Ubnd huyÖn Vị Xuyªn B¸o c¸o khsd§ huyện Vị Xuyªn năm 2016 MỤc lụC


I. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI



tải về 214.58 Kb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích214.58 Kb.
#19996
1   2   3   4   5   6

I. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

1.1. Điều kiện tự nhiên.

1.1.1. Vị trí địa lý.


Vị Xuyên là huyện vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang có toạ độ địa lý từ 220 29' 30" đến 230 02' 30" vĩ độ Bắc, 1040 23' 30" đến 1050 09' 30" kinh độ Đông. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Vị Xuyên nằm trên trục Quốc lộ 2, cách thị xã Hà Giang 20 km về phía Nam. Có vị trí giáp ranh như sau:

- Phía Bắc giáp Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa và huyện Quản Bạ.

- Phía Đông giáp huyện Bắc Mê và tỉnh Tuyên Quang.

- Phía Tây giáp huyện Hoàng Su Phì.

- Phía Nam giáp huyện Bắc Quang.

Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên là 147.840,90 ha với 24 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn trực thuộc, trong đó có 5 xã giáp với Trung Quốc là Minh Tân, Thanh Thủy, Thanh Đức, Xín Chải, Lao Chải. Huyện Vị Xuyên có điều kiện khá thuận lợi cho phát triển kinh tế khoa học kỹ thuật với trung tâm thành phố Hà Giang và với nước bạn Trung Hoa.


1.1.2. Địa hình, địa mạo.


Huyện Vị Xuyên là huyện vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang. Nhìn chung địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh tạo thành các khe suối, có độ dốc lớn. Chính vì vậy toàn huyện chia thành 3 dạng địa hình chính.

- Địa hình núi cao: Có độ cao trung bình trên 1.000 m bao gồm các xã như Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy, Thượng Sơn, Quảng Ngần, Cao Bồ, Phương Tiến, thuận lợi cho các cây đặc sản như chè Shan, Quế, Thảo mộc, chăn nuôi gia súc và phát triển nghề rừng.

- Địa hình núi thấp: Có độ cao từ 500 - 800 m bao gồm các xã như Trung Thành, Bạch Ngọc, Ngọc Minh, Ngọc Linh, Minh Tân, Thuận Hòa, Việt Lâm, Linh Hồ, thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, chè, chăn nuôi gia súc và trồng rừng.

- Địa hình thấp dạng xen kẽ giữa các đồi núi cao trung bình dưới 500 m bao gồm các xã như Tùng Bá, Phong Quang, Kim Linh, Phú Linh, Kim Thạch, Đạo Đức, thị trấn Việt Lâm, thị trấn Vị Xuyên, thuận lợi cho phát triển lúa nước, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, hình thành cụm công nghiệp và phát triển chăn nuôi.


1.1.3 Khí hậu.


Khí hậu của huyện mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão mùa hè và gió đông bắc trong mùa đông ít hơn các nơi khác thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Khí hậu huyện Vị Xuyên chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa hè có gió mùa đông nam, tây nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều. Gió mùa đông bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh, khô, ít mưa.

Nhiệt độ trung bình năm 22,6 0C.

Độ ẩm không khí bình quân năm 80%.

Số giờ nắng trung bình năm 1.500 giờ.

Số ngày có sương mù năm từ 33-34 ngày.

Khí hậu, thời tiết trong vùng thích hợp trồng các loại cây có nguồn gốc ôn đới như: chè, thông, dược liệu, ngô, lúa nước. Chăn nuôi đại gia súc như: trâu, ngựa, dê... Tuy nhiên do lượng mưa lớn nên gây không ít khó khăn trong việc đi lại, đất đai bị xói mòn. Mùa khô lạnh, nhiệt độ thấp gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.

1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.

1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế


Qua tổng kết chung về cơ cấu kinh tế của huyện Vị Xuyên, tỷ lệ sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện, thu hút nhiều nhân lực lao động trên địa bàn. Sản xuất nông nghiệp đang được phát triển tương đối toàn diện và đúng hướng.

Định hướng cơ cấu kinh tế huyện Vị Xuyên thời kỳ 2015 - 2019 có sự chuyển dịch tích cực theo hướng phát triển Nông nghiệp, công nghiệp – xây


1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.


* Khu vực kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp: Khu vực kinh tế nông lâm ngư nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Huyện. Diện tích đất lâm nghiệp của Huyện khá lớn. Trong những năm qua công tác quản lý, khoanh nuôi trồng, chăm sóc bảo vệ rừng thực hiện tương đối tốt nên đã xoá bỏ một phần diện tích đồi núi trọc... Đi đôi với công tác trồng rừng thì công tác giao đất giao rừng, công tác phòng chống cháy rừng cũng được triển khai hiệu quả.

* Khu vực kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Tình hình sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện có ý nghĩa rất lớn trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá và tạo môi trường chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động xã hội. Tuy nhiên quy mô công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn bé sản xuất thủ công là chủ yếu, năng suất lao động thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao. Nhà nước cần có định hướng đúng về cả chính sách, quy mô, loại hình sản phẩm cũng như công nghệ sản xuất để khuyến khích công nghệ, tiểu thủ công nghiệp phát triển góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và tăng trưởng kinh tế.

* Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ: Thương mại dịch vụ của huyện đã phát triển khá nhanh về cả tổ chức mạng lưới lẫn quy mô thành phần và giữ vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế của huyện.

Hầu hết hệ thống chợ được quy hoạch và đưa vào sử dụng ở các xã; hệ thống tín dụng, ngân hàng đã có nhiều bước phát triển và góp phần to lớn vào việc chuyển tiền, gửi tiền và cho vay vốn, để phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo.


1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

* Giao thông:
Trong năm qua huyện đã triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình 135 giai đoạn II và một số dự án trên địa bàn. Nhiều đường liên xã và liên bản, được nâng cấp cải tạo, tạo dựng một diện mạo mới cho vùng nông thôn và tạo thuận lợi lớn cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Duy trì công tác kiểm tra, đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện duy tu bảo dưỡng 724,01 km đường do xã quản lý theo phân cấp của UBND huyện, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn cho người và phương tiện qua lại. Khảo sát, thiết kế, lập dự toán, giám sát thi công các công trình sửa chữa nhỏ, khảo sát lập dự toán đường bê tông nông thôn tại các xã, hỗ trợ 250 rọ sắt cho các xã có điểm cầu, đường có nguy cơ sạt lở cao... mạng lưới giao thông của Vị Xuyên trong thời gian gần đây đã được tăng cường đầu tư nhân dân đi lại được thuận tiện và giúp phát triển kinh tế xã hội.
* Thủy lợi.

Các công trình thủy lợi đã góp phần đáng kể trong việc khai hoang mở rộng diện tích, thâm canh tăng vụ và tăng năng suất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đồng thời góp phần giải quyết nước sinh hoạt cho một bộ phần đồng bào vùng thiếu nước. trong những năm qua hệ thống thủy lợi của huyện Vị Xuyên đã từng bước được đầu tư tưới chủ động cho diện tích lúa vụ mùa.
* Giáo dục và đào tạo.

Công tác giáo dục - đào tạo luôn là một trong những lĩnh vực được Đảng, Nhà nước và nhân dân trong toàn huyện được quan tâm hàng đầu. Cơ sở trường lớp, trang thiết bị dạy và học thường xuyên được đầu tư nâng cấp. Phong trào khuyến học ngày càng được mở rộng trên địa bàn.
* Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh của các cơ sở y tế từng bước được hoàn thiện và nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn và các vùng lân cận. Đến nay 24/24 xã, thị trấn có trạm y tế với quy mô trung bình mỗi trạm là 3 giường bệnh. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của Bệnh viện đa khoa huyện được đầu tư nâng cấp mới.
* Văn hóa - Thông tin và truyền thông

Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, làng văn hóa, gia đình văn hóa được gắn với xây dựng nông thôn mới đã được các khu dân cư đồng tình hưởng ứng và mang lại nhiều chuyển biến tích cực. Thực hiện đẩy mạnh phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư”. Các hoạt động về văn hóa, nghệ thuật ngày càng phát triển rộng khắp, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, huyện đã tổ chức các buổi văn nghệ, các lễ hội, liên hoan văn nghệ quần chúng chào mừng các ngày lễ lớn.

Lĩnh vực truyền thanh - truyền hình ngày càng được đầu tư lắp đặt, chất lượng tiếp, phát sóng được nâng lên rõ rệt. Hệ thống truyền thanh tại trung tâm huyện và các xã hoạt động tốt và phát huy hiệu quả, đã góp phần tuyên truyền tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội



* Thể dục - thể thao

Năm 2015, huyện thường xuyên tổ chức thi đấu, giao lưu sôi nổi, rộng khắp. Quy mô tổ chức các hoạt động thể thao ngày càng được đổi mới cả về hình thức và nội dung. Phong trào thể dục thể thao trong công nhân viên chức, các cuộc giao lưu thi đấu giữa các cơ quan, đoàn thể diễn ra thường xuyên đã thu hút được nhiều người tham gia, góp phần trong việc giữ gìn và nâng cao sức khỏe, nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Công tác giáo dục thể chất trong nhà trường, các lực lượng vũ trang đã được quan tâm hơn.



Каталог: uploadFiles -> TaiLieuVanBan
TaiLieuVanBan -> Một số nội dung cơ bản của nghị định số 111/2013/NĐ-cp
TaiLieuVanBan -> BỘ lao đỘng – thưƠng binh và XÃ HỘi tổng cục dạy nghề thông tin tuyển sinh các trưỜng trung cấp nghề, trưỜng cao đẲng nghề
TaiLieuVanBan -> HỘi nông dân việt nam cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam bch hnd tỉnh hà giang độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TaiLieuVanBan -> Ubnd tỉnh hà giang sở thông tin và truyềN thôNG
TaiLieuVanBan -> Ubnd huyện hoàng su phì ban chỉ ĐẠO 389 huyện hsp
TaiLieuVanBan -> Ubnd huyện hoàng su phì ban chỉ ĐẠO 389 huyện hsp
TaiLieuVanBan -> ChuyêN ĐỀ 1 giới thiệu chung về BÁo cáo chính trị ĐẠi hộI ĐẠi biểu phụ NỮ toàn quốc lần thứ XII a. Chủ ĐỀ VÀ KẾt cấu báo cáo chính trị

tải về 214.58 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương