Việt bắc tố HỮu những vấN ĐỀ trọng tâM


- 8 CÂU: Còn lại: KHẲNG ĐỊNH VAI TRÒ VÀ NIỀM TỰ HÀO VỀ VIỆT BẮC VÀ CÁCH MẠNG



tải về 206.5 Kb.
trang9/14
Chuyển đổi dữ liệu25.02.2024
Kích206.5 Kb.
#56637
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14
Viet-Bac

- 8 CÂU: Còn lại: KHẲNG ĐỊNH VAI TRÒ VÀ NIỀM TỰ HÀO VỀ VIỆT BẮC VÀ CÁCH MẠNG.



NỘI DUNG CHÍNH

GHI CHÚ

18 CÂU: CÔNG CUỘC KHÁNG CHIẾN GIAN LAO NHƯNG NHIỀU THÀNH TỰU.

Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đã ta cùng đánh Tây.
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.
Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị Hà…
Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.

- Quên sao được chiến khu tình nghĩa, thiên nhiên như là một vũ khí mạnh nhất giúp con người trong kháng chiến để tạo nên được những chiến công hiển hách của quân dân ta trên vùng: phủ Thông, đèo Giàng, phố Ràng…Những địa danh biết nói, Việt Bắc chở che, Việt Bắc chứng kiến, Việt Bắc cùng ta đánh giặc.
- Trong nỗi nhớ của người ra đi và người ở lại đều không thể không nhắc đến những ngày đầu của cuộc kháng chiến, đó là khi “Giặc đến giặc lùng”, từ “lùng” đã thể hiện sự nguy hiểm của quân thù. “Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây” cùng với “Đất trời ta cả chiến khu một lòng” đã thể hiện sự gắn bó sâu sắc của thiên nhiên và con người trong cuộc kháng chiến. Ở đây, thiên nhiên đã trở thành một sinh thể có linh hồn, chở che cho bộ đội, bủa vây quân thù, hình ảnh “Núi giăng thành lũy sắt dày” kết hợp với kết cấu trùng điệp “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”, giàu sức gọi, góp phần thể hiện cho sức mạnh của dân tộc, sức mạnh không thể bị hủy diệt.
- Điệp từ “nhớ” kết hợp với những cụm từ “nhớ từ”, “nhớ sang”, những địa danh gắn liền với những chiến công, tất cả cho ta cảm nhận về nỗi nhớ trải dài khắp chiến khu Việt Bắc. Lời thơ mạnh mẽ, hình ảnh thơ sinh động cùng việc sử dụng những biện pháp nghệ thuật tu từ đã giúp nhà thơ khẳng định sức mạnh vĩ đại của dân tộc, đồng cũng bộc lộ nỗi nhớ và niềm tri ân sâu sắc đối với núi rừng Việt Bắc thấm đẫm tình thương.
- Không khí của cuộc kháng chiến được mở ra với một không gian rộng lớn “Những đường Việt Bắc”. Đây không còn là một con đường cụ thể mà nó đã mang ý nghĩa là những con đường kháng chiến. Hai tiếng “của ta” vang lên chất chứa niềm tự hào kiêu hãnh.Tự hào về quang cảnh, khí thế ra trận của con người. Quang cảnh và không khí của cuộc chiến được nhà thơ tái hiện trong suốt chiều dài thời gian: đêm đêm. Đêm trên núi rừng Việt Bắc thường cho con người một cảm giác hoang vắng; âm u, mênh mông. Vậy mà trong thơ Tố Hữu, thời gian ấy lại vang lên không khí náo nhiệt “rầm rập như là đất rung”. Từ láy “rầm rập” được nhà thơ vận dụng gợi tả thành công âm vang của cuộc sống rộn rã, náo nức, sôi động trong những ngày kháng chiến. Nghệ thuật điệp từ được vận dụng triệt để làm nên cả không khí thơ, nhịp điệu thơ tưng bừng, rộn rã. Ta có cảm giác núi rừng như đang lay chuyển, đang rung lên dưới sức mạnh của con người. Sức mạnh ấy được cụ thể hóa ở bốn câu tiếp theo
+ “ Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay”
- Vẻ đẹp khí thế của một dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến được cảm nhận sâu sắc qua nét đẹp của những con người ra trận. Đó là hình ảnh của đoàn quân với khí thế bừng bừng. Từng doàn quân trong đêm được tác giả khắc họa qua hệ thống từ láy: điệp điệp, trùng trùng. Hình ảnh của những đoàn quân dài dằng dặc, bất tận tưởng không bao giờ dứt, nhưng đẹp nhất trong đó là hình ảnh: “Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” đã diễn tả đặc biệt vẻ đẹp của người lính Việt Nam ra trận. Đấy là những con người kiên cường, bất khuất trong chiến đấu mà tâm hồn vẫn nhạy cảm trước thiên nhiên, trước cái đẹp. Người lính hành quân có sao sáng dẫn đường, có thiên nhiên làm bạn. Ánh sao còn là nét đẹp của lí tưởng trong tâm hồn con người “Ánh sao đầu súng” gợi lên cả tâm thế sừng sững, sánh ngang trời đất của người lính trên chặng đường hành quân.
- Góp phần làm nên sức mạnh của cuộc kháng chiến còn là hình ảnh của những đoàn dân công hỏa tuyến. Tố Hữu cũng đi vào khám phá và thể hiện sức mạnh phi thường của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến giữ nước vĩ đại này. Không kém gì những đoàn quân, từng đoàn dân công với chiếc mũ nan bình dị cũng nối tiếp nhau lên đường. Núi runwfg uy linh muôn ngàn ngọn đuốc trông tưởng như ánh sáng, sức sống đang lan tỏa khắp núi rừng. Những con người ra trận, hành trang giản dị song lại hội tụ một sức mạnh vô cùng. Câu thơ có sự kết hợp tài tình giữa hình ảnh thực và hình ảnh lãng mạn, bay bổng “Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”. Hình ảnh thực gợi lại một cách sống động nguồn sức mạnh diệu kì của nhân dân trong cuộc kháng chiến – đó là tinh thần đoàn kết của hậu phương – tiền tuyến, quân – dân.
- Như vậy chỉ với bốn câu thơ, Tố Hữu đã khắc họa tính chất của cuộc kháng chiến dân tộc: cuộc kháng chiến mang tính chất toàn dân, một cuộc chiến hàng triệu, hàng triệu người dân đồng lòng ra trận. Vì thế bước chân của những đoàn quân ấy đêm đêm rung chuyển núi rừng, tạo nên một vẻ đẹp mang sắc màu thần thoại trong thơ Tố Hữu
Xuân hãy xem cuộc diễu binh hùng vĩ
Ba mốt triệu nhân dân
Tất cả hành quân
Tất cả thành chiến sĩ”
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một bài hồi kí sau này cũng phản ánh khí thế ấy “Núi rừng Việt Bắc âm u, ban đêm bỗng trở nên sống động. Xe kéo pháo, xe vận tải tiếp tục nối đuôi nhau. Những đoàn quân dài vô tận, các chiến sĩ vác ống gạo, đạn đầy ắp trên người đi hàng một bước gấp, phong phú là màu sắc của những đoàn dân công. Tiếng hò Bắc véo von, giọng khu tư trầm ấm…”
VẺ ĐẸP SỨC SỐNG CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN
- “Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”
Từ sức mạnh dân tộc, lời thơ Tố Hữu chuyển sang âm điệu tự hào, kiêu hãnh khi khẳng địn niềm tin vào ngày mai tưoi sáng. Từ hình ảnh của những đoàn xe kéo pháo vào trận trong đêm đã khơi gợi hồn thơ Tố Hữu những liên tưởng đầy lạc quan và hi vọng. Nghìn đêm, thăm thẳm là những từ cùng một trường nghĩa diễn tả độ dài – độ dài thời gian và chiều dài tâm tưởng. Nhưng nó không đem đến cho con người cảm giác bi quan, lạnh lẽo mà ngược lại ngập tràn ánh sáng. Bức tranh hiện thực mà chẳng khác gì chiêm bao: bằng thủ pháp đối lập: bóng đêm – ánh sáng. Tố Hữu đã gợi lên trong lòng người đọc niềm tin vào tương lai tất thắng.





tải về 206.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương