Ubnd tỉnh phú thọ trưỜng đẠi học hùng vưƠNG



tải về 230.06 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích230.06 Kb.
#23566
  1   2   3   4

UBND TỈNH PHÚ THỌ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

(Kèm theo Quyết định số 662 /QĐ-ĐHHV-TTr,KT&ĐBCL ngày 28 tháng 11 năm 2012

của Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương)

Đơn vị phụ trách đào tạo : Khoa KHXH & NV

Tên ngành đào tạo : Sư phạm Ngữ văn (Literature Education)

Trình độ đào tạo : Đại học

I. MỞ ĐẦU:

1. Giới thiệu về BM Ngữ văn:

Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn là một trong các khoa lớn của Trường Đại học Hùng Vương. Nhiệm vụ của Khoa là đào tạo cán bộ nghiên cứu và giảng dạy về lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn có trình độ cao, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận. Khoa hiện đang đào tạo 4 ngành: ĐHSP Ngữ văn; ĐHSP Địa lí, ĐHSP Lịch sử - GDCD và Việt Nam học. Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn đang có 31 cán bộ, giảng viên, trong đó có 01 Tiến sĩ, 26 thạc sĩ (có 09 thạc sĩ đang làm nghiên cứu sinh) và 04 cử nhân. Bên cạnh đó, Khoa còn mời thỉnh giảng nhiều giảng viên có trình độ tiến sĩ ở các trường Đại học và các viện nghiên cứu trong cả nước. Các cán bộ của khoa đã chủ trì nhiều đề tài khoa học trong các lĩnh vực khoa học cơ bản và khoa học giáo dục học, có ý nghĩa về mặt lý luận và có thể áp dụng trong thực tế.

Bộ môn Ngữ văn có 8 GV với 100% GV có trình độ từ thạc sĩ trở lên, trong đó có 3 GV chính, 01 Tiến sỹ, 3 NCS và hiện số sinh viên của ngành là 125 sinh viên

2. Mục đích xây dựng chuẩn đầu ra ngành sư phạm đào tạo giáo viên THPT chuyên ngành Ngữ văn

- Làm căn cứ để điều chỉnh, xây dựng mới trương trình đào tạo giáo viên THPT. Từ đó xây dựng hệ thống giáo trình, tổ chức các hoạt động đào tạo (hoạt động dạy và học).

- Định hướng cho giáo viên trong khoa cụ thể hóa mục tiêu giảng dạy, lựa chọn hình thức, phương pháp dạy và học; đánh giá sinh viên tốt nghiệp theo chuẩn (cả trong quá trình giảng dạy cũng như thực tập sư phạm)

- Tạo khung chuẩn để thiết kế chuẩn ra

- Để người học biết rõ mình phải đạt được những năng lực (kiến thức, kĩ năng) khi kết thúc khóa đào tạo, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện bản thân.

- Làm căn cứ cho việc kiểm định chất lượng của chương trình đào tạo.

- Công khai và cam kết với xã hội về chất lượng đào tạo của khoa và trường; tạo cơ hội tăng cường hợp tác, gắn kết giữa nhà trường và cơ sở sử dụng nhân lực nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.

- Làm cơ sở để xây dựng công cụ đánh giá sinh viên tốt nghiệp.



II. CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Tiêu chuẩn 1: PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC

Có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ công dân và có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, tác phong chuẩn mực

TT

Tiêu chí

Yêu cầu về kiến thức

Yêu cầu về thái độ hành vi

Cách đánh giá tiêu chí

1

Phẩm chất chính trị

- Trình bày và phân tích được những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lênin, nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Trình bày được những vấn đề cơ bản trong chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Hiểu biết mục đích, tôn chỉ của các tổ chức chính trị - xã hội chủ chốt như: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đảng Cộng Sản Việt Nam, Công đoàn, Hội sinh viên, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam…

- Nêu được những đặc trưng cơ bản về kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước hiện nay và nêu được các vấn đề thời sự nổi bật.

- Phân tích được mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế - chính trị - xã hội với giáo dục (GD) và đào tạo (ĐT).

- Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân với tư cách là thành viên của các tổ chức chính trị - xã hội và với tư cách là người giáo viên tương lai trong việc quán triệt các đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước vào việc phấn đấu, tu dưỡng bản thân và giáo dục học sinh (HS).



- Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục sau này.

- Tham gia tích cực các hoạt động chính trị - xã hội, các lớp học tập, nghiên cứu các nghị quyết của Đảng do nhà trường, và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức.

- Tham gia xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh các điều lệ, nghị quyết của các tổ chức chính trị - xã hội chủ chốt.

- Hoàn thành các nhiệm vụ do lớp, trường và các tổ chức chính trị - xã hội phân công.

- Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước, giúp đỡ đồng bào gặp hoạn nạn trong cuộc sống.
- Thể hiện thái độ, hành vi một cách thận trọng trước những sự kiện chính trị, xã hội nhạy cảm.

- Luôn đứng về lẽ phải, bảo vệ cái đúng, cái tiến bộ và phê phán cái sai, cái bảo thủ, lạc hậu; đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực trong nhà trường, trong cộng đồng địa phương và trong xã hội.




-Tổ chức cho sinh viên viết bài thi tìm hiểu về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng,

- Tổ chức cho sinh viên viết bài thu hoạch sau các lớp học chính trị, trong đó chú trọng phần liên hệ với ngành giáo dục.

- Quan sát sinh viên thể hiện động cơ, thái độ chính trị trong các hoạt động xã hội do nhà trường tổ chức.

- Lấy ý kiến nhận xét đánh giá của lớp, của chi đoàn.

- Xem kết quả rèn luyện và tu dưỡng đạo đức.


2

Trách nhiệm công dân

- Nêu được các điều khoản trong hiến pháp các luật có liên quan trực tiếp đến quyền hạn, nghĩa vụ của người công dân.

- Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của nhà giáo với tư cách là một công dân đối với sự nghiệp phát triển giáo dục.

- Hiểu được việc học tập và tu dưỡng bản thân của sinh viên hiện nay là sự thể hiện trách nhiệm công dân và trách nhiệm của một nhà giáo tương lai.


- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, quy chế của nhà trường.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân.

- Có ý thức tổ chức kỉ luật, ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.

- Luôn học tập không ngừng để nâng cao trình độ chuyên môn và hoàn thiện bản thân để đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn giáo dục phổ thông.

- Thực hiện phê bình và tự phê bình một cách thường xuyên nghiêm túc.

Đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống và trong học tập.



- Tổ chức cho sinh viên viết bài thi tìm hiểu về chính sách hiện hành của Nhà nước, của ngành,…

- Lấy ý kiến nhận xét đánh giá của lớp, của chi đoàn

- Xem xét kết quả rèn luyện và tu dưỡng đạo đức.



3



Đạo đức nghề nghiệp

- Giải thích được vai trò quan trọng của nhân cách nhà giáo trong giáo dục HS.

- Trình bày và phân tích được những yêu cầu cụ thể về phẩm chất đạo đức của người giáo viên và biểu hiện của nó trong thực tiễn.



- Sống lành mạnh, văn minh, giản dị, khiêm tốn và khoan dung.

- Tận tụy, có trách nhiệm với công việc được giao.

- Trung thực trong học tập và trong báo cáo kết quả các công việc được giao

- Bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã, lịch sự, thân thiện với đồng nghiệp, học sinh, cha mẹ học sinh và với cộng đồng …

-Sống hòa đồng, hợp tác quan tâm, giúp đỡ bạn bè cùng hoàn thành tốt các nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp.

- Chia sẻ, giúp đỡ với những người hoạn nạn, khó khăn trong cuộc sống và trong học tập.

- Tâm huyết với nghề thể hiện qua ý thức học tập và rèn luyện không ngừng để nâng cao trình độ chuyên môn và hoàn thiện nhân cách nhà giáo. Có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo

- Đối xử công bằng, không thiên vị, không trù dập, không thành kiến, định kiến với HS; đánh giá công khai, minh bạch, đúng thực chất năng lực của HS.






Tiêu chuẩn 2: NĂNG LỰC TÌM HIỂU NGƯỜI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC

Có kiến thức, kỹ năng tìm hiểu người học và môi trường giáo dục để dạy học và giáo dục phù hợp

TT

Tiêu chí

Yêu cầu về kiến thức

Yêu cầu về thái độ hành vi

Cách đánh giá tiêu chí


1

Năng lực tìm hiểu cá nhân người học

- Nêu được các lý thuyết và các nghiên cứu hiện đại về trí tuệ, phát triển trí tuệ con người.

- Nêu được đặc điểm phát triển nhận thức của HS trong quá trình dạy học môn Ngữ văn.

- Trình bày được các lý thuyết hiện đại về học tập, các mô hình nhận thức, các lý thuyết cơ bản về sự tác động qua lại người - người trong dạy học Ngữ văn như: lí thuyết nhận thức, lý thuyết kiến tạo, lý thuyết tình huống, phương pháp sư phạm tương tác.

- Phân tích được các điều kiện, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của học sinh THPT.

- Phân tích được các đặc điểm phát triển mặt ý chí, tình cảm - xúc cảm ở HS trong dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông.

- Phân tích được các đặc điểm phát triển mặt xã hội ở HS.

-Trình bày được các điều kiện, nội dung, kĩ thuật tiến hành các phương pháp tìm hiểu HS.


- Biết cách lựa chọn các phương pháp thu thập, xử lý thông tin trong việc tìm hiểu cá nhân người học (về thể chất, tâm lí, đạo đức, quan hệ xã hội, khả năng học tập,…).

- Biết xây dựng các công cụ nghiên cứu để tìm hiểu HS: mẫu phiếu quan sát, bảng hỏi, mẫu phỏng vấn (PV)…

- Biết xử lí, phân tích thông tin thu thập được về HS và sử dụng kết quả tìm hiểu người học để phân loại và lập hồ sơ cá nhân người học.


- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên (theo từng nội dung kiến thức, kỹ năng có liên quan) thông qua các bài tập lớn, báo cáo chuyên đề, báo cáo thực hành, thực nghiệm của các môn học thuộc phần nghiệp vụ sư phạm trong chương trình đào tạo.

- Tổ chức lấy nhận xét, kết quả đánh giá (theo từng nội dung kiến thức, kỹ năng có liên quan) trong các hồ sơ kèm theo các báo cáo thực tế, kiến tập, thực hành sư phạm, thực tập tốt nghiệp của sinh viên.

- Nội dung trả lời các câu hỏi của người đánh giá (nếu cần).




2


Năng lực tìm hiểu tập thể lớp

- Trình bày và phân tích được những vấn đề cơ bản về nhóm, về tập thể

- Trình bày và phân tích được những tác động, ảnh hưởng của nhóm, tập thể đến sự hình thành và phát triển nhân cách HS

- Trình bày và phân tích được những vấn đề cơ bản về vai trò, nhiệm vụ và nội dung hoạt động của người giáo viên chủ nhiệm lớp.

- Trình bày, giải thích và phân tích được các phương pháp thu nhập, xử lý thông tin về nhóm và tập thể lớp.



- Biết cách lựa chọn các phương pháp thu thập, xử lý thông tin trong việc tìm hiểu nhóm và tập thể lớp

- Biết xây dựng các công cụ nghiên cứu để tìm hiểu nhóm và tập thể lớp: mẫu phiếu quan sát, bảng hỏi, mẫu PV…

- Biết xử lí, phân tích thông tin thu nhập được về nhóm/ tập thể lớp và sử dụng kết quả thu thập đó để lập hồ sơ/ sổ theo dõi lớp của giáo viên chủ nhiệm.


- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên (theo từng nội dung kiến thức, kỹ năng có liên quan) thông qua các bài tập lớn, báo cáo chuyên đề, báo cáo thực hành, thực nghiệm của các môn học thuộc phần nghiệp vụ sư phạm trong chương trình đào tạo.

- Tổ chức lấy nhận xét, kết quả đánh giá (theo từng nội dung kiến thức, kỹ năng có liên quan) trong các hồ sơ kèm theo báo cáo thực tế, kiến tập, thực hành sư phạm, thực tập sư phạm, thực tập tốt nghiệp của sinh viên.

- Nội dung trả lời các câu hỏi của người đánh giá (nếu cần).


3

Năng lực tìm hiểu môi trường nhà trường

- Trình bày và phân tích được những vấn đề cơ bản về vai trò của môi trường nhà trường trong giáo dục.

- Trình bày và phân tích được các tác động của từng yếu tố môi trường nhà trường đến hoạt động giáo dục (các mối quan hệ trong nhà trường, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động giáo dục, truyền thống nhà trường…)

- Trình bày và phân tích được các phương pháp thu thập, xử lí thông tin trong việc tìm hiểu môi trường giáo dục của nhà trường.


- Biết cách lựa chọn các phương pháp thu thập, xử lý thông tin trong việc tìm hiểu môi trường nhà trường

- Biết xây dựng các công cụ nghiên cứu để tìm hiểu môi trường nhà trường: mẫu phiếu quan sát, bảng hỏi, mẫu phỏng vấn…

- Biết xử lí, phân tích thông tin thu thập được môi trường nhà trường và sử dụng kết quả thu thập đó vào quá trình dạy học, giáo dục.


- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên (theo từng nội dung kiến thức, kỹ năng có liên quan) thông qua các bài tập lớn, báo cáo chuyên đề, báo cáo thực hành, thực nghiệm của các môn học thuộc phần nghiệp vụ SP trong chương trình đào tạo.

- Tổ chức lấy nhận xét, kết quả đánh giá (theo từng nội dung kiến thức, kỹ năng có liên quan) trong các hồ sơ kèm theo báo cáo thực tế, kiến tập, thực hành SP, thực tập SP, thực tập tốt nghiệp của sinh viên.

- Nội dung trả lời các câu hỏi của người đánh giá (nếu cần).


4

Năng lực tìm hiểu môi trường gia đình

- Trình bày và phân tích được những vấn đề cơ bản về yếu tố môi trường gia đình trong giáo dục; các phương pháp thu thập, xử lí thông tin trong việc tìm hiểu các điều kiện về môi trường gia đình trong giáo dục.

- Trình bày và phân tích được những quy đinh hiện hành có liên quan về trách nhiệm của gia đình trong giáo dục.



- Biết cách lựa chọn các phương pháp thu thập, xử lý thông tin trong việc tìm hiểu môi trường gia đình.

- Biết xây dựng các công cụ nghiên cứu để tìm hiểu môi trường gia đình: mẫu phiếu quan sát, bảng hỏi, mẫu phỏng vấn …

- Biết xử lí, phân tích thông tin thu nhập được về môi trường gia đình và sử dụng kết quả thu thập đó vào quá trình giáo dục HS.


Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên (theo từng nội dung kiến thức, kỹ năng có liên quan) thông qua các bài tập lớn, báo cáo chuyên đề, báo cáo thực hành, thực nghiệm của các môn học thuộc phần nghiệp vụ sư phạm trong chương trình đào tạo.

- Tổ chức lấy nhận xét, kết quả đánh giá (theo từng nội dung kiến thức, kỹ năng có liên quan) trong các hồ sơ kèm theo báo cáo thực tế, kiến tập, thực hành sư phạm, thực tập sư phạm, thực tập tốt nghiệp của sinh viên.

- Nội dung trả lời các câu hỏi của người đánh giá (nếu cần).


5

Năng lực tìm hiểu môi trường xã hội

- Trình bày và phân tích được những vấn đề cơ bản về vai trò của môi trường xã hội đối với giáo dục.

- Trình bày và phân tích được các phương pháp thu thập, xử lý thông tin trong việc tìm hiểu tình hình chính trị, kinh tế - xã hội - văn hóa của địa phương.



- Biết cách lựa chọn các phương pháp thu thập, xử lý thông tin trong việc tìm hiểu môi trường xã hội

- Biết xây dựng các công cụ nghiên cứu để tìm hiểu môi trường xã hội.

- Biết xử lí, phân tích thông tin thu nhập được về môi trường xã hội và sử dụng kết quả thu thập đó vào quá trình giáo dục HS.


- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên thông qua các bài tập lớn, báo cáo chuyên đề, báo cáo thực hành của các môn học thuộc phần nghiệp vụ sư phạm (SP) trong chương trình đào tạo.

- Tổ chức lấy nhận xét, kết quả đánh giá trong các hồ sơ kèm theo báo cáo thực tế, kiến tập, thực hành SP, thực tập SP, thực tập tốt nghiệp của SV.




tải về 230.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương