Ubnd tỉnh phú thọ trưỜng đẠi học hùng vưƠNG


Tiêu chuẩn 3: NĂNG LỰC GIÁO DỤC



tải về 230.06 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích230.06 Kb.
#23566
1   2   3   4


Tiêu chuẩn 3: NĂNG LỰC GIÁO DỤC

Có kiến thức, kỹ năng tổ chức quá trình giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách người học

TT

TIÊU CHÍ

YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC

YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG

CÁCH ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ

1



Năng lực giáo dục qua giảng dạy môn học

- Trình bày và phân tích được 3 chức năng của dạy học: trang bị tri thức; giáo dục thái độ, niềm tin, giá trị; phát triển trí tuệ.

- Trình bày và phân tích được vai trò của môn Ngữ văn trong việc giáo dục HS.



- Biết xác định các mục tiêu về kiến thức, thái độ và kĩ năng cần đạt được sau mỗi bài học, mỗi chương.

- Biết khai thác tiềm năng giáo dục của nội dung môn Ngữ văn.

- Biết khai thác tiềm năng giáo dục qua sử dụng các hình thức và PPDH phù hợp.

- Biết cách xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh trong giờ dạy.



- Yêu cầu trình bày qua kiểm tra; hoặc xemina

- Xem kế hoạch bài dạy khi đi thực tập

- Dự giờ khi đi thực tập hoặc xem biên bản


2

Năng lực tổ chức và phát triển tập thể chủ nhiệm

- Trình bày và phân tích được chức năng và nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm – vừa là nhà giáo dục vừa là nhà quản lý có trách nhiệm phát triển cá nhân và tập thể HS theo mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách và đưa tập thể đến những trạng thái phát triển cao hơn.

- Trình bày và phân tích được cách tổ chức giáo dục tập thể, ý nghĩa của việc xây dựng đội ngũ tự quản của lớp, hình thành và khuyến khích dư luận tập thể lành mạnh trong việc giáo dục HS, đặc điểm của các giai đoạn phát triển tập thể HS và đặc điểm của môi trường lớp học thân thiện.



- Biết xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm trong từng tháng và tuần, kế hoạch giờ sinh hoạt lớp.

- Biết tổ chức và bồi dưỡng bộ máy tự quản lớp.

- Biết xây dựng các quan hệ trong tập thể trở nên thân thiện hơn.

- Biết tạo ra dư luận tập thể lành mạnh để giáo dục HS.



- Giao bài tập lập kế hoạch phát triển tập thể ở thời điểm T1 đến thời điểm T2 (có thể là tháng 1, 1 học kì, 1 năm học) với những dữ kiện cụ thể ở trạng thái T1, mong muốn của tập thể…

- Giao bài tập xây dựng đội ngũ cán bộ tự quản qua từng giai đoạn phát triển của tập thể

- Giao bài tập sử dụng dư luận tập thể để diều chỉnh hành vi tiêu cực của thành viên trong tập thể.


3


Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

- Trình bày và phân tích được bản chất, cấu trúc của quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp.

- Trình bày và phân tích được vai trò của các hoạt động ngoại khóa ngữ -văn đến việc hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh (học sinh thấy được nguồn gốc thực tiễn của văn học, ngôn ngữ học); ý nghĩa của ngôn ngữ học, văn học đối với cuộc sống; ý nghĩa của ngôn ngữ và văn học đối với sự phát triển tư duy và rèn luyện tính chính xác cho con người từ đó làm nảy sinh ở người học tình yêu đối với ngôn ngữ và văn học .

- Trình bày và phân tích được ý nghĩa và yêu cầu của giờ sinh hoạt lớp và các loại hình hoạt động GD ngoài giờ lên lớp theo chủ đề và các hoạt động GD đa dạng khác.


- Biết xây dựng kế hoạch hoạt động GD ngoài giờ lên lớp (NGLL) phù hợp với mục tiêu GD, với đặc điểm tập thể HS và điều kiện thực hiện. Biết dự kiến các tình huống có thể xảy ra.

- Biết tổ chức, quản lý thực hiện kế hoạch hoạt động đã xây dựng dựa trên sự tự quản, sự tham gia và hợp tác của mọi HS trong các hoạt động ngoại khóa ngôn ngữ - văn học như:

+ Dạ hội văn học

+ Câu lạc bộ những người yêu ngôn ngữ và văn học

+ Học ngữ - văn thông qua các tình huống thực tiễn trong cuộc sống (sử dụng ngôn ngữ trong từng tình huống giao tiếp cụ thể; phong cách giao tiếp ….).

- Biết tổ chức đánh giá kết quả hoạt động, quá trình thực hiện hoạt động và rút kinh nghiệm dựa trên sự tự quản, sự tham gia và hợp tác của mọi HS.



- Giao bài tập lập kế hoạch tổ chức các buổi sinh hoạt thơ, truyện ngắn, câu lạc bộ, dạ hội.

- Xem giáo án/ kế hoạch tổ chức giờ sinh hoạt lớp hoặc hoạt động GDNGLL khi đi thực tập

- Quan sát hoạt động GD do sinh viên tổ chức khi đi thực tập.

- Lập kế hoạch cho buổi sinh hoạt ngoại khóa.



4

Năng lực giải quyết các tình huống giáo dục

- Nêu và phân tích được các tri thức tâm lí giáo dục, xã hội học gắn với bối cảnh, con người và thời điểm cụ thể để lựa chọn cách giải quyết tình huống SP.

- Trình bày và phân tích được các bước giải quyết tình huống giáo dục.



- Biết nhận dạng các tình huống ngôn ngữ được nêu trong các ví dụ từ tình huống thực tiễn.

- Biết cách thu thập và xử lý thông tin cần thiết để giải quyết tình huống.

- Biết lựa chọn và thực hiện phương án giải quyết tình huống phù hợp nhất.

- Biết đánh giá cách giải quyết tình huống và rút kinh nghiệm.



- Lựa chọn, xây dựng các tình huống giáo dục điển hình và yêu cầu sinh viên giải quyết

- Quan sát cách giải quyết tình huống thực tiễn của sinh viên khi đi thực tập

- Yêu cầu sinh viên bình luận cách giải quyết tình huống GD nào đó trong quá trình học môn giáo dục học (GDH) hoặc trong các cuộc thi về nghiệp vụ sư phạm (NVSP).


5




Năng lực giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi

-Trình bày và phân tích được “Tiếp cận cá nhân trong giáo dục” và ý nghĩa của nó.

- Trình bày và phân tích được “Tiếp cận tích cực trong giáo dục HS”.

- Trình bày và phân tích được các dạng nguyên nhân thường gặp của những hành vi tiêu cực của HS

- Trình bày và phân tích được những biện pháp ứng xử để giáo dục hành vi tiêu cực của HS theo từng dạng nguyên nhân.



- Biết cách khơi dậy lòng tự trọng và tự tôn giá trị để HS tự giáo dục và hoàn thiện bản thân.

- Biết cách ứng xử phù hợp với những dạng hành vi không mong đợi của từng HS.

- Biết cách làm cho HS thay đổi cách nghĩ, quan niệm, niềm tin sai lệch dẫn đến hành vi tiêu cực.

- Biết đánh giá hiệu quả của các tác động giáo dục và sự tiến bộ của HS về nhận thức, thái độ, hành vi.



- Giao bài tập lập kế hoạch thay đổi hành vi của một HS với những đặc điểm và hoàn cảnh cụ thể.

- Yêu cầu sinh viên bình luận cách tác động đến HS cá biệt của giáo viên nào đó.





6

Năng lực đánh giá kết quả giáo dục

- Trình bày và phân tích được các yêu cầu và biện pháp đánh giá kết quả giáo dục một cách khách quan công bằng.

- Biết cách đánh giá kết quả giáo dục một cách khách quan.

- Biết cách sử dụng kết quả đánh giá để hướng dẫn HS tự giáo dục; để GV điều chỉnh nội dung, phương pháp GD và phối hợp với CMHS cùng các lực lượng GD khác.

- Biết cách lưu giữ kết quả đánh giá để lập hồ sơ từng HS và lớp.


- Giao bài tập đánh giá động cơ của hành vi trước các hiện tượng/ hành vi giống và khác nhau

- Giao bài tập cho sinh viên dựa trên những nhận xét đánh giá về HS cụ thể để hướng dẫn.

- Giao cho sinh viên lập hồ sơ lưu trữ các kết quả đánh giá của nhóm HS (nhóm khoảng 5 HS).


7

Năng lực tư vấn, tham vấn cho học sinh

Trình bày được mục tiêu, nguyên tắc và phương pháp theo từng lĩnh vực nội dung tư vấn, tham vấn cho HS.

- Biết cách xây dựng quan hệ tin cậy với HS

- Biết đặt mình vào vị trí của HS để tìm hiểu vấn đề qua lăng kính của HS.

- Biết cách làm cho HS tự ra quyết định và giải quyết vấn đề một cách tích cực và mang tính xây dựng.


- Yêu cầu sinh viên sắm vai người tư vấn, tham vấn cho những trường hợp giả định

8


Năng lực phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

- Trình bày và phân tích được vai trò của các lực lượng giáo dục: giáo viên môn học, tổ chức đoàn trong nhà trường, gia đình, các lực lượng xã hội khác…trong giáo dục HS

- Trình bày và phân tích được cơ chế phối hợp giữa các lực lượng này dựa trên nguyên tắc trách nhiệm và lợi ích



- Biết lập kế hoạch phối hợp với CMHS, giáo viên bộ môn, với đoàn thanh niên và các lực lượng GD có liên quan khác để tổ chức các HĐGD và xây dựng môi trường GD lành mạnh, thống nhất tác động giáo dục và đánh giá kết quả GD

- Biết tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp các lực lượng trong GDHS

- Biết tổ chức đánh giá việc thực hiện kế hoạch phối hợp với các lực lượng trong giáo dục HS với sự tham gia của các lực lượng liên quan

- Biết cách phối hợp với giáo viên môn học, gia đình, các lực lượng xã hội khác để cùng cải thiện môi trường giáo dục



- Giao bài tập lập kế hoạch phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để cải thiện môi trường GDHS

- Giao bài tập lập kế hoạch phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để giáo dục HS cá biệt.





9



Năng lực quản lý và sử dụng hồ sơ giáo dục

- Nêu được vai trò của hồ sơ giáo dục trong giáo dục HS

- Nêu các loại hồ sơ, ý nghĩa của mỗi loại, cách lập từng loại hồ sơ đó

- Nêu được tính năng của một số phần mềm trong việc lập, quản lý, sử dụng hồ sơ giáo dục.

- Nêu được mục đích, cách sử dụng từng loại hồ sơ GD



- Biết cách xây dựng và cập nhật các thông tin cần thiết trong sổ chủ nhiệm

- Biết ghi sổ liên lạc.

- Biết sử dụng một số phần mềm để lập, quản lý, sử dụng hồ sơ giáo dục

- Biết cách khai thác các thông tin trong hồ sơ chủ nhiệm để quản lý và giáo dục HS



- Giao bài tập về xác định những thông tin cần thiết để cập nhật hồ sơ chủ nhiệm


tải về 230.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương