Using some high productivity goat to improve productivity of local goat



tải về 180.88 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2016
Kích180.88 Kb.
#32365
1   2   3

Các số trong cùng một hàng mang chữ khác nhau sai khác có ý nghĩa ở mức P<0,05
Trọng lượng dê con đực được sinh ra do các nhóm đực giống giao phối, từ đàn dê cái Bách thảo và từ đàn dê địa phương cao hơn dê cái qua các tháng tuổi (sơ sinh đến 9 tháng tuổi). Trọng lượng trung bình của các dê lai được tạo ra từ đực giống BB, JJ và OB có xu hướng cao hơn dê lai sinh ra từ đực giống ASB, Bách thảo và giống dê địa phương.

Trọng lượng trung bình của toàn đàn dê lai lúc 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng lần lượt là 12,50 kg; 18,50 kg và 25,10 kg cao hơn dê Bách thảo thuần và đàn dê địa phương (P<0,05).

Trọng lượng dê lai F1 giữa giống Alpine, Saanen với Bách thảo lúc 6 tháng tuổi là 17,76-18,17 kg (Đậu Văn Hải, 2001). Kết quả nghiên cứu của Lê Văn Thông (2005), trọng lượng của đàn dê Bách thảo và dê cỏ lúc 3 tháng tuổi là 12,50-13,90 kg và 8,30-10,02kg; lúc 6 tháng tuổi là 21,87-25,33 kg và 13,83-16,97 kg và lúc 9 tháng tuổi là 27,78-32,55 kg và 17,60-21,00 kg. Trọng lượng của đàn dê lai F1 giữa giống Boer với Bách thảo lúc 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng tuổi lần lượt 15,90 kg; 22,91 và 28,59 kg (Đậu Văn Hải, 2006).

Với kết quả thu được (bảng10) chúng ta thấy rằng, đàn dê con được sinh ra do các nhóm đực giống giao phối và từ đàn Bách thảo qua các tháng tuổi, có trọng lượng tương đương với kết quả nghiên cứu khác. Từ kết quả trên cũng cho thấy: Trọng lượng sơ sinh của đàn dê lai sinh ra do các nhóm đực giống của đề tài giao phối cao hơn trọng lượng sơ sinh của đàn dê địa phương 26,37% (18,13-31,87%). Lúc 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng tuổi trọng lượng của đàn dê lai cao hơn đàn dê địa phương lần lượt là 27,55% (14,29-38,78%); 23,66% (16,98-29,34%) và 28,45% (23,59-34,44%).

Khả năng sinh trưởng của dê lai F1 giữa giống Jumnapari, Beetal với dê cỏ có mức cải tiến về trọng lượng so với dê cỏ từ 7,00-66,00% với dê đực và với dê cái là 29,00-72,00% (Đinh Văn Bình, 1997). Theo nghiên cứu của Lê Văn Thông (2005) thì dê lai F1 giữa giống Bách thảo với dê cỏ có trọng lượng cao hơn dê cỏ qua các tháng tuổi 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi lần lượt là 11,86-22,05%; 23,69-29,21%; 28,86-29,60% và 32,83-34,11%. Trọng lượng của đàn dê lai F1 giữa giống Boer với Bách thảo có trọng lượng cao hơn Bách thảo từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi là 34,92-74,58% (Đậu Văn Hải, 2006).

Với kết quả trên, chúng ta thấy rằng việc sử dụng đực giống hướng thịt để cải tiến di truyền giống dê địa phương tốt hơn sử dụng dê đực giống hướng sữa. Khả năng cải tiến về trọng lượng của đàn dê Bách thảo và Jumnapari thuần là tốt hơn các nhóm đực lai. Do đó để cải tiến di truyền của đàn dê địa phương, chúng ta nên sử dụng đực giống thuần là tốt nhất như giống Bách thảo và Jamunapari.


Bảng 11. Tỷ lệ nuôi sống của đàn dê con qua các giai đoạn tuổi

Tt

Giai đoạn tuổi

Dê con sinh ra từ các nhóm đực

T.bình

Từ dê

Dê Đ.

 

 

BB

JJ

OB

ASB

chung

Cái BB

Phương

1

Sơ sinh-3 tháng

90,15

88,52

87,32

85,05

87,89

94,11

92,58

2

4 – 6 tháng

92,40

90,50

90,56

88,68

90,40

93,75

97,62

3

7 – 9 tháng

95,25

92,75

90,53

90,26

92,25

100,0

98,73

Tỷ lệ nuôi sống của đàn dê lai giai đoạn từ sơ sinh-3 tháng tuổi là thấp nhất chỉ đạt 87,89% (85,05-90,15%). Chỉ có đàn dê lai sinh ra do đực giống Bách thảo giao phối là 90,15%. Trong khi đó đàn dê sinh ra từ cái Bách thảo thuần và đàn dê địa phương có tỷ lệ nuôi sống 92,58-94,11%.

Tỷ lệ nuôi sống của dê lai được sinh ra từ các nhóm đực giống tăng dần qua các mốc tuổi và cao nhất là giai đoạn từ 7-9 tháng tuổi 92,25% (90,26-95,25%), tỷ lệ nuôi sống của đàn dê con Bách thảo và dê địa phương ở giai đoạn này là 98,73-100%.

Đậu Văn Hải (2001) cho biết, tỷ lệ nuôi sống của các nhóm dê lai giữa giống Alpine, Saanen với Bách thảo là trên 90,0%. Cao nhất là giai đoạn 12-24 tháng tuổi (98,%), kế tiếp là giai đoạn 6-12 tháng tuội (trên 95%) và sau cùng là sơ sinh-6 tháng tuổi (90,0%). 

Nhìn chung tỷ lệ nuôi sống của đàn dê lai qua các giai đoạn tuổi thấp hơn dê Bách thảo và đàn dê địa phương nhưng không đáng kể.
4. KẾT LUẬN

Dê Bách thảo thuần sinh trưởng, phát triển và thích nghi tốt với điều kiện nuôi dưỡng tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Tỷ lệ nuôi sống cao 94,11-100,00% (sơ sinh đến 9 tháng tuổi). Trọng lượng lúc 3 tháng tuổi là 10,9 kg, 6 tháng tuổi là 16,6 kg và 9 tháng tuổi là 21,5 kg cao hơn đàn dê tại địa phương 10,03-15,38%.

Đàn dê đực giống (Bách thảo thuần, Jumnapari ngoại thuần và dê lai giữa giống Alpine, Saanen với Bách thảo) và con lai của chúng với đàn dê cái địa phương thích nghi và phát triển tốt tại Duyên Hải. Trọng lượng của đàn dê lai lúc 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng tuổi lần lượt là 12,5 kg; 18,5 kg và 25,1 kg cao hơn 23,66-28,45% so với đàn dê địa phương. Trong đó đàn dê con sinh ra do dê đực giống thuần Bách thảo và Jumnapari phối giống có trọng lượng cao hơn đàn dê tại địa phương 28,68-38,78%. Vì vậy nên sử dụng đực giống hướng thịt là Bách Thảo và Jumnapari để lai tạo cải tiến tầm vóc dê địa phương.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đinh Văn Bình, Nguyễn Thiện và Nguyễn Quang Sức, 1997. Kết quả nghiên cứu nuôi dưỡng ba giống dê sữa Ấn Độ qua hơn hai năm tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây. Tạp Chí Người Nuôi Dê. Hội nuôi dê Hà Tây Việt Nam. Tập II, số 1. 1997, trang 5-25.

Đậu Văn Hải, 2001. Khảo sát khả năng sản xuất của một số nhóm dê lai F1 giữa giống Saanen, Alpine với Bách thảo và Barbari tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Chăn nuôi Sông Bé. Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Nông nghiệp. Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh 2001.

Đậu Văn Hải, 2006. Khảo sát khả năng sản xuất của dê lai hướng thịt giữa giống Boer với Bách thảo. Hội nghị khoa học Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền nam. TP Hồ Chí Minh, tháng 6/2006

Nguyễn Thị Mai, 2000. Chọn lọc nhân thuần dê Bách thảo và thử nghiệm lai pha máu với dê sữa cao sản ngoại. Luận án Tiến sĩ nông nghiệp. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Thành phố Hồ Chí Minh 2000.

Vũ Thị Kim Thoa, 2000. Khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống cỏ sả Panicum maximum cv TD58 trên vùng đất xám Bình Dương. Hội nghị khoa học Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền nam. TP Hồ Chí Minh, tháng 5/2000

Lê Văn Thông, Lê Viết Ly và cộng sự, 1999. So sánh khả năng sản xuất của dê cỏ, Bách thảo và con lai giữa chúng tại Thanh Ninh. Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú y 1998-1999 (phần chăn nuôi GS). Trang 58-81.

Lê Văn Thông, 2005. Nghiên cứu một số đặc điểm của giống dê cỏ và kết quả lai tạo với giống dê Bách thảo tại Vùng Thanh Ninh. Luận Văn Tiến sĩ nông nghiệp chuyên ngành chăn nuôi động vật nông nghiệp. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam 2005.

Báo cáo tổng kết chăn nuôi giai đoạn 2001-2005 và định hướng phát triển 2006-2015. Cục Chăn nuôi-Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hà nội, tháng 6/2006. trang 185-207.



[1] Hội nghị Khoa học tỉnh Trà Vinh năm 2007



[2] Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện Chăn nuôi Gia súc lớn

tải về 180.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương