Việt bắc tố HỮu những vấN ĐỀ trọng tâM


GHI CHÚ LỜI HỎI CỦA NGƯỜI Ở LẠI



tải về 206.5 Kb.
trang3/14
Chuyển đổi dữ liệu25.02.2024
Kích206.5 Kb.
#56637
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14
Viet-Bac

GHI CHÚ

LỜI HỎI CỦA NGƯỜI Ở LẠI
(NHÂN DÂN VIỆT BẮC)
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

- Việt Bắc 15 năm từng là thủ đô kháng chiến, là mảnh đất khai cơ lập nghiệp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Những lời đưa tiễn cũng là những lời nhắc nhở về những kỉ niệm đẹp, tình cảm ấy được thể hiện ở từ “thiết tha”, “mặn nồng”.
- Lối lặp cấu trúc “Mình về mình có nhớ ta?” – “Mình về mình có nhớ không?” cảm giác tha thiết như được nhân lên trong nỗi xúc động của người đi, qua câu hỏi kẻ ở gieo vào lòng dạ người đi nỗi nhớ da diết. Nỗi nhớ ấy được trải dài ra theo chiều của không gian và thời gian: miền có cây có sông, miền có núi có ngọn nguồn. Đặc biệt ở chỗ, khoảng cách giữa hai nơi tuy xa mà gần, khác lạ mà thân quen.
- Khi chia xa, hai nhân vật trữ tình ở hai nơi khác nhau nhưng lại gợi ra những trường liên tưởng mênh mang, trong trạng thái ngoại cảnh gợi tâm cảnh với kết cấu nhìn – nhớ lặp lại hai lần ở hai vế

* 15 năm: Khoảng thời gian mà Kiều lưu lạc nơi đất khách quê người  Dấu ấn dân tộc đậm nét trong thơ ca Tố Hữu.

TIẾNG LÒNG CỦA NGƯỜI RA ĐI
(CÁN BỘ VỀ XUÔI)
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

- Nó có âm vang của tiếng hát trong con tim, tấm lòng. Đó là tiếng nói tự nói với mình của người đi. Xúc cảm đầu tiên về tiếng hát mình đã nghe thấy, vì vậy mới có “tiếng ai” cất lên đầy ngỡ ngàng. Tiếng hát đó vọng lên từ cồn cát, từ lùm cây của chốn núi rừng. Người đi cảm nhận về tiếng hát tha thiết bên cồn. Đó là tiếng hát của quê hương mình sắp phải rời xa, tiếng hát ấy có sức lưu luyến làm người đi dùng dằng không dứt. Từ phiếm chỉ “ai”, gợi nhiều cảm xúc, ở đây “ai” có thể là người ra đi, cũng có khi là người ở lại. Từ láy “tha thiết” được lấy lại từ từ “thiết tha” đã khắc họa rõ ràng hơn tình cảm của người ra đi và người ở lại.
- Cảm giác ấy được diễn tả bằng những từ láy được đảo lên đầu mỗi nhịp thơ “bâng khuâng” “bồn chồn” chất chứa nhiều tâm tình, ở đó có niềm vui toàn thắng, niềm vui được về lại quê hương, đoàn tụ với gia đình; và ở đó cũng ẩn chứa nhiều nỗi buồn, phải chia tay mảnh đất thấm đẫm nghĩa tình
- Tiếng hát ấy dần đọng lại trong hình ảnh người con gái miền sơn cước. Ấn tượng đầu tiên về cô là màu “áo chàm” – hoán dụ hình ảnh của nhân dân Việt Bắc (có thể là hình ảnh thực nhưng cũng có thể là hình ảnh trong tưởng tượng của người ra đi – mãi nhớ về con người Việt Bắc), cô gái còn đang ở phía xa. Dần dần tiến đến cho đến khi cầm tay nhau, khi ấy khúc hát giao duyên mới thực sự mặn nồng. Việt Bắc đã mở đầu khúc hát giao duyên bằng khúc dạo rất lí thú “Dẫu chưa nên khúc tình đã mặn nồng” (Bạch Cư Dị)
- Câu “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”, nhịp thơ 3/4 như tạo một khoảng lặng giữa lúc phân li ngậm ngùi, nhìn nhau mà nghẹn lòng, ngập ngừng không muốn nói điều chi, để cảm xúc ấy phiêu lãng, len lỏi trong tâm hồn, thành kỷ niệm khó phai.







tải về 206.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương