Về phê duyệt Chương trình giám sát dịch tễ gia súc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010



tải về 0.53 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.53 Mb.
#27552
1   2   3   4   5

3. Công tác khác:

3.1. Công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh:

a) Trong năm 2009:

+ Duy trì 14 CSCN gia súc đã được công nhận an toàn dịch trong năm 2008;

+ Triển khai xây dựng và dự kiến tái công nhận 13 CSCN heo an toàn LMLM và DTH của năm 2007; công nhận mới 05 CSCN bò an toàn LMLM; 13 CSCN heo an toàn LMLM và Dịch tả; 08 CSCN heo an toàn các bệnh khác như PRRS, bệnh Xoắn khuẩn, bệnh Sẩy thai truyền nhiễm, Aujeszky, Cúm gia cầm,…

b) Trong năm 2010:

+ Duy trì các CSCN gia súc đã được công nhận an toàn dịch trong năm 2009;

+ Triển khai xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh và được công nhận 03 CSCN bò an toàn LMLM; 10 CSCN heo an toàn LMLM và Dịch tả; 05 CSCN heo an toàn bệnh PRRS, Brucellose, Lepto, Aujeszky, Cúm gia cầm,…; 05 phường, xã an toàn bệnh Dại.

3.2. Công tác tập huấn, tuyên truyền: tiếp tục tập huấn, tuyên truyền cho người chăn nuôi:

- Tập huấn, tuyên truyền Pháp lệnh Thú y và các văn bản liên quan về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và Nghị định số 40/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y;

- Biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm gia súc, gia cầm nguy hiểm;

- Công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;

- Triển khai, thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) cho các mô hình kinh tế trang trại, kinh tế tập thể.

+ Năm 2009, triển khai 04/08 CSCN bò sữa quy mô >100 con và 05/11 CSCN heo quy mô >250 nái sinh sản.

+ Năm 2010, triển khai CSCN bò sữa quy mô >100 con và CSCN heo quy mô >250 nái sinh sản còn lại.

3.3. Quản lý tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm:

- Điều tra, thống kê tổng đàn gia súc tiến hành hai lần/năm (kết hợp Phòng Thống kê các quận, huyện);

- Tiếp tục thực hiện quản lý tình hình chăn nuôi gia súc đến tận hộ, CSCN; ứng dụng công nghệ thông tin địa lý trong định vị hộ, CSCN và cập nhật biến động đàn.

+ Năm 2009, hoàn tất công tác định vị hộ, CSCN; nhập cơ sở dữ liệu vào phần mềm quản lý phục vụ theo dõi tình hình chăn nuôi, dịch tễ;

+ Năm 2010, tiếp tục định vị, cập nhật hộ, CSCN mới phát sinh.

- Cấp Sổ quản lý tình hình chăn nuôi và dịch tễ bổ sung cho các hộ, CSCN gia súc phát sinh; triển khai Sổ quản lý dịch tễ chăn nuôi gia cầm;

- Kết hợp Trung tâm Quản lý - Kiểm định giống cây trồng, vật nuôi quản lý cá thể bò sữa theo số tai.

3.4. Công tác tiêm phòng gia súc:

a) Tiêm phòng bệnh LMLM:

- Năm 2009 và các năm tiếp theo, tiếp tục duy trì tỷ lệ tiêm phòng bệnh LMLM trên trâu bò và heo (>80% tổng đàn gia súc kiểm tra được tiêm phòng vắc-xin);

Chính sách tiêm phòng: (thực hiện như năm 2008):

+ Tiêm phòng miễn phí LMLM cho đàn trâu bò (trừ CSCN quốc doanh, cơ sở liên doanh nước ngoài);

+ Hỗ trợ 50% tiêm phòng LMLM cho các hộ chăn nuôi heo, miễn phí cho các hộ chăn nuôi thuộc diện xóa đói giảm nghèo;

- Kiểm tra bảo hộ sau tiêm phòng đạt tỷ lệ bảo hộ > 80% trên số mẫu kiểm tra.

b) Tiêm phòng bệnh Dịch tả heo:

- Năm 2009, tập trung kiểm soát việc tự tiêm vắc-xin DTH trong hộ dân, tăng cường công tác tiêm phòng của cơ quan thú y, quản lý tình hình kinh doanh vắc-xin DTH tại các cửa hàng thuốc thú y. Phấn đấu tiêm phòng đạt tỷ lệ 60%; năm 2010 đạt 70% tổng đàn gia súc kiểm tra (trên cơ sở quản lý chặt chẽ tự tiêm trong hộ chăn nuôi);

- Chính sách tiêm phòng: thực hiện như năm 2008, tiêm phòng miễn phí DTH cho hộ dân;

- Kiểm tra bảo hộ sau tiêm phòng: năm 2009 đạt tỷ lệ bảo hộ 60 - 70%, năm 2010: 70 - 80% trên số mẫu kiểm tra.

c) Tiêm phòng bệnh Cúm gia cầm:

- Triển khai tiêm phòng 100% vắc-xin Cúm gia cầm đối với các CSCN được phép chăn nuôi đối với đàn gia cầm phải tiêm phòng theo quy định;

- Chính sách tiêm phòng: thu phí theo quy định.

d) Hàng năm kiểm tra, đánh giá về hiệu quả vắc-xin LMLM, vắc-xin Dại, vắc-xin DTH.

3.5. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố về quy hoạch hệ thống CSGM gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 và đề xuất quy định tuyến đường vận chuyển gia súc, gia cầm phù hợp yêu cầu phòng, chống dịch bệnh trong từng thời điểm.



III. CÁC GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM ĐẾN NĂM 2020

1. Công tác giám sát dịch bệnh gia súc thụ động:

a) Duy trì hoạt động hệ thống giám sát, thông tin dịch bệnh gia súc, gia cầm như năm 2009, 2010. Cài đặt phần mềm báo cáo dịch tễ qua mạng cho hệ thống giám sát và CSCN tập trung.

b) Duy trì thông tin dịch bệnh từ Cơ quan Thú y Vùng VI, Vùng VII, Chi cục Thú y các tỉnh trong khu vực. Tham gia kết nối mạng hệ thống phòng thí nghiệm 7 vùng (Labnet) của Cục Thú y chia sẻ thông tin kết quả xét nghiệm, chẩn đoán xác định dịch, bệnh truyền nhiễm và các yếu tố dịch tễ liên quan.

2. Công tác giám sát dịch bệnh gia súc chủ động:

a) Giám sát dịch bệnh gia súc:

- Tiếp tục thực hiện các nội dung giám sát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm như năm 2009, 2010; hỗ trợ một số tỉnh giáp ranh thành phố trong giám sát, kiểm tra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có liên quan chương trình xây dựng vùng, cơ sở ATDB của thành phố.

- Triển khai giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm mới tùy theo tình hình dịch tễ phát sinh.

b) Kiểm tra tình hình dịch tễ hộ, cơ sở chăn nuôi:

Tiếp tục thực hiện các nội dung kiểm tra tình hình dịch tễ hộ, CSCN như năm 2009, 2010.

c) Nâng cao năng lực, trình độ chẩn đoán, giám sát dịch bệnh theo tình hình mới.

d) Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng bản đồ dịch tễ, cảnh báo dịch bệnh như năm 2009, 2010.



3. Công tác khác:

a) Công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh:

Tập trung cho công tác xây dựng hai xã an toàn dịch bệnh đối với bệnh LMLM và DTH tại huyện Củ Chi để được công nhận sau năm 2010 và sau 2015 huyện Củ Chi được Cục Thú y công nhận vùng an toàn dịch bệnh.

b) Công tác tập huấn, tuyên truyền:

- Tiếp tục thực hiện các nội dung tập huấn, tuyên truyền như năm 2009, 2010;

- Tập trung triển khai thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) cho các hộ chăn nuôi bò sữa quy mô >100 con và CSCN heo quy mô >250 nái sinh sản mới phát sinh;

- Tập huấn, tuyên truyền các bệnh mới tùy theo tình hình dịch tễ phát sinh.

c) Quản lý tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm:

Tiếp tục thực hiện các nội dung quản lý như năm 2009, 2010, thực hiện đăng ký khai báo kiểm dịch qua mạng; cài đặt phần mềm quản lý chăn nuôi thú y tại các cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh, nối mạng với hệ thống thú y địa phương.

d) Công tác tiêm phòng gia súc:

- Chính sách tiêm phòng cho gia súc sẽ thay đổi khi hình thành liên kết khu vực tạo vành đai an toàn dịch bệnh cho thành phố Hồ Chí Minh.

- Tiêm phòng bệnh LMLM:

+ Tiếp tục thực hiện như năm 2009, 2010;

+ Chính sách tiêm phòng: thu phí tiêm phòng đối với các hộ, CSCN gia súc có quy mô chăn nuôi >100 gia súc;

- Tiêm phòng bệnh Dịch tả heo:

+ Tỷ lệ tiêm phòng đạt >80%;

+ Chính sách tiêm phòng: thu phí tiêm phòng đối với các hộ, CSCN heo có quy mô chăn nuôi >100 con;

+ Kiểm tra bảo hộ sau tiêm phòng: đạt tỷ lệ bảo hộ 70 - 80% trên số mẫu kiểm tra.

- Tiêm phòng bệnh Cúm gia cầm: tiếp tục thực hiện như năm 2009, 2010;

- Triển khai tiêm phòng các bệnh mới tùy theo tình hình dịch tễ phát sinh.



IV. NỘI DUNG VÀ KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC

1. Nội dung công việc:

1.1. Tập huấn, tuyên truyền:

Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; chăn nuôi an toàn cho người chăn nuôi qua các buổi tập huấn; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua tờ bướm, poster,… giai đoạn 2009 - 2010 tổ chức mỗi năm khoảng 50 lớp; giai đoạn 2011 - 2020 tổ chức bình quân 30 lớp/năm.

1.2. Giám sát bệnh Cúm gia cầm:

- Giám sát lưu hành vi-rút Cúm gia cầm tại các cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung; nuôi gia cầm trái phép; chim cảnh tại các khu vui chơi; chim hoang dã; gia cầm nhập từ các tỉnh về thành phố để giết mổ.

- Số lượng mẫu giám sát dịch bệnh cúm gia cầm: năm 2009: khoảng 2.000 mẫu; năm 2010: khoảng 3.500 mẫu; giai đoạn 2011 - 2020: 3.500 - 3.600 mẫu/năm.

- Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ trên đàn gia cầm tiêm phòng vắc-xin Cúm gia cầm tại các CSCN tập trung trên địa bàn thành phố và gia cầm nhập từ các tỉnh về thành phố giết mổ. Phối hợp Cơ quan Thú y vùng VI kiểm tra sự biến đổi của vi-rút Cúm gia cầm.

1.3. Giám sát bệnh Lở mồm long móng:

- Giám sát lưu hành vi-rút LMLM (serotype O, A) đánh giá sự hiện diện của vi-rút trên gia súc nọc giống; đàn heo, trâu bò, dê cừu để phục vụ công tác quản lý dịch tễ.

- Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ bệnh LMLM 6 tháng/lần trên gia súc nọc giống; đàn heo, trâu bò, dê cừu để phục vụ công tác quản lý dịch tễ. Kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng để đánh giá hiệu quả công tác tiêm phòng vắc-xin LMLM.

- Xét nghiệm xác định serotype vi-rút LMLM trong trường hợp xảy ra ổ dịch hoặc phát hiện gia súc bệnh tại các CSGM, gia súc vận chuyển trái phép để có định hướng trong sử dụng vắc-xin phù hợp và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch khẩn cấp khi xuất hiện subtype mới chưa có trong vắc-xin đang sử dụng. Số lượng mẫu giám sát dịch bệnh Lở mồm long móng: giai đoạn 2009 - 2010, 2011 - 2020 bình quân 3.900 - 4.000 mẫu/năm.

1.4. Giám sát bệnh Dịch tả heo:

- Giám sát lưu hành vi-rút Dịch tả heo trên heo nọc giống và trên đàn heo để phục vụ công tác quản lý dịch tễ. Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ bệnh Dịch tả heo 6 tháng/lần trên đàn heo để phục vụ công tác quản lý dịch tễ. Kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng để đánh giá hiệu quả công tác tiêm phòng, khuyến cáo sử dụng loại vắc-xin phù hợp, quy trình tiêm phòng cho hộ chăn nuôi.

- Xét nghiệm phát hiện vi-rút Dịch tả heo trong trường hợp xảy ra ổ dịch hoặc phát hiện gia súc bệnh tại các cơ sở giết mổ, gia súc vận chuyển trái phép; kiểm tra nguồn tinh nọc giống sử dụng trên địa bàn thành phố. Số lượng mẫu giám sát dịch bệnh Dịch tả heo: trong năm 2009 khoảng 700 mẫu, 2010 - 2020 bình quân 1.000 mẫu/năm.

1.5. Giám sát bệnh PRRS:

- Giám sát lưu hành vi-rút PRRS (chủng Trung Quốc độc lực cao) 6 tháng/ lần trên đàn heo nái sinh sản, heo nọc giống để phục vụ công tác quản lý dịch tễ.

- Kiểm tra đáp ứng miễn dịch và xác định hiệu giá kháng thể trên heo chưa tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng vắc-xin PRRS

- Xét nghiệm phát hiện vi-rút PRRS (chủng Trung Quốc độc lực cao) trong trường hợp xảy ra ổ dịch và mở rộng giám sát vùng uy hiếp hoặc phát hiện gia súc bệnh tại các cơ sở giết mổ, gia súc vận chuyển trái phép. Số lượng mẫu giám sát dịch bệnh PRRS: giai đoạn 2009 - 2010: 5.000 mẫu; giai đoạn 2011 - 2020: bình quân khoảng 2.800 mẫu/năm

1.6. Giám sát bệnh Cúm A H1N1 trên heo:

Giám sát vi-rút Cúm A H1N1 tại các hộ, cơ sở chăn nuôi heo và nguồn heo nhập từ vùng có nguy cơ dịch bệnh. Phối hợp Cơ quan Thú y vùng VI, Trung tâm bệnh Nhiệt đới khảo sát, kiểm tra cấu trúc gen để giám sát chủ động, cảnh báo dịch tễ. Số lượng mẫu giám sát dịch bệnh: giai đoạn 2009 - 2010: 3.000 mẫu; giai đoạn 2011 - 2020: bình quân khoảng 1.800 - 2.000 mẫu/năm.

1.7. Giám sát huyết thanh học về sự lưu hành mầm bệnh của một số bệnh truyền nhiễm khác trên gia súc như PCV2, Giả dại (Aujeszky), do Coronavirus như TGE, Tiêu chảy trên heo (PED) có thể ảnh hưởng việc phát sinh hoặc làm trầm trọng hơn các bệnh truyền nhiễm khác (PRRS, PMWS) nhằm phục vụ công tác dự báo và quản lý tình hình dịch tễ: từ năm 2010 đến năm 2020 thực hiện giám sát bệnh PCV2 bình quân 1.100 mẫu/năm; giám sát bệnh giả dại: bình quân 1.100 mẫu/năm; giám sát bệnh do Coronavirus bình quân 1.200 mẫu/năm.

1.8. Giám sát dịch bệnh thực hiện chương trình xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:

- Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh Lở mồm long móng: thực hiện kiểm tra tỷ lệ lưu hành, bảo hộ bệnh LMLM tại các cơ sở xây dựng an toàn dịch bệnh và vùng đệm, bình quân 3.000 - 3.200 mẫu/năm.

- Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh Dịch tả heo: xét nghiệm vi-rút trong trường hợp xảy ra ổ dịch. Kiểm tra tỷ lệ lưu hành, bảo hộ bệnh Dịch tả heo tại các cơ sở xây dựng an toàn dịch bệnh và vùng đệm, bình quân 1.700 - 1.800 mẫu/năm.

- Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh Xoắn khuẩn, Sẩy thai truyền nhiễm: kiểm tra tỷ lệ lưu hành bệnh Xoắn khuẩn, Sẩy thai truyền nhiễm trên heo tại các cơ sở xây dựng an toàn dịch bệnh và vùng đệm, bình quân 1.660 mẫu/năm.

- Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh PRRS: kiểm tra tỷ lệ lưu hành, bảo hộ bệnh PRRS tại các cơ sở xây dựng an toàn dịch bệnh và vùng đệm, bình quân 1.200 -1.300 mẫu/năm.

- Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh Dại: xét nghiệm phát hiện vi-rút Dại trong trường hợp xảy ra ổ dịch. Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ bệnh Dại tại các phường, xã xây dựng an toàn bệnh Dại, vùng đệm và trên số chó thả rông bị bắt hàng năm nhằm đánh giá công tác tiêm phòng phục vụ công tác quản lý dịch tễ và công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn bệnh Dại, bình quân 1.800 - 1.900 mẫu/năm.

- Giám sát tái công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật: kiểm tra tỷ lệ lưu hành, bảo hộ đối với các bệnh tại các CSCN (sau hai năm được công nhận an toàn dịch bệnh) để lập hồ sơ trình Cục Thú y tiếp tục tái công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Thực hiện bình quân 9.300 - 9.400 mẫu/năm.



2. Nguồn kinh phí thực hiện chương trình: Chi cục Thú y được sử dụng nguồn 10% phí, lệ phí nộp ngân sách và 100% nguồn thu phạt của Chi cục Thú y.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế:

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp Chi cục Thú y giám sát, chẩn đoán các bệnh lây giữa người và gia súc, gia cầm.



2. Ủy ban nhân dân quận - huyện:

- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo việc phòng bệnh bắt buộc cho động vật, chống dịch bệnh cho động vật; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo quy định Pháp lệnh Thú y và các văn bản liên quan.

- Bổ sung nội dung về công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm vào chỉ tiêu xét thi đua khen thưởng hàng năm.

3. Chi cục Thú y:

- Chịu trách nhiệm chính triển khai, thực hiện chương trình “Giám sát dịch tễ gia súc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”;

- Tiếp tục triển khai, thực hiện và phát triển mở rộng cụ thể theo phạm vi thời gian các giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2025 của các chương trình liên quan đến đề án như: “Chương trình xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2010” và “Chương trình công tác thú y phục vụ phát triển bò sữa, kiểm soát dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm”. 

4. Trung tâm Quản lý, Kiểm định giống cây trồng, vật nuôi:

Phối hợp Chi cục Thú y quản lý số tai cá thể đàn bò sữa giống của thành phố theo quy định của Cục Chăn nuôi.



5. Trung tâm Khuyến nông:

- Triển khai thực hiện mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm được chứng nhận thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) kết hợp cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh;



- Phối hợp Chi cục Thú y trong công tác tập huấn, tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật về quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) cho cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Trung Tín

Phụ lục 1

Khối lượng công việc và dự trù kinh phí chương trình

giám sát dịch tễ gia súc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 70/2009/QĐ-UBND

ngày 28 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)




Số TT

Nội dung

Khối lượng công việc

Năm 2009

Năm 2010

2011 - 2020

A

TẬP HUẤN, TUYÊN TRUYỀN

50 lớp

50 lớp

300 lớp



Tập huấn phòng, chống dịch bệnh Poster, tờ bướm, băng đĩa tuyên truyền

50 lớp

50 lớp

30 lớp / năm



Dự trù kinh phí (đồng)

519.500.000

530.750.000

3.188.100,000

B

GIÁM SÁT DỊCH BỆNH (mẫu)

8.770

13.193

131.930

1

Giám sát bệnh Cúm gia cầm

1.987

3.567

35.670

1.1

Xét nghiệm ELISA

720

2000

20.000

1.2

Xét nghiệm HI

457

467

4.670

1.3

Xét nghiệm PCR

760

950

9.500

1.4

Xét nghiệm Directigen

50

150

1.500

2

Giám sát bệnh Lở mồm long móng

3.936

3.936

39.360

2.1

Xét nghiệm ELISA type O

2.586

2.586

25.860

2.2

Xét nghiệm ELISA type A

1.050

1.050

10.500

2.3

Xét nghiệm ELISA 3 ABC heo

200

200

2.000

2.4

Xét nghiệm ELISA 3 ABC bò

100

100

1.000

3

Giám sát bệnh Dịch tả heo

686

1.000

10.000

3.1

Xét nghiệm ELISA (Ab)

686

1.000

10.000

4

Giám sát bệnh PRRS

1.061

2.790

27.900

4.1

Xét nghiệm ELISA

1.305

1.400

14.000

4.2

Xét nghiệm PCR chung

870

1.170

11.700

4.3

Xét nghiệm PCR chủng TQ

190

220

2.200

5

Giám sát bệnh Cúm heo

1.100

1.900

19.000

5.1

Xét nghiệm ELISA (H1N1)

800

800

8.000

5.2

Xét nghiệm ELISA (H3N2)

0

800

8.000

5.3

Xét nghiệm PCR

300

300

3.000

 

Dự trù kinh phí (đồng)

1.045.774.773

2.245.308.687

22.453.086.870

C

GIÁM SÁT CÁC BỆNH KHÁC (mẫu)



3.400

34.000

1

Giám sát bệnh do PCV2

0

1.100

11.000

1.1

Xét nghiệm ELISA (Ab)

0

600

6.000

1.2

Xét nghiệm ELISA (Ag)

0

300

3.000

1.3

Xét nghiệm PCR

0

200

2.000

2

Giám sát bệnh Giả dại

0

1.100

11.000

2.1

Xét nghiệm ELISA

0

900

9000

2.2

Xét nghiệm PCR

0

200

2000

3

Giám sát bệnh do Coronavirus

0

1.200

12,000

3.1

Xét nghiệm TGE

0

600

6000

3.2

Xét nghiệm PED

0

600

6000

 

Dự trù kinh phí (đồng)

0

470.849.524

4.708.495.240

D

GIÁM SÁT - XÂY DỰNG CƠ SỞ ATDB (mẫu)

19.010

19.010

179.044

1

Giám sát bệnh LMLM, Dịch tả heo

4.900

4.900

49.000

 

Giám sát bệnh Lở mồm long móng

3.128

3.128

31.280

1.1

Xét nghiệm ELISA (Ab) O heo

886

886

8.860

1.2

Xét nghiệm ELISA (Ag) 3ABC heo

886

886

8.860

1.3

Xét nghiệm ELISA (Ab) O bò

678

678

6.780

1.4

Xét nghiệm ELISA (Ag) 3ABC bò

678

678

6.780

 

Giám sát bệnh Dịch tả heo

1.772

1.772

17.720

1.5

Xét nghiệm ELISA (Ag)

886

886

8.860

1.6

Xét nghiệm ELISA (Ab)

886

886

8.860

2

Giám sát bệnh Lép tô, Brucellosis

1.660

1.660

16.600

2.1

Xét nghiệm MAT (Lép tô)

278

278

2.780

2.2

XN Rose Bengal (Brucellosis)

1.382

1.382

13.820

3

Giám sát bệnh PRRS

1.235

1.235

12.350

3.1

Xét nghiệm ELISA

842

842

8.420

3.2

Xét nghiệm PCR

393

393

3.930

4

Giám sát bệnh Dại

1.891

1.891

18.910

4.1

Xét nghiệm ELISA

1.891

1.891

18.910

5

Giám sát tái công nhận CS ATDB

9.324

9.324

82.184

5.1

Xét nghiệm ELISA (Ag) Dịch tả heo

1.916

1.916

19.160

5.2

Xét nghiệm ELISA (Ab) Dịch tả heo

1.916

1.916

19.160

5.3

Xét nghiệm ELISA FMD O heo

1.916

1.916

19.160

5.4

Xét nghiệm ELISA FMD 3ABC heo

1.916

1.916

19.160

5.5

Xét nghiệm ELISA FMD O bò

278

278

2.780

5.6

Xét nghiệm ELISA FMD 3ABC bò

1.382

1.382

2.764

 

Dự trù kinh phí (đồng)

2.256.529.677

2.256.529.677

22.565.296.770

E

DỰ PHÒNG PHÍ (sử dụng khi có dịch bệnh mới)

0

300.000.000

3.000.000.000

 

Tổng cộng (A + B + C + D + E)

4.421.804.450

5.803.437.888

55.914.978.880

Каталог: Lists -> VBPL DB -> Attachments
Attachments -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Ủy ban nhân dâN
Attachments -> QuyếT ĐỊnh của ubnd thành phố V/v Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung quận 1
Attachments -> QuyếT ĐỊnh về thành lập Tổ Công tác chỉ đạo việc đầu tư xây dựng Nhà Văn hóa Thanh niên chủ TỊch ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
Attachments -> QuyếT ĐỊnh về kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên trách
Attachments -> Số: 1136/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Quyết định số 1493/QĐ-ub-qlđT ngày 18/5/1994 của ủy ban nhân dân thành phố
Attachments -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh số: 163/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 4 năm 2015

tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương