VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013



tải về 190.02 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích190.02 Kb.
#3807
1   2   3

10.2. Đối với bậc Tiểu học : Có 04 trường (Tiểu học Thanh Phước , TH Thuận Hòa, TH Vân An, TH Vân Quật Đông).

10.2.1. Trường TH Thanh Phước có 01 điểm trường:

+ Điểm trường tại Thanh Phước , diện tích 9.739,6 m2.



10.2.2. Trường TH Thuận Hòa có 02 điểm trường:

+ Điểm trường chính tại Thuận Hòa B, diện tích 3.259 m2.

+ Điểm trường phụ tại Thuận Hòa A, diện tích 1.696 m2.

10.2.3. Trường TH Vân An có 01 điểm trường:

+ Điểm trường tại Vân Quật Thượng , diện tích 4.774 m2.



10.2.4. Trường TH Vân Quật Đông có 01 điểm trường:

+ Điểm trường tại Vân Quật Đông , diện tích 3.916,8 m2.



Hướng qui hoạch : Nhập trường Tiểu học Thanh Phước vào trường Tiểu học Vân An thành 01 trường.

+ Lý do nhập : Hiện nay xã Hương Phong có đến 04 trường tiểu học, qui mô mỗi trường chỉ 10 lớp với số học sinh từ 240 đến 280 học sinh/ trường, riêng trường TH Thanh Phước qui mô chỉ 5 lớp với 125 học sinh (bình quân : 25 học sinh/lớp) nên phải nhập.

+ Hướng nhập : Với đặc điểm của xã Hương Phong là xã vùng trũng, mùa mưa bị chia cắt đi lại rất khó khăn, giữa các thôn cách nhau hoặc là đồng ruộng hoặc là các con sông hay hói, vì vậy không thể nhập các trường lại với nhau, chỉ riêng giữa thôn Thanh Phước và Vân An gần nhau và đi lại tương đối dễ dàng, nên nhập trường TH Thanh Phước vào trường Vân An nhưng vẫn còn sử dụng cả 2 cơ sở, cơ sở chính là trường TH Vân An hiện nay và cơ sở phụ là trường TH Thanh Phước, và qui mô toàn trường khoảng 400 học sinh/14 lớp.

+ Giữ nguyên trường tiểu học Thuận Hòa và Vân Quật Đông.



10.3. Đối với cấp THCS : Không có sự điều chỉnh

11. Xã Hải Dương

11.1. Đối với bậc Mầm non : Có 01 trường (MN Hải Dương ) với 06 điểm trường.

+ Điểm trường chính tại khu Đinh Cư 2 (TDH Trung), diện tích 927,4 m2.

+ Điểm trường phụ 1 tại Vĩnh Trị , diện tích 616,2 m2.

+ Điểm trường phụ 2 tại Thai Dương Thượng Tây, diện tích 230,8 m2.

+ Điểm trường phụ 3 tại Thai Dương Hạ Bắc, diện tích 148,3 m2.

+ Điểm trường phụ 4 tại Thai Dương Hạ Trung, diện tích 695,3 m2.

+ Điểm trường phụ 5 tại Thai Dương Hạ Nam, diện tích 175,0 m2.

- Hướng qui hoạch : Giữ nguyên 01 trường và có sự điều chỉnh như sau:

+ Trường MN Hải Dương : Có 03 điểm trường :

* Điểm trường chính tại Khu Định Cư 2 (TDHTrung), diện tích 927,4m2

* Điểm trường phụ 1 tại Thai Dương Hạ Trung , diện tích 695,3 m2

* Điểm trường phụ 2 tại Vĩnh Trị , diện tích 616,2 m2

Giao các điểm trường Thai Dương Thượng Tây, Thai Dương Thượng Bắc, Thai Dương Thượng Nam cho địa phương quản lý.



11.2. Đối với bậc Tiểu học: Có 02 trường (TH Thái Dương , TH Vĩnh Dương).

11.2.1 Trường TH Thái Dương có 01 điểm trường:

+ Điểm trường tại thôn Thai Dương Hạ Nam, diện tích 1.612,0 m2.



11.2.2 Trường TH Vĩnh Dương có 03 điểm trường:

+ Điểm trường chính tại Thai Dương Thượng Đông, diện tích 1.437,5 m2.

+ Điểm trường phụ 1 tại Vĩnh Trị , diện tích 4.210 m2.

+ Điểm trường phụ 2 tại Thai Dương Thượng Tây, diện tích 1.230,3 m2.



- Hướng qui hoạch : Giữ nguyên 02 trường và có sự điều chỉnh như sau:

+ Trường TH Thái Dương : Cho mở rộng 2.100m2 (diện tích ngoài khuôn viên trường để làm sân chơi bãi tập cho học sinh)

+ Trường TH Vĩnh Dương : Còn 02 điểm trường

* Điểm trường chính tại Thai Dương Thượng Đông, diện tích 1.437.5m2.

* Điểm trường phụ tại Vĩnh Trị , diện tích 4.210 m2.

Cho mở rộng 1.000m2 tại Thai Dương Thượng Đông. (chuyển cơ sở Thai Dương Thượng Tây cho địa phương quản lý)



11.3. Đối với cấp THCS : Hiện có 01 trường (THCS Hải Dương) tại Thai Dương Thượng Đông , diện tích 6.012,7 m2.

- Hướng qui hoạch: Giữ nguyên 01 trường và cho mở rộng 1.500m2 phía sau lưng trường (đất nông nghiệp).



12. Xã Hương Thọ:

12.1 Đối với bậc Mầm non: Có 01 trường (MN Hương Thọ) với 08 điểm trường:

+ Điểm trường chính tại Khu Định Cư, diện tích 2.959,3 m2.

+ Điểm trường phụ 1 tại La Khê Trẹm, diện tích 949,6 m2.

+ Điểm trường phụ 2 tại Hải Cát (2), diện tích 797,9 m2.

+ Điểm trường phụ 3 tại La Khê Bãi, diện tích 258,8 m2.

+ Điểm trường phụ 4 tại Hải Cát (1), diện tích 934,7 m2.

+ Điểm trường phụ 5 tại Đình Môn, diện tích 512,7 m2.

+ Điểm trường phụ 6 tại Sơn Thọ, diện tích 1.665,1 m2.

+ Điểm trường phụ 7 tại Kim Ngọc, diện tích 613,8 m2.

- Hướng qui hoạch : Giữ nguyên 01 trường và có sự điều chỉnh như sau :

+ Trường MN Hương Thọ : Chỉ còn 03 điểm trường

* Điểm trường chính tại Khu Định Cư, diện tích 2.959,3 m2.

* Điểm trường phụ 1 tại La Khê Trẹm, diện tích 949,6 m2.

* Điểm trường phụ 2 tại Hải Cát (2), diện tích 797,9 m2.

Cho mở rộng diện tích 1.000m2 tại điểm trường Hải Cát (2) và tại điểm trường La Khê Trẹm thêm 1.500m2, các cơ sở còn lại giao cho địa phương quản lý.



12.2.Đối với bậc Tiểu học: Có 02 trường (Tiểu học số 1 Hương Thọ, TH số 2 Hương Thọ).

12.2.1. Trường TH số 1 Hương Thọ có 02 điểm trường:

+ Điểm trường chính tại La Khê Trẹm , diện tích 2.120,5 m2.

+ Điểm trường phụ tại Sơn Thọ, diện tích 3.014,9 m2.

12.2.2. Trường TH số 2 Hương Thọ có 02 điểm trường:

+ Điểm trường chính tại La Khê Bãi , diện tích 6.084,4 m2.

+ Điểm trường phụ tại Liên Bằng, diện tích 479,3 m2.

- Hướng qui hoạch : Nhập thành 01 trường và có sự điều chỉnh như sau :

Nhập trường Tiểu học số 1 Hương Thọ vào trường Tiểu học số 2 Hương Thọ thành 01 trường.

+ Lý do nhập: Hiện nay cả 02 trường tiểu học của xã Hương Thọ đều có qui mô quá nhỏ, trường TH số 1 Hương Thọ chỉ có 153 HS/06 lớp (Bình quân 25 học sinh/lớp) và trường TH số Hương Thọ chỉ có qui mô 151 HS/5 lớp (Bình quân 30 học sinh/lớp).

+ Hướng nhập: Lấy cơ sở trường TH số 2 Hương Thọ làm cơ sở chính và cơ sở phụ là cơ sở trường TH số 1 Hương Thọ hiện nay, qui mô toàn trường khoảng 300 học sinh/ 10 lớp (2 điểm Sơn Thọ và Liên Bằng hiện giao địa phương quản lý).

12.3. Đối với cấp THCS: Có 01 trường (THCS Hương Thọ) với 02 điểm trường:

+ Điểm trường chính tại khu Định Cư -Liên Bằng, diện tích 6.299 m2.

Điểm trường phụ tại La Khê Trẹm , diện tích 13.654 m2.

- Hướng qui hoạch : Giữ nguyên 01 trường và cho mở rộng diện tích thêm 6.000m2 tại cơ sở chính ( khu định cư Liên Bằng).

13. Xã Bình Thành :

13.1. Đối với bậc Mầm non : Có 01 trường (MN Bình Thành) với 04 điểm trường

+ Điểm trường chính tại Tam Hiệp, diện tích 1.943,6 m2.

+ Điểm trường phụ 1 tại Bồ Hòn, diện tích 1.568,6 m2.

+ Điểm trường phụ 2 tại Bê Hem , diện tích 1.937,3 m2.

+ Điểm trường phụ 3 tại Hòa Bình, diện tích 1.727,8 m2.

+ Điểm trường phụ 4 tại Hòa Thành, diện tích 1.005,9 m2.



- Hướng qui hoạch : Giữ nguyên 01 trường và còn 03 điểm trường:

+ Điểm trường chính tại Tam Hiệp, diện tích 1.943,6 m2.

+ Điểm trường phụ 1 tại Bồ Hòn, diện tích 1.568,6 m2.

+ Điểm trường phụ 2 tại Hòa Bình, diện tích 1.727,8 m2.

Và cho mở rộng diện tích thêm 3.500m2 tại thôn Tam Hiệp, các cơ sở phụ khác giao cho địa phương quản lý.

13.2. Đối với bậc Tiểu học : Có 01 trường (TH Bình Thành) với 04 điểm trường :

+ Điểm trường chính tại Tam Hiệp, diện tích 32.013,6 m2.

+ Điểm trường phụ 1 tại Bê Hem, diện tích 3.332,8 m2.

+ Điểm trường phụ 2 tại Hòa Bình , diện tích 2.006,4 m2.

+ Điểm trường phụ 3 tại Bồ Hòn , diện tích 1.339,4 m2.

- Hướng qui hoạch : Giữ nguyên 01 trường và còn 02 điểm trường:

+ Điểm trường chính tại Tam Hiệp, diện tích 32.013 m2.

+ Điểm trường phụ tại Bồ Hòn, diện tích 1.339,4 m2.

Các điểm trường tại Bê Hem, Hòa Bình giao cho địa phương quản lý.



13.3. Đối với cấp THCS : Không có sự điều chỉnh

14. Xã Bình Điền: Không có sự điều chỉnh về mạng lưới trường từ MN đến THCS

15.Xã Hương Bình:

15.1. Đối với bậc Mầm non : Có 01 trường (MN Hương Bình)

Trường MN Hương Bình có 03 điểm trường:

+ Điểm trường chính tại Hương Lộc, diện tích 4.875 m2.

+ Điểm trường phụ 1 tại Hải Tân, diện tích 792,8 m2.

+ Điểm trường phụ 2 tại Hương Sơn , diện tích 4.854 m2 .



- Hướng qui hoạch : Giữ nguyên 01 trường có sự điều chỉnh như sau:

+ Trường MN Hương Bình chỉ còn 02 điểm trường :

* Điểm trường chính tại Hương Lộc, diện tích 4.875 m2.

* Điểm trường phụ 1 tại Hải Tân, diện tích 792,8 m2.

Và cho ở rộng diện tích 1.300m2 tại cơ sở chính và 1.000 m2 tại cơ sở Hải Tân (giao giao điểm trường Hương Sơn cho địa phương quản lý)



15.2. Đối với bậc Tiểu học : Chưa có trường TH riêng, học sinh đang học tại trường PTCS.

15.3. Đối với cấp THCS : Có 01 trường nhiều cấp học (PTCS Hương Bình) có 02 điểm trường

+ Điểm trường chính tại thôn Hải Tân (1), diện tích 6.124 m2.

+ Điểm trường phụ tại thôn Bình Dương, diện tích 6.409 m2

- Hướng qui hoạch : Giữ nguyên 01 trường và cho mở rộng diện tích 5.000 m2 tại thôn Bình Dương theo hướng thành 1 vùng liên hoàn (hiện nay có 1 số hộ dân đang ở giữa 2 điểm trường). Dự kiến đến năm 2020, khi đủ điều kiện sẽ tách thành 01 trường tiểu học và 01 trường THCS sau năm 2020.

16. Xã Hồng Tiến :

16.1 Đối với bậc Mầm non : Có 01 trường (MN Hồng Tiến ) với 04 điểm trường:

+ Điểm trường chính tại Thôn 2, diện tích 1.731,3 m2.

+ Điểm trường phụ 1 tại Thôn 3 , diện tích 316 m2.

+ Điểm trường phụ 2 tại Thôn 4 , diện tích 176 m2.

+ Điểm trường phụ 3 tại Thôn 1 , diện tích 248 m2.

- Hướng qui hoạch : Giữ nguyên 01 trường và còn 02 điểm trường:

* Điểm trường chính tại Thôn 2, diện tích 1.731,3 m2.

* Điểm trường phụ 2 tại Thôn 4 , diện tích 176 m2.

Cho mở rộng diện tích thêm 1.000m2 tại Thôn 2 và 500m2 tại Thôn 4, các điểm trường khác giao cho địa phương quản lý.



16.2. Đối với bậc Tiểu học : Không có sự điều chỉnh

16.3. Đối với cấp THCS : Chưa có trường, trong kỳ qui hoạch số học sinh THCS không đủ qui mô để thành lập trường.

IV. MỘT SỐ CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH QUI HOẠCH

1. Đổi mới công tác quản lý giáo dục - khâu trọng tâm, đột phá để phát triển giáo dục và đào tạo

1.1. Chỉ tiêu:

-Tập trung đổi mới và tăng cường công tác kế hoạch phát triển giáo dục các cấp;. Phòng GD&ĐT, các trường học xây dựng đầy đủ, có chất lượng các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn, các kế hoạch chuyên đề, tổ chức thực hiện, kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá hiệu quả.

- Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: Đến năm 2015 có 60-65% trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trở lên. Phấn đấu có 1-2 trường mầm non, 2-3 trường tiểu học đạt mức độ 2. Đến năm 2020 có 75% trường THPT đạt chuẩn quốc gia, 100% trường từ Mần non đến THCS đạt chuẩn quốc gia, trong đó 25-30% trường mầm non và tiểu học đạt mức độ 2.

- Thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục: Đến năm 2015, có trên 50% cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 1 trở lên (chỉ tiêu chung của Sở GD&ĐT là 45%); đến năm 2020 có 100% trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 1 trở lên.

- Nâng tỷ lệ trường học được công nhận “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đến 2013 đạt 100%, trong đó nâng mức xếp loại xuất sắc lên trên 30%, năm 2015 đạt xuất sắc 100%.

- Bổ nhiệm đủ cán bộ quản lý trường học theo quy định của điều lệ trường học. Nâng cao năng lực cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. 100% Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đạt chuẩn nghề nghiệp loại khá tốt, đánh giá hiệu trưởng hằng năm đạt mức xuất sắc trên 80%.

- 100% cán bộ quản lý được tham dự tập huấn về quản lý trường học; trên 70% cán bộ quản lý được học các lớp quản lý nhà nước, lý luận chính trị.

- 100% cán bộ quản lý sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong quản lý, trình độ ngoại ngữ tối thiếu A1 (trình độ thấp).

- Nâng cao năng lực quản lý dạy-học, quản lý tài chính, tài sản, thiết bị, thư viện tại các trường học: 100% các trường mầm non, phổ thông được sử dụng phần mềm quản lý tài chính, thư viện, các phần mềm quản lý trường học … đến năm 2015, 100% các trường sử dụng thành thạo, nề nếp, hiệu quả các phần mềm quản lý trường học.

- Nâng cao năng lực tham mưu và chỉ đạo thực hiện của cơ quan phòng GD&ĐT thị xã. Bổ nhiệm đủ 03 Phó trưởng phòng, có đủ điều kiện kế cận. Các chuyên viên có đủ trình độ đào tạo chuyên môn được bồi dưỡng các lớp quản lý giáo dục, quản lý nhà nước, lý luận chính trị.



1.2. Các giải pháp:

- Tăng cường công tác tham mưu, tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy, chỉ đạo của chính quyền và ngành cấp trên, chủ động phối hợp với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nhà trường, sự hỗ trợ của xã hội để phát triển giáo dục và đào tạo.

- Đổi mới công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch trong các cấp quản lý giáo dục. Trên cơ sở quy hoạch phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 của UBND tỉnh, UBND thị xã có kế hoạch điều chỉnh quy mô, cơ cấu mạng lưới trường lớp từ mầm non đến phổ thông, các Trung tâm, cơ sở dạy nghề… phù hợp với quy hoạch dân cư và sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa , đáp ứng nhu cầu học tập cho mọi người dân.

- Triển khai thực hiện Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24/10/2010 của Chính phủ quy định quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo và Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2011 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện Nghị định 115/2010/NĐ-CP.

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý. Triển khai công tác quy hoạch cán bộ quản lý giáo dục, chuẩn bị tốt theo hướng trẻ hóa nguồn cán bộ quản lý kế cận, thực hiện có nề nếp công tác luân chuyển hiệu trưởng, chuyển đổi vị trí việc làm đối với các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và nhân viên kế toán tại các trường học theo quy định, đảm bảo nguyên tắc; triển khai đánh giá đúng thực chất chuẩn hiệu trưởng theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT phục vụ tốt hơn cho công tác đề bạc, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ quản lý giáo dục.

- Nâng cao năng lực chỉ đạo tập trung trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, đề án, kế hoạch phát triển giáo dục; triển khai hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo, tiểu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục, tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em, quy chế thi cử và cấp văn bằng chứng chỉ. Tập trung chỉ đạo thực hiền Đề án xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia theo mục tiêu, chỉ tiêu và lộ trình đã được HĐND thị xã thông qua. Chăm lo phát triển mầm non, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố phát triển các trường mầm non. Tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi, xây dựng trường trọng điểm chất lượng cao ở bậc học phổ thông, triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ.

- Tiếp tục đổi mới cải cách hành chính, quản lý tốt tài chính, tài sản; đổi mới lề lối làm việc của cá nhân, đơn vị đảm bảo khoa học, dân chủ, đảm bảo thông tin thông suốt. Đẩy mạnh ứng dụng công ghệ thông tin trong công tác quản lý giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn, tăng cường có hiệu quả sự dụng website và cập nhật thông tin. Thực hiện tốt việc cập nhật và khai thác có hiệu quả “Cổng thông tin điện tử quản lý giáo dục và đào tạo” và của UBND Thị xã.

- Làm tốt công tác đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Tuyển chọn các phầm mềm quản lý học tập của học sinh, quản lý giáo viên, hỗ trợ sắp xếp thời khóa biểu, quản lý thư viện trường học và các phần mềm ứng dụng khác. Khai thác và trao đổi thông tin qua hệ thống thư điện tử, website của ngành của trường và của UBND Thị xã.

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra của Phòng Giáp dục và Đào tạo các ngành chức năng và của nhà trường đối với các hoạt động giáo dục. Kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục, nâng cao chất lượng dạy, học, tuyển sinh, xét tốt nghiệp, thi tốt nghiệp để đánh giá đúng thực chất kết quả giáo dục đào tạo; xử lý nghiêm đối với giáo viên dạy thêm không đúng quy định của Nhà nước.

2. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng mũi nhọn và chất lượng giáo dục đại trà; đảm bảo sự đồng đều chất lượng giữa các môn, các cấp học, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền.

2.1. Chỉ tiêu

2.1.1. Mầm non: Đến cuối năm 2014, huy động trẻ 0 -2 tuổi đến trường 23,25% trẻ mẫu giáo 3 -5 tuổi đạt trên 85% trẻ 5 tuổi đạt trên 98,5% , đến năm 2015 trẻ 0 - 2 tuổi đạt 30% trẻ mẫu giáo 3 – 5 tuổi đạt 90%, trẻ 5 tuổi 99%, năm 2020 huy động 35% số cháu trong độ tuổi vào nhà trẻ, mẫu giáo 3 – 5 tuổi đạt 90% - 93% trẻ 5 tuổi đạt 99-100% . Đến cuối năm 2014, toàn thị xã có 16 xã, phường đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, tỷ lệ trẻ trong các trường mầm non suy dinh dưỡng còn dưới 8%.

2.1.2. Tiểu học: Hằng năm huy động trẻ 6 tuổi ra lớp đạt 100%, giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Đến năm 2015, có 100% phường/xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi mức độ I, có 80% phường, xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ II. Nâng cao chất lượng, số lượng giải trong các kỳ thi, giao lưu học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, nâng cao tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh tiên tiến qua từng năm học. Năm học 2013 -2014 học sinh học 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 87% đến năm 2015 đạt 95- 100%.

2.1.3. THCS: Huy động học sinh tốt nghiệp tiểu học vào THCS đạt trên 99%. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS hăng năm đạt 99% trở lên, trong đó giỏi 20%, loại khá trên 60%. Nâng cao chất lượng, số lượng giải qua từng năm ở các kỳ thi cấp thị xã và cấp tỉnh, cấp quốc gia. Hằng năm, có trên 95% học sinh lớp 8 có chứng chỉ nghề phổ thông. Năm học 2013-2014 có 17,8% học sinh học 2 buổi/ngày đến năm 2015 có trên 30%. Giữ vững phổ cập giáo dục THCS.

2.1.4. THPT: Huy động học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 đạt 85-90%. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT hằng năm trên 96% trong đó học sinh tốt nghiệp khá và giỏi trên 14%. Tỷ lệ học sinh đổ đại học, cao đẳng 40% trở lên, tăng số lượng và chất lượng học sinh giỏi đạt giải cấp tỉnh, cấp quốc gia qua từng năm. Đến năm 2015 học sinh học 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ từ 25 – 30%. Hằng năm có 100% học sinh được học nghề phổ thông.

Tỷ lệ thanh niên từ 18 – 21 tuổi có bằng tốt nghiệp THPT đạt 80% băn 2015 và 90% năm 2020, tỷ lệ thanh niên 18 -21 tuổi có bằng nghề đạt 10% vào năm 2015 và đạt 15 vào năm 2020.



2.1.5. Giáo dục thường xuyên: Năm 2013 có 30% Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có chất lượng, đến năm 2015, đạt tỷ lệ 60%, năm 2020 đạt 100%.

2.1.6. Giáo dục trẻ khuyết tật: Tỷ lệ trẻ khuyết tật được học hòa nhập đạt 80 – 90%.

2.2. Nhiệm vụ và các giải pháp

- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học gắn với đổi mới quản lý giáo dục, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, phát huy tinh thần trách nhiệm đạo đức của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, gắn kết quả chất lượng học tập của học sinh với trách nhiệm giảng dạy của giáo viên; đẩy mạnh đầu tư phát triển các điều kiện, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo trong học sinh Trung học.

- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá, tổ chức một cách khách quan, nghiêm túc, chất lượng và đúng quy chế công tác thi, kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác kiểm định chất lượng trường học theo các bộ tiêu chí đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tiếp tục thực hiện Đề án “ Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ” của UBND Tỉnh.

- Triển khai đồng bộ Đề án “Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011-2015” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các cấp học.

- Tiếp tục đưa phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” vào hoạt động thường xuyên trong các cơ sở giáo dục nhằm đảm bảo “ ba đủ” đối với mỗi học sinh và tích cực chống học sinh bỏ học giữa chừng.

- Xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch phổ cập giáo dục các cấp hằng năm. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục MN cho trẻ 5 tuổi. 100% xã, phường đạt phổ cập giáo dục MN cho trẻ 5 tuổi cuối năm 2014. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đến năm 2015 có 80% phường xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ II. Nâng chất lượng phổ cập giáo dục Trung học sơ sở đảm bảo bền vững.

- Thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi, tích cực phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi trong các trường phổ thông; tổ chức tốt các cuộc thi, giao lưu nhằm nâng cao trình độ giáo dục toàn diện cho học sinh, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh các lớp cuối cấp để tham gia thi, giao lưu học sinh giỏi các cấp. Phấn đấu đạt nhiều giải trong các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh và quốc gia trong các năm tới. Chuẩn bị điều kiện để giữa năm 2014 hình thành trường trọng điểm, trường trong điểm chất lượng cao ở bậc học phổ thông; khuyến kích các trường hình thành, các lớp chất lượng cao, tăng cường đầu tư nguồn tài chính cho công tác đào tạo học sinh giỏi bao gồm: ngân sách Nhà nước, quỹ khuyến học, nguồn đóng góp của nhân dân và huy động đóng góp của phụ huynh; có cơ chế chính sách để đầu tư giáo viên giỏi, tăng cường điều kiện thiết bị, đổi mới phương pháp dạy học để thực hiện được mục tiêu đào tạo nhân tài cho tương lai.

- Tập trung chỉ đạo các trường miền núi, vùng khó khăn, cơ sở lẻ để nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, thu hẹp khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các vùng miền.

- Thực hiện có hiệu quả và kịp thời các chế độ, chính sách cho các đối tượng học sinh, giáo viên.

3. Nâng cao năng lực, phẩm chất và tinh thần trách nhiệm đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.

3. 1. Chỉ tiêu:

- Đến năm 2015, có 100% giáo viên các cấp học đạt chuẩn đào tạo trở lên, trong đó tỷ lệ trên chuẩn của giáo viên mầm non trên 75%, tiểu học trên 85%, trung học cơ sở trên 83%, trung học phổ thông trên 15%; đến năm 2020 có 100% giáo viên các cấp học đạt chuẩn đào tạo trở lên, trong đó tỷ lệ trên chuẩn của giáo viên mầm non trên 80%, tiểu học trên 90%, trung học cơ sở trên 88%, trung học phổ thông trên 20%.

- Đến năm 2015, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp (bao gồm hiệu trưởng và giáo viên) đạt trên 96% (mức độ khá trở lên trên 78%); đến năm 2020 đạt trên 98% (mức độ khá trở lên trên 83%).

- Đến năm 2015, có 100% giáo viên Tiếng Anh đạt chuẩn quy định theo khung chuẩn Châu Âu (tiểu học đạt chuẩn B1 trở lên, THCS đạt chuẩn B2 trở lên và THPT đạt chuẩn C1 trở lên)

- Đến năm 2015, có trên 95% đơn vị giáo dục trên địa bàn có đủ cán bộ quản lý theo quy định; đến năm 2020 có 100% đơn vị giáo dục có đủ cán bộ quản lý theo quy định.

3. 2. Nhiệm vụ và các giải pháp:

- Thiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 03/CT/TW của Bộ Chính trị “về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bằng những việc làm cụ thể trong các hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh, giáo viên. Các tổ chức trong trường học và cán bộ, giáo viên, nhân viên có kế hoạch và giải pháp thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” theo tinh thần của Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 về ban hành đạo đức nhà giáo.

- Tiếp tục có giải pháp thực hiện tốt chương trình bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Gắn việc nâng cao năng lực chuyên môn với nâng cao tinh thần trách nhiệm thông qua việc xây dựng và thực hiện đầy đủ nội dung kế hoạch công tác; quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.

- Tiếp tục làm tốt công tác tuyển dụng viên chức bổ sung đủ về số lượng và đạt chuẩn trở lên về đào tạo trong việc tuyển dụng đội ngũ các cấp, bậc học. Thực hiện nghiêm túc Luật công chức, viên chức và các quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và luân chuyển cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên, nhân viên theo quy định.

- Củng cố đội ngũ cán bộ, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo đủ về định biên, có trình độ và năng lực để tham mưu cho UBND thị xã về chức năng quản lý nhà nước và điều hành hoạt động chuyên môn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ dạy và học ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

- Tiếp tục tạo điều kiện để 100% giáo viên Tiếng Anh trong các trường được khảo sát năng lực ngôn ngữ theo khung chuẩn Châu Âu, đồng thời có kế hoạch cử theo học các bồi dưỡng nâng cao năng lực ngôn ngữ tiếng Anh do Sở GD-ĐT tổ chức.



Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế
2014 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế

tải về 190.02 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương