Việt bắc tố HỮu những vấN ĐỀ trọng tâM


CÂU TIẾP: VẺ ĐẸP BỨC TRANH TỨ BÌNH



tải về 206.5 Kb.
trang7/14
Chuyển đổi dữ liệu25.02.2024
Kích206.5 Kb.
#56637
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14
Viet-Bac

10 CÂU TIẾP: VẺ ĐẸP BỨC TRANH TỨ BÌNH

Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung



1. Cảnh thiên nhiên Việt Bắc êm đềm thơ mộng được khắc họa qua KHÔNG GIAN và THỜI GIAN khác nhau: khi đêm trăng, lúc sương sớm, nắng chiều, bốn mùa xuân hạ thu đông…
- Không gian đa dạng với núi rừng, dòng sông bờ suối, rừng nứa, bờ tre
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”
Nghệ thuật liệt kê , nhịp thơ như là nhịp tâm sự trong nỗi niềm của kẻ đi. Từng kí ức, từng kỉ niệm được gọi về gắn bó biết bao
- Thời gian: Vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên Việt Bắc được thi sĩ khắc họa thành công hơn cả qua những câu thơ miêu tả 4 mùa – 4 bức tranh về vẻ đẹp thiên nhiên – bức tứ bình. Bốn mùa chỉ được gợi bằng bốn dòng thơ
+ Mùa đông “ Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”
Trên nền xanh thẫm của bạt ngàn núi rừng, giữa sắc xanh trùng điệp của muôn vàn cây lá nổi bật lên sắc đỏ rực rỡ của những bông hoa chuối. Cái màu đỏ tươi xen tán lá xanh đem đến cảm giác ấm nồng trong không gian Việt Bắc giữa ngày đông.
+ Mùa xuân “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”
Khi mùa xuân đến, núi rừng bừng tỉnh trong sắc trắng muốt của hoa mơ. Đâu đâu cũng thấy sắc màu thanh khiết, sắc trắng tinh khôi như còn ngấn đọng giọt sương long lanh của buổi sớm mùa xuân. Ngàn cây như đã hẹn hò, chờ đợi để cùng bung nở đem đến cho núi rừng hơi thở của mùa xuân. Hoặc giả như, “mơ” còn gợi liên tưởng đến từ đồng âm trong khung cảnh núi rừng mơ màng, mơ mộng.
+ Mùa hạ “Ve kêu rừng phách đổ vàng”
Thiên nhiên không còn tĩnh lặng mà xôn xao trong thanh âm của tiếng ve đang tấu lên như một dàn hợp xướng. Tiếng ve cất lên khiến cho cả rừng phách “đổ vàng”. Sắc màu đặc trưng của mùa thu Tố Hữu đã đặt trong cảnh thiên nhiên mùa hạ. Khi tiếng ve cất lên, cả rừng phách như bung nở sắc lá vàng, đó chính là giờ phút chuyển mình hết sức kì diệu của thiên nhiên. Chỉ với từ “đổ”, ngòi bút Tố Hữu đã gợi tả sắc vàng tràn ngập không gian mênh mông bỗng đột ngột đổi sắc màu, tô đậm cho khung cảnh thiên nhiên thêm tươi sáng. Cũng có thể là màu vàng của nắng hè, đang đổ tràn ra khắp cả khu rừng, đó chính là sự hòa sắc đặc trưng của mùa hè
+ Mùa thu “Rừng thu trăng rọi hòa bình”
Tả cảnh rừng thu mà không hề có bóng tối, không có một cảm giác âm u, hoang vắng, không đem lại cho con người cảm giác rợn ngợp trước thiên nhiên bí ẩn, hoang vu. Trái lại, mọi cảnh đắm mình trong sắc vàng dìu dịu, lãng đãng, bàng bạc của sương thu. Cảnh thanh bình biết bao. Câu thơ gợi ta nhớ đến những câu thơ trong bài thơ “Cảnh khuya” của bác “Tiếng hát trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Có điều, giữa các câu thơ tồn tại khoảng cách về thời gian. Nếu như những câu thơ của Bác được viết vào những năm đầu kháng chiến ác liệt, thì những câu thơ của Tố Hữu là lời khép lại trang sử cũ và mở ra trang sử mới cho dân tộc cũng vào đúng mùa thu. “Rừng thu trăng rọi hòa bình”, phải chăng ánh sáng của vầng trăng cũng là ánh sáng của chân lí, ánh sáng ấy đã đem đến hòa bình cho dân tộc?







tải về 206.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương