Ubnd tỉnh quảng trị CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 278.74 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích278.74 Kb.
#9331
1   2   3

4. Đĩa CD chứa các tệp đề tài SKKN, NCKH của đơn vị (ghi chung vào 01 đĩa). Tên tệp SKKN, đề tài KH qui định như sau: Môn hoặc lĩnh vực_tentacgia_tendonvi.doc. Ví dụ: SKKN môn Toán lớp 10 của cô Minh, trường THPT A sẽ đặt tên tệp: toan_Minh_thptA.doc. Ngoài đĩa ghi tên đơn vị.


PHỤ LỤC 2




PHÂN LOẠI LĨNH VỰC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THEO CẤP HỌC

(Phân loại dùng để ghi tên lĩnh vực tại trang bìa SKKN, đề tài NCKH)


STT

TÊN LĨNH VỰC

STT

TÊN LĨNH VỰC

NGÀNH HỌC MẦM NON

1

Quản lý







2

Chăm sóc nuôi dưỡng

4

Giáo dục mẫu giáo

3

Giáo dục nhà trẻ

5

Lĩnh vực khác

CẤP TIỂU HỌC

1

Tiếng việt

11

Thể dục

2

Toán

12

Tự chọn

3

Đạo đức

13

Giáo dục tập thể

4

Tự nhiên xã hội

14

Chủ nhiệm

5

Khoa học

15

Quản lý

6

Lịch sử và Địa lý

16

Công tác Đoàn, Đội

7

Âm nhạc

17

Thanh tra

8

Mỹ thuật

18

Công đoàn

9

Thủ công

19

Thư viện

10

Kỹ thuật

20

Nhân viên







21

Lĩnh vực khác

CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

1

Ngữ văn

13

Ngoại ngữ

2

Toán

14

Tự chọn

3

Giáo dục công dân

15

Giáo dục tập thể

4

Vật lý

16

Chủ nhiệm

5

Hoá học

17

Giáo dục hướng nghiệp

6

Sinh học

18

Quản lý

7

Lịch sử

19

Công tác Đoàn, Đội

8

Địa lý

20

Thanh tra

9

Âm nhạc

21

Công đoàn

10

Mỹ thuật

22

Nhân viên

11

Công nghệ

23

Thư viện

12

Thể dục

24

Lĩnh vực khác

SỞ, PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Cán bộ quản lý, chuyên viên, nhân viên Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo viết SKKN, đề tài KH áp dụng cho môn học/lĩnh vực của cấp học nào thì phân loại vào môn học hoặc lĩnh vực của cấp học đó. Nếu SKKN, đề tài KH có nội dung chung cho nhiều cấp học thì xếp vào cấp học cao nhất.




CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1

Ngữ văn

13

Tự chọn

2

Toán

14

Giáo dục tập thể

3

Giáo dục công dân

15

Chủ nhiệm

4

Vật lý

16

Giáo dục hướng nghiệp

5

Hoá học

17

Giáo dục nghề phổ thông

6

Sinh học

18

Quản lý

7

Lịch sử

19

Công tác Đoàn, Đội

8

Địa lý

20

Thanh tra

9

Công nghệ

21

Công đoàn

10

Thể dục

22

Nhân viên

11

Ngoại ngữ

23

Thư viện

12

Tin học

24

Giáo dục quốc phòng và an ninh







25

Lĩnh vực khác

NGÀNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

1

Toán

11

Hoạt động tập thể

2

Vật lý

12

Giáo dục hướng nghiệp

3

Hoá học

13

Chủ nhiệm

4

Sinh học

14

Quản lý

5

Ngữ văn

15

Công tác Đoàn, Đội

6

Lịch sử

16

Thanh tra

7

Địa lý

17

Công đoàn

8

Giáo dục công dân

18

Nhân viên

9

Ngoại ngữ

19

Thư viện

10

Tin học-Công nghệ

20

Lĩnh vực khác

CÁC TRUNG TÂM KỸ THUẬT TỔNG HỢP - HƯỚNG NGHIỆP

1

Tin học

6

Lâm sinh

2

KT điện tử

7

Quản lý

3

Cơ khí

8

Nhân viên

4

KT phục vụ

9

Thư viện

5

KT điện/May/Thêu/Nấu ăn

10

Lĩnh vực khác

MẪU BÌA SKKN/ĐỀ TÀI NCKH


PHỤ LỤC 3





TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

ĐƠN VỊ………………


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

(HOẶC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC)

TÊN SÁNG KIẾN/ĐỀ TÀI

Lĩnh vực/ Môn: Ghi lĩnh vực/ môn học theo bảng phân loại SKKN

Tên tác giả:……………………………………………

GV môn… hoặc chức vụ…………………………....

Đơn vị công tác:………………………………………

Tài liệu kèm theo (nếu có):



Ví dụ: đĩa CD minh họa cho SKKN, mô hình, sản phẩm, phụ lục…

NĂM HỌC …….


PHỤ LỤC 4


HƯỚNG DẪN ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sáng kiến - kinh nghiệm có thể hiểu là ý kiến mới, là sự hiểu biết của cá nhân do đã từng trải công việc, đã thấy được kết quả, có tác dụng làm cho công việc tiến hành tốt hơn, phát huy được mặt tốt và khắc phục được mặt chưa tốt.

Điều 2 Luật Khoa học và Công nghệ xác định: “Hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất là hoạt động khoa học và công nghệ”. Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo, Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục là kết quả lao động sáng tạo của cán bộ, giáo viên. Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) có tác dụng thúc đẩy tiến bộ khoa học giáo dục và mang lại hiệu quả cao trong quản lý, giảng dạy, đào tạo; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện các mục tiêu đổi mới của ngành.

Sở GD&ĐT giới thiệu cấu trúc viết báo cáo SKKN hiện đang được sử dụng nhiều nhất để cán bộ, giáo viên tham khảo:

I. CẤU TRÚC NỘI DUNG

1. Tên đề tài: Tên SKKN viết gọn, rõ, không quá 30 từ, khúc chiết, một nghĩa, phản ánh được bản chất và phạm vi vấn đề nghiên cứu.

2. Phần Mở đầu

- Trong phần này cần nêu rõ lý do chọn vấn đề nghiên cứu. Lý do về mặt lý luận, về thực tiễn, về tính cấp thiết, về năng lực nghiên cứu của tác giả.

- Xác định mục đích nghiên cứu của SKKN. Bản chất cần được làm rõ của sự vật.

- Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.

- Phương pháp nghiên cứu.

- Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu (thời gian nghiên cứu, thời gian bắt đầu và kết thúc)

3. Nội dung

- Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm.

- Thực trạng vấn đề nghiên cứu.

- Mô tả, phân tích các giải pháp (hoặc các biện pháp, các cách ứng dụng, cách làm mới …) mà tác giả đã thực hiện, đã sử dụng nhằm làm cho công việc có chất lượng, hiệu quả cao hơn- Đây là phần trọng tâm của SKKN.



(Phần thực trạng và mô tả giải pháp có thể trình bày kết hợp; khi trình bày giải pháp mới có thể liên hệ với giải pháp cũ đã thực hiện hoặc những thử nghiệm nhưng chưa thành công nhằm nêu bật được sáng tạo của giải pháp mới)

- Kết quả thực hiện (Thể hiện bằng bảng tổng hợp kết quả, số liệu minh hoạ, đối chiếu, so sánh…) đã được vận dụng trong thực tiễn.



4. Kết luận và kiến nghị

- Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về SKKN (nội dung, ý nghĩa, hiệu quả…).

- Các đề xuất và kiến nghị.

5. Tài liệu tham khảo (nếu có).

II. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY SKKN

Bản SKKN được in, đóng quyển theo đúng quy định: Soạn thảo bằng MS Word, Font chữ Times New Roman, bảng mã Unicode, cỡ chữ : 14. Dãn dòng đơn. Lề trái: 3 cm, lề phải: 2 cm, lề trên: 2 cm, lề dưới: 2 cm. Độ dày của SKKN tùy thuộc vào lượng thông tin tối thiểu cần trình bày, phạm vi vấn đề nghiên cứu, quy mô và hướng phát triển của sáng kiến, giới hạn từ 06 đến 10 trang A4. Bìa SKKN theo mẫu quy định.

Cấu trúc hình thức của SKKN trình bày hợp lý, có đủ các phần Mở đầu, Nội dung, Kết luận và Tài liệu tham khảo (nếu có), lượng thông tin trình bày hợp lý giữa các phần, chương, mục và các tiểu tiết.

Cách trích dẫn Tài liệu tham khảo và lập danh mục Tài liệu tham khảo trong báo cáo SKKN thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 6.

Phần Mục lục nên ghi vào cuối hoặc đầu đề tài để người đọc dễ theo dõi.


PHỤ LỤC 5




HƯỚNG DẪN ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Sở GD&ĐT giới thiệu hai cấu trúc viết báo cáo đề tài NCKH hiện đang được sử dụng nhiều nhất để cán bộ, giáo viên tham khảo.

I. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu khoa học có tính phổ quát

1. Cấu trúc nội dung

1.1. Tên đề tài: Tên đề tài viết gọn, rõ, không quá 30 từ, khúc chiết, một nghĩa, phản ánh được bản chất và phạm vi vấn đề nghiên cứu.

1.2. Mở đầu

Phần này trình bày phương pháp tiếp cận đề tài. Nó giúp người đọc biết được lý do chọn đề tài, ý nghĩa của đề tài do mình đề xuất, và tác giả đã làm gì để hoàn thành đề tài NCKH, từ đó đánh giá được mức độ thành công. Do vậy, dàn bài của phần này như sau:

1. Lý do chọn đề tài

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

3. Mục đích nghiên cứu

4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

5. Giới hạn (phạm vi) nghiên cứu

6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.

      1.3. Nội dung

Đây là phần chính, trình bày tiến trình nghiên cứu và kết quả áp dụng thu được.

Dàn bài phần này thường được trình bày dưới dạng các chương, khi phân theo chương thì ít nhất là 3 chương, thông thường chương 1: trình bày các cơ sở lý luận, chương 2: trình bày các nghiên cứu, chương 3: trình bày những kết quả áp dụng…, nếu bài ngắn có thể trình bày các mục lớn theo số La Mã.

Trình bày với văn phong nghiên cứu khoa học: chứng minh chặt chẽ, từ ngữ rõ ràng, chuẩn xác, nếu cần định nghĩa các khái niệm được dùng; nếu trích câu nói của ai (thường là nhà khoa học, học giả, những người có tên tuổi trong giới chuyên môn liên quan với đề tài …) phải dẫn rõ nguồn từ tác giả nào? sách nào? nhà xuất bản nào? năm nào? trang nào? … Câu trích dẫn cần chính xác và viết chữ nghiêng (có thể dùng ký hiệu để giải thích vào cuối trang); nếu chứng minh cũng phải có sức thuyết phục (nên có chứng minh, thí nghiệm kiểm chứng, thực nghiệm, điều tra xã hội học, có số liệu so sánh, đối chiếu với cách làm cũ trước đây, …).

Báo cáo đề tài phải chứng minh được là trước đó chưa ai tìm ra như của tác giả, và thực nghiệm (hoặc chứng minh) rõ ràng cùng kết quả của nó. Nếu là kinh nghiệm (đúc kết từ thực tiễn) thì cũng tổng kết thành bài học, nếu được, đưa ra quy trình để thực hiện. Tất cả phải khả thi và mang tính phổ biến (nhiều người học được, và khi họ làm đúng quy trình và đều cho ra kết quả như đã tổng kết). Cuối tập đề tài thường có Phụ lục (hình ảnh, số liệu, sản phẩm, biểu mẫu, văn bản đính kèm, …), và mục lục Tài liệu tham khảo đã dùng cho việc viết đề tài NCKH.

1.4. Kết luận

Trong phần này, tác giả đúc kết lại những nội dung chính đã trình bày; đề ra biện pháp để triển khai, áp dụng đề tài vào thực tiễn; nêu lên những kiến nghị, đề xuất nếu có và hướng phát triển của đề tài.



2. Hình thức trình bày báo cáo đề tài NCKH

Đề tài NCKH được in, đóng quyển theo đúng quy định: Soạn thảo bằng MS Word, Font chữ Times New Roman, bảng mã Unicode, cỡ chữ : 14. Dãn dòng đơn. Lề trái: 3 cm, lề phải: 2 cm, lề trên: 2 cm, lề dưới: 2 cm. Độ dày của đề tài NCKH tùy thuộc vào lượng thông tin tối thiểu cần trình bày, phạm vi vấn đề nghiên cứu, quy mô và hướng phát triển của đề tài, giới hạn từ 15 đến 25 trang A4. Trang bìa trình bày theo mẫu quy định.

Cấu trúc hình thức của đề tài NCKH trình bày hợp lý, có đủ các phần Mở đầu, Nội dung, Kết luận và Tài liệu tham khảo (nếu có), lượng thông tin trình bày hợp lý giữa các phần, chương, mục và các tiểu tiết.

Cách trích dẫn Tài liệu tham khảo và lập danh mục Tài liệu tham khảo trong báo cáo của đề tài NCKH thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 6.

Phần mục lục nên ghi vào cuối hoặc đầu đề tài để người đọc dễ theo dõi.

II. Cấu trúc báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

1. Cấu trúc nội dung

1.1. Tên đề tài

Tên đề tài cần thể hiện rõ ràng về nội dung nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và tác động được thực hiện. Tên đề tài nghiên cứu có thể viết dưới dạng câu hỏi hoặc câu khẳng định.



1.2. Họ tên tác giả, tổ chuyên môn, chức vụ

Nêu rõ họ và tên tác giả, tổ chuyên môn, chức vụ, đơn vị công tác.



1.3. Tóm tắt

Đây là phần tóm tắt cô đọng về bối cảnh, mục đích, quá trình và các kết quả nghiên cứu. Người nghiên cứu có thể viết từ một đến ba câu để tóm tắt cho mỗi nội dung. Phần tóm tắt chỉ nên có độ dài từ 150 đến 200 từ để người đọc hình dung khái quát về nghiên cứu.



1.4. Giới thiệu

Trong phần này, người nghiên cứu cung cấp thông tin cơ sở và lý do thực hiện nghiên cứu. Có thể trích dẫn một số công trình nghiên cứu gần nhất giúp người đọc biết được các GV, nhà nghiên cứu khác đã nghiên cứu những gì có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Việc trích dẫn tài liệu tham khảo nhằm thuyết phục độc giả về giải pháp thay thế đưa ra. Trong phần cuối của mục giới thiệu, người nghiên cứu cần trình bày rõ các vấn đề nghiên cứu sẽ được trả lời thông qua nghiên cứu và nêu rõ giả thuyết nghiên cứu.



1.5. Phương pháp

Giải thích về khách thể nghiên cứu, thiết kế, các phép đo, quy trình và các kỹ thuật phân tích được thực hiện trong NCKHSPƯD.



a. Khách thể nghiên cứu

Trong phần này, người nghiên cứu mô tả thông tin cơ sở về các đối tượng tham gia (hoặc học sinh) trong nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng về: giới tính, thành tích hoặc trình độ, thái độ và các hành vi có liên quan.



b. Thiết kế

Người NC cần mô tả:

- Chọn dạng thiết kế nào trong bốn dạng thiết kế nghiên cứu hoặc thiết kế cơ sở AB;

- Nghiên cứu đã sử dụng kết quả của bài kiểm tra trước tác động hay kết quả bài kiểm tra thông thường có liên quan để xác định sự tương đương giữa các nhóm;

- Nghiên cứu sử dụng phép kiểm chứng T-test hay phép kiểm chứng test. Người nghiên cứu có thể mô tả thiết kế nghiên cứu dạng khung. Ví dụ: Thiết kế chỉ sử dụng bài kiểm tra sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên (TK 4).


Nhóm

Tác động

Bài kiểm tra sau tác động

N1

X

O1

N2

...

O2

Các ký hiệu Nn (Nhóm n ), X (tác động) và On (Bài kiểm tra sau tác động của nhóm n).

c. Quy trình nghiên cứu

Mô tả chi tiết tác động được thực hiện trong nghiên cứu, trả lời các câu hỏi như:

. Tác động như thế nào?

. Tác động kéo dài bao lâu?

. Tác động được thực hiện ở đâu và khi nào?

. Có những tài liệu/thiết bị nào được sử dụng trong quá trình thực hiện tác động?

 Người nghiên cứu cần tập hợp các tài liệu đã nêu trong báo cáo (gồm công cụ khảo sát/các bài kiểm tra, kế hoạch bài học, đường link trang web có chứa video ) trong phần phụ lục. Trong phần quy trình nghiên cứu, người nghiên cứu cần chú thích rõ phần mối liên quan giữa hoạt động nghiên cứu với các phụ lục này.

d. Đo lường

Trong phần này, người nghiên cứu mô tả công cụ đo/bài kiểm tra trước tác động và sau tác động về: mục tiêu, nội dung, dạng câu hỏi, số lượng câu hỏi, đáp án và biểu điểm. Có thể bổ sung phần mô tả quy trình chấm điểm, độ tin cậy và độ giá trị (nếu có) của dữ liệu.



Trong phần phương pháp nghiên cứu, người nghiên cứu có thể nêu các tiêu đề nhỏ như khách thể nghiên cứu, thiết kế, quy trình nghiên cứu và đo lường nếu có đủ thông tin cho mỗi phần.


tải về 278.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương