Ubnd tỉnh phú thọ trưỜng đẠi học hùng vưƠNG


Tiêu chuẩn 4: NĂNG LỰC DẠY HỌC



tải về 230.06 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích230.06 Kb.
#23566
1   2   3   4


Tiêu chuẩn 4: NĂNG LỰC DẠY HỌC

Có kiến thức, kĩ năng đáp ứng yêu cầu dạy học môn học trong chương trình giáo dục THPT


TT

TIÊU CHÍ

YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC

YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG

CÁCH ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ

1

Kiến thức, kĩ năng các KH liên môn, bổ trợ

+ Hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và tâm lí học SP của học sinh THPT.

+ Có trình độ ngoại ngữ và tin học tương đương trình độ B.

+ Biết thiết kế và sử dụng thành thạo giáo án điện tử, biết khai thác các thông tin hữu ích từ mạng internet để phục vụ cho môn học.
+ Có kiến thức về các KH liên môn: Lịch sử, Địa lí, Nhân học, Văn hóa học, Xã hội học, Nghệ thuật học, Triết học, Logic học, Mĩ học, Tâm lí. Trong đó Lịch sử, Địa lí, Nhân học, Văn hóa học là kiến thức bổ trợ; các môn Xã hội học, Nghệ thuật học, Triết học, Logic học, Mĩ học, Tâm lí là kiến thức nền.


+ Vận dung kiến thức của tâm lí để lựa chọn được các PP, biện pháp dạy học phù hợp đối tượng và có hiệu quả nhất.

+ Vận dụng kiến thức liên môn để giải thích các nội dung của môn học Ngữ văn ở THPT (kiến thức Lịch sử hỗ trợ cho phần Văn học sử; kiến thức Văn hóa học, Xã hội học, Nghệ thuật học, Triết học, Logic học, Mĩ học lí giải các quá trình, quy luật của ngôn ngữ, văn học, lí luận VH…)

- Xây dựng được kếhoạch, thiết kế được hồ sơ giảng dạy cần thiết, đáp ứng đầy đủ những nhiệm vụ của người giáo viên dạy ở bậc THPT.

- Sử dụng thành thạo tin học và ngoài ngữ để có thể cập nhật thông tin một cách nhanh nhất, mới nhất, phong phú nhất.



- Kiểm tra thông qua khả năng thực tế, sử dụng máy tính và đọc tài liệu chuyên môn.

- Giao thiết kế các bài giảng thuộc chương trình THPT.

- Thông qua xemina và kiểm tra kiến thức.


2

Kiến thức, kĩ năng môn học sẽ dạy ở THPT

- Hiểu rõ đối tượng nghiên cứu của môn Ngữ văn ở trường THPT

- Có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về văn học VN, văn học nước ngoài, lí luận văn học, ngôn ngữ học và phương pháp dạy học các phân ngành (PPDH Văn, PPDH Tiếng Việt, PPDH Làm văn) nhằm đáp ứng tốt việc dạy học Ngữ văn ở trường THPT và tiếp tục học lên các bậc cao hơn.

- Sử dụng các PPNC đặc thù của bộ môn: PP thuyết trình, PP phân tích giảng giải, PP đọc – hiểu VB, PP đặt câu hỏi …


- Có kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng ngôn ngữ, văn học trong đời sống xã hội cũng như trong nội dung giảng dạy Ngữ văn.

-

- Biết vận dụng tri thức ngành học để phân tích được cấu trúc môn học về lô-gic nội dung, các loại kiến thức; quan hệ liên môn, sự tích hợp trong nội dung môn học;…



- Thông qua các thảo luận, xemina và các kì kiểm tra.

- Thiết kế hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan để kiểm tra kiến thức môn học của học sinh

- Nêu một số chủ đề cho sinh viên thực hiện các bài tập lớn, các tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp


3

Năng lực phát triển chương trình môn học

- Phát biểu được định nghĩa khái niệm chương trình theo các dấu hiệu khác nhau tương ứng với các tiếp cận khác nhau về phát triển chương trình.

- Nêu được vai trò, ý nghĩa của phát triển chương trình dạy học môn học trong quá trình dạy học.

- Phân tích các yếu tố cấu thành chương trình môn học: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học, nêu mối quan hệ giữa các yếu tố.

- Nêu được các loại chương trình theo cấp học, bậc học; theo phạm vi mục tiêu (chương trình GD, chương trình môn học,…)



- Biết vận dụng kiến thức để phân tích, nhận xét chương trình môn Ngữ văn hiện hành ở trường THPT: cách tiếp cận xây dựng chương trình, các yếu tố cấu thành chương trình

- Biết phân tích lộ trình phát triển nội dung của môn Ngữ văn hiện hành ở THPT



- Ra bài tập yêu cầu sinh viên hoàn thành một bài tiểu luận mà nội dung cần thể hiện:

+ Phân tích và so sánh một vài văn bản chương trình liên quan đến môn học.

+ Kết quả so sánh được lập luận, nhận xét theo các nội dung mà phần lý thuyết và kĩ năng yêu cầu.

- Tổ chức các chủ đề thảo luận theo nhóm.

- Bài tập yêu cầu sinh viên phân tích, tìm ra những điểm chưa hợp lí hoặc còn hạn chế của chương trình môn học hiện hành


4

Năng lực vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học bộ môn

- Nêu được những nội dung cơ bản của một số lý thuyết dạy học hiện đại.

- Nêu và phân tích được mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình DH: thầy – trò, nội dung, PP, phương tiện.

- Nêu được các cách phân loại PPDH (PP truyền thống và PP tích cực), phương tiện (truyền thống và hiện đại) và hình thức tổ chức DH (trong giờ học và ngoại khóa).

- Phân tích được các dấu hiệu bản chất và giá trị dạy học của mỗi loại PPDH, PTDH và hình thức tổ chức dạy học.

- Nêu được nguyên tắc lựa chọn PPDH, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học.

- Trình bày và phân tích được quy trình sử dụng của mỗi loại PPDH, PTDH và hình thức tổ chức dạy học

- Nêu được những khả năng ứng dụng CNTT và truyền thông vào dạy học môn Ngữ văn


- Biết lựa chọn PPDH, PTDH và hình thức tổ chức phù hợp với mục tiêu, nội dung và đối tượng HS

- Biết phân tích, nhận xét về PPDH, PTDH và hình thức tổ chức được thể hiện trong giáo án và bài dạy cụ thể.

- Biết soạn và thực hiện kế hoạch bài học thể hiện các PPDH và hình thức tổ chức phù hợp với mục tiêu và nội dung.

- Biết vận hành các loại PTDH đúng qui trình kỹ thuật và qui trình sư phạm một cách hiệu quả, an toàn.

- Biết sử dụng một số phần mềm công cụ để dạy học; biết tự làm một số PTDH đơn giản.


- Sinh viên hoàn thành bài tập tiêu chuẩn với yêu cầu:

+ Mô tả cấu trúc quá trình dạy học.

+ Phân tích cấu trúc hoạt động dạy, hoạt động học và nêu được mối quan hệ giữa hai hoạt động đó bằng một ví dụ cụ thể.

+ Phát biểu định nghĩa khái niệm PPDH với dấu hiệu là mối quan hệ giữa hai mặt hoạt động đó.

+ Tìm hiểu các PTDH của một trường PT để nhận biết, gọi tên, công dụng, các yêu cầu kỹ thuật.

+Vận hành về kỹ thuật một số thiết bị, đồ dùng dạy học đặc thù có ở trường PT.

+ Lựa chọn các PPDH phù hợp để soạn một bài học có sử dụng PTDH đó.

+ Sử dụng một số phần mềm đặc thù để tổ chức dạy học.

+ Nêu các hình thức tổ chức DH cơ bản, đặc thù môn học.

+ Bằng ví dụ minh họa quan hệ giữa MT – ND – PP – PTDH – đặc điểm người học.

+ Bằng ví dụ minh họa sự lựa chọn HT tổ chức DH.

+ Nêu quy trình sử dụng từng HT tổ chức DH và minh họa bằng các ví dụ.

- Bài tập yêu cầu sinh viên phân tích kết quả soạn bài thực hiện bài học.

- Sinh viên soạn giáo án, thực hiện giáo án một vài bài học cụ thể.



5

Năng lực dạy học phân hóa

- Trình bày và phân tích được bản chất của DH phân hóa, phân biệt dạy học phân hóa theo đặc điểm tâm lý – nhận thức và dạy học phân hóa theo thiên hướng năng khiếu sở trường, hướng nghiệp

- Nêu được các hình thức, PPDH phân hóa theo đặc điểm tâm lý – nhận thức của HS và nguyên tắc lựa chọn các hình thức, phương pháp đó phù hợp từng loại đối tượng

- Phân tích được nội dung chương trình, các hình thức tổ chức dạy học phân hóa – phân ban định hướng nghề nghiệp

- Nêu các xu hướng dạy học phân hóa trên thế giới

- Ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học phân hóa


- Biết vận dụng kiến thức để nhận xét nội dung chương trình môn học hiện hành ở phổ thông

- Biết sử dụng kết quả tìm hiểu HS để lựa chọn hình thức, PPDH phù hợp với từng đối tượng theo đặc điểm nhận thức khác nhau

- Biết lập và thực hiện kế hoạch bài học có tính đến các đặc điểm khác nhau về khả năng, thái độ nhận thức…của HS


- Kiểm tra sinh viên bằng bài tập tiểu luận yêu cầu phân tích đặc điểm đối tượng HS từ đó phân hóa các nhóm HS hoặc theo đặc điểm nhận thức, thái độ học tập; hoặc theo xu hướng phân hóa hướng nghiệp

- Thực hiện giáo án trong thực hành, thực tập sư phạm



6

Năng lực dạy học tích hợp

- Trình bày và phân tích được bản chất của DH tích hợp từ đó nhận ra tính tất yếu của dạy học tích hợp các khoa học ở nhà trường

- Nêu được các PP, hình thức dạy học tích hợp

- Nêu được yêu cầu, khả năng dạy học tích hợp của môn học

- Nêu được các nguyên tắc phát triển chương trình quán triệt DH tích hợp

- Nêu được những điều kiện bảo đảm DH tích hợp.


- Biết vận dụng kiến thức về DH tích hợp để nhận xét các chương trình môn học phổ thông hiện hành

- Biết phân tích khả năng dạy học tích hợp của một chủ đề, một phần, một chương trong chương trình môn học

- Biết soạn và triển khai kế hoạch dạy học tích hợp một chủ đề, một bài…

- Biết lập ma trận thể hiện nội dung tri thức tích hợp trong chương trình môn Ngữ văn ở trường THPT.



Ra các bài tập sau cho sinh viên:

+ Phân tích khả năng tích hợp của một chủ đề, chương của môn học

+ Lập một bảng ma trận thể hiện nội dung tích hợp một phần/ một chương của môn học

+ Thiết kế một số hoạt động để tổ chức dạy học tích hợp của chương đã lập ma trận

+Soạn kế hoạch dạy học tích hợp 1 bài/ 1 chương

+ Thực hiện kế hoạch đã soạn trong thực hành, TTSP



7

Năng lực lập và thực hiện kế hoạch dạy học

- Phân tích được khái niệm “Kế hoạch dạy học”, nêu được các loại kế hoạch dạy học, ý nghĩa, vai trò và cấu trúc mỗi loại kế hoạch, mối quan hệ giữa các loại kế hoạch: kế hoạch năm học, học kỳ, bài học (giáo án).

- Nêu các bước lập kế hoạch dạy học cho năm học, cho học kỳ.

- Nêu được các bước và ý nghĩa của các bước để lập kế hoạch bài học:

+Tìm hiểu chương trình để xác định vị trí của kiến thức cần dạy.

+ Tìm hiểu SGK và các tài liệu tham khảo khác để xác định đúng kiến thức cơ bản và kiến thức trọng tâm của bài học.

+ Viết mục đích yêu cầu bài học.

- Lựa chọn PP và phương tiện dạy học phù hợp.

- Dự kiến tiến trình dạy học.

- Dự kiến việc kiểm tra đánh giá bài học.

- Nắm được quy trình soạn đề tự luận và đề trắc nghiệm môn Ngữ văn.

- Nêu được các tư liệu cần cho việc lập kế hoạch dạy học.


- Biết cách tìm hiểu các điều kiện, các yếu tố chi phối việc lập, thực hiện kế hoạch để lập kế hoạch phù hợp.

- Biết lập kế hoạch năm học, học kỳ.

- Biết lập kế hoạch các loại bài học khác nhau (bài học lý thuyết, bài học luyện tập, bài học ôn tập) thể hiện mối quan hệ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học; thể hiện sự phù hợp với người học, môi trường cơ sở vật chất dạy học; phân bổ thời gian hợp lí; dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra.

- Biết điều chỉnh linh hoạt các phương án dạy học theo thiết kế ban đầu phù hợp với các tình huống lớp học.

- Biết sử dụng các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với thực tế lớp học.

- Biết quan sát bao quát lớp học và giao nhiệm vụ học tập cho HS tạo không khí học tập tích cực trong lớp.

- Biết soạn đề kiểm tra tự luận và đề kiểm tra thu nhận thông tin ngược để điều chỉnh hoạt động dạy học.


- Bài tập phân tích đánh giá một bản kế hoạch đã được soạn sẵn

- Bài tập yêu cầu soạn bản kế hoạch dạy học năm học, bài học (giáo án)

- Sinh viên giảng thử trước nhóm, người dự ghi biên bản quan sát hoạt động diễn ra trong giờ dạy

- Sinh viên thực hành dạy tại trường phổ thông, người dự ghi biên bản

- Biên bản thảo luận, đánh giá các giờ dạy của sinh viên với sự tham gia của nhóm sinh viên, giảng viên, giáo viên phổ thông.

- Bài kiểm tra kết quả học tập của HS.



8

Năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh

- Nêu được các quy định về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Phân tích, tổng hợp kiến thức theo từng phần đã dạy; chọn lọc được các vấn đề cơ bản.

- Có khả năng soạn các đề thi, đề kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm môn Ngữ văn.


- Biết cách tổ chức giờ học tổng kết chương, tổng kết môn học.

- Biết cách soạn đề thi dạng tự luận môn Ngữ văn.

- Bước đầu soạn đề thi trắc nghiệm môn Ngữ văn.

- Biết cách chấm bài với các hình thức thi tương ứng.



- Bài tập yêu cầu sinh viên:

+ Soạn tiêu chí đánh giá kết quả học tập của HS về một chủ đề, một chương, một bài học

+ Soạn công cụ kiểm tra – đánh giá phù hợp các tiêu chí đó

+ Soạn một số câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm khách quan phù hợp với tiêu chí nêu trên

+ Soạn đáp án cho các câu hỏi đó

- Bài tập yêu cầu sinh viên chấm bài, cho điểm, ghi nhận xét bài làm của HS.



9

Năng lực xây dựng và quản lí hồ sơ dạy học

- Nêu được vai trò của hồ sơ dạy học môn Ngữ văn ở trường phổ thông.

- Nêu các loại hồ sơ, ý nghĩa của mỗi loại, cách lập và cách sử dụng:

+ Đề cương môn Ngữ văn lớp 10, 11, 12 (đề cương môn học) – kế hoạch dạy học.

+ Bài học (giáo án)

+ Sổ dự giờ chuyên môn

- Trình bày được công dụng của các phần mềm: Word, Excel, Power Point, SPSS …trong việc thiết kế các bài học và thực hiện hoạt động dạy học.



- Biết cách xây dựng và cập nhật các thông tin cần thiết vào hồ sơ dạy học

- Biết sử dụng một số phần mềm để lập, quản lý, sử dụng hồ sơ dạy học.

- Biết cách khai thác các thông tin trong hồ sơ vào quá trình dạy học.

- Biết tìm kiếm và kết nối thông tin trên internet vào bài giảng.



- Sinh viên được giao bài tập tìm hiểu hồ sơ của giáo viên bộ môn ở trường THPT.

- Lập một hồ sơ dạy học qua TTSP

- Soạn kế hoạch bài học trong đó thể hiện đã ứng dụng thông tin thu được từ hồ sơ dạy học.


Tiêu chuẩn 5: NĂNG LỰC GIAO TIẾP

Có kiến thức, kỹ năng giao tiếp để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục


TT

Tiêu chí

YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC

YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG

Cách đánh giá tiêu chí

1

Năng lực giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ

- Trình bày được kiến thức cơ bản về giao tiếp: bản chất, vai trò, chức năng của giao tiếp; các nguyên tắc, mục đích, ý nghĩa và các hình thức giao tiếp; kĩ năng, phong cách giao tiếp; các phương tiện giao tiếp …

- Biết phối hợp các phương tiện giao tiếp: lời nói cử chỉ điệu bộ một cách hợp lý.

- Biết vận dụng các nguyên tắc và các kĩ thuật trình bày để diễn đạt được các ý tưởng một cách rõ ràng.

- Biết tạo nên không khí giao tiếp thuận lợi thể hiện ở sự cởi mở, lịch sự, tự tin, dân chủ và linh hoạt.


- Yêu cầu trình bày ngắn gọn một vấn đề (theo chủ đề cho trước), có sự kết hợp các phương tiện giao tiếp.

- Tổ chức thi hùng biện (theo nhóm, khối lớp).



2

Năng lực giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội

- Nêu và phân tích được những nét cơ bản về văn hóa giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội.

- Biết cách gây thiện cảm với đối tượng giao tiếp (thể hiện ở sự cởi mở, tôn trọng, chân thành, thiện chí trong giao tiếp ứng xử).

- Biết cách lắng nghe tiếp thu ý kiến nhận xét, phê bình của đồng nghiệp. Cầu thị học hỏi. Biết cách thuyết phục người khác thừa nhận ý tưởng của bản thân.

- Biết cách hợp tác, cùng chịu trách nhiệm và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp trong học tập, thực tập cũng như các hoạt động tập thể khác.


- Quan sát các ứng xử, giao tiếp của sinh viên trong các mối quan hệ xã hội;

- Đánh giá qua nhận xét của bạn cùng lớp.

- Yêu cầu sinh viên bình luận, nhận xét về những đoạn video hoặc băng ghi âm lại những cuộc giao tiếp (chứa đựng nguyên tắc, văn hóa giao tiếp, hoặc phi văn hóa…).




3



Năng lực giao tiếp với HS

- Trình bày và phân tích được ý nghĩa, nguyên tắc và các yêu cầu trong giao tiếp với HS.

- Biết cách tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở, chân thành khi giao tiếp với học sinh. Thể hiện sự tin tưởng, tôn trọng HS. Quan tâm đúng mức tới tư tưởng, tình cảm của học sinh trong quá trình giao tiếp, giữ được khoảng cách thích hợp giữa GV và HS.

- Biết lựa chọn và sử dụng các phương tiện giao tiếp phù hợp với tình huống giao tiếp trong giáo dục HS.

- Biết thuyết phục, cảm hóa học sinh thay đổi nhận thức sai lệch hoặc những hành vi không mong đợi..


- Quan sát sinh viên trong quá trình giao tiếp với học sinh.

- Nghe nhận xét của các sv cùng lớp.

- Ra bài tập: yêu cầu sinh viên bình luận, nhận xét những ngữ liệu do GV cung cấp (video hoặc băng ghi âm giao tiếp chứa đựng nguyên tắc, văn hóa giao tiếp, hoặc ngược lại…).



Tiêu chuẩn 6: NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

Có kiến thức, kỹ năng đánh giá trong giáo dục THPT


TT

Tiêu chí

YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC

YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG

Cách đánh giá tiêu chí

1

Năng lực tổ chức đánh giá trong giáo dục

- Trình bày được một số vấn đề lý luận về đo lường và đánh giá trong giáo dục: Các khái niệm đo lường, đánh giá, chất lượng và hiệu quả giáo dục; quy trình tổ chức một cuộc đánh giá trong giáo dục; các phương pháp, hình thức đánh giá; lý thuyết chọn mẫu.

- Biết thiết kế một cuộc đánh giá trong giáo dục: Xác định mục đích và mục tiêu; xác định nội dung đánh giá; xây dựng các tiêu chí đánh giá; lựa chọn phương pháp và hình thức đánh giá; thiết kế công cụ đánh giá; chọn mẫu.

- Cho sinh viên làm bài tập thực hành (ví dụ bài tập thực hành: Xây dựng đề cương đánh giá chất lượng học tập của học sinh các khối lớp 10, 11, 12 trường THPT Hùng Vương)

- Cho sinh viên thiết kế một bảng hỏi để điều tra về một vấn đề nổi cộm nào đó (ví dụ: thực trạng tự học của sinh viên)



2

Năng lực thiết kế các công cụ đánh giá kết quả giáo dục

- Giải thích được mục đích, ý nghĩa, vai trò của đánh giá kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của HS.

- Giải thích được các khái niệm kết quả học tập và kết quả giáo dục (nghĩa hẹp)

- Trình bày và phân tích được ưu nhược điểm của các phương pháp, hình thức và kỹ thuật đo lường, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện đạo đức HS.


- Biết thiết kế công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập: Kỹ năng xác định mục tiêu thao tác của dạy học, kỹ năng thiết kế câu trắc nghiệm, bài trắc nghiệm, câu tự luận, phối hợp tự luận và trắc nghiệm.

- Biết cách thu thập thông tin về HS từ nhiều nguồn bảo đảm khách quan, chính xác.

- Biết phân tích, so sánh, đối chiếu các thông tin thu thập được về HS, tìm các nguyên nhân trước khi ra quyết định.

- Biết sử dụng hợp lý kết quả đánh giá định tính và định lượng vào quá trình dạy học, giáo dục HS




- Cho sinh viên làm bài tập thực hành: thiết kế một đề kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm và tự luận

- Cho sinh viên làm bài kiểm tra lý thuyết.

- Kiểm tra sinh viên bằng các tình huống sư phạm.


3

Năng lực sử dụng các phần mềm hỗ trợ đánh giá

Trình bày được các tính năng và ứng dụng của một số phần mềm máy tính trong đánh giá giáo dục (phần mềm quản lí điểm, xếp loại học sinh THPT, Word, Excel, Power Point, SPSS …)


- Có kỹ năng sử dụng máy vi tính.

- Biết sử dụng một số phần mềm để xử lý và phân tích số liệu, quản lí điểm, xếp loại học sinh.



Cho sinh viên làm bài tập thực hành xử lý số liệu bằng phần mềm.


tải về 230.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương