Ubnd tỉnh phú thọ trưỜng đẠi học hùng vưƠNG


Tiêu chuẩn 7: NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA SV SƯ PHẠM NGỮ VĂN



tải về 230.06 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích230.06 Kb.
#23566
1   2   3   4


Tiêu chuẩn 7: NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA SV SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Có kiến thức, kỹ năng tham gia, vận động, tuyên truyền và tổ chức các hoạt động xã hội


TT

Tiêu chí

YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC

YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG

CÁCH ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ



1


Năng lực tham gia các hoạt động xã hội

- Phân tích được vai trò ý nghĩa chính trị xã hội và GD của các hoạt động xã hội của sinh viên với tư cách là một giáo viên ngành Ngữ văn tương lai.

- Trình bày được tôn chỉ mục đích, chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức chính trị - xã hội chủ chốt như Tổ chức đoàn TNCSHCM, Hội sinh viên, Hội liên hiệp thanh niên VN...




- Biết vạch ra các hoạt động cụ thể để thực hiện hiệu quả, hoàn thành các công việc được giao.

- Biết hợp tác với người khác để hoàn thành các công việc được giao.



- Cho sinh viên viết thu hoạch về vai trò ý nghĩa chính trị xã hội Và GD đối với sinh viên khi tham gia vào cá hoạt động xã hội .

- Lấy ý kiến đánh giá của cán bộ lớp, cán bộ Đoàn.




2



Năng lực vận đông người khác tham gia các hoạt động xã hội

- Nêu được những cách thức, phương pháp truyên truyền, thuyết phục, vận động người khác tham gia vào các hoạt động xã hội.

- Phân tích và trình bày được cách thức, phương pháp tuyên truyền, thuyết phục, vận động Cha mẹ HS và cộng đồng tham gia vào các hoạt động giáo dục nhà trường..



- Biết thuyết phục các sinh viên khác cùng tham gia tích cực vào các hoạt động CT-XH trong và ngoài trường Đại học.

- Biết cách tuyên truyền vận động những người xung quanh tham gia vào các hoạt động phát triển cộng đồng, xây dựng môi trường văn hóa xã hội bằng nhiều nhình thức phương pháp khác nhau.

- Biết cách tuyên truyền, vận động cộng đồng và CMHS tham gia vào việc GDHS.


- Căn cứ tỷ lệ (%) sinh viên khác cùng tham gia tích cực vào các hoạt động CT-XH trong và ngoài trường Đại học.

- Căn cứ tỷ lệ (%) những người xung quanh tham gia vào các hoạt động phát triển cộng đồng, xây dựng môi trường văn hóa xã hội bằng nhiều nhình thức phương pháp khác nhau.

- Căn cứ tỷ lệ (%) CMHS tham gia vào việc GDHS.


3

Năng lực tổ chức các hoạt động xã hội

- Nêu được các loại hình hoạt động xã hội ở trường Đại học, trường phổ thông và cộng đồng.

- Trình bày được quy trình thiết kế, tổ chức hoạt động xã hội và điều kiện thực hiện.



- Biết thiết kế một số hoạt động của đoàn và của các xã hội khác (ở trường đại học và cho học sinh ở trường phổ thồng).

- Biết phối hợp, tổ chức có kết quả một số hoạt động của Đoàn thanh niên, hoạt động tập thể, và hoạt động xã hội khác đã được thiết kế.

- Biết đánh giá rút kinh nghiệm quá trình tổ chức các hoạt động dụa trên sự tham gia, sự phối hợp của những người cùng tham gia.




Tiêu chuẩn 8: NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI HỌC

Có kiến thức kỹ năng tự đánh giá, tự học và nghiên cứu khoa học

TT

Tiêu chí

YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC

YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG

CÁCH ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ


1


Năng lực tự đánh giá

- Trình bày được ý nghĩa vai trò, mục đích của sự đánh giá trong việc rèn luyện phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của một GV ngữ văn (trong tương lai).

- Nêu được các yêu cầu nghề nghiệp trong tương lai và yêu cầu của thực tiễn giáo dục phổ thông để làm cơ sở cho việc tự đánh giá.



- Biết đối chiếu các yêu cầu của nghề nghiệp - giảng dạy Ngữ văn và yêu cầu thực tiễn giáo dục với phẩm chất năng lực của bản thân để rút ra được những mặt mạnh yếu.

- Rút ra những bài học kinh nghiệm từ những thành công và thất bại của bản thân và của đồng nghiệp trong hoạt động dạy học môn Ngữ văn và hoạt động giáo dục.



Kiểm tra năng lực tự đánh giá thể hiện qua:

- Bản tự đánh giá hằng năm về bản thân có xác nhận của tổ chức,đơn vị.

- Các hoạt động chuyên môn.

- Kêt quả trả lời phỏng vấn.



2

Năng lực tự học tập bồi dưỡng

- Nêu được ý nghĩa của việc tự học, của tư tưởng “học suốt đời” đối với sự phát triển nghề nghiệp của người giáo viên nói chung và của người giáo viên ngữ văn nói riêng.

- Trình bày được các phương pháp tự học, tự bồi dưỡng.



- Biết xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn.

- Biết tìm kiếm khai thác, xử lí khoa học có hiệu quả các chương trình các nguồn tài nguyên học tập (sách báo, tạp chí, các trang thiết bị) phục vụ cho việc học tập bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp - dạy học Ngữ văn nói riêng và giáo dục nói chung .

- Biết sử dụng ngoại ngữ (tiếng Anh) để tham khảo tài liệu chuyên môn phục vụ cho việc học tập, bồi dưỡng và phát triển nghiệp học tập, nghiên cứu khoa hoc SPNV.

- Biết sử dụng CNTT để khai thác, tra cứu các nguồn tài liệu học tập.



Kiểm tra kết quả tự học tự bồi dưỡng qua:

- Bản kế hoạch tự học tự bồi dưỡng đã được tập thể phê duyệt.

- Nguồn tài nguyên học tập đã sưu tầm và khai thác xử lí.

- Các bản báo cáo hoặc ghi chép, thu hoạch về tài liệu đã đọc và kỹ năng sử dụng các trang thiết bị.

- Các văn bằng chứng chỉ xác nhân kết quả bồi dưỡng.


3

Năng lực NCKH

- Trình bày phương pháp luận và cách tiếp cận trong nghiên cứu khoa học (tiếp cận cấu trúc hệ thống, tiếp cận quá trình...).

- Nắm vững các phương pháp nghiên cứu là phương pháp hệ thống hóa lý thuyết và phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.

- Nắm vững các phương pháp NCKH cơ bản của KHGD: Phương pháp quan sát khoa học, PP điều tra, PP phân tích và tổng hợp lý thuyết, PP hệ thống hóa lý thuyết, PP chuyên gia, PP thực nghiệm sư phạm.

- Nắm vững lô gich nội dung, lôgic tiến trình nghiên cứu khoa học.

- Kết phối hợp ba khối lượng kiến thức: kiến thức tư liệu, kiến thức khái niệm, kiến thức phương pháp trong nghiên cứu khoa học của một sinh viên chuyên ngành Ngữ văn – GV Ngữ văn trong tương lai.


- Biết xác định vấn đề hay câu hỏi nghiên cứu cần trả lời (chứa đựng mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực tiễn) của ngành SPNV;

- Diễn đạt vấn đề nghiên cứu thành tên đề tài, (phản ánh cô đọng nội dung nghiên cứu); lập thư mục tài liệu có liên quan;...

- Biết vận dụng phương pháp NCKH vào việc thực hiện có hiệu quả các đề tài cụ thể thuộc lĩnh vực dạy học, giáo dục của ngành SPNV nói riêng và sư phạm giáo dục nói chung; biết diễn đạt đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và giả thuyết khoa học; lựa chọn cách tiếp cận giải quyết vấn đề và các phương pháp thu thập thông tin.

- Biết các bước tiến hành đề tài NCKH và trình bày kết quả nghiên cứu của dề tài.



- Căn cứ số lượng đề tài NCKH có giá trị thực tiễn và được ứng dụng vào việc thực hiện có hiệu quả các đề tài cụ thể thuộc lĩnh vực dạy học, giáo dục của ngành SPNV nói riêng và sư phạm giáo dục nói chung.


Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

- Làm công tác giảng dạy Ngữ văn ở các trường THCS,THPT, THCN trong cả nước

- Có thể làm công tác giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở các trường Cao đẳng, Đại học trong cả nước nếu đáp ứng đầy đủ về trình độ và năng lực cao hơn.

- Có thể làm công tác nghiên cứu, biên tập tại các trung tâm, Viện nghiên cứu văn học, Viện Nghiên cứu Giáo dục..



- Có thể làm chuyên viên và quản lý ở các bộ phận trường học, các cơ sở quản lý qiáo dục, công ty phát hành sách báo …phù hợp với chuyên môn Ngữ văn đã được đào tạo.





tải về 230.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương