phân tích, chú giải và bình luận. Ðiều này là một hiện tượng mới trong thiền môn, và được thúc đẩy bởi một khuynh hướng tổng hợp giữa giáo tông và thiền tông, gọi là khuynh hướng “thiền giáo nhất trí”. Ba vị lãnh đạo Phật Giáo Trúc Lâm đã đóng góp nhiều vào phong trào Phật học này. Cả ba, ngoài việc giảng dạy các bộ ngữ lục đều tích cực giảng các kinh Kim Cương, Pháp Hoa, Bát Nhã, Lăng Già và Hoa Nghiêm. Kinh Hoa Nghiêm là một bộ kinh vĩ đại cần phải được giảng suốt năm mới hết. Pháp Loa giảng kinh này nhiều lần; có những khóa giảng có tới từ 500 đến 1.000 người theo học. Sách giáo khoa về các kinh được soạn ra và ấn hành rộng rãi. Những sách do Pháp Loa và Huyền Quang soạn để cung cấp cho việc học Phật thời ấy:  

Chư Phẩm Kinh (Huyền Quang)

Thích Khoa Giáo (Huyền Quang)

Pháp Hoa Kinh Kinh Khoa Sớ (Pháp Loa)

Lăng Già Kinh Khoa Sớ (Pháp Loa)

Bát Nhã Tâm Kinh Khoa Sớ (Pháp Loa)

Kim Cương Trường Ðà La Ni Khoa Sơù (Pháp Loa)

Ngoài ra, chắc chắn số sách giáo khoa này còn nhiều. Ðây là nói về các sách phân tích, rút đại ý và bình giải về các kinh, chứ không nói đến các sách vốn được viết trong truyền thống Thiền học như các bộ ngữ lục, các tập chỉ nam về thiền hành. Khoa là phân ra từng đoạn và rút nói đại ý, còn sớ là chú thích về nghĩa lý của các đoạn văn. Các sách khoa sớ vì vậy cũng là những sách khoa được dùng một cách rộng rãi trong quần chúng. Thiền học Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ mười bốn đã dung hợp với việc học hỏi chương cú. Việc khắc bản Ðại Tạng Kinh thực hiện vào cuối thế kỷ thứ mười ba, đóng góp không ít vào phong trào Phật học đầu thế kỷ thứ mười bốn.

d) Ảnh hưởng Mật Giáo - Từ đầu thế kỷ thứ mười bốn trở đi, ảnh hưởng Mật Giáo dần dần được khôi phục. Ðại Tạng Kinh chùa Phổ Ninh được in lại vào cuối thế kỷ thứ mười ba, chắc hẳn có nhiều văn bản mới về Mật Giáo. Sự thịnh hành của Mật Giáo dưới triều nhà Nguyên chắc chắn cũng đã ảnh hưởng tới Phật Giáo Ðại Việt. Hốt Tất Liệt, người diệt nhà Tống để lập nhà Nguyên là người Mông Cổ. Mông Cổ trước đó đã từng chiếm cứ Tây Tạng và chịu ảnh hưởng Phật Giáo Tây Tạng là Lạt Ma Giáo. Hốt Tất Liệt sau khi thống nhất Trung Quốc đã tôn một vị Lạt Ma trẻ tuổi (chưa đầy 30 tuổi) tên là Phagspa (Phát Tư Ba) làm quốc sư và lấy Lạt Ma Giáo làm quốc giáo. Năm 1264, Phát Tư Ba được thống lãnh Tổng Chế Viện, năm 1288 được thống lãnh Tuyên Chính Viện, tức là cơ quan tối cao quản đốc mọi sự vụ liên hệ tới Phật Giáo, Lạt Ma Giáo và Tây Tạng. Lạt Ma Giáo trở nên quốc giáo, các vị Lạt Ma được che chở ưu đãi và sau đó nhiều vị trở nên hư hỏng. Ðiều này cũng đã ảnh hưởng n0hiều tới Phật Giáo Việt Nam trong thế kỷ thứ mười bốn.

Ta biết rằng năm 1318, một vị tăng sĩ Ấn Ðộ tên là Ban Ðể Ô Sa Thất phụng chỉ dịch kinh Bạch Tán Cái Thần Chú tại Ðại Việt. Ta cũng biết rằng vào thời đó có những vị tăng sĩ Lạt Ma Giáo người Tây Tạng và người Ấn Ðộ có mặt tại Ðại Việt. Thiền sư Huyền Quang chế tạo đài Cữu Phẩm Liên Hoa có thể xoay vần trong khi niệm Phật và trì chú. Thượng hoàng Anh Tông, Văn Huệ Vương, Uy Huệ Vương và nhiều người khác đã được thiền sư Pháp Loa làm lễ quán đĩnh 81, một nghi lễ Mật Giáo. Tuy nhiên ảnh hưởng của Mật Giáo không chỉ trực tiếp từ Lạt Ma Giáo. Ngay từ giữa thế kỷ thứ mười, thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ cũng đã được hành phương pháp trì chú đồng thời với phương pháp niệm Phật và tọa thiền. Mật Giáo đã từng được hưng thịnh trong đời Ðường và trong Thiền tông đã bắt đầu có những người áp dụng phương pháp trì chú. Từ thế kỷ thứ mười bốn trở đi, trong thiền môn đã sử dụng các thần chú Phật Ðỉnh Thủ Lăng Nghiêm, Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni, và nhiều thần chú ngắn khác. Ta nên biết Bát Nhã Tâm Kinh, một bản văn rất phổ thông trong thiền giới, đã được liệt vào hàng những thần chú. Bản văn này được kết luận bằng một câu thần chú “Gate, gate, paragate, Parasamgate, bodhi, svaha” (Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề, tát bà ha!). Các thần chú Thủ Lăng Nghiêm, Ðại Bi, Bát Nhã và mười bài thần chú khác trong đó có các bài Vãng Sinh Quyết Ðinh, Tiêu Tai Kiết Tường, Thất Phật Diệt Tội, được đưa vào trong thời khóa tụng niệm buổi sáng, và áp dụng trong thiền môn cho tới ngày nay. Truyện Tổ Gia Thực Lục có nói tới buổi tụng kinh của Huyền Quang và đại chúng và canh ba. Ðây chắc là một trong các thời khóa tụng niệm, trong đó yếu tố Tịnh Ðộ và Mật Giáo đã trở thành quan trọng.

Một khía cạnh khác của sự thực hành Mật Giáo cũng trở thành phổ thông và quan trọng trong Phật Giáo đời Trần: Ðó là việc tổ chức các trai đàn chẩn tế, gọi là “diệm khẩu phổ thí pháp hội” có nghĩa là những đại hội về Phật Pháp để bố thí thức ăn cho loài quỷ đói. Phép này được thực hành trên căn bản một tác phẩm tên là “Thí Chư Ngạ Quỷ Ẩm Thực Cập Thủy Pháp” do Bất Không (Amogha) dịch vào thế kỷ thứ tám, đời Ðường. Theo sự tích thì một đêm A Nam Tôn Giả, đệ tử Phật, thấy một con quỷ đói tên là Diệm Khẩu (Thực Xoa Nan Ðà dịch là Diện Nhiên) xin A Nan cho ăn cơm. A Nan về hỏi Phật, nhân đó Phật chỉ bày phương pháp thí thực cho ngạ quỷ tức là quỷ đói (kinh Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni). Phật đã dạy những câu đà la ni (thần chú) để tụng đọc trong lễ thí thực: đọc các thần chú này lên thì mỗi con ngạ quỷ đều có thức ăn để ăn. Người nào thực hành phép thí thực này thì phúc đức và mạng sống đều được tăng trưởng dài lâu. Phép tổ chức trai đàn thí thực này, theo Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư được du nhập vào Ðại Việt từ năm 1302 do một đạo sĩ tên là Hứa Tông Ðạo. Năm 1302., Pháp Loa tổ chức trai đàn chẩn tế ở núi Phổ Ninh trong cung cầu để cầu cho thượng hoàng Anh Tông sống lâu thêm, và trong dịp đó cũng làm lễ quán đỉnh cho Thượng Hoàng. Trong những trai đàn lớn, nghi thức chẩn tế được dùng làm nghi thức Du Già Khoa Nghi, đầy những ấn quyết va thần chú. Trong thiền môn, thời khóa tụng niệm buổi chiều thường có một nghi thức thí thực cô hồn ngắn, gọi là Mông Sơn Thí Thực Văn. Cả hai nghi thức đều mang nặng màu sắc Mật Giáo.

Sự kiện sách Phật Giáo Sự Ðạo Tràng Công Văn Cách Thức ấn hành năm 1299 cho biết những nghi lễ thọ giới, cầu an, cầu siêu, v.v... đã có nghi thức riêng biệt và những bản văn như sớ, tấu, điệp dùng trong các lễ lược ấy đã trở thành phổ thông.

---o0o---


TỔ CHỨC GIÁO HỘI


Phật Giáo đời Trần là Phật Giáo một tông phái hợp nhất và căn cứ quy tụ là núi Yên Tử. các vị quốc sư Phật Giáo đời Trần nhiều người phát xuất từ sơn môn Yên Tử, như Viên Chứng, Ðại Ðăng, Tông Cảnh, Bão Phác, :Phù Vân, Vô Trước và Quốc Nhất. Có ba vị quốc sư tuy không phải xuất phát từ Yên Tử: đó là các quốc sư Nhất Tông, Liễu Minh và Ðạo Nhất. Chùa Vân Yên (mà thời Lê đổi lại là chùa Hoa Yên) trên núi Yên Tử là quê hương tinh thần, là “đại bản sơn” của Phật Giáo Trúc Lâm. Hàng năm chùa có tổ chức kết hạ an cư ba tháng, và tăng sĩ bốn phương trở về tham dự rất đông, đến nổi phải cất thêm nhiều dãy nhà tạm để có đủ chỗ cư trú. Vị tăng sĩ nào trong thời đại ấy cũng ước ao được về kết hạ ba tháng trên núi Yên Tử. Ðời Trần có truyền lại cho ta câu ca dao: 

Dù ai quyết chí tu hành

Có về Yên Tử mới đành lòng tu.

Nhưng Yên Tử không thể thu nhận quá số người có thể thu nhận hàng năm. Giáo Hội Trúc Lâm đã tổ chức an cư tại các chùa lớn khác nhau như chùa Báo AÂn, Sùng Nghiêm, Vĩnh Nghiêm, Quỳnh Lâm, Thanh Mai, và Côn Sơn. Riêng chùa Vĩnh Nghiêm ở Lương Giang được chọn làm văn phòng trung ương của giáo hội, nơi cất giữ hồ sơ của tăng sĩ toàn quốc. Chính Pháp Loa năm 1313 đã tới đây làm việc để quy định mọi chức vụ của tăng sĩ trong giáo hội và kiểm tra tự viện. Trong đời Pháp loa, tăng sĩ đã có độ điệp, tức là một loại giấy thông hành dành riêng cho tăng sĩ. Vị tăng nào có độ điệp thì có thể di chuyển không bị trở ngại và khi đến chùa nào nếu xuất trình độ điệp thì có thể tiếp đón và ngủ lại ban đêm. Pháp Loa là người có độ điệp đầu tiên do Anh Tông ban năm 1308 sau khi nhận chức trú trì chùa Báo AÂn ở Siêu Loại, lúc Trúc Lâm còn sống. Tuy trụ sở trung ương đặt tại Vĩnh Nghiêm, Pháp Loa lại thường cư trú ở Báo AÂn và Quỳnh Lâm.

Chùa tháp được tạo dựng rất nhiều. Nho gia Lê Bá Quát viết trong một cái bia để ở chùa Thiện Phúc với những dòng sau đây, than phiền rằng dân chúng lập chùa quá nhiều mà không chịu lập trường học và văn miếu: “Cái thuyết họa phúc của nhà Phật mà sao cảm động được lòng người sâu sắc đến thế nhỉ? Trên từ vương công dưới đến thứ nhân, hễ nói đến việc bố thí cúng dường vào Phật sự thì dù hết tiền của cũng không tiếc. Ngày hôm nay được cúng tiền vào việc xây chùa dựng tháp thì lấy làm hân hoan như là ngày hôm mai sẽ được báo ứng tốt đẹp. Thế cho nên từ trong kinh thành cho đến ngoài châu, phủ, khắp nơi thôn cùng ngỏ hẻm, không cần ra lệnh mà cũng tuân theo, không bắt phải thề mà vẫn giữ đúng. Hễ chổ nào có nhà là có chùa Phật. Chùa hư nát thì sửa lại. Lâu đài chuông trống chiếm tới phân nửa dân cư. Sự hưng thịnh của đạo Phật quá dễ dàng mà sự hưng thịnh thì rất mực. Ta thuở trẻ đọc sách, khảo xét xưa nay cũng biết rõ ít nhiều về đạo của thánh nhân, dùng để giáo hóa người ta mà rốt cuộc chưa có thể gây được đức tin trong một làng. Từng dạo khắp núi sông, dấu chân đi hàng nửa thiên hạ, mà tìm nhà học và văn miếu chưa từng thấy ở đâu có. Do đấy ta rất lấy làm xấu hổ với tín đồ nhà Phật. Bèn viết ra đây để tỏ lòng ta.” (Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư ).

Sách Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ cũng có nói: “Các chùa như Hoàng Giang, Ðồng Cổ, An Sinh, Yên Tử, Phổ Minh, Ngọc Thanh... dựng lên nhan nhản khắp nơi; những người cắt tóc làm tăng ni nhiều bằng nữa dân số thường. Nhất làhuyện Ðông Triều, sự sùng thượng lại càng quá lắm: chùa chiền dựng lên, làng lớn có hơn mười chùa, làng nhỏ cũng chừng năm, sáu: ngoài bao bằng lũy, trong tô vàng son...” (Chuyện cái chùa hoang ở huyện Ðông Triều).

Số người cắt tóc làm tăng ni cũng nhiều bằng nửa số dân thường”.. Tuy sự thực không hẳn như vậy, nhưng quả thực số lượng tăng sĩ đời Trần chắc chắn là rất lớn. Chính vì tăng sĩ đông quá nên giáo hội Trúc Lâm mới tổ chức kiểm tra tự viện và làm sổ tăng tịch. Chính vì tăng sĩ đông quá mà Pháp Loa hạn chế tổ chức giới đàn, thọ giới ba năm một lần và mỗi lần như thế loại ra hàng ngàn thí sinh. Giáo hội Trúc Lâm sợ rằng nếu tăng sĩ đông quá mà không học tập và thủ trì giới luật thì tình trạng Phật Giáo sẽ nguy ngập cho nên đã cho in Tứ Phần Luật và tổ chức các lớp học tập về giới luật tăng sĩ. Tứ Phần Luật được khắc in lần thứ nhất 5.000 bản vào năm 1322, các vị cao tăng như quốc sư Tông Cảnh và quốc sư Bão Phác được triệu về để mở những lớp giảng dạy giới luật cho tăng sĩ. Số tăng ni được xuất gia năm 1313 (tức năm hạn chế việc độ tăng) đến năm 1329 - tức trong 16 năm, là 15.000 người. Ðó chỉ là số lượng người xuất gia trong khuôn khổ giáo hội Trúc Lâm, và đã được hạn chế. Như vậy mỗi kỳ có giới đàn, có khoảng 3.000 người được thọ giới. Ta không có con số về tăng sĩ thời đó, nhưng ta có thể nói rằng ít nhất số lượng tăng sĩ thời đó cũng là 30.000 vị. Tuyên Chính Viện nhà Nguyên cho biết hồi ấy ở Trung Quốc (năm 1291) có tới 213.418 tăng sĩ và 42.318 ngôi chùa. Tỷ số Ðại Việt có thể cao hơn tỷ số tăng sĩ nhà Nguyên.

Bất động sản được tặng dữ cho các chùa Báo AÂn, Quỳnh Lâm v.v... rất nhiều. riêng chùa Quỳnh Lâm đã có trên 1.000 mẫu, và nuôi tới 1.000 người làm ruộng. Lợi tức có lẽ đã được dùng vào việc Phật sự và tăng sự trong giáo hội. tuy nhiên, nếu không có sự ủng hộ của chính quyền thfi giáo hội đã không thể thực hiện được việc trùng san Ðai Tạng Kinh, công trình văn hóa lớn lao nhất của Phật Giáo đời Trần mà nay đã bị mai một. Ðại Tạng Kinh đời Trần đã được thực hiện trong 24 năm (1295-1319). Vua Anh Tông đã muốn bắt chước A Dục Vương ở Ấn Ðộ để trở thành một vị Nhân Vương Hộ Quốc. Vua đã nhờ Pháp Loa viết cho một cuốn sách dạy về đời sống của một quốc vương Bồ tát. Sách tên Hộ Quốc Nhân Vưong Nghi Quỹ. Vua chưa kịp xuất gia thì đã mất; nếu không giáo hội Trúc Lâm sẽ còn tiến xa hơn nữa trong đà phát triển nhập thế của nó.

---o0o---

VAI TRÒ VĂN HÓA VÀ CHÍNH TRỊ CỦA PHẬT GIÁO ÐỜI TRẦN


Ðặc tính của Phật Giáo Trúc Lâm là nhập thế: đạo Phật phụng sự cho đời sống: đời sống tâm linh giải thoát cũng như đời sống xã hội. Hai phương diện ấy của đời sống con người cần được liên hệ với nhau và bổ túc cho nhau. Quốc sư Viên Chứng đã nói rõ về những nguyên tắc hướng dẫn đời sống của một nhà chính trị Phật tử: “Ðã làm người phụng sự dân thì phải lấy cái muốn của dân làm của mình, phải lấy ý của dân làm của mình, trong khi đó không xao nhãng việc tu học của bản thân”. Trần Thái Tông nói rằng: nhà chính trị phải thực hiện đạo Phật trong xã hội (Giáo lý của đạo Phật chúng ta cần phải có các bậc tiên thánh để thực hiện trên đời - tựa Thiền Tông Chỉ Nam). Tuệ Trung “sống trong lòng thế tục, hòa ánh sáng của mình trong cuộc đời bụi bặm” (Thượng Sĩ Hành Trạng - Trúc Lâm ). Nhân Tông đi khắp thôn quê, phá trừ dâm từ, khuyên dân thực hành Thập Thiện... Những tự viện trên núi tổ chức ẩn cư và kết hạ nhưng vẫn có liên hệ đến đời sống văn hóa, xã hội và chính trị quốc gia.

Về phương diện văn hóa, Phật Giáo đời Trần đã có đóng góp lớn lao, Ưu điểm lớn nhất của Phật Giáo là tinh thần khoan dung và tự do. Phật Giáo không bao giờ chống đối và chỉ trích Nho Giáo và Lão Giáo. Phật Giáo đã để cho Nho Giáo và Lão Giáo tự do phát triển. Chính những Phật tử thuần thành nhất như Thái Tông và Thánh Tông đã mở rộng Nho Giáo. Năm 1253, Thái Tông lập Quốc Học Viện ở kinh sư và tạc tượng Chu Công, Khổg Tử, Mạnh Tử, cùng vẽ tranh 72 vị tiền hiền để thờ cúng. Thánh Tông đã cho hoàng đệ là Trần Ích Tắc mở trường dạy Nho học. Năm 1267, Thánh Tông chọn các nho sinh có học thức vững vàng để bổ nhiệm. Thái Tông mở các khoa thi năm 1232, 1247. Các khoa khác tiếp tục được tổ chức để kén chọn nhân tài. Nền giáo dục hồi đó còn mang tính cách từ chương. Kiến thức thực tế về đạo lý căn bản. Văn chương và cú pháp là thứ yếu. Trong không khí học tập tự do và cởi mở ấy, triều đinh đã đãi ngộ nhân tài và sĩ phu rất kính cẩn, cho nên người giỏi xuất hiện rất nhiều và sự học phát triển rất rộng. Nói về giới sĩ phu đời Trần, Lê Quý Ðôn đã viết trong Kiến Văn Tiểu Lục: “các vị ấy phẩm hạnh và thanh giới cao khiết, có tư cách người trí thức quân tử như đời Tây Hán, không phải kẻ tầm thường sánh được. Bởi vì nhà Trần đãi kẻ sĩ một cách khoan dung, không hẹp hòi, hòa vị mà có lễ phép, cho nên nhân sĩ thời ấy ai cũng biết tự lập, anh hào tuấn vĩ vượt ra ngoài lưu tục, làm cho quang vinh cả sử sách, không thẹn với Trời Ðất, há phải đời sau kịp được đâu”.

Chính các đặc tính khoan dung và mềm dẻo của văn hóa đời Trần mà vua quan cùng dân chúng đã đồng tâm cộng tác trong chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Văn học đời Trần rực rỡ và phản chiếu tinh thần từ ái, hòa đồng và thanh thoát của đạo Phật. Tinh thần ấy không đi đôi với sự khiếp nhược, yếm thế; trái lại đã đi đôi với tinh thần tự lực, tự cường và tiến thủ. Rất tiếc là nhiều sáng tác của Phật gia và Nho gia đời ấy đã bị nhà Minh thiêu hủy, nếu không thì gia tài văn học và tư tưởng của đời Trần để lại sẽ phong phú biết chừng nào. Văn học chữ Nôm được hình thành trong đời Trần. Chính trong các sớ điệp, tăng sĩ phải sáng tác những chữ Nôm để kê tên họ những người muốn cầu an, cầu siêu, thọ giới, và những người quá cố cần được siêu độ, do đó mà chữ Nôm ra đời. Trúc Lâm Ðiều Ngự và Huyền Quang đều có sáng tác bằng chữ Nôm và tác phẩm chữ Nôm của hai người còn truyền lại.

Nền văn hóa đời Trần mà đạo Phật là cốt tủy là một nền văn hóa độc lập. Vào hạ bán thế kỷ thứ mười bốn, có một số nho gia muốn thay đổi để bắt chước theo thể chế sinh hoạt văn hóa của Trung Hoa. Khi các nho thần Lê Bá Quát và Phạm Sư Mạnh yêu cầu vua Minh Tông thay đổi thể chế sinh hoạt văn hóa, vua trả lời “Nước ta đã có phép tắc nhất định, vả lại Nam Bắc phong tục khác nhau. Nếu theo lời của các ngươi, chỉ cốt cho thành tựu mưu chước thì chỉ sinh loạn ra thôi”. Vua Nghệ Tông cũng nói “Triều đình dựng nước tự có pháp độ riêng, không theo chế độ nhà Tống, là vì Nam Bắc đều là chủ nước mình, không cần bắc chước nhau. Khoảng năm Ðại Trị (thời Dụ Tông) kẻ học trò mặt trắng được dùng, không hiểu ý sâu xa của sự lập pháp cho nên đem pháp chế cũ của tổ tông thay đổi theo tục phương Bắc cả, như về y phục, nhạc chương, không kể hết. Từ nay, chính trị buổi đầu phải trở lại theo đúng lệ cũ đời Khai Thái (đời Minh Tông)”. Ta thấy Phật Giáo thời đó duy trì tính cách độc lập văn hóa, còn Nho gia bắt đầu muốn Tống hóa nền văn hóa quốc gia Ðại Việt. Thời này, nho gia đã bắt đầu công kích Phật Giáo rồi.

Văn học đời Trần thấm nhuần tính cách dung hợp và khai phóng của đạo Phật. Nền học vấn đời Trần không bị ràng buộc bởi khoa cử; chính sách tôn giáo của nhà Trần là một chính sách tự do và bình đẳng; giới sĩ phu dù xuất thân từ truyền thống tôn giáo nào cũng được triều đình đãi ngộ rất hậu. Ðó là những nguyên nhân khiến cho văn học đời Trần giàu có, sáng rỡ và đầy ý thức tự tin. Thi ca đời Trần chịu ảnh hưởng Thiền học sâu đậm: các thi sĩ nhiều người nhìn sự vật bằng cái nhìn của người biết tĩnh tâm thiền quán.

Thi phú bằng chữ Nôm xuất hiện trong thiền môn rất sớm.Nguyễn Thuyên làm bài văn tế cá sấu, được vua Nhân Tông ban cho họ Hàn. Các tác phẩm Nôm của Hàn Thuyên, của Nguyễn Sĩ Cố và của Chu Văn An hiện nay đều bị thất truyền. Nhưng Trúc Lâm Ðiều Ngự, người đã ban họ Hàn cho Nguyễn Thuyên, đã để lại hai tác phẩm Nôm: một bài phú tên là Cư Trần Lạc Ðạo và một bài ca tên là Ðắc Thú Lâm Tuyền Thành Ðạo Ca, và Huyền Quang đã để lại một bài phú: Vịnh Vân Yên Tự. Ðiều này chứng tỏ thơ phú bằng chữ Nôm đã được khởi đầu trong giới thiền gia. Một bài thơ của vị tăng sĩ trú trì chùa Yên Quốc viết vào cuối đời Trần ca tụng chí khí của Nguyễn Biểu 82 chứng tỏ thơ Nôm trong thiền môn cuối đời Trần đã lên tới trình độ ngang với thơ Hán.

Chói lọi một vầng tuệ nhật

Ùn ùn mấy đóa tường vân

Tam giới soi hòa trên dưới

Thập phương trải khắp gần xa

Giải thoát lần lần nghiệp chướng

Quang khai chốn chốn mê tân83

Trần quốc xảy vừa mạc tạo

Sứ hoa bỗng có trung thần

Vàng đúc lòng son một tấm

Sắt rèn tiết cứng mười phân

Trần kiếp vì đâu gian khổ?

Phương hồn đến nỗi trầm luân!

Tế độ dặn nhờ từ phiệt84

Chân linh ngỏ được phúc thần85

Tăng sĩ đời Trần không trực tiếp đóng góp vào sự nghiệp chính trị nhưng Phật Giáo đã là một yếu tố liên kết nhân tâm quan trọng. Tinh thần Phật Giáo đã khiến cho các nhà chính trị đời Trần áp dụng những chính sách bình dị, thân dân và dân chủ. Ta nhớ lại hồi linh cữu Nhân Tông quàn tại điện Diên Hiền: quần chúng hàng vạn người tràn vào sân, thềm và trong điện, đến nỗi không thể không thể khởi hành đám rước được. Phương pháp mà triều thần nhà Trần áp dụng để giải tán bớt số đông là tổ chức từng đám hát đây đó trong cung điện để thu hút quần chúng đi ra. Năm 1284, trước thế xâm lăng vũ bão của quân Nguyên, Nhân Tông đã triệu tập Hội Nghị Diên Hồng. Người tới dự Hội Nghị là ai? Không phải các vương thần, mà là các bô lão đáng kính trong dân gian. Vua Nhân Tông mỗi khi đi ngoài đường gặp gia nhân các vương thần thì hay dừng lại hỏi han, không cho vệ sĩ nạt nộ họ. Vua nói “Lúc thái bình thì nhờ có thị vệ tả hữu, mà lúc nước nhà lâm nạn, thì chính những người gia nhân ấy đi theo bảo vệ”.

Một hôm có người dâng sớ báo cáo với vua Minh Tông là trong dân gian có những người lang thang tới già cũng không có tên trong sổ, không chịu thuế dịch, sai phái tạp dịch cũng không chịu đến. Vua nói: “Nếu không có người như thế thì sao có thể gọi là đời thái bình? Ngươi muốn ta trách phạt họ thì có được việc gì không?” những năm mất mùa, nhiều người bệnh tật, triều đình hay khuyến cáo những nhà giàu dâng thóc gạo để triều đình phát chẩn tế cho dân nghèo, và ban tước phẩm cho những nhà giàu dâng thóc gạo. Triều đình còn sai người chế thuốc để phát cho người bệnh. Năm 1362, vua ngự ở phủ Thiền Trường, nhân dân ai đói và bệnh có thể đến đấy để xin hai viên thuốc Hồng Ngọc Sương, hai tiền và hai thăng gạo. Ta hãy nhớ chuyện Hoàng Cự Ðà không được ăn xoài và chuyện vua Thánh Tông đốt tài liệu xin hàng của các quan để thấy thái độ khoan dung của các vua Trần. “Vua Thái Tông một hôm bảo các quan hầu cận ăn xoài, Hoàng Cự Hà không được ăn. Ðến khi quân Nguyên đến bến Ðông, Cự Ðà ngồi thuyền nhẹ trốn đi. Ðến Hoàng Giang gặp hoàng thái tử đi thuyền ngược lên. Cự Ðà tránh sang bờ bên kia, thế thuyền đi rất gấp. Quan quân hô to hỏi quân Nguyên ở đâu? Cự Ðà trả lời không biết, hãy hỏi bọn ăn xoài ấy! Sau khi phá được giặc, thái tử xin trừng phạt Cự Ðà để răn đe những kẻ làm tội bất trung. Vua nói: “Cự Ðà tội đáng chết cả họ: song đời xưa có việc Dương Chân không được ăn thịt dê đến nỗi làm quân nước Trịnh bị thua. Việc của Cự Ðà là lỗi của ta; tha cho tội chết, cho đánh giặc để chuộc tội” (Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư ). Còn đây là chuyện Thánh Tông đốt tài liệu hàng giặc của các quan: Khi quân Nguyên đang mạnh, triều thần lắm kẻ hài lòng, có giấy tờ giao thiệp với giặc. Sau giặc thua chạy về Bắc, triều đình bắt được một tráp biểu hàng của các quan. Ðình thần muốn lục ra để trị tội, nhưng thượng hoàng nghĩ rằng làm tội những kẻ tiểu nhân cũng vô ích bèn sai đem đốt cả tráp đi, cho yên lòng mọi người.

Chính Nhân Tông đã sử dụng được tiềm năng của Phật Giáo để phục vụ cho chính trị. Sự kiện xuất gia của vua, cũng như những năm hành đạo trong dân gian của vua, đã khiến Giáo Hội Phật Giáo Trúc Lâm trở nên một lực lượng tôn giáo hùng mạnh yểm trợ cho triều đại. Anh Tông sau khi nhường ngôi cho Minh Tông cũng có ý định xuất gia để nối tiếp sự nghiệp của Nhân Tông, nhưng chưa thực hành được thì đã mất. Một điều ta nên ghi nhận là những ông vua ấy tuy muốn sử dụng tiềm lực Phật Giáo để liên kết nhân tâm, nhưng không phải vì vậy mà giả danh Phật tử. Họ là Phật tử chân chính và có ý nguyện phụng sự đạo Phật một lần vứoi sự hụng sự quốc gia và triều đại của họ.

---o0o---


PHỤ LỤC - CÁC PHỤ BẢN


01.Người quỳ chân đèn, đồng, di chỉ Lạch Trường, Thanh Hóa thế kỷ VI-II trước công nguyên. (Ảnh chụp lại: Tố Như).

02.Chùa Dâu, (Diên Ứng tự hoặc Pháp Vân tự) tại Trung Tâm Luy Lâu xưa, nay thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, Hà Bắc (Ảnh: Tố Như).

03.Lá Bồ Ðề trang trí hình rồng, đất nung, tìm thấy ở khu vực Thăng Long (Hà Nội). (Ảnh: Tố Như).

04.Nữ thần Kinnari, tượng đá, chùa Phật Tích (Vạn Phúc tự) Tiên Du, Bắc Ninh, Hà Bắc, 1066, (Ảnh chụp lại: Tố Như).

05.Hình rồng chạm đá, chùa Phật Tích (Vạn Phúc tự) ở Bắc Ninh, Hà Bắc, 1066, (Ảnh chụp lại: Tố Như).

06.Thiền sư Từ Ðạo Hạnh - tượng gỗ, phủ sơn, chùa Thầy (Thiên Phúc tự) ở Sài Sơn, Sơn Tây, Hà Tây, khởi tạo: thế kỷ XI (Ảnh: Tố Như).

07.Tòa Thủy Ðình ở hồ phía trước chùa Thầy (Thiên Phúc tự) ở Sơn Tây. Chùa khởi tạo thế kỷ XI (Ảnh: Tố Như). 

08.Mặt trước chùa Thầy (Thiên Phúc Tự), ở Sài Sơn, Sơn Tây, Hà Tây. Chùa khởi tạo thế kỷ XI. (Ảnh: Tố Như).

09.Cầu đá có mái ngói, dựng hai bên chùa Thầy (Ảnh : Tố Như).

10.Chùa Một Cột (Diên Hựu tự), Hà Nội. Chùa khởi công 1049. (Ảnh: Tố Như).

11.Thiền sư Minh Không, tượng gỗ, đền Lý Quốc Sư ở Hà Nội. Ðền khởi tạo thế kỷ XI. (Ảnh: Tố Như).

12.Ðức Phật, tượng đá, chùa Phật Tích (Vạn Phúc tự), ở Tiên Du, Bắc Ninh, Hà Bắc. 1066 (Ảnh: Lê Cường).

13.Tháp chùa Phổ Minh, ngoại thành Nam Ðịnh, Nam Hà, 1308. (Ảnh: Tố Như).

14.Tháp Huệ Quang, chùa Hoa Yên núi Yên Tử, Quảng Ninh, 1308 (Ảnh: Tố Như).

15.Ðiều Ngự Giác Hoàng, tượng đá, tại tháp Huệ Quang, chùa Hoa Yên, núi Yên Tử, Quảng Ninh, khởi tạo thời Trần.

16.Huyền Quang, tượng đá, tại tháp Ðăng Minh, chùa Côn Sơn, Chí Linh, Hải Dương, Hải Hưng. Tháp và tượng khởi tạo: 1334. (Ảnh: Tố Như).

17.Tháp Bình Sơn, đất nung, chùa Vĩnh Khánh ở Lập thạch, Vĩnh Yên, Vĩnh Phú, thế kỷ XIV. (Ảnh chụp lại: Tố Như).

18.Tam Thế Quan Thế Âm Bồ Tát, tượng gỗ phủ sơn, chàu Thầy (Thiên Phúc tự) Sài Sơn, Sơn Tây, Hà Tây, thế kỷ XVIII (Ảnh: Lê Cường).


 

---o0o---


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Hán Văn
01.Thuyền Uyển Tập Anh Ngữ Lục

02.Trùng Khắc Ðại Nam Thiền Uyển Truyền Ðăng Tập Lục, Phúc Ðiền hiệu khảo và san khắc.

03.Thiền Ðiển Thống Yếu Kế Ðăng Lục, Như Sơn

04.Khóa Hư Lục, Trần Thái Tông.

05.Tam Tổ Thực Lụcư

06.Trần Triều Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục

07.An Tử Sơn Trúc Lâm Trần Triều Thiền Tông Bản Hạnh, Chân Nguyên

08.Tam Tổ Hành Trạng, Ngô Thì Nhậm.

09.Ðại Chân Viên Giác Thanh, Ngô Thì Nhâm, Hỉa Hòa và Hải Âu

10.Việt Nam Phật Ðiển Tùng San, Hội Phật Giáo Bắc Kỳ xuất bản

11.Ðạo Giáo Nguyên Lưu, An Thiền

12.Cổ Châu Pháp Vân Phật Bản Hạnh Ngữ Lục, Viên Chiếu giải nghĩa

13. Cổ Châu Tứ Pháp Cổ Lục

14.Thánh Tổ Thực Lục

15.Kiến Văn Tiểu Lục, Lê Quý Ðôn

16.Ðại Việt Sử Ký, Lê Văn Hưu

17.Ðại Nam Nhất Thống Chí, Cao Xuân Dục

18.An Nam Chí Lược, Lê Tắc

19.Ðại Việt Thông Sử, Lê Quý Ðôn

20.Khâm Ðịnh Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Quốc Sử Quán triều Nguyễn 

21.Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, Phan Huy Chú

22.Lịch Nam Chích Quái Truyện, Trần Thế Pháp

23.Việt Ðiện U Linh Tập, Lý Tế Xuyên

24.An Nam Chí [Nguyên], Cao Hùng Trưng

25.Hoàng Việt Thi Tuyển, Bùi Huy Bích

26.Hoàng Việt Văn Tuyển, Bùi Huy Bích

27.Toàn Việt Thi Lục, Lê Quý Ðôn

28.Việt Âm Thi Tập, Phan Phu Tiên

29.Việt Sử Lược

30.Phật Giáo Nam Lai Khảo, báo Nam Phong số 128, phần Hán Văn

31.Ðại Việt Lịch Triều Ðăng Khoa Lục, Ngô Sĩ Liên (?)

32.Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, Ngô Sĩ Liên

33.Nam Ông Mộng Lục, Lê Trừng

34.Tang Thương Ngẫu Lục, Phạm Ðình Hổ

35.Ngô Gia Thế Phổ, Ngô Giáp Ðậu

36.Thánh Ðăng Ngữ Lục

37.Vân Ðài Loại Ngữ, Lê Quý Ðôn

38.Chư Kinh Nhật Tụng, bản khắc chùa Vĩnh Khánh, Hải Dương

39.Lý Hoặc Luận, Mâu Tử

40.Lục Ðộ Tập Kinh, Khương Tăng Hội

41.An Ban Thủ Ý Kinh, Khương Tăng Hội để tựa và chú sớ với Trần Tuệ

42.Pháp Cảnh Kinh, Khương Tăng Hội chú sớ và đề tựa

43.Ðạo Thọ Kinh , Khương Tăng Hội chú sớ và đề tựa

44.Tứ Thập Nhị Chương Kinh

45.Tượng Ðầu Tinh Xá Kinh, Tỳ Ni Ða Lưu Chi dịch

46.Cao Tăng Truyện, Huệ Hạo

47.Tục Cao Tăng Truyện, Ðạo Tuyên

48.Tống Cao Tăng Truyện, Tâm Ninh

49.Xuất Tam Tạng Ký Tập, Tăng Hựu

50.Khai Nguyên Thích  Giáo Lục, Trí Thăng

51.Thích Thị Thông Giám, Bản Giác

52.Phật Tổ Lịch Ðại Thông Tải, Niệm Thường

53.Phật Tổ Thống Kỷ, Chi Bàn

54.Ðại Ðường Cầu Pháp Cao Tăng Truyện, Nghĩa Tịnh

55.Tín Tâm Minh, Tăng Xán

56.Lâm Tế Lục

57.Bích Nham Lục

58.Minh giác Thiền Sư Ngữ Lục

59.Vĩnh Minh Trí Giác Thềin Sư Duy Tâm Quyết, Diên Thọ

60.Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy, Ðức Huy trùng biên

61.Vĩnh Gia Chứng Ðạo Ca, Huyền Giác

62.Vô Môn Quan

63.Hán Ngụy Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều Phật Giáo Sử, Thang Dụng Hình, Thượng Hải, 1938

64.Tứ Thập Nhị Chương Kinh Ðạo An Kinh Lục Khuyết Tải Chi Nguyên Nhân, Yên Kinh Học Báo số 18 của Vương Duy Thanh, năm 1935

65.Lương Nhậm Công Cận trước Ðệ Nhất Tập, Lương Khải Siêu, Thượng Hải, 1925

66.Hồ Thích Luận Học Cận Trước, Hồ Thích, Thượng Hải, 1935

67.Ngụy Tấn Chi Thanh Ðàm, Phạm Thọ Khương, Thượng Hải, 1936

68.Trung Quốc Tư Tưởng Thông Sử, Hầu Ngoại Lư, Bắc Kinh, 1950

69.Ðường Ðại Tam Giáo Giảng Luận Khảo, La Hương Lâm, báo Ðông Phương Văn Hóa số 1, năm 1954

70. Ðường Ðại Phật Giáo Ðối Chính Trị Chi Ảnh Hưởng, Hoàng Thanh Phù, Hương Cảng, 1959

71.Tân Nguyên Ðạo, Phùng Hữu Lan, Hương Cảng, 1961 

72.Trung Quốc Thiền Tổ Sư Truyện, Tằng Phổ, Hoa Quang Thư Xã, Ðài Bắc, Thượng Hải 1930

73.Hồ Thích Vân Tồn Tam Tập, Hồ Thích, Thượng Hải, 1930

74.Trung Quốc Tông Giáo Tư Tưởng Sử Ðại Cương, Vương Trị Tâm, Trung Hoa Thư Cục, Thượng Hải.

---o0o---

Nhật Văn

75.Seiiki no Bukkyo, HataniRyotai, Kyoto, 1914

76.Kan-Min guhosetsu nendaiko, Matrsumot, Báo Toyo gakuho số 14, 1943

77.Shijunihokyo Seiritsu nendaiko,  Matrsumoto, Báo Toho gakuho số 14, 1943

78.Shina Bukkyo seishi, Sukaino Koyo, Tokyo, 1935

79.Boshi riwaku no jutsusaku nendai kO, Matsumoto, báo Toho gakuho, số 12 năm 1941

80.Chugoku Bukkýohi, Michibata Tyoshu, Kyoto, 1958

81.Shina Ju Do Butsu Sangyo Shiron, Kubota Ryoon, Tokyo 1931

---o0o---

Pháp và Anh văn

82.Le Bouddhisme en Annam, des Origines au 13è siècle, Trần Văn Giáp

83.Le Bouddhisme au Viet Nam, Mai Thọ Truyền, Saigon, 1962

84.Zen Bouddihismj and Nationalism in Viet Nam, Thích Thiên Ân, Los Angeles, 1973

85.Les deux sources du Bouddhisme Vietnamien, sex rapports avec l’Inde et la Chine, Trần Văn Giáp,  BEFEO

86.Les Empereurs d'Anam et le Bouddhisme, Trần Văn Giáp, BEFEO

87.Le Clergé et les temples bouddhiques au Tonkin, G. Dumoutier, Revue Indochinoise

88.Croyaces et pratiques religieuses des Annamites, L. Cadière

89.Vietnam: lotus in a seoa of fire, Thich Nhat Hanh, New York. 1967

90.Le Royaune du Champa, Henri Maspéro

91.L’Art Vietnamien, Louis Bezacier, Paris, 1955

92.History of Buddhist Thought, E.J. Thomas, London, 1933

93.Les Religions Chinoises, Henri Maspéro, Paris, 1950.

94.A Short Hirtory of Chinese Philosophy, Phùng Hữu Lan, New York, 1948

95.Communautés et Moines Bouddhistes Chiois au IIè IIIè siècles, H. Maspéro, BEFEO, X, 1910

96.Les Qrigines de la Communauté Bouddhiste de Lo Yang, H. Maspéro, Jounal Asiatique, số 225, năm 1934.

97.Meou tseu ou les Doutes Levé, P.Pelliot, T’oung Pao 1918-1919

98.Le Fou-nan, P.Peliot, BEFEO, III

99.Mémoire composé à l’époque des Tang sur les religieux éminents qui allèrent chercher la Loi dans les pays d'Occident, Nghĩa Tịnh, Paris, 1894

100.Cultes et Religions de l’Indochine annamite, G. coulet, Saigon, 1929/

101.Les Soge et l’Ambassade de l’Empereur Ming, étude critique des souces, H. Maspéro, BEFEO, X

102.The Buddhist Conquest of China, E Zurcher

103.La pénétation du Bouddhisme dans la tradition  phhilosophique Chinoise,P. Démiéville, Cahiers d'Histoire Modiale, số 1, năm 1956

104.The Cẻntal Phillosophy of Buddhism, R.V. Murti, Lodon, 1955

105.Buddhism in China, Kenneth Ch’en, Princeton, 1964.

106.Chinese Buddhism during the Fourth and Fifth Centuries Liebenthal, Monumenta Nipponica, số 1 năm 1955

107.Histoire de l’Extrême Orient, R. Grousset, Paris, 1929

108.Le protectora général d'Annam sous les T’ang, H. Maspéro, BEFEO,X

109.Première étude sur les sources Annamites de l’histoire d’annam, P. Pelliot et L. cadière, BEFEO, IV

110.Essais sur le B ouddhisme Zen, D.T. Suzuki, Paris, 1940

111.Clefs Pour le Zen, Thich Nhat Hanh, Paris, 1973

112.Idealistic Thought of India, P.T. Raju, London, 1953

113.Entretiens se Lin Tsi, P. Démiéville, Paris, 1972

114.Emptiness, a study in Religions Meaning, F.J. Streng, Nashville, 1967

115.Bu;ddhist Thought in  India, Edward Conze, London, 1962

116.The Large Sutra on Perfect Wisdom, E. Conze, London, 1961

117.Indochine, carrefour des Arts, B.P. groslier, Paris, 1960

118.L’Art du Bouddhisme, D. seckel, Paris, 1962

119.A critical Survey of Indian Phitosophy, C. Charma,  New Delhi, 1960
 
 

---o0o---



Quốc Văn

120.Thiền Học Trần Thái Tông, Nguyễn Ðăng Thục, Sài Gòn, 1971

121.Phương án Việt Nam, Từ Khởi Nguyên Ðến Thế  Kỷ XIII, Trần Văn Giáp, Tuệ Sĩ dịch, Sài Gòn, 1968

122.Việt Nam Cổ Văn Học Sử, Nguyễn Ðồng Chi, Hà Nội,1942

123.Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, Mật Thể, Hà Nội, 1944

124.Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim, Hà Nội, 1928

125.Văn Học Ðời Trần, Ngô Tất Tố,Sài Gòn, 1960

126.Văn Học Ðời Lý, Ngô Tất Tố,Sài Gòn, 1960

127.Lý Thường Kiệt, Hoàng Xuân Hãn, Hà Nội, 1949

128.Lĩnh Nam Chích Quái, Lê Hữu Mục dịch và dẫn nhập, Sài Gòn, 1961

129.Việt Ðiện UBND Linh Tập, Lê Hữu Mục dịch và dẫn nhập, Sài Gòn, 1961

130.Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục, Trúc Thiên dịch, Sài Gòn, 1971

131.Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, Cao huy Giu dịch, Ðào Duy Anh hiệu đính, chú giải và khảo chứng, Hà Nội, 1971

132.Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam, Nguyễn Ðổng Chi, Hà Nội, 1972

133.Thiền Học Việt Nam, Nguyễn Ðăng Thục, Sài Gòn, 1967

134.Nam Mươi Nam Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam, Thích Thiện Hoa, Sài Gòn, 1971

135.Phật Giáo Việt Nam Ngày Nay, Thích Thiện Hoa, Sài Gòn, 1971

136.Hoa Sen Trong Biển Lửa, Nhất Hạnh, Sài Gòn, 1967

137.Kiến Trúc Phật Giáo Việt Nam, tập I, Nguyễn Bá Lăng, Sài Gòn, 1972

138.Tam Tổ Hành Trạng, Trần Tuấn Khải dịch, Sài Gòn, 1971

139.Ðạo Phật Ði Vào Cuộc Ðời¸, Nhất Hạnh, Sài Gòn, 1964

140.Ðạo Phật Hiện Ðại Hóa, Nhất Hạnh, Sài Gòn, 1963

141.Phật Giáo Và Nền Văn Hóa Việt Nam, Thích Mân Giác, Sài Gòn, 1967

142.Phật Giáo Thuở Xưa Và Ngày Nay, Trần Trọng Kim, Sài Gòn, 1953

143.Tăng Già Việt Nam, Trí Quang, Hà Nội

144.Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, Kimura Taiken, Thích Quảng Ðộ dịch, Sài Gòn, 1969

145.Sứ Mệnh Gia Ðình Phật Tử, Người Áo Lam, Sài Gòn, 1965

146.Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm, Hà Nội, 1942

147.Việt Nam Thiền Tông Thế Hệ, Ðồ Nam Tử, báo Ðuốc Tuệ

148.Ðạo Phật Ngày Mai B’su Danglu, Sài Gòn  1970

149.Ðạo Phật Việt Nam Và Hướng Ði Nhân Bản Ðích Thực, Thạch Ðức, Sài Gòn, 1970

150.Việt Nam Văn Học Sử Trích yếu, Nghiêm Toản, Hà Nội, 1949

151.Việt Nam Văn Hóa Sử Cương, Ðào Duy Anh, Huế 1938

152.Việt Hán Văn Khảo, Phan Kế Bính, Hà Nội, 1938

153.Công cuộc đấu tranh của Phật Giáo Việt Nam từ Phật Ðản đến Cách Mạng 1963, Quốc Tuệ, Sài Gòn, 1964

---o0o---



Tạp Chí Quốc Văn

154.Ðuốc Tuệ, Từ 1935

155.Tiếng Chuông Sớm, từ 1935

156.Viên Âm, từ 1932

157.Từ Bi Âm, từ 1932

158.Tam Bảo, từ 1937

159.Lục Tỉnh Tân Văn

160.Duy Tâm, từ 1935

161.Tiến Hóa

162.Bát Nhã Âm, từ 1936

163.Nam Phong

164.Pháp Âm, từ 1937

165.Phật Giáo Việt Nam, từ 1956

166.Liên Hoa, từ 191959

167.Hải Triều Âm, từ 1964

168.Thiện Mỹ, từ 1965 

---o0o---

BẢNG TÊN

A
An Ban Thủ Ý Kinh

An Hoặch Sơn

An Huyền

An Lạc Tăng Viện

An Long Tự

An Nam Chí Lược

An Nam Chí {Nguyên}

An Nam Tú Ðại Khí

An Nhiên

An Sinh Vương Trần Liễu

An Tâm


An Thế Cao

An Tử Sơn

An Tử Sơn Trúc Lâm Trần Triều Thiền Tông Bản  Hạnh

Ấm Trì Nhập Kinh

Ẩn Không
 

B
Bách Trượng Hoài Hải 

Bách Trượng Thanh Quy

Bạch Mã Tự

Bạch Tán Cái Thần Chú Kinh

Ban Ðể Ða Ô Sá Thất Lợi

Bản Sinh Kinh

Bản Sự Kinh

Bản Tịnh

Bản Tịch

Báo Ân Tự

Bảo Giác

Bảo Giám

Bảo Huệ Quốc Mẫu

Bão Phác

Bảo Sát


Bảo Tính

Bảo Từ Hoàng Thái Hậu

Bảo Vân Công Chúa

Bát Nhã


Bát Nhã Tâm Kinh Khoa Sớ

Bát Thiên Tụng Bát Nhã

Bắc Ninh Phong Thổ Tạp Ký

Bắc Tông

Bất Ngữ Thông

Bì Nghiệp

Biến Chiếu Tôn

Bích Nham Lục

Bích Phong Trưởng Lão

Biện Tài

Bình Ðẳng Lễ Sám Văn

Bình Sơn Tháp

Bố Cái Ðại Vương

Bố Chính

Bồ Sơn

Bồ Ðề Ðạt Ma



Bồ Ðề Thất Lý

Bồ Tát Hiệu Sám Hối Văn

Bộc Tuyền Tập

Ca Diếp Ma Ðằng

Cam Lộ Ðường

Cảm Thành

Cảnh Dã Hoàng Dương

Cảnh Huy

Cảnh Ngung

Cao Biền

Cao Tăng Truyện

Cao Vương Duy Cảo 

Cát Ðằng Tập

Chân Giám

Chân Giáo Tụ

Chân Huyền

Chân Không

Chân Lạp

Chân Nghiêm

Chân Nguyên Tuệ Ðăng

Chân Trú

Chi Cương Lương

Chi Cương Lương Tiếp

Chi Khiêm

Chi Na Phật Giáo Tinh Sử

Chi Cương Lương Lâu

Chế Chí

Chế Chỉ Tự

Chế Mân

Chiêm Thành

Chiêu Thánh Công Chúa

Chiêu Từ Hoàng Thái Phi

Chúng Thiện Tự

Chư Ðạo Tràng Khánh Tán Văn

Chư Phẩm Kinh

Chư Phật Tích Duyên Sự

Chử Ðồng Tử

Cổ Châu Pháp Vân Phật Bản Hạnh Ngữ Lục

Cổ Pháp

Côn Sơn


Công Án

Công Văn Tập

Cư Trần Lạc Ðạo Phú

Cương Lương Lâu Chí

Cứu Chỉ

Cửu Phẩm Ðài

D

Di Lan Ðà Vấn Ðạo Kinh



Diên Hựu Tự

Diên Thọ

Diệu Nhân Ni Sư

Diệu Thuần

Dự Chương

Dược Sư Thập Nhị Nguyện Văn

Dưỡng Chân Trang

Dưỡng Ðức Ðiện

Dưỡng Phúc Tự

Ðại Bát Niết Bàn Kinh

Ðại Bi Tự

Ðại Cổ Việt

Ðại Năng

Ðại Ðiên

Ðại Ðường Cầu Pháp Cao Tăng Truyện

Ðại Hương Hải Aán Thi Tập

Ðại Tạng Kinh

Ðại Tham

Ðại Thắng Tư Thiên Tháp

Ðại Thừa Ðăng

Ðại Thừa Phương Quản Tổng Trì Kinh

Ðại Trí Ðộ Luận

Ðại Tuệ Ðộ Luận

Ðại Tuệ Ngữ Lục

Ðại Từ Tại Thiên Vương

Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư 

Ðại Việt Thông Sử

Ðại Xả


Ðàm Ma Ca La

Ðàm Thuận

Ðàm Thiên

Ðạo Giáo Nguyên Lưu

Ðạo Hành Bát Nhã Kinh

Ðạo Hạnh

Ðạo Huệ

Ðạo Lâm


Ðạo Tuệ

Ðạo Nhất 

Ðạo Si

Ðạo Thụ Kinh



Ðạo Tiềm

Ðạo Tín


Ðạo Tuyên

Ðạo Viên

Ðạt Ma Ðề Bà

Ðắc Thú Lâm Tuyền Thành Ðạo Ca

Ðặng Trung Tử

Ðịa Lý


Ðiều Ngự

Ðinh Tiên Hoàng

Ðịnh Giác

Ðịnh Hương

Ðịnh Không 

Ðịnh Tuệ

Ðỉnh Nhữ Hài

Ðỗ Ðô


Ðỗ Thường

Ðỗ Vũ


Ðộ Môn Trợ Thành Tập

Ðối Cơ


Ðốn Ngộ

Ðông Cứu Sơn

Ðông Cứu Tự

Ðông Ngô 

Ðông Sơn Tự

Ðồng Kiên Cương

Ðộng Ðình Ngữ Lục

Ðức Huy


Ðức Sơn

Ðức Thành

Ðường Chí
 

G

Giác Hải



Giác Hạnh Tự

Giác Hoàng

Giải Thoát Thêin

Giao Chỉ

Giới Am Ngâm

Giới Châu

Giới Ðịnh Tuệ Luận

Giới Không 

Giới Minh

Giới Sắc Văn

Giới Sát Sinh Văn

Giới Thâu Ðạo Văn

Giới Tửu Văn

Giới Viên

Giới Vọng Ngữ Văn
 

H

Hà Trạch



Hải Ấn

Hải Chiếu

Hán Hiếu Ðế

Hán Hoàn Ðế

Hán Minh Ðế

Hán Linh Ðế

Hán Ngụy Lưỡng Tán Nam Bắc Triều Phật Giáo Sử

Hàn Thuyên

Hầu Nhân Bảo

Hậu Hán Thư

Hiện Quang

Hoa Dương Công Chúa

Hoa Nam Tự

Hoa Yên Tự

Hoa Lưu Cư Sĩ

Hóa Hồ Kinh

Hòa An Tự

Hoài Ninh Hầu

Hoàng Bích

Hoàng Lão

Hoàng Phúc

Hoàng Việt Thi Tuyển

Hoàng Thừa

Hoằng Minh Tập

Hoằng Nhẫn

Hoàng Tế

Hồ Thích

Hồ Thích Luận Học Cận Trước

Hộ Quốc Nhân Vương Nghi Quỹ

Hộ Thánh Tự

Hồng Chung Văn Bỉ Ký

Huệ Diệm

Huệ Duyên

Huệ Năng

Huệ Nghiêm

Huệ Nguyên

Huệ Sinh

Huệ Viễn

Huệ Tuệ

Huệ Thắng

Hùng Vương

Huyền Giác

Huyền Quang

Huyền Trang

Huyền Trân Công Chúa

Hứa Xương Tự

Hưng Ninh Vương

Hương Sơn

Hương Tràng

Hữu Cú Vô Cú


 

K

Kết Duyên Quán Ðỉnh



Khai Quốc Tự

Khai Nguyên Thích Giáo Lục

Khâm Minh Từ Thiện Ðại Vương

Khánh Hỷ

Không Lộ

Khóa Hư Lục

Khuê Thám

Khuông Việt Ðại Sư

Khuy Xung

Khương Cư

Khương Tăng Hội

Kiên Ðức

Kiến Nghiệp

Kiến Sơ Tự

Kiến Văn Tiểu Lục

Kim Cương Giới

Kim Cương Kinh

Kim Cơng Tam Muội Kinh Tự

Kim Cương Tam Muội Chú Giải

Kim Cương Thừa

Kim Cương Trường Ðà La Ni Kinh Khoa Chú

Kim Cương Ðồng Tử

Kim Xỉ

Kỳ Lân Viện  


 

L
La Quý An

Lạc Dương

Lạc Hầu


Lạc Tướng

Lạc Vương

Lại Toản

Lâm Sơn


Lăng Già Kinh Khoa Sớ

Lăng Già Tháp

Lâm Tế

Lâm Tế Lục



Lê Ðại Hành

Lê Quý Ðôn

Lê Trắc (Tắc)

Lệ Bảo Công Chúa

Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí

Liễu Bản Sinh Tử Kinh

Liễu Minh

Liễu Viên

Lĩnh Nam Chích Quái

Long Thọ

Long Tuyền

Lôi Hà Trạch

Lục Ðộ Tập Kinh

Lục Ðộ Yếu Mục

Lục Tổ Tự

Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi

Luy Lâu

Lương Cao Tăng Truyện

Lương Dụng Luật

Lương Khải Siêu

Lương Nhậm Công Cận Trước

Lương Vũ Ðế

Lưu Tích

Lý Anh Tông

Lý Cao Tông

Lý Cầm


Lý Chiêu Hoàng

Lý Công Uẩn

Lý Giác

Lý Hoặc Luận

Lý Nhân Tông

Lý Thái Tổ

Lý Thánh Tông

Lý Thần Tông

Lý Thường Kiệt

Lý Tiến
 


M

Ma Ha Ma Gia

Ma La Kỳ Vực

Ma Linh


Ma Ni Pháp Sư

Mã Tổ Ðạo Nhất

Mãn Giác

Mật Giáo

Mật Tạng

Mâu Bác 

Mâu Tử

Mâu Tử Lý Hoặc Luận Niên Ðại Khảo



Minh Ðức Chân Nhân

Minh Giác

Minh Không

Minh Tâm

Minh Trí

Minh Viễn


 
 

N
Nam Nhạc

Nam Sơn Niệm Phật Thiền

Nam Tông

Nam Tông Tự Pháp Ðồ

Nê Hoàn Phạm Bối

Nghĩa Hoài

Nghĩa Tịnh

Nghĩa Tồn

Nghiêm Phù Ðiều

Nghiệp Báo

Ngọa Vân Am

Ngọc Tiên Tập 

Ngô Chân Lưu

Ngô Ích

Ngô Phẩm

Ngô Quyền

Ngô Sĩ Liên

Ngộ Ấn

Ngộ Ðạo Ca Thi Tập



Ngộ Xá

Ngu Ông


Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Hậu

Nguyễn Minh Không

Nguyễn Thức

Nguyễn Thường

Nguyễn Trường

Nguyễn Văn Tín

Nguyện Học

Ngự Chế Thiền Ðiển Thống Kê Yế Kế Ðăng Lục

Ngự Dược Am

Ngữ Lục Ván Ðáp Môn Hạ

Ngưỡng Sơn

Ngưu Ðầu Tông

Nhâm Diên

Nhân Vương Hộ Quốc Nghi Quỹ

Nhất Tông

Nhất Trụ Tự

Nhật Nam Tăng

Nhị Thiên Vương

Nhị Kiến

Nhục Chi

Như Trí

Niêm Tụng Kệ

Niêm Hương Tập

Niết Bàn Kinh Khoa Sớ

Niệm Phật Luận

Nùng Trí Cao  


 

P
Phạm Âm

Phạm Phụng Ngự

Phạm Vương

Phan Huy Chú

Pháp Bảo

Pháp Cảnh Kinh

Pháp Cổ


Pháp Cú Kinh
Pháp Dung

Pháp Ðăng

Pháp Giới

Pháp Hiền

Pháp Hiển

Pháp Hoa Kinh

Pháp Hoa Kinh Khoa Sớ

Pháp Hoa Tam Muội Kinh

Pháp Loa

Pháp Sự Khoa Văn

Pháp Không

Pháp Thuận

Pháp Tràng

Pháp Trì

Pháp Vân Tự

Pháp Vũ Tự

Phật Ðà Lý

Phật Giáo Pháp Sự Ðạo Tràng Công Văn Cách Thức

Phật Tích

Phật Tích Sơn

Phật Tổ Lịch Ðại Thông Tải

Phật Tổ Thống Kỷ

Phí Trường Phòng

Phổ Khuyến Phát Bồ Ðề Tâm Văn


Phổ Minh Tự

Phổ Ninh Tự

Phổ Thuyết Hướng Thượng Nhất Lộ

Phổ Hiền

Phổ Thuyết Sắc Thân

Phổ Tuệ Tôn Giả

Phù Thánh Cảm Linh Nhân Hoàng Hậu

Phù Ðổng

Phù Trì

Phù Vân


Phúc Ðiền

Phụng Ðình

Phụng Pháp Yếu

Phcú Ðường Tinh  Xá

Q

Quán Duyên



Quán Ðỉnh 

Quán Trú Âm

Quảng Nghiêm

Quảng Phúc

Quảng Trí

Quế Ðường 

Quốc Nhất

Quốc Phụ Thượng Tể Quốc Chẩn

Quốc Sư

Quy Ngưỡng

Quỳnh Lâm Tự

Quỳnh Viên


 
 

S
Sa Di Thập Nhị Chương Cú

Sạ Dung

Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy

Sĩ Nhiếp

Siêu Loại Tự

Siêu Việt Tội Phúc

Sở Vương Anh

Sơn Ðằng

Sùgn Nghiêm Tự

Sùng Ninh Vạn Thọ Ðại Tạng

Sùng Phạm


 
 

T
Tại Gia Bồ Tát Tâm Giới

Tam Cước Lư Nhi

Tam Ma Ðịa

Tam Tổ Thực Lục

Tâm Ðịa


Tán Viên Giác Kinh

Tang Môn

Tính Giác

Tăng Ðiền

Tăng Gia Tạp Lục

Tăng Già Bạt Ma

Tăng Già Toái Sự

Tăng Hội

Tăng Xán

Tâm Ấn


Thạch Ðầu

Thạch Kính

Thạch Lâu

Thạch Thất Am

Thạch Thất Mỵ Ngữ

Thạch Thất Mỵ Ngữ Niêm Tụng

Thái Tông Thi Tập

Tham Ðồ Hiển Quyết

Thang Dụng Hình

Thanh Biện

Thanh Mai

Thánh Ðăng Lục

Thánh Ðăng Ngữ Lục

Thảo Nhất

Thảo Ðường 

Thắng Nghiêm Tự

Thần Hội

Thần Nghi

Thần Tán

Thần Tú


Thập Nhị Bồ Tát Hạnh Tu Chứng Ðạo Tràng

Thập Nhị Du Kinh

Thích Bản Giác

Thích Khoa Giáo

Thích Thị Thông Giám

Thích Tuệ Hiền

Thiên Ðức Tự

Thiên Nhiên

Thiên Nhiên Cư Sĩ

Thiên  Phật Lâu

Thiên Phong

Thiên Trinh Trưởng Công Chúa

Thiên Vương Tự

Thiền Ðạo Yếu Học

Thiền Giáo Nhất Trí

Thiền Lão

Thiền Lâm Thiết Chủy Ngữ Lục

Thiền Nguyệt

Thiền Nham

Thiền Oâng

Thiền Tông Bản Hạnh

Thiền Tông Chỉ Nam

Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục

Thiện Hội

Thiện Lai

Thiệu Minh

Thụ Giới Luận

Thoại Ba

Thoại Ðầu

Thoại Ðầu Thiền

Thoại Ưùng Bản Khởi

Thôn Tăng

Thông Biện

Thông Huyền

Thông Thiện

Thông Thiền

Thu Tử

Thủ Nhân



Thuần Chân

Thuần Nhất

Thủy Kinh Chú

Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ

Thương Ngô

Thường Chiếu

Thường Lạc Am

Thượng Sĩ Hành Trạng

Thượng Sĩ Ngữ Lục

Tích Quang

Tiên Du Tự

Tiêu Diêu (Dao)

Tỉeu Tham

Tín Học


Tín Tâm Minh

Tính Nhãn

Tính Như

Tịnh Ðộ Giáo

Tịnh Giới

Tịnh Không

Tịnh Quang Ni Sư

Tịnh Trí Tôn Giả

Tịnh Lực

Tịnh Thiền

Tĩnh Lự Phù Vân

Tọa Thiền Luận

Toàn Việt Thi Lục

Tô Xuyên Hầu

Tổ Gia Thực Lục

Tông Cảnh

Tổng Lý Chúng Kinh Mục Lục

Tổng Trì

Tổng Trì Kinh 

Tổng Trì Tam Ma Ðịa

Tổng Trì Tam Muội

Trần Anh Tông

Trần Khắc Chung

Trần Liễu

Trần Minh Tông

Trần Quốc Tảng

Trần Quốc Trung

Trần Thái Tông

Trần Thánh Tông

Trần Thủ Ðộ

Trần Triều Thiền Tông Bản Hạnh

Trần Tuệ

Tri Kiến Am

Trì Bát


Trí Bảo

Trí Dung

Trí Hạnh 

Trí Hiền

Trí Hoằng

Trí Huyền

Trí Không

Trí Nhàn

Trí Phúc

Trí Thiền Sư

Trí Thông

Trí Viễn

Triệu Châu

Trịnh Trọng Tử

Trúc Lâm Ðại Sa Môn

Trúc Lâm Ðầu Ðà 

Trúc Lâm Ðiều Ngự

Trúc Lâm Hậu Lục

Trúc Lâm Quốc Sư

Trúc Lâm Truyền Ðăng Lục

Trúc Lâm Yên Tử

Trúc Pháp Lan

Trung Quán Luận

Truyền Ðăng Lục

Truyền Giáo Quán Ðỉnh

Trưng Trắc, Trưng Nhị

Trương Tam Tạng

Trường Nguyên

Tục Cao Tăng Truyện

Tuệ Chúc

Tuệ Ðăng Chân  Nguyên

Tuệ Giáo Giám Luận


Tuệ Hiền

Tuệ Nhiên

Tuệ Quang

Tuệ Tĩnh

Tuệ Trung Thượng Sĩ

Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục 

Tùng Bản Văn Tam Lang

Tụng Cổ


Tụng Cổ Tập

Tùy Lục


Tùy Văn Ðế

Tuyết Ðậu

Tuyết Ðậu Khai Ðường Lục

Tuyết Ðậu Ngữ Lục

Tuyết Ðâu Hậu Lục

Tuyết Ðậu Sơn

Tuyên Chân Công Chúa

Tư Ðồ Văn Huệ Vương

Tư Phúc Tự

Tứ Sơn


Tứ Thập Nhị Chương Kinh

Từ Bi Ðạo Tràng Sám Pháp

Từ Lộ 

Từ Sơn


Tức Lự

Tượng Ðầu Tinh Xá Kinh

Tỳ Ni Ða Lưu Chi   
 

U
Uy Huệ Vương


 

Ư
Ưùng Vương


 
 

V
Vạn Hạnh

Vạn Niên Hương

Vạn Tải


Vân Môn

Vân Phong

Vân Yên Tự

Vãn Pháp Loa Tôn Giả Ðề Thanh Mai Tự

Vận Kỳ

Vị Hài


Viên Chiếu

Viên Chứng

Viên Giác Kinh

Viên Giác Tam Quán

Viên Học

Viên Minh

Viên Ngộ

Viên Thiền Sư 

Viên Thông

Tiên Thông Tập


Viên Ứng

Viên Quang Tự

Viễn Trần

Việt Âm Thi Tập

Việt Ðiện U Linh Tập

Việt Sử Lược

Việt Sử Thông Giám Cương Mục

Vĩnh Nghiêm Tự

Vịnh Hoa Yên Tự Phú

Vĩnh Minh Diên Thọ

Võ Châu

Vô Dật


Vô Ðắc

Vô Hành


Vô Ngại

Vô Ngôn Thông

Vô Phiền

Vô Phương Trưởng Lão

Vô Sở

Vô Sơn Ông



Vô Tế

Vô Trước

Vô Vị Chân Nhân

Vũ Trung Tùy Bút

Vương Như Pháp Cư Sĩ

X
Xí Thịnh Quang Tự

Xích Ô

Xuất Tam Tạng Ký Lục


 

Y
Y Sơn

Ỷ Lan Thái Hậu

Yên Sinh Vương Trần Liễu

Yên Tử Sơn
 

---o0o---




tải về 5.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương