Ubnd tỉnh tiền giang



tải về 142.13 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích142.13 Kb.
#19625

UBND TỈNH TIỀN GIANG


SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI - SỞ NÔNG NGHIỆP

VÀ PTNT - SỞ TÀI CHÍNH


Số : 371 /LN-SLĐTBXH-SNNPTNT-STC



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Tiền Giang, ngày 21 tháng 4 năm 2015

V/v hướng dẫn thực hiện chính sách

hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn

cho lao động nông thôn.
Kính gửi:

- Các Sở, Ban ngành tỉnh;

- Hội, Đoàn thể cấp tỉnh;

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã;

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

các huyện, thành phố, thị xã;

- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

các huyện;

- Phòng Kinh tế thành phố, thị xã;

- Ủy ban nhân dân các xã;

- Các cơ sở dạy nghề.

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010, số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09/8/2012 của liên Bộ Tài chính – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư liên tịch 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BTC-BTTTT ngày 12/12/2012 của liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông Hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg và Công văn số 1673/UBND- VHXH ngày 17/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về danh mục, mức học phí hỗ trợ và phân cấp quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Liên ngành Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang như sau:



I. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN VÀ MỨC HỖ TRỢ

1. Đối tượng áp dụng

Lao động nông thôn (ở các xã) nam từ 16 đến 60 tuổi, nữ từ 16 đến 55 tuổi, có đăng ký hộ khẩu, thường trú trên địa bàn tỉnh Tiền Giang chưa có việc làm, thiếu việc làm hoặc cần chuyển đổi nghề nghiệp, có nhu cầu học nghề và đủ điều kiện xét tuyển vào các khóa học nghề ngắn hạn (sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) thì được hỗ trợ chi phí học nghề. Riêng đối với lao động trên 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam ở nông thôn trong tỉnh có đủ sức khỏe, có nhu cầu học nghề phù hợp với điều kiện của người lao động được Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội (nếu học nghề phi nông nghiệp) hoặc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế (nếu học nghề nông nghiệp) xem xét thống nhất thì được hỗ trợ chi phí học nghề.

Lao động nông thôn được ưu tiên dạy nghề theo thứ tự sau:

1.1. Lao động thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật;

1.2. Lao động thuộc diện hộ nghèo;

1.3. Lao động là người dân tộc thiểu số;

1.4. Lao động là người khuyết tật;

1.5. Lao động thuộc các hộ bị thu hồi đất canh tác;

1.6. Lao động thuộc diện có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo;

1.7. Lao động nông thôn khác.



2. Điều kiện hỗ trợ

Lao động nông thôn học nghề ngắn hạn tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh hoặc các lớp dạy nghề lưu động do Ủy ban nhân dân các xã phối hợp tổ chức, học những nghề được quy định tại danh mục nghề ngắn hạn được hỗ trợ học phí và mức học phí hỗ trợ tính theo giờ học (kèm theo công văn này). Riêng nghề: Xoa bóp (massage) đối tượng hỗ trợ là người mù; lái xe từ hạng B2 trở lên hỗ trợ cho lao động thuộc diện hộ nghèo, lao động bị thu hồi đất canh tác, lao động thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, lao động thuộc diện có thu nhập bằng 150% thu nhập của hộ nghèo. Ví dụ: Lao động đăng ký hộ khẩu và thường trú tại xã Lương Hòa Lạc huyện Chợ Gạo, có thể đăng ký học lớp dạy nghề do Ủy ban nhân dân xã Thân Cửu Nghĩa huyện Châu Thành tổ chức hoặc đăng ký học tại Trung tâm Dạy nghề huyện Chợ Gạo hoặc đăng ký học tại Trường Cao đẳng nghề Tiền Giang.

Các cơ sở dạy nghề gồm: trường, trung tâm dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm giáo dục thường xuyên-hướng nghiệp, trung tâm khuyến nông, khuyến công đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề hoặc có giấy xác nhận đã đăng ký dạy nghề dưới 3 tháng của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, đã đăng ký tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn và có chỉ tiêu tuyển sinh dạy nghề trong năm; Hội Người mù dạy nghề cho người mù. Đồng thời, các cơ sở dạy nghề phải ký hợp đồng đào tạo nghề cho lao động nông thôn với Sở/Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội (Lao động-TBXH), Sở/Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ Phòng Kinh tế (Nông nghiệp và PTNT) trước khi tổ chức đào tạo.

Quy mô của một lớp học tối đa không quá 35 học viên.

Nghề nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp:

- Nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới ba tháng là các nghề thuộc các nhóm nghề: quản lý tài nguyên rừng, quản lý và khai thác công trình thủy nông,... (mã số 223404); sinh học ứng dụng (mã số 224202); sản xuất muối; chế biến, bảo quản nông sản, lâm sản, thủy sản,... (mã số 225403); nông nghiệp (mã số 226201); lâm nghiệp (mã số 226202); thủy sản (mã số 226203); thú y (mã số 2264) được quy định tại Bảng danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg ngày 9 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Nghề phi nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới ba tháng là các nghề thuộc những nhóm nghề được quy định tại Bảng danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg ngày 9 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, trừ các nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới ba tháng đã nêu ở phần trên.

3. Mức hỗ trợ

3.1. Lao động thuộc diện: được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn gồm:

- Học phí tối đa 3,0 triệu đồng/người/khóa học;

- Tiền ăn với mức 15.000 đồng/ người/ngày thực học;

- Tiền đi lại: nếu địa điểm học nghề ở ngoài địa bàn cấp xã nơi người lao động đang cư trú và cách nơi cư trú từ 15 km trở lên, mức hỗ trợ theo giá vé giao thông công cộng hoặc giấy đề nghị hỗ trợ tiền đi lại, nhưng tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học.

3.2. Lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ học phí học nghề với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học;

3.3. Lao động nông thôn khác được hỗ trợ học phí học nghề với mức tối đa 2,0 triệu đồng/người/khóa học.

Học phí học nghề được hỗ trợ căn cứ vào mức thu học phí của cơ sở dạy nghề đang thực hiện, nhưng không vượt quá mức học phí tính theo giờ học của từng nghề được quy định trong danh mục nghề được hỗ trợ học phí và mức học phí hỗ trợ tính theo giờ học kèm theo công văn này. Trường hợp học phí cao hơn mức hỗ trợ tối đa, thì người lao động phải đóng thêm. Mức học phí hỗ trợ tính theo giờ học kèm theo công văn này đối với những nghề quy định dạy tại cơ sở dạy nghề khi dạy lưu động, nếu phát sinh chi phí: khấu hao cơ sở vật chất, thiết bị (cơ sở dạy nghề ngoài công lập hoặc cơ sở dạy nghề công lập phải thuê thêm thiết bị), vận chuyển thiết bị, thuê phòng học, . . . thì cơ sở dạy nghề phải lập dự toán bổ sung phần chi phí phát sinh gửi về đơn vị đã ký hợp đồng để đề nghị bổ sung thêm chi phí trước khi mở lớp, sau khi được duyệt thì cơ sở dạy nghề được thanh toán thêm phần chi phí phát sinh.

Mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ chi phí học nghề 01 lần theo chính sách này, những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được hỗ trợ học nghề theo chính sách này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm nhưng tối đa không quá 03 lần.

4. Đề nghị hỗ trợ chi phí học nghề

4.1. Người lao động làm Đơn đăng ký học nghề theo mẫu 01 kèm theo công văn này có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, giấy đề nghị hỗ trợ tiền đi lại ghi rõ: nơi thường trú, địa điểm tổ chức lớp học và khoảng cách từ nơi thường trú đến lớp học (nếu có). UBND xã căn cứ vào Sổ hộ khẩu gia đình và các giấy tờ chứng minh đối tượng: người có công với cách mạng, người khuyết tật, người bị thu hồi đất,… để xác nhận chính xác về nơi đăng ký thực tế thường trú và đối tượng được hỗ trợ vào Đơn đăng ký học nghề của người lao động.

Riêng đối với người mù: Đơn đăng ký học nghề do tỉnh Hội hoặc huyện Hội người mù xác nhận.

Ngoài Đơn đăng ký học nghề, người lao động phải làm những hồ sơ khác theo quy định của cơ sở dạy nghề để đăng ký học học nghề: chứng nhận học lực, ảnh . . . (cơ sở dạy nghề giử bản sao Đơn đăng ký học nghề của người lao động thay cho Phiếu đăng ký học nghề theo quy chế tuyển sinh).

Ngày khai giảng lớp học, người lao động phải mang theo bản chính chứng minh nhân dân để cơ sở dạy nghề đối chiếu lại hồ sơ.

4.2. Xác định đối tượng được hỗ trợ

- Lao động nông thôn được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng gồm:

+ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B;

+ Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945; con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng lao động trong kháng chiến; con của liệt sĩ; con của thương binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của bệnh binh, con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

- Lao động là người khuyết tật: người lao động bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt hoặc học tập gặp khó khăn được cấp giấy chứng nhận khuyết tật.

- Lao động nông thôn thuộc diện hộ nghèo: hộ được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền trong tỉnh Tiền Giang cấp Giấy chứng nhận hộ nghèo còn giá trị.

- Lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo: hộ nghèo mức 1 hoặc mức 2 được Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định công nhận.

- Lao động nông thôn khác: là lao động nông thôn không thuộc các đối tượng trên.

II. PHÂN BỔ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ

1. Nguồn kinh phí hỗ trợ dạy nghề

1.1. Ngân sách Trung ương bổ sung từ chương trình mục tiêu quốc gia;

1.2. Lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình dự án khác;

1.3. Đóng góp của người học;

1.4. Huy động từ các doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác.

2. Phân bổ kinh phí

Hàng năm, căn cứ nguồn kinh phí hỗ trợ dạy nghề và kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn của các cơ sở dạy nghề cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; sau khi thống nhất với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính và Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động-TBXH trình Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu kinh phí hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn cho các cơ sở dạy nghề cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã.

Cấp tỉnh, Sở Lao động-TBXH, Sở Nông nghiệp và PTNT ký hợp đồng với các cơ sở dạy nghề cấp tỉnh thực hiện.

Cấp huyện, trên cơ sở chỉ tiêu kinh phí được giao, Phòng Lao động - TBXH, Phòng Nông nghiệp và PTNT căn cứ nhu cầu đào tạo nghề của địa phương chọn các cơ sở dạy nghề đủ điều kiện để ký hợp đồng tổ chức mở lớp dạy nghề cho lao động nông thôn (kể cả cơ sở dạy nghề ngoài tỉnh). Phòng Lao động-TBXH, Phòng Nông nghiệp và PTNT chỉ ký hợp đồng dạy nghề đối với những nghề mà cơ sở dạy nghề đã đăng ký tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn và hợp đồng phải kèm theo chương trình dạy nghề đối với những nghề đã ký hợp đồng để theo dõi thực hiện hợp đồng.



3. Cấp phát kinh phí

Kinh phí hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn được hỗ trợ thông qua các cơ sở dạy nghề, không hỗ trợ trực tiếp cho người học nghề, vì vậy kinh phí được cấp phát theo tiến độ và kế hoạch mở lớp của các cơ sở dạy nghề. Thủ tục cấp phát như sau:

- Trong thời gian 3 ngày kể từ ngày khai giảng, cơ sở dạy nghề phải báo cáo danh sách học viên tham dự lớp học và làm thủ tục đề nghị tạm ứng 70% kinh phí gửi cơ quan Lao động-TBXH, Nông nghiệp và PTNT nơi cơ sở dạy nghề ký hợp đồng đào tạo nghề.

Hồ sơ gồm:

+ Bản báo cáo lớp học và đề nghị tạm ứng kinh phí theo mẫu số 02;

+ Danh sách học viên tham dự lớp học và đề nghị tạm ứng kinh phí theo mẫu số 03 (4 bản), kèm theo hồ sơ học viên tham dự lớp học.

- Khi nhận được báo cáo và đề nghị tạm ứng kinh phí của cơ sở dạy nghề, cơ quan ký hợp đồng dạy nghề kiểm tra học viên thực tế dự học, mức kinh phí hỗ trợ học nghề theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 phần I công văn này để duyệt số lượng đối tượng được hỗ trợ, kinh phí dự kiến hỗ trợ vào bản Danh sách học viên tham dự lớp học và đề nghị tạm ứng kinh phí (mẫu số 03) và trả lại cơ sở dạy nghề 2 bản danh sách, toàn bộ hồ sơ học viên, đồng thời chuyển tạm ứng 70% kinh phí dự kiến hỗ trợ.

Cơ sở dạy nghề có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ tiền ăn cho người lao động học nghề theo từng tháng theo mẫu số 04 (nếu khóa học dưới 2 tháng thì chi trả vào cuối khóa học), tiền ăn chi trả theo số ngày thực học trong tháng trên cơ sở phần “theo dõi ngày học tập” trong sổ lên lớp; riêng tiền đi lại chi trả vào cuối khóa học.

Đến 30/7 hàng năm, các cơ sở dạy nghề cấp tỉnh và các huyện, thành, thị được giao kinh phí hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn mà kinh phí thực hiện đạt dưới 60% kinh phí được giao thì Sở Lao động – TBXH thống nhất với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu kinh phí sang các cơ sở dạy nghề, huyện, thành, thị khác.

4. Sử dụng kinh phí

Kinh phí hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn được chi cho các khoản sau:

4.1. Chi tổ chức lớp học (cơ sở dạy nghề)

4.1.1. Chi phí đào tạo nghề

a) Nội dung chi và mức chi được hỗ trợ như sau

- Chi tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ nghề;

- Chi thù lao giáo viên, người dạy nghề. Riêng đối với những nghề khó tuyển sinh nhưng thị trường lao động đang rất cần: sửa chữa xe gắn máy, sửa chữa máy nổ, sửa chữa máy may công nghiệp, điện lạnh tiền thù lao giáo viên được tính như sau:

+ Những lớp có sỉ số dưới 12 học viên, thì mức thù lao giáo viên được bổ sung thêm 35% phần tiền thù lao giáo viên; tiền thù giáo viên làm cơ sở để tính bổ sung là tỷ lệ tiền thù lao giáo viên trong cơ cấu mức học phí hỗ trợ dạy nghề được duyệt;

Phần bổ sung thêm 35% thù lao giáo viên = học phí hỗ trợ của lớp học (học phí hỗ trợ/học viên x số học viên thực học) x % tiền thù lao giáo viên chiếm trong mức học phí được hỗ trợ được duyệt x 35%;

Ví dụ: lớp có 10 học viên, học phí được hỗ trợ của 8 học viên: 10.000.000 đồng, tiền thù lao giáo viên chiếm 40% học phí được hỗ trợ; tiền thù lao giáo viên được bổ sung thêm: 10.000.000 đồng x 40% x 35% = 1.400.000 đồng.

+ Những lớp có sỉ số từ 12 học viên trở lên thì áp dụng theo định mức học phí đã được phê duyệt;

- Chi sửa chữa nhỏ tài sản tham gia phục vụ lớp học;

- Chi mua (in) tài liệu, giáo trình, học liệu học nghề;

- Hỗ trợ nguyên, nhiên liệu, vật liệu học nghề. Phần chi phí này không thấp hơn tỷ lệ tối thiểu được nêu trong danh mục nghề được hỗ trợ học phí và mức học phí hỗ trợ tính theo giờ học.

b) Trường hợp nếu có chi phí phát sinh chưa đưa vào mức chi hỗ trợ theo giờ học, sau khi được duyệt thì được chi bổ sung:

- Chi thuê lớp học, thuê thiết bị chuyên dụng để thực hành;

- Vận chuyển thiết bị để dạy lưu động;

- Trích khấu hao tài sản cố định, thiết bị, công cụ phục vụ lớp học đối với cơ sở dạy nghề ngoài công lập.

c) Chi cho công tác quản lý lớp học không quá 5% tổng số kinh phí cho lớp đào tạo, gồm các khoản chi sau:

- Chi văn phòng phẩm cho lớp học;

- Chi công tác phí;

- Chi mua sổ sách theo dõi lớp học;

- Chi làm việc ngoài giờ;

. . . .

4.1.2. Chi hỗ trợ tiền ăn, đi lại cho lao động thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người nghèo, người tàn tật, người dân tộc thiểu số, người bị thu hồi đất canh tác, trong đó:




Tiền ăn chi theo số ngày thực học nhưng không quá:

Tổng số giờ của chương trình

5 giờ

4.2. Chi xây dựng, cập nhật chương trình, giáo trình dạy nghề: Sở Lao động –TBXH, Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện theo đề nghị của các huyện, thành phố, thị xã và cơ sở dạy nghề.

5. Thanh quyết toán kinh phí

5.1. Mức kinh phí được thanh toán

Thanh toán theo số học viên thực học, cụ thể như sau:

5.1.1. Đối với học viên tốt nghiệp thanh toán đủ theo đơn giá chi phí dạy nghề/học viên.

5.1.2. Đối với học viên không tốt nghiệp: học phí được thanh toán theo thời gian thực học; tiền ăn: thanh toán đủ tiền ăn của học viên mà cơ sở dạy nghề đã cấp phát trong thời gian thực học. Thời gian thực học căn cứ vào phần “theo dõi ngày học tập” trong sổ lên lớp.

Tổng kinh phí thanh toán cho lớp học = kinh phí thanh toán cho số học viên tốt nghiệp + kinh phí thanh toán cho số học viên không tốt nghiệp + các chi phí phát sinh được duyệt bổ sung (nếu có).

Trong đó:

- Kinh phí thanh toán cho số học viên tốt nghiệp = (mức học phí tính theo giờ học x số giờ giảng dạy của chương trình dạy nghề) x số học viên tốt nghiệp;

- Kinh phí thanh toán cho số học viên không tốt nghiệp = [(mức học phí tính theo giờ học x số giờ giảng dạy của chương trình dạy nghề) x % thời gian thực học x số học viên bỏ học thuộc nhóm a] + [(mức học phí tính theo giờ học x số giờ giảng dạy của chương trình dạy nghề) x % thời gian thực học x số học viên bỏ học thuộc nhóm b] + . . . .;

+ Nhóm a: những học viên đã học a% thời lượng chương trình dạy nghề;

+ Nhóm b: những học viên đã học b% thời lượng chương trình dạy nghề.

Ví dụ: Lớp dạy nghề May công nghiệp với thời lượng chương trình 240 giờ, mức học phí tính theo giờ học/học viên là 4.200 đồng, lớp có 27 học viên theo học. Trong quá trình học có 3 học viên học 35% chương trình rồi bỏ học, 2 học viên học 60% chương trình rồi bỏ học, 22 học viên tốt nghiệp.

Thanh toán cho lớp này như sau:

+ Học phí cho 1 học viên: 4.200 đồng/giờ x 240 giờ = 1.008.000 đồng;

+ Tổng kinh phí thanh toán: (1.008.000 x 22) + (1.008.000 x 35% x 3) + (1.008.000 x 60% x 2) = 24.444.000 đồng.

5.2. Thủ tục thanh toán

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khóa học, cơ sở dạy nghề hoàn chỉnh thủ tục đề nghị thanh toán chi phí hỗ trợ dạy nghề gửi cơ quan nơi cơ sở dạy nghề ký hợp đồng dạy nghề.

Hồ sơ đề nghị thanh toán kinh phí hỗ trợ chi phí dạy nghề gồm:

5.2.1. Đối với học viên tốt nghiệp

- Bản đề nghị thanh toán kinh phí hỗ trợ chi phí dạy nghề (2 bản);

- Bản sao Lịch học hoặc thời khóa biểu ( 2 bản);

- Bản sao Quyết định mở lớp của cơ sở dạy nghề (2 bản);

- Bản sao Quyết định công nhận tốt nghiệp (2 bản);

- Danh sách thanh toán chi phí theo mẫu số 05 (03 bản);

- Danh sách người lao động nhận tiền ăn, ở, đi lại theo mẫu số 04 và bản sao phần theo dỏi ngày học trong sổ lên lớp có xác nhận của lãnh đạo cơ sở dạy nghề (02 bản);

- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí học nghề của người lao động: Đơn đăng ký học nghề của lao động nông thôn, giấy đề nghị hỗ trợ tiền đi lại (nếu có);

- Hồ sơ chứng minh việc làm của người lao động sau khi tốt nghiệp: bản sao hợp đồng lao động giữa người lao động với doanh nghiệp hoặc cam kết của người sử dụng lao động sẽ ký hợp đồng lao động với người lao động tối thiểu 12 tháng, bản sao hợp đồng bao tiêu sản phẩm, . . .;

- Bảng kê đề nghị thanh toán theo mẫu C 41-HD Ban hành kèm theo Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính (02 bản).;

- Chứng từ thanh toán chi phí cho lớp học: hoá đơn thu học phí (học viên tốt nghiệp và học viên không tốt nghiệp) do Cục thuế phát hành theo quy định.

5.2.2. Đối với học viên không tốt nghiệp.

Hồ sơ thanh toán gồm:

- Danh sách thanh toán kinh phí hỗ trợ dạy nghề đối với học viên không tốt nghiệp theo mẫu số 06 (03 bản);

- Đơn đăng ký học nghề của lao động nông thôn;

- Bản sao phần theo dõi ngày học tập của Sổ lên lớp có xác nhận của thủ trưởng cơ sở dạy nghề (02 bản).

Cơ sở dạy nghề khi nhận kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn phải hoạch toán thu, chi phản ánh đầy đủ vào hệ thống sổ sách kế toán và lưu trữ chứng từ đúng theo quy định của luật kế toán và luật ngân sách.

5.3. Thanh, quyết toán kinh phí

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán của cơ sở dạy nghề, cơ quan ký hợp đồng dạy nghề có trách nhiệm thẩm tra phê duyệt hồ sơ thanh toán của cơ sở dạy nghề.

Các cơ quan quản lý kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn có trách nhiệm thanh, quyết toán với cơ quan tài chính cùng cấp theo quy định hiện hành.


III. BÁO CÁO, KIỂM TRA, GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ

1. Báo cáo

Phòng Lao động-TBXH, Phòng Nông nghiệp và PTNT phải gửi báo cáo về Sở Lao động-TBXH (nghề phi nông nghiệp) và Sở Nông nghiệp và PTNT (nghề nông nghiệp) như sau:

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày khai giảng, gửi danh sách lao động nông thôn đăng ký học nghề theo mẫu số 3 đã được duyệt và Lịch học lớp dạy nghề theo mẫu số 7 về Sở;

- Hàng tháng, trước ngày 10 gửi báo cáo kết quả thực hiện của tháng trước và kế hoạch mở lớp trong tháng theo mẫu số 08, về Sở Lao động – TBXH, Sở Nông nghiệp và PTNT để theo dõi;

- Hàng quý, trước ngày 15 tháng đầu của quý sau gửi báo cáo kết quả thực hiện trong quý theo mẫu số 9 và danh sách lao động nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo mẫu số 10.

2. Giám sát, kiểm tra

Căn cứ vào kế hoạch giám sát, đánh giá các cấp có trách nhiệm kiểm tra, giám sát đánh giá, báo cáo các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn cụ thể như sau:

- Trong thời gian tổ chức lớp học, Ủy ban nhân dân xã phải giám sát việc học tập của học viên, giảng dạy, thực hiện các chế độ đối với học viên của cơ sở dạy nghề, nếu cơ sở dạy nghề thực hiện không đúng quy định thì báo cáo ngay về Phòng Lao động-TBXH, Phòng Nông nghiệp và PTNT. Ủy ban nhân dân xã phải lập “Sổ theo dõi việc làm, thu nhập của người lao động sau khi được hỗ trợ học nghề” để theo dõi kết quả việc làm, thu nhập của người lao động trong xã và trong thời gian 60 ngày kể từ ngày kết thúc khóa học, phải gửi báo cáo kết quả lớp học mở tại xã về Phòng Lao động -TBXH (lớp dạy nghề phi nông nghiệp), Phòng Nông nghiệp và PTNT (lớp dạy nghề nông nghiệp) và tổ chức giám sát, đánh giá hiệu quả công tác hỗ trợ dạy nghề theo quy định tại Công văn số 340/SLĐTBXH-DN ngày 22/4/2013 Hướng dẫn báo cáo kết quả các lớp hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn và Công văn số 436/SLĐTBXH-DN ngày 17/5/2013 Giám sát đánh giá công tác hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn. Đối với lớp mở tại cơ sở dạy nghề, thì cơ cơ sở dạy nghề phải gửi báo cáo kết quả lớp học về cơ quan Lao động -TBXH hoặc Nông nghiệp và PTNT nơi cơ sở dạy nghề ký hợp đồng thực hiện lớp học và báo danh sách học viên về Ủy ban nhân dân các xã (theo Công văn số 340/SLĐTBXH-DN ngày 22/4/2013).

- Phòng Lao động-TBXH, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Sở Lao động-TBXH, Sở Nông nghiệp và PTNT phải kiểm tra, việc học tập của học viên, giảng dạy của cơ sở dạy nghề theo hợp đồng đào tạo và giám sát, đánh giá hiệu quả công tác hỗ trợ dạy nghề theo quy định tại Công văn số 436/SLĐTBXH-DN ngày 17/5/2013 của Sở Lao động-TBXH.

Kinh phí giám sát đánh giá công tác hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn ở cấp tỉnh và cấp huyện được sử dụng từ nguồn kinh phí từ dự án giám sát đánh giá thuộc chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề và kinh phí địa phương. Hàng năm căn cứ vào nguồn vốn được giao từ chương trình mục tiêu quốc gia và kinh phí của địa phương, sau khi thống nhất với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Lao động –TBXH phân bổ kinh phí giám sát đánh giá cho các huyện, thành phố, thị xã trên cơ sở số vốn hỗ trợ dạy nghề giao cho các huyện, thành phố, thị xã.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các sở, cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm, 5 năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Hướng dẫn các sở, ban, ngành cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn cấp huyện hàng năm xây dựng kế hoạch hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn theo quy định hiện hành, để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định danh mục nghề phi nông nghiệp, xây dựng mức chi phí đào tạo cho từng nghề phi nông nghiệp; tổng hợp danh mục nghề đào tạo, mức chi phí đào tạo cho từng nghề (nghề nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp), trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện hỗ trợ dạy nghề trên địa bàn tỉnh;

- Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình thực hiện hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện hỗ trợ dạy nghề nông nghiệp hàng năm gửi Sở Lao động-TBXH để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn;

- Cung cấp thông tin về định hướng, quy hoạch sản xuất nông nghiệp cho Sở Lao động-TBXH khi xây dựng kế hoạch hàng năm;

- Hướng dẫn Phòng Nông nghiệp và PTNT cấp huyện xác định danh mục nghề đào tạo và nhu cầu học nghề nông nghiệp của lao động nông thôn trên địa bàn;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định danh mục các nghề đào tạo, nhu cầu học nghề, xây dựng mức chi phí đào tạo cho từng nghề nông nghiệp và kinh phí dạy nghề nông nghiệp của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh, gửi Sở Lao động-TBXH để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Phối hợp với Sở Lao động-TBXHxây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Phối hợp với Sở Lao động-TBXH và các Sở, cơ quan có liên quan kiểm tra, giám sát, đánh tình hình thực hiện hỗ trợ dạy nghề trên địa bàn tỉnh;

- Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình thực hiện hỗ trợ dạy nghề gửi Sở Lao động-TBXH để tổng hợp.

3. Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Lao động-TBXH xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện hỗ trợ dạy nghề hàng năm, 5 năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động-TBXH và các cơ quan liên quan thẩm định kế hoạch phân bổ dự toán kinh phí hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh đối với nguồn ngân sách địa phương;

- Phối hợp với Sở Lao động-TBXH, Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan có liên quan thẩm định chi phí đào tạo của từng nghề trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

- Phối hợp với Sở Lao động-TBXH và các cơ quan có liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện hỗ trợ dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

4. Đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, các cơ quan chuyên môn cấp huyện, Ủy ban nhân dân các xã và các cơ sở dạy nghề thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BTC-BTTTT ngày 12/12/2012 của Liên Bộ hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020“.

Công văn này thay thế công văn số 653/LN-SLĐTBXH-SNNPTNT-STC ngày 01/8/2012 của liên Sở Lao động-TBXH, Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị liên hệ Sở Lao động –Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính để xin ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết.

SỞ TÀI CHÍNH SỞ NÔNG NGHIỆP SỞ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ XÃ HỘI



Nơi nhận:

- Như trên;

- UBND tỉnh (để BC);

- Sở Tài chính (5 bản);

- Sở Lao động -TBXH (5 bản);

- Sở Nông nghiệp và PTNT (5 bản);

- Lưu: VT, DN, TCKT.

DANH MỤC NGHỀ ĐƯỢC HỖ TRỢ HỌC PHÍ

VÀ MỨC HỌC PHÍ ĐƯỢC HỖ TRỢ TÍNH THEO GIỜ HỌC

(Kèm theo Công văn 371 /LN-SLĐTBXH-SNNPTNT-STC ngày 21/4/2015)



Số TT


Nghề đào tạo


Mức học phí/giờ học/học viên (đồng)




Mức chi nguyên vật liệu thực hành tối thiểu (%)

Địa điểm dạy nghề



1

2

3



4

5

6



7

8

9



10

11

12



13

14

15



16

17

18



19

20
21

22

23

24



25

26

27



28
29

30

31



32

33

34



35

36

37



38

39

40



Hàn

Tiện


Sửa chữa máy nổ

Sửa chữa xe gắn máy

Điện dân dụng

Điện Công nghiệp

Điện lạnh

Sửa chữa điện tử dân dụng

May công nghiệp

Uốn tóc, hớt tóc

Sửa chữa TB may CN

Sửa chữa, cài đặt, bảo trì thiết bị máy tính

Nấu ăn

Làm sạch, sơn, đắp móng tay-chân



Sửa chữa điện thoại di động

Đồ họa trên máy tính

Tiểu thủ công nghiệp (Đan lục bình, bàng, buông, thảm sơ dừa, thảm vải, dệt chiếu, bó chổi, đan len, thêu…)

Làm hoa giả

Lái xe từ hạng B2 trở lên,

Xoa bóp (massage) dạy cho người mù


Kỹ thuật trồng cây ăn quả

Kỹ thuật trồng, chọn giống và sản xuất giống lúa

Kỹ thuật trồng rau an toàn

Kỹ thuật trồng nấm

Kỹ thuật chăn nuôi đại gia súc

Kỹ thuật chăn nuôi gia súc

Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm

Kỹ thuật chăn nuôi và sản xuất giống thủy sản nước ngọt

Kỹ thuật chăn nuôi và sản xuất thủy sản nước lợ

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây kiểng

Kỹ thuật trồng cây Bonsai

Làm bánh


Xây dựng

Kết hoa, kết cườm

Chế biến và bảo thủy sản

Cẩn trên gỗ, chạm trên gỗ

Bổ túc nâng hạng thuyền trưởng hạng ba

Bổ túc nâng hạng thuyền trưởng hạng nhì

Bổ túc nâng hạng máy trưởng hạng ba

Bổ túc nâng hạng máy trưởng hạng nhì



11.210

11.150


5.400

5.300


5.700

9.800


10.000

4.500


4.200

2.600


4.200

9.800


6.800

2.600


15.500

6.100


2.730

6.250


Theo học phí trường TCN GTVTTG

Theo học phí trường CĐ Y tế

6.527

6.840


6.465

6.190


6.902

7.090


6.702

6.990
7.252

6.544

6.663


Mức hỗ trợ sẽ trình duyệt sau


46

45

26



28

40

42



41

23

21



19

13

34



49

18

66



32

16

48


23

28

24



21

29

30



27

29
32

25

24


Dạy tại Cơ sở dạy nghề

- nt -


- nt -

- nt -


- nt -

- nt -


- nt -

- nt -


- nt -

- nt -


- nt -

- nt -


- nt -

- nt -


- nt -

- nt -


- nt -
Dạy lưu động

- nt -


- nt -

- nt -


- nt -

- nt -
- nt -

- nt -

- nt -



Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



ĐƠN ĐĂNG KÝ HỌC NGHỀ

Họ và tên: ...................................................................................... : Nam, :Nữ

Sinh ngày.........tháng ..........năm ............ Dân tộc: .................Tôn giáo:.............................

Số CMTND: ....................................Nơi cấp:................................Ngày cấp:............................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:.........................................................................................

Chỗ ở hiện tại: ...............................................................................................................................(1)

Trình độ học vấn: ....................................Điện thoại liên hệ: ......................................................

Đối tượng theo Quyết định 1956/QĐ-TTg (Đề nghị đánh dấu vào1 trong 3 ô trống):



Người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.

Người thuộc hộ cận nghèo.

Đối tượng lao động nông thôn khác.

Tôi chưa được hỗ trợ học nghề theo chính sách của Quyết định 1956; chưa được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước. Nay tôi làm đơn đăng ký học nghề: ..................................................................... do (CSDN):.......................................................

.................................................tổ chức đào tạo tại:......................................................................

Dự kiến việc làm sau khi học (Đề nghị đánh dấu vào 1 trong 4 ô trống):



Tự tạo việc làm Được doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản phẩm Được doanh nghiệp, người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động Đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Nếu được tham gia lớp học, tôi xin chấp hành nội quy lớp học, quy định của cơ sở dạy nghề.

Tôi xin cam đoan những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật, nếu có gì không đúng, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./.




Xác nhận của UBND cấp xã: ………………....

Xác nhận Ông (bà) ………………… có hộ khẩu thường trú/tạm trú tại xã:...…………………........

và thuộc diện đối tượng (2): …………………..

TM. UBND xã ……………………..........

(Ký tên và đóng dấu)





.........., ngày ..... tháng .... năm 20.....

Người viết đơn

(Ký, ghi rõ họ và tên)
Ghi chú:

(1) Ghi cụ thể chỗ ở hiện tại: số nhà…. ấp ……. xã ….. huyện …. tỉnh……

(2) Ghi cụ thể đối tượng của người có đơn đăng ký học nghề (thương binh, con liệt sĩ, con thương binh, hộ nghèo . . . . . .).

Cơ quan (Người) tiếp nhận hồ sơ yêu cầu đối tượng cung cấp giấy tờ có liên quan (bản chính hoặc bản gốc) để kiểm tra tính chính xác, minh bạch những thông tin trong đơn đề nghị và chịu trách nhiệmđối với những thông tin không đúng sự thật.
Mẫu số 02
Cơ sở dạy nghề. . . . . . . . . CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




BẢO CÁO LỚP HỌC VÀ ĐỂ NGHỊ TẠM ỨNG

KINH PHÍ DẠY NGHỀ NGẮN HẠN CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

LỚP . . . . . . . . .
Kính gửi : . . . . . . . . . . . .
Đơn vị đã nhận được . . . . . học viên tham gia lớp học nghề.

Thời gian học là . . . tháng từ ngày . . . . đến ngày. . . .

Trong đó :

- Lao động thuộc diện đối tượng 1 : . . .

- Lao động thuộc diện đối tượng 2 : . . .

- Lao động thuộc diện đối tượng 3 : . . .

Với tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ : . . . . . . . ., trong đó:

- Kinh phí hỗ trợ học phí:. . . . . .

- Kinh phí hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại cho lao động: . . . .

Đề nghị . . . . . duyệt danh sách học viên và tạm ứng số tiền . . . . .

Sau khi kết thúc khoá học sẽ quyết toán kinh phí.

(Kèm theo danh sách và hồ sơ học viên)

………., ngày tháng năm 20….

Thủ trưởng đơn vị





Каталог: portals
portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 142.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương