Ubnd tỉnh quảng ninh công ty tnhh 1tv thuỷ LỢi miềN ĐÔng quảng ninh


b) Về lĩnh vực nước sạch nông thôn



tải về 226.5 Kb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2023
Kích226.5 Kb.
#55800
1   2   3   4   5   6   7   8   9
5. Dự thảo BC Sơ kết SXKD 9 tháng 2023 (Đông Tổng hợp)

b) Về lĩnh vực nước sạch nông thôn:
(i1)- Khối lượng nước sạch cung cấp thực hiện thực hiện 375.737/498.912 m3 đạt 75.31 % kế hoạch giao. Khối lượng nước cấp tăng là do tỷ lệ khách hàng sử dụng ở một số xã đã tăng; (i2)- Doanh thu tiền bán nước sạch từ 6 công trình cấp nước tập trung nông thôn là 2.825,85/3.382,48 triệu đồng đạt 83,54 % kế hoạch giao. Tổng chi phí không bao gồm khấu hao TSCĐ năm 2023 là: 2.333,32/3.382,48 bằng 68,98% KH năm; (i3)- Chi phí đề nghị ngân sách cấp 0 triệu đồng (không bao gồm chi phí khấu hao) (i4)- Lợi nhuận dự kiến thực hiện (Quỹ KTPL thực tế tương đương 1,5 tháng lương thực hiện): 133,28 triệu đồng.
1.2. Kết quả tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
1.2.1. Về lĩnh vực thủy lợi:

  1. Đối với công tác quản lý nước: Căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất của các đơn vị dùng nước; trước mùa vụ công ty đã chỉ đạo các xí nghiệp, trạm thủy nông xây dựng kế hoạch tích nước cho các hồ chứa theo phương án đã xây dựng, để đảm bảo cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh kinh tế cho 06 huyện thị, thành phố Miền Đông của Tỉnh. Trong quản lý nước đã tưới đúng, tưới đủ diện tích hợp đồng, không tưới ngoài đường bao, không để người dân phàn nàn, kêu ca và được các đơn vị sử dụng nước đánh giá cao về tinh thần phục vụ; Kết thúc mỗi đợt tưới, cung cấp nước hai bên đều thống nhất biên bản nghiệm thu xác nhận đợt tưới để làm cơ sở cho nghiệm thu cuối vụ sản xuất.

  2. Đối với công tác quản lý công trình: Ngay từ đầu năm công ty đã chỉ đạo các đồng chí trong Ban giám đốc, trưởng phó các phòng chuyên môn, cán bộ kỹ thuật và giám đốc các Xí nghiệp, trạm trưởng trạm thủy nông tiến hành kiểm tra, đánh giá các hạng mục công trình và rà soát, xây dựng kế hoạch duy tu, bảo dưỡng máy móc thiết bị, sửa chữa thường xuyên nhằm đảm bảo công trình an toàn trong mọi điều kiện thời tiết. Trên cơ sở nguồn sửa chữa thường xuyên và nguồn khấu hao TSCĐ theo Phương án đặt hàng năm 2023 Công ty đã lựa chọn, lập danh mục các hạng mục công trình xung yếu, kém chất lượng để tập trung sửa chữa, nâng cấp các hạng mục như: Khoan phụt chống thấm và sửa chữa, nâng cấp đường quản lý hồ chứa nước Khe Lọng Trong, huyện Ba Chẽ; Khoan phụt chống thấm và sửa chữa vai trái hạ lưu tràn xả lũ số 1 hồ chứa nước Đầm Hà Động, huyện Đầm Hà; Sửa chữa kênh cấp I N2 Hải Tiến đoạn từ K4+278,9 đến K4+443,9 và kênh cấp I N6A đoạn từ K0+00 đến K0+191,7; Sửa chữa kênh cấp I N4 đoạn từ K0+00 đến K0+156,2 và kênh N2 Quất Đông đoạn từ K0+230 đến K0+355; Sửa chữa kênh Bình Ngọc - Trà Cổ đoạn từ K2+074,8 đến K2+334,8; Sửa chữa đường quản lý vào hầm kiểm tra đập Khe Cát và một số sửa chữa nhỏ khác … đảm bảo an toàn trước, trong và sau mùa mưa bão. Tổng kinh phí thực hiện duy tu, sửa chữa đã thực hiện là 1.600,52/3.305,87 triệu đồng (đạt 48%).

Mặt khác, các đoàn thể Công ty đã phối hợp với UBND các xã, phường ra quân tuyên truyền Luật Thủy lợi, ra quân thực hiện công tác nạo vét kết hợp giải tỏa, phát dọn hành lang bảo vệ kênh, thống kê lập biên bản xử lý vi phạm; thực hiện cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ các công trình thủy lợi do công ty quản lý; thực hiện thu gom, xử lý rác thải và phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân không xả, vứt rác thải xuống kênh mương, hồ đập.
c) Công tác quản lý lao động: Hàng tháng chỉ đạo các xí nghiệp, trạm thủy nông xây dựng kế hoạch công việc, ngày công để tổ chức thực hiện, cuối tháng giao phòng Quản lý nước và công trình tổ chức kiểm tra, nghiệm thu khối lượng, chất lượng để làm cơ sở tạm ứng lương cho người lao động; đồng thời thực hiện giao khoán cho từng công nhân quản lý hệ thống công trình để thuận lợi cho công tác quản lý, khai thác.
d). Công tác quản lý diện tích: Trước mùa vụ sản xuất Công ty phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện lập bảng kê diện tích, đối tượng, cơ cấu cây trồng và rà soát lại diện tích theo bản đồ, sổ bộ đã lập; trên cơ sở đó để thực hiện hợp đồng với các đơn vị sử dụng nước đúng với thực tế sản xuất. Mặt khác, hiện nay vẫn còn một số công trình mới tiếp nhận chưa hoàn thiện xong công tác lập bản đồ tưới và sổ bộ như hồ Khe Mười, Khe Lọng Trong, Yên Hải, Nà Mo, Phình Hồ. Công ty tiếp tục chỉ đạo các đơn vị rà soát, điều chỉnh, lập bản đồ và sổ bộ tưới phần diện tích thuộc địa bàn công ty phụ trách tưới.
đ) Công tác phòng chống lụt bão: Ngay từ đầu năm đã thực hiện kiểm tra công trình và báo cáo kết quả công tác kiểm tra công trình trước mùa mưa bão, trên cơ sở đó đã đề xuất các giải pháp cụ thể để tiến hành phân loại công trình lập hồ sơ sửa chữa; đồng thời kiện toàn ban chỉ huy PCTT&TKCN, xây dựng phương án đối phó theo 4 tình huống khẩn cấp từ cảnh báo cấp I đến cấp IV và thực hiện rà soát vật tư, vật liệu, phương tiện phòng chống để mua bổ sung như bao tải, bạt dứa, rọ thép, đá hộc tập kết tại vị trí công trình; thực hiện hiệp đồng các phương tiện phòng chống ứng cứu.
Mặt khác, Trước khi có mưa lớn, bão lũ, tổ chức chỉ đạo xả nước đệm để tăng dung tích phòng lũ cho các hồ chứa; khi có mưa lớn, bão và áp thấp xảy ra, tổ chức thường trực 24/24 theo phương châm 4 tại chỗ đảm bảo an toàn về người và tài sản được giao. Sau khi mưa, áp thấp, bão kết thúc thực hiện kiểm tra, đánh giá, rà soát các hạng mục công trình, máy móc thiết bị, nếu có ảnh hưởng, hư hỏng thì tổ chức khắc phục ngay để đảm bảo ổn định phục vụ sản xuất và phòng tránh thiên tai.
e) Công tác quản lý kinh tế: Thực hiện rà soát định mức kinh tế kỹ thuật theo đúng sự chỉ đạo của cấp trên, trên cơ sở đó đã xây dựng phương án đặt hàng theo đúng chỉ đạo, nhằm thực hiện có hiệu quả nguồn vốn, tài sản và mọi nguồn lực được giao. Theo phương thức đặt hàng, các Sở ngành yêu cầu tiết giảm chi phí từ 10% các khoản mục trừ các khoản tiền lương và tính chất lương, tổng kinh phí tỉnh yêu cầu tiết kiệm chi trên một tỷ đồng.
1.2.2. Về lĩnh vực nước sạch nông thôn

  1. Công tác quản lý, vận hành công trình:

Công ty đã tổ chức sắp xếp bố trí lại tổ chức, bộ máy để đi vào quản lý khai thác, vận hành đảm bảo theo yêu cầu phục vụ.
Ban hành QCK và thực hiện giao khoán cho từng công nhân, gồm 08 chỉ tiêu: (1) Chỉ tiêu phát triển khách hàng; (2) Chỉ tiêu sản lượng nước tiêu thụ; (3) Chỉ tiêu tuyên truyền số hộ chưa hợp đồng; (4) Chỉ tiêu tuyên truyền và chốt số hộ chưa sử dụng nước thường xuyên; (5) Chỉ tiêu doanh thu trong tháng; (6) Chỉ tiêu sản lượng nước tổn thất; (7) Chỉ tiêu hoàn thành sơ đồ đấu nối; (8) Chỉ tiêu điện năng, hóa chất sử dụng. Hàng tháng thực hiện giao khoán, cuối tháng tôingr hợp đánh giá kết quả làm cơ sở nghiệm thu công việc.
Hướng dẫn cho CBCNV về nghiệp vụ công tác quản lý vận hành các công trình NSTTNT như: Vận hành trạm bơm cấp I và các bể chứa; vận hành trạm bơm cấp II và các trạm, phòng hóa chất; quản lý, vận hành mạng cấp nước; vận hành, bảo dưỡng trạm bơm tăng áp. Đến nay các đơn vị về cơ bản đã vận hành được hệ thống công trình được giao quản lý.

  1. Công tác quản lý khách hàng:

Công ty đã tiếp tục triển khai ký hợp đồng dịch vụ cấp nước sạch tại các công trình cấp nước tập trung nông thôn làm cơ sở để Công ty phục vụ cấp nước; các xí nghiệp, trạm thủy nông trực thuộc phối hợp với UBND các xã vùng hưởng lợi từ công trình đã tích cực triển khai tuyên truyền, vận động các hộ dân trên địa bàn ký kết hợp đồng sử dụng nước nhưng kết quả còn đạt thấp. Nguyên nhân một phần do thói quen sử dụng nước từ các nguồn nước đã có sẵn, một phần do các công trình nước sạch nông thôn chậm đưa vào khai thác, sử dụng, người dân đã tự đầu tư giếng khoan, giếng đào để sử dụng. Mặt khác, do nhận thức của người dân chưa đầy đủ về việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt.
Công tác tuyên truyền sử dụng nước được Công ty quan tâm chỉ đạo, ngay từ đầu năm xây dựng kế hoạch tuyên truyền sử dụng nước sạch nông thôn trên địa bàn 9 xã thuộc huyện Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và thành phố Móng Cái, phối hợp với các địa phương tổ chức thực hiện. Phôpis hợp với địa phương tổ chức ra quân mỗi quý một lần, đã tổ chức 03 đợt cao điểm:
+ Đợt 01: Thực hiện từ ngày 20/3/2023 đến hết ngày 22/3/2023.
+ Đợt 02: Thực hiện từ ngày 20/6/2023 đến hết ngày 22/6/2023.
+ Đợt 03: Thực hiện từ ngày 20/9/2023 đến hết ngày 22/9/2023.
Tính đến thời điểm hiện tại (30/9/2023), số hộ dân đã thực hiện ký hợp đồng dùng nước mới đạt trung bình khoảng 75% trên tổng số điểm đấu nối của các dự án. Mặt khác nhiều hộ ký hợp đồng nhưng lại không sử dụng nước, số hộ dùng nước thực tế chỉ chiếm khoảng 70% tổng số hộ đã ký hợp đồng (Trong đó còn nhiều hộ sử dụng nước ở mức thấp dưới 3m3/tháng).
+ Số hộ thực tế SDN sạch đạt 5.347 hộ, tăng 27,76% so với năm 2022 (năm 2022: 4.185 hộ dùng nước).
+ Tỉ lệ số điểm đấu nối (hộ) HĐ/đấu nối TK: 7.273/ 9.612, đấu nối, đạt 75,67%.
+ Tỉ lệ số điểm đấu nối (hộ) thực tế SDN/đấu nối HĐ: 5.064/ 7.273,đấu nối, đạt 69,62%.
c) Công tác chống tổn thất: Kết quả đến thời điểm hiện tại cơ bản đạt được kết quả tốt, Cụ thể:




tải về 226.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương